Nhận định, soi kèo Saint
相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Khách đáng tin -
Quý II/2018, Việt Nam sẽ có bộ tiêu chí đánh giá đô thị thông minh riêngĐây là thông tin được Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chia sẻ trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo chuyên đề “Chiến lược xây dựng đô thị thông minh” vừa tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo chuyên đề nằm trong sự kiện Triển lãm – Hội thảo quốc tế "Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017” do Ban kinh tế Trung ương phối hợp Tập đoàn IDG tổ chức.
Xu thế đô thị hóa gia tăng tạo ra nhiều sức ép như ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồn lực. Nhờ những tiến bộ vượt bậc của công nghệ ICT với tính phổ biến ngày càng cao, chi phí thấp, tiêu tốn ít năng lượng,…mà ứng dụng ICT đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt các sức ép của quá trình đô thị hóa.
Tại Việt Nam, xu hướng đô thị hóa đang diễn ra ở tốc độ nhanh và có phạm vi rộng lớn. Theo dữ liệu của Bộ xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% trong năm 2009 đến 36,6% trong năm 2016 và mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đến 2020 là 45%. Sự phát triển của hạ tầng ICT bước đầu đáp ứng xu thế phát triển đô thị thông minh. Nhưng Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn tương tự như các nước trên thế giới trong quá trình xây dựng đô thị thông minh.
"> -
Hơn 26% các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền nhắm tới mục tiêu doanh nghiệpTrong thông tin mới phát ra, hãng bảo mật Kaspersky cho biết, con số hơn 26% người dùng doanh nghiệp là mục tiêu nhắm đến của các cuộc tấn công bằng ransomware trong năm nay một phần là do 3 cuộc tấn công chưa từng thấy vào các mạng công ty. Điều này cũng đã cho thấy ransomware vẫn là mối đe dọa hàng đầu cho các tổ chức, doanh nghiệp, với mức độ nguy hiểm ngày càng gia tăng.
Theo Kaspersky, năm 2017 sẽ được ghi nhớ là năm của mối đe dọa ransomware phát triển một cách đột ngột và ngoạn mục với các đối tượng đe dọa tiên tiến nhắm mục tiêu các doanh nghiệp trên toàn thế giới với một loạt các cuộc tấn công phá hoại mà mục tiêu cuối cùng hiện vẫn còn là một bí ẩn. Các cuộc tấn công bao gồm WannaCry vào ngày 12/5, ExPetr (còn gọi là Petya) vào ngày 27/6 và BadRabbit vào cuối tháng 10. Cả 3 cuộc tấn công này đều sử dụng các khai thác được thiết kế để chiếm quyền kiểm soát các mạng công ty. Các doanh nghiệp cũng bị nhắm mục tiêu bởi các ransomware khác và công ty đã ngăn chặn các vụ lây nhiễm ransomware trên hơn 240.000 người dùng doanh nghiệp nói chung.
Ông Fedor Sinitsyn, nhà nghiên cứu mã độc cao cấp của Kaspersky Lab cho biết: “Các cuộc tấn công nổi bật năm 2017 là một ví dụ về sự quan tâm ngày càng gia tăng của tội phạm mạng đối với các mục tiêu doanh nghiệp. Chúng tôi phát hiện xu hướng này vào năm 2016, tăng tốc trong năm 2017 và không có dấu hiệu chậm lại. Các nạn nhân doanh nghiệp dễ bị tấn công, có thể bị đòi tiền chuộc cao hơn các cá nhân và thường sẵn sàng chi trả để duy trì hoạt động kinh doanh. Các phương thức lây nhiễm doanh nghiệp mới, chẳng hạn như thông qua các hệ thống máy tính để bàn từ xa cũng đang gia tăng”.
Cũng trong thông tin mới phát ra, Kaspersky cũng điểm lại một xu hướng ransomware trong năm 2017. Các chuyên gia của hãng cho hay, nhìn chung, chỉ có chưa đến 950.000 người dùng đã bị tấn công vào năm 2017, so với khoảng 1,5 triệu người dùng vào năm 2016 - với sự khác biệt phần lớn là phản ánh phương pháp phát hiện.
Ba cuộc tấn công lớn, cũng như các gia đình ransomware khét tiếng khác, bao gồm AES-NI và Uiwix, đã sử dụng các khai thác tinh vi bị rò rỉ trực tuyến vào mùa xuân năm nay bởi một nhóm tin tặc được gọi là Shadow Brokers.
Bên cạnh đó, thống kê của Kaspersky chỉ ra rằng, đã có sự sụt giảm đáng kể các “gia đình” ransomware mới: 38 vào năm 2017, giảm xuống so với con số 62 vào năm 2016, với sự gia tăng tương ứng với những biến thể của các ransomware hiện tại (hơn 96.000 biến thể được phát hiện vào năm 2017 so với con số 54.000 biến thể của năm 2016). “Sự gia tăng các biến thể có thể phản ánh nỗ lực của kẻ tấn công để làm xáo trộn ransomware khi các giải pháp bảo mật đang làm tốt hơn trong việc phát hiện chúng”, chuyên gia Kaspersky nhận định.
"> -
Trong khi dư luận đang tranh cãi gay gắt, Facebook và Google từ lâu đã đặt hàng ngàn máy chủ tại các doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Việt Nam và thậm chí còn được miễn cước dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ và cước kết nối Internet. Hàng nghìn máy chủ Google, Facebook đã đặt ở Việt NamCuộc tranh cãi gay gắt nổ ra trên truyền thông và tại nghị trường Quốc hội về việc có yêu cầu Facebook, Google... đặt máy chủ tại Việt Nam hay không khi dự luật An ninh mạng được lấy ý kiến rộng rãi.
Tuy nhiên, trên thực tế, Facebook, Google đã đặt máy chủ tại Việt Nam từ lâu.
Google, Facebook đặt máy chủ tại Việt Nam thông qua các nhà mạng viễn thông lớn Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử VTC News, Google, Facebook đặt máy chủ tại Việt Nam thông qua các nhà mạng viễn thông lớn như VNPT, Viettel, FPT,...
Một thống kê về tình hình đặt máy chủ của Facebook, Google tại Việt Nam vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2017 cho thấy, các doanh nghiệp có hạ tầng mạng lớn như: Viettel, VNPT, FPT,... đều đang cho Facebook, Google thuê chỗ đặt máy chủ tại trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp.
Cụ thể, Facebook có khoảng 300 máy chủ đặt tại Việt Nam với dung lượng khoảng 1900 Gbps. Trong đó, VNPT có số lượng nhiều nhất, khoảng 120 máy chủ.
Google có 1.238 máy chủ đặt tại Việt Nam với dung lượng khoảng 8.158 Gbps. Trong đó, VNPT vẫn dẫn đầu với 608 máy chủ được đặt.
Điều đáng chú ý là các doanh nghiệp Việt Nam đều cho Facebook, Google được miễn cước dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ và cước kết nối Internet khi kết nối vào máy chủ của mạng Internet trong nước, quốc tế của doanh nghiệp. Trong khi, các mạng này vẫn thu cước đối với doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tương tự trong lĩnh vực này.
Doanh nghiệp Việt Nam cho Facebook, Google được miễn cước dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp viễn thông trong nước còn phối hợp với Facebook, Google cung cấp các gói cước cho khách hàng có lồng ghép dịch vụ kết nối đến Facebook, Google với mức giá hết sức ưu đãi như gói cước truy cập Facebook, Youtube của Viettel, gói 3G Facebook của MobiFone,....
Vẫn theo tìm hiểu của VTC News, khi cho phép Google, Facebook đặt máy chủ, các doanh nghiệp viễn thông trong nước không khai báo cụ thể khi Facebook, Google đặt máy chủ tại Việt Nam cho cơ quan quản lý (Bộ Thông tin - Truyền thông) về mức giá, số lượng, ngày đặt,....
Một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông cho hay, trên thực tế, có 2 loại máy chủ được Google, Facebook sử dụng để quản lý người dùng. Đó là máy chủ quản lý thông tin và máy chủ quản lý dữ liệu cá nhân.
Vị này cho biết, cả hai loại máy chủ của Facebook, Google đều quan trọng như nhau. Tuy nhiên, máy chủ quản lý dữ liệu cá nhân chỉ được đặt ở một số quốc gia trên thế giới (không có máy chủ tại Việt Nam). Máy chủ này cho phép quản lý mọi thông tin của người sử dụng và có tính bảo mật rất cao.
Trong khi đó, 100% máy chủ đặt tại Việt Nam thuộc diện thứ 2 là máy chủ quản lý thông tin. “Loại máy chủ này hầu như quốc gia nào cũng có. Máy chủ này cho phép quản lý mọi thao tác hàng ngày của người sử dụng.
Ví dụ, hôm nay bạn lướt Facebook cái gì, trang website gì đều được lưu trữ lại ở máy chủ này,” chuyên gia cho biết.
Một nguồn tin cho hay, các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, VNPT hay FPT, thậm chí phải “xin” Facebook, Google đặt máy chủ tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, mức phí phải trả của 2 ông lớn ngành công nghệ thế giới cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước gần như bằng 0.
Điều này đã tạo ra sự bất công đối với các doanh nghiệp “nội” và các ông lớn của thế giới ngay chính tại sân nhà.
Tuy nhiên, việc các mạng “biếu không” cho Facebook và Google không phải là không có lý do. Giới chuyên gia nhận định, nếu Facebook, Google không đặt máy chủ tại Việt Nam, thì người Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi nhất.
“Nếu không đặt máy chủ tại Việt Nam, người Việt khi lướt Facebook, Google hay xem Youtube sẽ phải chịu khoản phí roaming đắt tới 200 lần”, vị này cho biết.
Cậy thế ông lớn, Google, Facebook hành xử vô luật pháp ở Việt Nam
Mặc dù rất nhiều lần, các cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu Facebook, Google gỡ bỏ những thông tin xấu, độc hại gây ảnh hưởng tới xã hội, song, cũng không ít lần, 2 doanh nghiệp trên lờ đi, không có phản hồi.
Kể từ đầu tháng 2/2017 cho tới 31/7/2017, theo yêu cầu của Bộ Thông tin - Truyền thông, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ 3.259 video clip xấu độc trên Youtube.
Trong khi đó, Facebook đã gỡ 107/107 tài khoản giả mạo, 394 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, 137 tài khoản nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Số lượng các video clip và tài khoản đã bị Google, Facebook chặn, gỡ bỏ còn quá ít so với số lượng thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam được đăng tải lên mỗi ngày.
Nguyên nhân là do Google, Facebook cho phép người dùng thoải mái đăng nội dung lên nền tảng của họ và chỉ khi có yêu cầu từ người sử dụng thì mới tiến hành kiểm tra, thẩm định theo mội quy trình mất rất nhiều thời gian (họ cho dịch toàn bộ nội dung từng video clip trên Youtube hoặc từng dòng trạng thái trên, bài viết vi phạm đăng trên Facebook sang tiếng Anh, sau đó cho nhiều bộ phận thẩm định chéo mới đi được kết luận có vi phạm hay không).
Hiện nay, Facebook thường sử dụng “độc chiêu” lấy cớ có sự khác biệt về quan điểm chính trị, cách nhìn nhận, đánh giá thế nào là nội dung vị phạm giữa các bên liên quan.
“Chính vì vậy, rất nhiều thông tin xấu, độc hại được Nhà nước Việt Nam yêu cầu gỡ bỏ nhưng Facebook và Google lờ đi, không phản hồi”, chuyên gia xin giấu tên cho biết.
Theo VTC News
Vì sao Facebook lén chia sẻ dữ liệu người dùng cho Huawei?
Huawei luôn nằm trong danh sách tình nghi có quan hệ ngầm với Trung Quốc. Không chỉ có Huawei, Facebook còn chia sẻ dữ liệu người dùng cho các công ty Trung Quốc như Oppo, Lenovo hay TCL.
">