Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs Saint Louis City, 07h00 ngày 11/9
本文地址:http://game.tour-time.com/html/34d399304.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Nam Định vs TP.HCM, 18h00 ngày 13/4: Băng băng về đích
Điểm chuẩn học bạ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM năm 2023
Ảnh: Ngọc Ngọc
HLV Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu dự lễ cưới Quang Hải
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên - bà Lê Thị Hằng cho biết những năm qua, việc đẩy mạnh công tác dạy và học học tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, coi trọng bằng việc ban hành những chính sách, đầu tư triển khai một cách thiết thực, hiệu quả. Những việc làm này nhằm giữ gìn, củng cố và phát triển ngôn ngữ, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; khơi dậy và phát huy tinh thần hướng về quê hương, đất nước; góp phần quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.
"Để hỗ trợ cộng đồng duy trì tiếng Việt, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong các nghị quyết, đề án bằng việc ban hành các văn bản chỉ đạo để tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, phát triển, cập nhật chương trình, tài liệu dạy học và tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt.
Để công tác dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai hiệu quả, các cơ quan liên quan trong nước luôn phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước và các hội người Việt Nam ở nước ngoài tuyên truyền, nâng cao nhận thức của kiều bào về tầm quan trọng, lợi ích của việc học tiếng Việt. Đồng thời, vận động bà con khuyến khích con em tham gia học tiếng Việt" - bà Hằng thông tin.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT thường xuyên thông tin cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về các hoạt động hỗ trợ, dạy học tiếng Việt được tổ chức ở trong nước. Bộ cũng tổ chức các hoạt động nhằm động viên, khuyến khích các giáo viên, học sinh kiều bào có đóng góp tích cực cho phong trào dạy và học tiếng Việt.
Bên cạnh đó, nhằm cung cấp tài liệu học tập và tập huấn cho việc dạy, học tiếng Việt người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ GD-ĐT đã biên soạn, biên tập, thiết kế chế bản, in và phát hành các bộ sách, chương trình, giáo trình, tài liệu nhằm đáp ứng nguyện vọng học tập tiếng Việt của kiểu bào ở khắp năm châu, góp phần thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài.
Cũng theo bà Hằng, từ năm 2013 đến nay, hàng năm Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tình nguyện dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Theo đó, mỗi năm có khoảng 65-70 giáo viên từ nhiều quốc gia tham dự và được cấp chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng, trở thành nòng cốt trong phong trào dạy và học tiếng Việt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại các nước sở tại.
Tuy nhiên, bà Hằng cũng nhìn nhận trong thực tế, việc tổ chức dạy, học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài còn gặp nhiều bất cập.
"Phần đông những người sử dụng thành thạo tiếng Việt trong cộng đồng đang già đi, khiến nguy cơ mai một ngôn ngữ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tăng cao.
Ngoài ra, đội ngũ giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay không có kinh nghiệm sư phạm nên việc truyền đạt kiến thức cho học sinh còn nhiều hạn chế" - bà Hằng cho biết.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia, giảng viên, giáo viên, kiều bào đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị liên quan đến vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài; phát triển công tác tuyên truyền, truyền thông; tích hợp trải nghiệm văn hóa trong dạy học tiếng Việt cho con em Việt kiều.
Vụ trưởng Vụ Thông tin Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) - ông Đinh Hoàng Linh nhận định: "Bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, đặc biệt là tiếng mẹ đẻ chính là sức mạnh, tài sản vô hình của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng để gắn kết giữa các cộng đồng với nhau. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với Việt Nam khi hàng ngàn năm văn hóa được cô đọng trong ngôn ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy, việc giữ gìn, nuôi dưỡng và phát triển tiếng Việt là điều cần thiết đối với người Việt và đối với người Việt Nam ở nước ngoài là vô cùng quan trọng". |
Nhiều giải pháp nâng chất lượng dạy học tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Girona, 19h00 ngày 13/4: Chia điểm?
Dấn thân vào nghề lừa đảo
Theo trang India Times, Srivastava lần đầu tiên phát hiện ra khả năng giả mạo của mình sau khi bước vào tuổi trưởng thành và được một người hàng xóm nhờ ký gửi hộ hối phiếu ngân hàng. Nhận thấy bản thân có thể giả chữ ký của hàng xóm một cách dễ dàng, Srivastava đã tìm cách rút 1.000 rupee (12,2 USD) từ tài khoản của người này trước khi bị phát hiện.
Để tránh bị trừng phạt, Srivastava đã chạy trốn đến Calcutta (Kolkata) và bắt đầu sử dụng tên giả Natwarlal. Tại đây, ông ta đã theo học chuyên ngành thương mại để lấy bằng cử nhân, rồi làm công việc môi giới chứng khoán. Ông ta từng thử kinh doanh vải vóc, nhưng không thành công.
Vì có cha là trưởng ga tàu, nên Natwarlal hiểu rõ về ngành vận tải đường sắt ở Ấn Độ. Trong khi, bằng cử nhân thương mại và thời gian làm môi giới chứng khoán đã giúp ông ta thông thạo về các quy tắc ngân hàng. Cùng với đó, khả năng giả mạo các tài liệu và chữ ký đã khiến ông ta thực hiện được nhiều vụ lừa đảo trót lọt.
Sau lần bị bắt đầu tiên vào năm 1937 vì ăn trộm 9 tấn sắt, Natwarlal tạm thời thay đổi chiến thuật. Theo cảnh sát, ông ta thường xuyên đi gặp các gái bán dâm, chuốc họ uống rượu bỏ thuốc mê, rồi đánh cắp đồ trang sức và tiền. Tuy nhiên, bậc thầy lừa đảo nhanh chóng nhận ra chiến thuật này quá nguy hiểm và ông ta quay trở lại với các phi vụ tinh vi hơn.
Bậc thầy lừa đảo
Natwarlal được cho đã lừa hàng trăm chủ cửa hàng, thợ kim hoàn, chủ ngân hàng và người nước ngoài để lấy hàng vạn rupee, sử dụng hơn 50 bí danh để ngụy trang. Ông ta thường dùng những chiêu trò mới lạ để khiến các nạn nhân sập bẫy, chẳng hạn vào những năm 1950, ông ta đã dùng thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt của Ngân hàng bang Punjab 650.000 rupee (gần 8.000 USD) trong một vụ lừa đảo liên quan đến vận chuyển hàng hóa đường sắt và các bao gạo.
Đôi khi Natwarlal đóng giả làm nhân viên xã hội hoặc người nghèo, lúc khác lại giả danh là làm giám đốc kinh doanh hay nhân viên thu mua. Ông ta thường trả tiền cho các nạn nhân bằng séc và hối phiếu đòi nợ giả.
Natwarlal cũng tỏ ra là bậc thầy trong việc giả mạo chữ ký của những nhân vật nổi tiếng. Ông ta được cho đã làm giả chữ ký một số nhà công nghiệp như Tatas, Birlas hay Dhirubhai Ambani và lấy đi của họ những khoản tiền khổng lồ. Có thông tin cho rằng, ngoài việc lừa bán thành công đền thờ Taj Mahal lừng danh tới 3 lần, Natwarlal thậm chí đã tìm cách "bán" cả tòa nhà Quốc hội Ấn Độ cho một người nước ngoài.
Chuyện về các vụ lừa đảo của Natwarlal có nhiều yếu tố được thêm thắt, đồn thổi, cộng với việc thiếu bằng chứng khiến ngay cả nhà chức trách cũng khó kết tội hoặc xác định quy mô các hành động phạm pháp của ông ta. Năm 1987, Arvind Jain, giám đốc cảnh sát ở Varanasi từng nói về Natwarlal như sau: “Hắn rất thông minh. Tôi không tin Natwarlal là một người nghèo khổ như hắn tuyên bố hay những thứ liên quan đến việc hắn phân phát tiền cho người nghèo và không dính vào tệ nạn. Chúng tôi cần điều tra kỹ lưỡng hơn về quá khứ của hắn”.
Kết cục không ai ngờ
Theo nhiều tài liệu, Natwarlal giống như "người hùng Robin Hood" ở làng Bangra, quê hương ông ta. Natwarlal được cho đã dành một phần số tiền kiếm được cho những người kém may mắn hơn. Những câu chuyện đồn thổi về trò lừa đảo bất bạo động và chỉ nhắm vào những người giàu có khiến ông ta trở nên rất nổi tiếng. Theo một người dân thị trấn Siwan, sự xuất hiện của Natwartal đã thu hút rất đông người bất kỳ khi nào ông ghé thăm.
Trong một trường hợp được báo cáo, Natwarlal đã đến Bangra, dùng chiến lợi phẩm để tổ chức một bữa tiệc lớn cho dân làng. Tại bữa tiệc, ông ta cũng tặng 100 rupee cho mỗi người dân nghèo trước khi biến mất.
Dân Bangra rất tự hào về việc Natwarlal có gốc gác ở làng này. Năm 2011, họ thậm chí đã lên kế hoạch dựng tượng Natwarlal tại địa điểm nhà cũ của ông ta.
Tuy nhiên, các phi vụ lừa đảo khét tiếng khiến Natwarlal phải chịu những bản án lớn, với tổng số thời gian ngồi tù ngày càng cao. Chỉ riêng ở bang Bihar, ông ta đã bị truy tố vì 14 vụ giả mạo và bị kết án 113 năm tù giam. Tuy nhiên, Natwarlal khoe rằng không nhà tù nào có thể giam giữ ông ta hơn một năm và đó không phải là sự cường điệu.
Báo India Today thống kê, Natwarlal đã bị bắt 9 hoặc 10 lần, nhưng ông ta hầu như đều có thể vượt ngục thành công. Các nguồn tin nói, ông ta chỉ phải ngồi tù khoảng 20 năm trong suốt cuộc đời.
Những cuộc đào tẩu của ông ta cũng rất ly kỳ, xảo quyệt. Ví dụ, vào năm 1957, Natwarlal trốn khỏi nhà tù Kanpur bằng cách mặc đồng phục sĩ quan cảnh sát mua lậu, hối lộ lính canh phòng giam bằng một va li đầy tiền, sau đó hiên ngang đi qua cổng trước và được các lính canh cúi chào. Về sau, chiếc va li được phát hiện chỉ chứa các tờ báo.
Lần cuối cùng Natwarlal bị bắt là vào năm 1996, khi đã 84 tuổi. Dù tuổi cao và phải ngồi xe lăn, ông ta vẫn trốn thoát một lần nữa. Nhà chức trách chỉ nhìn thấy “vua lừa đảo” lần cuối vào ngày 24/6/1996 tại ga tàu hỏa New Delhi, khi ông đang bị cảnh sát dẫn giải từ nhà tù Kanpur đến Viện Y khoa toàn Ấn Độ ở thủ đô New Delhi để điều trị. Sau đó, không ai còn nhìn thấy ông ta nữa.
Năm 2009, luật sư của Natwarlal yêu cầu hủy bỏ hơn 100 cáo buộc đang chờ xử lý đối với thân chủ, viện dẫn lí do ông ta đã qua đời vào ngày 25/7/2009. Tuy nhiên, em trai của Natwarlal sau đó tuyên bố đã hỏa táng ông ta ở Ranchi từ năm 1996, năm ông ta đào tẩu lần cuối. Do không tuyên bố nào có thể xác thực được nên ngày mất chính xác của Natwarlal hiện vẫn là một ẩn số.
Cuộc đời của Natwarlal đã trở thành cảm hứng của các nhà làm phim Bollywood và sự ra đời của một số bộ phim gây chú ý như “Ông Natwarlal” năm 1979 hay “Raja Natwarlal” năm 2014. Kênh tin tức Aaj Tak năm 2004 cũng cho phát sóng một chương trình truyền hình tội phạm dựa trên câu chuyện có thật về Natwarlal, có tên Jurm.
Ly kỳ cuộc đời ‘vua lừa đảo Ấn Độ’ 3 lần bán đền Taj Mahal, 9 lần vượt ngục
13 thí sinh bị đình chỉ, 7.262 em bỏ thi tốt nghiệp THPT
Dương Nhân Vinh (SN 1986) xuất thân trong một gia đình nghèo ở TP Phúc Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Chị gái anh không may qua đời năm 3 tuổi, do đó Dương Nhân Vinh là niềm hy vọng duy nhất của bố mẹ.
Anh sở hữu thành tích học tập tốt từ khi còn là học sinh cấp 1 và luôn giành vị trí đứng đầu lớp. Thi lên cấp 3, Dương Nhân Vinh xếp thứ 9 toàn tỉnh Giang Tây và đỗ vào một trường THPT tốt nhất tỉnh.
Dương Nhân Vinh có niềm đam mê với 2 môn Toán và Vật lý, nhiều lần được trường cử đi tham gia các cuộc thi và giành kết quả tốt.
Hầu hết mọi người trong gia đình Dương Nhân Vinh chỉ học đến cấp 3. Với thành tích học tập tốt từ nhỏ, anh được kỳ vọng sẽ trở thành chỗ dựa vững chắc cho bố mẹ trong tương lai.
Năm 2003, anh tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH và trở thành thủ khoa khối Tự nhiên của huyện Nghi Hoàng, tỉnh Giang Tây nước này. Dương Nhân Vinh đạt được 570/750 điểm, đỗ vào ĐH Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh chuyên ngành Chế tạo máy bay.
Tin tức Dương Nhân Vinh là thủ khoa toàn tỉnh nhanh chóng lan rộng. Đối với người dân ở huyện Nghi Hoàng, anh đỗ vào ĐH hàng đầu là sự kiện trọng đại. Thậm chí, bố mẹ anh bán cả bò để mở tiệc chiêu đãi người dân trong thôn.
Chán nản vì ngành học
Trái ngược với niềm vui của mọi người, Dương Nhân Vinh cảm thấy không hài lòng với điểm số. Vì anh không thực hiện được ước mơ đỗ vào Khoa Vật lý của ĐH Thanh Hoa. Gánh trên vai sự kỳ vọng của gia đình, Dương Nhân Vinh chỉ biết lựa chọn ĐH Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh.
Theo học chuyên ngành Chế tạo máy bay, hàng ngày vật lộn với những bản vẽ khiến Dương Nhân Vinh cảm thấy chán nản và kiệt quệ vì áp lực học tập.
Khi mới vào trường, anh ép bản thân vào khuôn khổ. Về sau, Dương Nhân Vinh bắt đầu trốn học, sát ngày thi mới ôn tập chỉ để đủ điểm qua môn. Càng học lên cao, kiến thức chuyên ngành nhiều, Dương Nhân Vinh trượt môn "như cơm bữa".
Đỉnh điểm đến năm 4, việc trượt môn Vật lý - môn tốt nghiệp, khiến Dương Nhân Vinh mất niềm tin vào bản thân. Trước tình thế đó, giáo viên khuyên thi lại, nhưng anh quyết định nghỉ học.
Sau khi bỏ học, anh bắt đầu ra ngoài tìm việc. Không có bằng ĐH, nhiều công ty từ chối anh. Dương Nhân Vinh lang thang khắp Bắc Kinh, tìm việc chân tay làm kiếm tiền sống qua ngày. Vật lộn ở thành phố lớn, không đủ chi phí sinh hoạt, Dương Nhân Vinh lấy lý do học lên thạc sĩ nên vay bố mẹ 5.000 NDT (16 triệu đồng).
Ở quê, bố mẹ vẫn tin Dương Nhân Vinh đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước. Đến tháng 10/2008, ông Dương Tôn Sinh - bố anh, liên tiếp nhận được các cuộc điện thoại đến từ 4 ngân hàng thông báo về các khoản nợ của con trai.
Tổng số tiền Dương Nhân Vinh nợ các ngân hàng lên đến 30.000 NDT (98 triệu đồng). Lúc này, gia đình mới phát hiện anh chưa tốt nghiệp ĐH. Gia cảnh nghèo khó, bố mẹ phải vay mượn nhiều người thân để trả nợ cho Dương Nhân Vinh.
9 năm cắt đứt liên lạc với gia đình
Đối diện với sự thất vọng của gia đình, anh hứa sẽ tiếp tục tìm việc để bố mẹ yên tâm. Không lâu sau, bố mẹ nhận được tin nhắn từ số máy lạ với nội dung: “Con ở Bắc Kinh ổn, bố mẹ đừng lo cho con”.
Sau khi nhận được tin nhắn trên, bố mẹ từ Giang Tây lên Bắc Kinh để xem tình hình của con trai, nhưng vẫn không nhận được tin tức. Suốt 9 năm liền, bố mẹ anh không từ bỏ hy vọng tìm kiếm con trai.
Đến năm 2018, mẹ anh được bác sĩ chẩn đoán bị ung thư, vì tuyệt vọng nên bà từ chối điều trị bệnh. Mong ước lớn nhất của bà là được nhìn thấy con trai về nhà. Gia đình quyết định liên hệ với phóng viên để đưa tin tìm Dương Nhân Vinh.
Vài ngày sau, Dương Nhân Vinh nhận được thông báo gia đình đang tìm, nên đã chủ động gọi điện cho bố mẹ. Anh nói: “Con có lỗi với bố mẹ. Những năm qua, con sống ở ngoài không tốt, nên không có mặt mũi về gặp bố mẹ”.
Sau 9 năm cắt đứt liên lạc với gia đình vì không có sự nghiệp, nợ nần chồng chất, anh đã về nhà. Dương Nhân Vinh cho biết, những năm qua chỉ làm việc chân tay vì không có bằng tốt nghiệp nên các công ty không tuyển dụng. Hiện tại, anh bán hàng thuê trong một công ty tư nhân của người anh họ.
Theo Sohu
Thủ khoa ĐH không thể tốt nghiệp, nhiều năm sống trong cảnh nợ nần
友情链接