Công nghệ

Với bàn phím trên MacBook Pro 16 inch mới, Apple đã thừa nhận sai lầm và chấp nhận thay đổi

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-08 04:33:43 我要评论(0)

Cuối cùng,ớibànphímtrênMacBookProinchmớiAppleđãthừanhậnsailầmvàchấpnhậnthayđổđá bóng tối nay sau 2 tđá bóng tối nayđá bóng tối nay、、

Cuối cùng,ớibànphímtrênMacBookProinchmớiAppleđãthừanhậnsailầmvàchấpnhậnthayđổđá bóng tối nay sau 2 thế hệ MacBook Pro đắt đỏ (và gần đây là các phiên bản MacBook và MacBook Air), Apple đã chịu từ bỏ bàn phím cánh bướm, một thảm họa về sự "sáng tạo" đã hủy hoại "cuộc sống" của không ít anh hùng bàn phím. Nó cũng chấm dứt luôn cơn ác mộng kéo dài nhiều năm nay giữa Apple và khách hàng của mình.

Trên chiếc MacBook Pro mới, Apple cho biết nó sẽ sử dụng bàn phím " Magic Keyboard" với thiết kế cắt kéo, giống như mọi bàn phím laptop thông thường trước đó.

MacBook Pro mới ra mắt với màn hình 16 inch và bàn phím được thiết kế lại.

Các phím bấm "cắt kéo" hay "cánh bướm" là để chỉ cơ chế hoạt động bên dưới mỗi khi bạn bấm vào keycap. Trong nhiều năm nay, các laptop thường sử dụng cơ  chế cắt kéo, bao gồm hai thanh nhựa bắt chéo vào nhau, chúng sẽ gập lại khi bạn bấm xuống và mở ra để đẩy phím lên.

Phím bấm dạng cắt kéo này sẽ làm hành trình gõ phím của bạn kéo dài thêm vài milimet xuống dưới mỗi khi bấm. Do vậy, với khao khát giảm bớt vài milimet độ dày của hai thế hệ MacBook Pro gần đây, Apple đã tạo ra phím bấm cánh bướm. Thiết kế phím bấm này sử dụng 4 thanh đỡ bằng nhựa bên dưới, cùng quay xuống mỗi khi bạn bấm phím và có hành trình ngắn hơn một chút so với phím bấm cắt kéo.

Đổi lại, thiết kế phím cánh bướm khó sửa hơn, dễ hỏng hơn và kém thoải mái hơn khi gõ, bởi vì nó mang lại cảm giác giống như ngón tay bạn đang gõ xuống một bề mặt bằng nhựa bởi vì hành trình quá ngắn của nó.

Khác biệt giữa bàn phím dạng cắt kéo (bên trái) và bàn phím dạng cánh bướm (bên phải) do Apple sáng tạo nên.

Điều này đã trở thành tai tiếng cho Apple trong những dòng MacBook ra mắt từ 3 năm nay khi chúng đều sử dụng thiết kế phím cánh bướm này. Không chỉ khó sửa chữa, chúng dễ bị bụi, các loại mảnh vụn khác nhau lọt xuống dưới bàn phím làm kẹt phím. Lúc này việc sửa chữa gần như không gì khác ngoài việc thay thế gần nửa chiếc laptop – theo đúng nghĩa đen.

Chính Apple đã phải thừa nhận vấn đề này bằng các cụm từ như "các chữ cái lặp đi lặp lại một cách bất thường", "các chữ cái không hiện ra", "các phím như bị dính vào".

Nhưng với chiếc MacBook Pro mới ra mắt, cơn ác mộng này có thể sẽ chấm dứt. Nó được trang bị "bàn phím Magic Keyboard mới với cơ chế cắt kéo được tinh chỉnh để mang lại hành trình phím dài 1mm và cảm giác gõ ổn định hơn, cũng như vòm bằng cao su do Apple thiết kế để lưu trữ được nhiều năng lượng hơn, giúp phím bấm nẩy hơn." Apple cho biết trong thông cáo báo chí.

Bàn phím MacBook Pro 16 inch mới với phím Esc nằm riêng biệt cạnh dải Touch Bar. Sử dụng phím bấm cắt kéo, có thể thấy bàn phím MacBook Pro mới nổi lên cao hơn một chút so với bàn phím cánh bướm.

Trong những năm gần đây, có lẽ bàn phím cánh bướm là sai lầm thiết kế tồi tệ nhất của Apple, khi nó tạo nên tai tiếng về sự thiếu ổn định của dòng MacBook Pro và phá hoại niềm tin của người tiêu dùng. Apple thậm chí còn phải đưa ra chương trình "Keyboard Service Program" để sửa chữa cho các bàn phím bị hỏng. Từ sau thế hệ đầu của bàn phím cánh bướm, Apple đã tinh chỉnh nó thêm hai lần nữa để sửa lại các vấn đề của nó nhưng đều không thành công.

Hy vọng rằng, phím bấm dạng cắt kéo kiểu cũ được làm mới này sẽ sửa chữa hết mọi lỗi lầm mà bàn phím cánh bướm đã gây ra trong những năm vừa qua, và lấy lại niềm tin của mọi người đối với dòng MacBook Pro như một cỗ máy thực sự đáng tin cậy.

Theo GenK

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Với chủ đề “Công nghệ sáng tạo, Kết nối thông minh”, giải thưởng Nhân tài Đất Việt  2017 lĩnh vực CNTT đã có tổng cộng 289 sản phẩm dự thi. Theo chia sẻ của Ban tổ chức tại buổi công bố kết quả Sơ khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 diễn ra hôm qua, 31/10, qua quá trình sơ tuyển, Hội đồng Giám khảo sơ khảo đã chọn được 66 sản phẩm hợp lệ và đủ điều kiện để đưa vào chấm thi Sơ khảo.

Kết quả, Hội đồng Sơ khảo do Ông Nguyễn Long - Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam (VAIP) làm Chủ tịch đã quyết định chọn 17 sản phẩm xuất sắc nhất tham gia vòng thi Chung khảo, trong đó có 7 sản phẩm CNTT Tiềm năng, 5 sản phẩm CNTT Kết nối, Di động và 5 sản phẩm CNTT Khởi nghiệp.

Đánh giá về giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, TS Nguyễn Long nhận định, năm nay, Ban tổ chức đã lựa chọn chủ đề rất tốt - đó là "Công nghệ sáng tạo, Kết nối thông minh". Chủ đề này đáp ứng được xu thế sáng tạo trong ứng dụng CNTT, nhất là vấn đề kết nối thông minh. Nhân tài Đất Việt 2017 cũng đã có sự chuyển dịch theo xu thế công nghệ khi có thêm nhóm giải thưởng CNTT khởi nghiệp. Đây là lần đầu tiên nhóm giải thưởng này sẽ được vinh danh tại Nhân tài Đất Việt. Xu thế kết nối thông minh đã hiện diện trong hầu hết các sản phẩm lọt vào vòng thi Chung khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017”, ông Nguyễn Long nhấn mạnh.

Đáng chú ý, tham dự giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm nay ở hệ thống giải thưởng lần đầu được tổ chức - Sản phẩm CNTT Khởi nghiệp, giải pháp chống tấn công APT - CyberAPT của nhóm tác giả Công ty cổ phần Công nghệ An toàn mạng Cyberlab đã đã xuất sắc vượt qua hơn 20 sản phẩm khác trong vòng Sơ khảo để được góp mặt trong vòng thi Chung khảo, cùng với 4 sản phẩm CNTT khởi nghiệp khác.

Là sản phẩm duy nhất trong lĩnh vực an toàn thông tin giành quyền lọt vào vòng thi Chung khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm nay, giải pháp chống tấn công APT - CyberAPT của nhóm tác giả Công ty cổ phần Công nghệ An toàn mạng Cyberlab là sản phẩm phần mềm tích hợp trên các thiết bị phần cứng phù hợp để tạo ra một giải pháp đồng bộ vừa đảm bảo các tính năng lẫn hiệu năng phục vụ cho việc phát hiện các tấn công có chủ đích APT.

Nói về giải pháp chống tấn công APT - CyberAPT của nhóm tác giả Công ty cổ phần Công nghệ An toàn mạng Cyberlab, một thành viên Hội đồng Sơ khảo cho biết, giải pháp này được các thành viên Hội đồng đánh giá khá tốt.

" alt="Một sản phẩm an toàn thông tin vào Chung khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017" width="90" height="59"/>

Một sản phẩm an toàn thông tin vào Chung khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017

Xây dựng Mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia mạnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1622 phê duyệt Đề án đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin (ATTT) mạng trên toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2025.

Theo Đề án này, định hướng đến năm 2025 xây dựng Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) - Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng (Cơ quan điều phối quốc gia) thành một đơn vị mạnh, chuyên nghiệp, có năng lực về nhân sự, kỹ thuật, công nghệ để quản lý tình hình sự cố ATTT mạng trên toàn quốc, phản ứng nhanh, điều phối ứng cứu kịp thời, hiệu quả, sẵn sàng hỗ trợ xử lý các sự cố nghiêm trọng, làm nòng cốt tổ chức triển khai công tác thực thi đảm bảo ATTT mạng của quốc gia.

Xây dựng Mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia (Mạng lưới ứng cứu sự cố) mạnh về chuyên môn, hoạt động chuyên nghiệp, gắn kết, với các đơn vị thành viên có trách nhiệm, hợp tác, kết nối chặt chẽ, đảm bảo điều phối kịp thời, phối hợp đồng bộ, hiệu quả các lực lượng để ứng cứu sự cố mạng, chống tấn công mạng.

Xây dựng các đơn vị, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố, bảo đảm ATTT mạng của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp lớn có năng lực chuyên môn cao, hoạt động chuyên nghiệp, tổ chức phòng ngừa hiệu quả, sẵn sàng phản ứng nhanh, ứng phó xử lý kịp thời các sự cố, tấn công mạng.

Đồng thời, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhân lực, chuyên gia ứng cứu sự cố, đảm bảo ATTT mạng thuộc các thành viên mạng lưới có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cao, khả năng nghiên cứu, phân tích, nắm vững nghiệp vụ, có kỷ luật, tuân thủ quy trình, sẵn sàng ứng phó nhanh, xử lý chính xác, kịp thời với các loại sự cố, tấn công mạng.

Đề án cũng đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là nâng cao năng lực của Cơ quan điều phối quốc gia thông qua việc xây dựng các quy trình, nghiệp vụ quản lý, điều phối; đầu tư các hệ thống nhằm chủ động theo dõi, thu thập thông tin sự cố; hệ thống tiếp nhận, lưu giữ và xử lý thông tin sự cố; tăng cường khả năng điều hành và chia sẻ thông tin sự cố; nâng cao năng lực theo dõi, thu thập, phân tích, phát hiện sự cố và điều phối, ứng cứu sự cố trên toàn mạng lưới; đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ứng cứu sự cố bảo đảm ATTT mạng…

" alt="Sẽ có chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân sự làm điều phối, ứng cứu sự cố ATTT" width="90" height="59"/>

Sẽ có chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân sự làm điều phối, ứng cứu sự cố ATTT