Giải trí

Cựu vô địch Thái Lan Bangkok Glass lên ngôi thuyết phục

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-04-07 13:25:49 我要评论(0)

- Đội chủ giải đã có một trận chung kết đầy nỗ lực,ựuvôđịchTháiLanBangkokGlasslênngôithuyếtphụthư tìthư tìnhthư tình、、

- Đội chủ giải đã có một trận chung kết đầy nỗ lực,ựuvôđịchTháiLanBangkokGlasslênngôithuyếtphụthư tình nhưng trước một Bangkok Glass đẳng cấp hơn đã không thể tạo được bất ngờ tại giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV9 Bình Điền, tối 30/4 tại Tây Ninh.

Điểm mặt ứng viên danh hiệu Hoa khôi Cúp bóng chuyền VTV9 Bình Điền 2007

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
W-z5274010487392-d872fc49939f6ba49f80a1214b527a7d-1.jpg
Tiến sĩ Giản Tư Trung (Ảnh: Chí Hiếu).

Ngành xuất bản phải hiểu sâu sắc mục đích của sự học

Có thể khẳng định, ngành xuất bản là một trong những ngành hội nhập thế giới nhanh và mạnh nhất của nước ta. Ví dụ như trên thế giới xuất hiện một cuốn sách hay và nổi tiếng thì chỉ sau mấy tháng, thậm chí mấy tuần, là người Việt đã có thể cầm trên tay cuốn sách đó với phiên bản chuyển ngữ có bản quyền, được in ấn đẹp, không thua kém sách gốc, thậm chí nhiều cuốn còn đẹp hơn cả sách gốc.

Đặc biệt, nhờ những chủ trương, chính sách kịp thời, cùng xu thế chuyển đổi số quốc gia, trong bức tranh xuất bản chung, bên cạnh sách giấy truyền thống, hoạt động xuất bản sách điện tử và sách nói đã có sự tăng trưởng đáng kể.

Có thể thấy, sách là một trong những con đường dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất cho sự học của mỗi người. Sách không chỉ là người thầy mà còn là người bạn tri kỷ, luôn tử tế, nhẫn nại, chờ đợi và chịu đựng chúng ta. Học từ sách là học từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người, là việc biến túi khôn của nhân loại vốn đã được đúc kết trong sách thành của mình. Chúng ta có thể đưa những người thầy vĩ đại nhất của thế giới, từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây, về tận nhà để dạy cho mình, bất kể thời điểm nào mà chi phí nhiều khi chỉ bằng... vài tô phở. 

Ngày nay, ta có thể tìm được mọi thứ trên Internet. Vấn đề là ta có biết cách tìm hay không, cho dù ta sẵn sàng trả phí. Nếu không đủ bản lĩnh, ta có thể đi lạc vào mê cung tràn ngập những tin tức. Nếu không khéo nó sẽ dẫn ta đi rất xa với cái chủ đích ban đầu. Cũng vậy, ta khó tìm ra quyển sách quý trong vô vàn quyển sách xung quanh.

Tất nhiên, không đọc sách chắc chắn là không thể thành công bền vững được, nhưng đọc sách nhiều cũng chưa chắc tạo ra nhiều giá trị. Vấn đề còn nằm ở chỗ chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách.

Đó là lý do nhiều năm nay, tôi vẫn thường chia sẻ “khuyến đọc phải gắn liền với khuyến học”. Bởi lẽ, nếu tách khỏi khuyến học thì việc khuyến đọc sẽ giảm ý nghĩa. Tất nhiên việc đọc có nhiều mục đích, nhưng quan trọng và căn cơ nhất, bền vững nhất vẫn là đọc để học. Nó có thể làm cho người ta đọc ngày đêm, đọc cả đời không biết chán.

Ví dụ, đối với từng cá nhân đọc và học phải gắn với khát vọng dân trí của chính mình. Với giáo viên đọc và học phải đi từ khát vọng giáo trí, với doanh nhân phải đi từ khát vọng doanh trí, làm sao để kinh doanh thành công hơn và bền vững hơn, làm sao để lãnh đạo tốt hơn và quản trị tốt hơn…

Tôi có một chút trải nghiệm cá nhân về chuyện viết sách, về nguyên liệu đầu vào cho ngành xuất bản. Tôi cũng có một thời gian dài trăn trở với câu hỏi: Để khai minh bản thân phải làm gì và bắt đầu từ đâu?Và khi có ít nhiều trải nghiệm về câu chuyện này tôi mong muốn chia sẻ góc nhìn cho mọi người. Vì tôi tin, hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí là hàng triệu người cũng trăn trở về câu hỏi nhân sinh này như tôi. Và thế là tác phẩm Đúng việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh ra đời. 

Hay khi ra nhà sách, ta có thể thấy sách mới tràn ngập với đa dạng về chủng loại, nhưng sách dành cho giáo viên, nhất là sách về sư phạm, rất ít, thậm chí là khá nghèo nàn. Trong khi đó, Việt Nam chúng ta có cả 100 triệu dân, với khoảng 25 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1,6 triệu thầy cô giáo. Tương lai của Việt Nam sẽ tùy thuộc khá nhiều vào 25 triệu bạn trẻ này và tương lai của 25 triệu bạn trẻ lại tùy thuộc không ít vào sự học của hơn 1,6 triệu thầy cô giáo.

Với ý nghĩ như vậy, cuốn sách tiếp theo của tôi dành cho giáo giới đã ra đời, đó là Sư phạm Khai phóng - Thế giới, Việt Nam và Tôi. Bởi lẽ, tiếp sức cho sự học khai phóng của thầy cô giáo là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Nếu không có người thầy khai phóng cũng không thể có giáo dục khai phóng và như thế cũng khó có những thế hệ khai phóng để giúp đất nước của chúng ta phát triển.

Ở góc độ viết sách, làm sách cho khát vọng giáo trí, ưu tiên nhất vẫn là nâng cao năng lực khai phóng và năng lực sư phạm của người thầy. Và theo tôi, dạy là làm cho sự học được diễn ra, dạy chính là giúp người khác học. Nếu một người không có nhu cầu học, không biết tại sao phải học và học để làm gì thì lượng kiến thức khổng lồ trên mạng hay mua hàng trăm cuốn sách cũng không có ý nghĩa gì nhiều với họ.

Đó là chưa kể thời nay, học để biết nhiều là điều đáng quý, nhưng điều đáng quý hơn là ta sẽ làm được gì và sống thế nào với những điều mình biết. Vậy nên, khi ta khát học sẽ khát đọc, khi khát đọc sẽ tìm sách hữu ích và giá trị cho bản thân. 

Còn đối với doanh giới lâu nay mọi người nói quá nhiều về văn hóa doanh nghiệp và tầm quan trọng đặc biệt của nó trong quản trị nhưng lại có quá ít sách và tài liệu đi sâu vào chủ đề này.

Với nhận thức như vậy, tác phẩm Quản trị bằng văn hóacủa tôi đã ra đời nhằm chia sẻ góc nhìn tham khảo cho các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan trong việc xây dựng và chuyển đổi văn hóa nhằm làm cho doanh nghiệp và tổ chức của mình thành công và hạnh phúc hơn. 

Do vậy, từ những nghiên cứu và trải nghiệm tôi cho rằng, khi ngành xuất bản càng hiểu sâu sắc mục đích của sự học của độc giả sẽ càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc chọn lọc, biên dịch, biên soạn và xuất bản những tác phẩm, dịch phẩm có giá trị nhằm tiếp sức cho khát vọng dân trí, doanh trí, giáo trí, nông trí,... 

Sứ mệnh mới của ngành xuất bản

Tôi cho rằng, sách có vai trò tiên phong trong công cuộc chấn hưng giáo dục và khai minh xã hội, nhưng không phải sách nào cũng giúp ích cho con người và xã hội trong vai trò chấn hưng và khai minh này. 

Cụ thể, trong hoạt động xuất bản hiện nay, ta có thể hình dung có năm nhóm đối tượng làm sách: Đầu nậu làm sách, Con buôn làm sách, Doanh nhân làm sách, Nhà giáo dục làm sách, Nhà văn hóa làm sách. 

Đầu nậu chuyên ăn cắp tác quyền của người khác rồi xuất bản lậu để làm giàu bất chính; Con buôn có thể không làm sách lậu, nhưng sách nào bán chạy là cứ làm mà không cần quan tâm là sách đó có tổn hại đến văn hóa và văn minh của xã hội hay không; Doanh nhân làm sách thì họ cũng kinh doanh sách đàng hoàng và coi sách là một hàng hóa, nhưng họ chỉ kinh doanh những sách nào có lợi cho nền tri thức văn hóa nước nhà và không bán những sách độc hại, sách rác.

Còn nhà giáo dục làm sách với mục tiêu là góp phần giải quyết nhu cầu tri thức và nhu cầu phát triển năng lực của một đối tượng nào đó trong xã hội. Ví dụ như làm bộ sáchLãnh đạo để góp phần phát triển năng lực lãnh đạo cho doanh nhân, hay bộ sách Lịch sử văn minh thế giới để góp phần giải quyết nhu cầu của độc giả trong việc tìm hiểu về các nền văn minh của nhân loại. 

Và nhà văn hóa làm sách là mong muốn tạo ra những cuốn sách nhằm góp phần khai minh xã hội và đưa xã hội bước vào một nền văn minh mới của nhân loại và dân tộc. 

Làm sách theo góc nhìn của nhà văn hóa hay nhà giáo dục có thể bán rất tốt, thậm chí bùng nổ, nhưng cũng có thể khó bán hay bán được rất ít. Nhưng đó cũng là một phần sứ mệnh của ngành xuất bản.

Ngày xưa, đa số người ta ít đọc sách vì không có sách để mà đọc, còn bây giờ thì ngược lại, sách quá nhiều nên không biết đọc sách nào. Đặc biệt trong bối cảnh biến động chóng mặt và khôn lường như hiện nay, tình trạng trôi nổi các sách bẩn, sách rác nhằm truyền bá những điều sai trái, tai hại… cũng không hề hiếm. Thế nên, khai phóng thời này rất khó. Bởi lẽ, bây giờ ta khó biết được khi nào mình được khai phóng, khi nào mình bị thao túng bởi thông tin và sách rác tràn lan trên mạng. 

Tôi cho rằng, khai phóng là khai minh và giải phóng, là khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng con người, và hành trình tự khai phóng của mỗi người là hành trình không ngừng nghỉ, là hành trình trọn đời. 

Do vậy, tôi tin rằng, các đơn vị xuất bản không chỉ là các doanh nghiệp làm sách, mà cũng làm văn hóa và làm giáo dục thực sự. Đồng thời, các nhà xuất bản cũng đã, đang và sẽ cộng tác chặt chẽ với các nhà văn hóa, các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách để cùng định hình tương lai của ngành xuất bản, để ngành xuất bản góp phần định hình một xã hội mới, văn hóa mới và thời đại mới.

Có mục đích sẽ có con đường. Ngày nay, việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xuất bản, bản quyền tác giả, đào tạo chuyên gia trong và ngoài nước về hoạt động xuất bản đã và đang được thực hiện một cách tích cực. Đồng thời, tôi cho rằng việc tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh cho các tác giả, dịch giả, biên tập viên là rất cấp thiết, và tăng cường việc bảo vệ tác quyền để các sản phẩm tri thức chất lượng ngày càng được phát triển và lan tỏa. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các nhà xuất bản, tác giả, dịch giả, của nhà nước, mà còn là trách nhiệm của cả xã hội.

Việc làm ra sách hay đã khó, nhưng việc đưa được sách hay đến với đông đảo công chúng lại còn khó khăn hơn. Do đó, sự ra đời các hoạt động khuyến đọc, các giải thưởng về sách, sự tham gia của các chuyên gia trong từng lĩnh vực góp phần tạo ra các “màng lọc”, cùng chọn ra các quyển sách hay để mọi người có thêm kênh tham khảo cũng rất cần thiết. 

Chọn sách cũng là chọn giá trị, chọn thông điệp, chọn hướng đi. Công cuộc khai minh phải bắt đầu từ sự khai mở về trí tuệ và tâm hồn của mỗi người, rồi bằng nhiều cách lan tỏa và chia sẻ, cộng đồng cũng sẽ được khai minh. Chẳng hạn như, mình quý ai thì tặng sách hoặc giới thiệu một vài cuốn sách hay cho họ. Công cuộc khai minh này là của tất cả những người có hiểu biết, và nhờ vào trách nhiệm xã hội của những những người hiểu biết mà xã hội sẽ ngày một được khai minh hơn.

Tiến sĩ Giản Tư Trung

'Mỗi nhà xuất bản cần có bản sắc riêng'Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, "ngành xuất bản cần đổi mới, cần tư duy lại về cách làm sách"; cần phải thích nghi với cuộc cách mạng công nghệ; đổi mới sáng tạo là câu chuyện chính của ngành xuất bản và "mỗi NXB cần có bản sắc riêng"." alt="Khát vọng dân trí, doanh trí, giáo trí và sứ mệnh mới của ngành xuất bản" width="90" height="59"/>

Khát vọng dân trí, doanh trí, giáo trí và sứ mệnh mới của ngành xuất bản

Bạn luôn khó chịu với các mùi hôi từ ngóc ngách nào đó trong nhà mình, đôi khi cả mùi hôi từ nhà vệ sinh.

Với các mẹo khử mùi trong nhà đơn giản mà không hề tốn kém, bạn hoàn toàn có thể nói lời tạm biệt với các vị khách phiền toái này.

Khử mùi trong nhà bếp

Mùi thức ăn, mùi dầu mỡ, mùi gas, khói… lâu ngày tích tụ trong nhà bếp sẽ để lại những “dư âm mùi” khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, hãy cho một ít giấm ăn vào nồi rồi đun cho hơi nước bốc lên, bạn sẽ ngạc nhiên là mùi hôi trong nhà bếp sẽ không còn.

Ngoài ra, khi nấu ăn, bạn nên để vài vỏ quả quýt tươi bên cạnh bếp, sức nóng của bếp sẽ làm vỏ quýt khô, đồng thời có tác dụng khử mùi rất tốt.

{keywords} 

Khử mùi hôi thùng rác

Thùng đựng rác dù được dọn dẹp sạch sẽ nhưng mùi hôi cũng vẫn còn dai dẳng. Để “xóa” dấu vết mùi này, bạn dùng một tờ giấy báo, đốt và di chuyển xung quanh thùng rác, mùi sẽ bị “khử”. Lưu ý cẩn thận đề phòng hỏa hoạn.

Đánh bay mùi hôi trong nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh muốn sạch thì cần phải chà rửa hằng ngày nhưng đôi khi mùi hôi không biết từ đâu tới luôn gây khó chịu cho bạn. Ngoài cách khử mùi thông dụng là sử dụng chất tạo mùi nhân tạo để xịt hoặc treo ở một góc thì theo dân gian, có một cách hiệu quả là để một chai dầu gió (mở nắp) ở một góc khuất nào đó.

Khử mùi mốc trong tủ quần áo

Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có có mùi mốc nên hay để một cục xà phòng ở một góc trống nào đó của tủ, mùi mốc cũng sẽ bị đánh bay hiệu quả.

Khử mùi sơn phòng mới

{keywords}

Phòng mới xây hay sơn lại thường có mùi sơn mới rất khó chịu, mùi này có thể kéo dài từ một đến vài tuần. Để khắc phục, hãy đặt hai tô nước có pha muối dưới sàn, mùi sơn sẽ biến mất trong hai ngày.

Cách thứ hai, bạn chỉ cần lấy một chút bột mì hòa vào nước rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt ở giữa nhà,vài giờ sau mùi sẽ giảm thấy rõ. Cứ làm thế vài lần, ngôi nhà của bạn sẽ không còn mùi khó chịu đó nữa.

{keywords} 

Khử mùi khói thuốc trong phòng khách

Nhà bạn có người hay hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp khách nên gian phòng toàn mùi thuốc. Hãy khử chúng bằng cách thắp nến thơm hoặc dùng khăn thấm ướt giấm rồi để trong phòng một thời gian. Ngoài ra, bạn có thể dùng vài bông hoa có hương thơm dễ chịu, trái cây hay dược thảo để trong phòng khách, vừa đẹp mắt lại vừa có chức năng khử mùi.

Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa. Bạn sẽ thấy phòng khách của mình có mùi hương dễ chịu hơn

Khử mùi trong phòng ngủ

Để luôn có mùi thơm êm dịu trong phòng ngủ, bạn nhớ đặt sáp thơm, hoa khô hay túi thơm vào các góc của tủ, giường. Ngoài ra, những loại hương thơm như hoa nhài, hoa oải hương và hương từ cây vani sẽ mang lại giấc ngủ ngon cho bạn.

Khử mùi hôi tủ lạnh

Các siêu thị đều có bán sáp chuyên để khử mùi trong tủ lạnh. Tuy nhiên, có một cách khử mùi khá đơn giản mà cũng rất hiệu quả: Để một chén sữa trong tủ lạnh hoặc lấy 4 muỗng đường và một chút nước, nấu cho đường keo lại, để nguội và cho vào tủ lạnh, tất cả các mùi hôi trong tủ sẽ biến mất.

Khử mùi lò vi sóng

Lò vi sóng rất dễ dính mỡ và bám mùi, vì vậy, bạn hãy dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp và hâm nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi thấm vào vải sạch lau chùi.

Hy vọng với những mẹo hay vừa đơn giản, dễ làm lại không tốn kém như thế này, bạn và gia đình sẽ luôn được sống trong một không gian khô thoáng, trong lành và tốt cho sức khỏe.

(Theo Viet Q)

 

" alt="Cách khử mùi hôi trong nhà không tốn tiền" width="90" height="59"/>

Cách khử mùi hôi trong nhà không tốn tiền

Những trường hợp nhân viên được từ chối việc sếp giao - 1

Người lao động có quyền từ chối làm việc theo phân công trong một số trường hợp (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).

Giao việc nguy hiểm

Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của người lao động. Trong đó, Điểm d Khoản 1 Điều 5 nêu rõ người lao động được quyền "từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc".

Như vậy, nếu cảm thấy công việc được phân công có nguy cơ gây tổn thương đến bản thân, người lao động có quyền từ chối sự phân công của quản lý, người sử dụng lao động.

Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động cũng quy định người lao động được quyền "từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động".

Như vậy, theo quy định nêu trên, khi thấy công việc được phân công có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình thì người lao động tiến hành báo cho người quản lý.

Sau đó, họ có thể từ chối làm việc, rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.

Công việc không đúng theo hợp đồng

Khi quản lý, người sử dụng lao động điều chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký kết, người lao động được quyền từ chối.

Theo Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước; hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Ngoài ra, thời gian điều chuyển người lao động làm công việc tạm thời không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Trong trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc.

Ép làm thêm giờ

Khi quản lý, người sử dụng lao động yêu cầu làm việc quá thời gian quy định, người lao động có quyền từ chối.

Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động chỉ được phép sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ 3 yêu cầu.

Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải được sự đồng ý của người lao động.

Thứ hai, phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng.

Thứ ba, phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mới được bố trí người lao động làm thêm đến 300 giờ trong 1 năm.

Như vậy, người sử dụng lao động có thể bố trí, phân công người lao động làm thêm giờ trong thời gian giới hạn quy định theo Bộ luật Lao động năm 2019.

Tuy nhiên, việc phân công làm thêm giờ phải đạt được yêu cầu đầu tiên là phải được sự đồng ý của người lao động.

Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hơn nội dung này. Theo đó, khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động về thời gian làm thêm, địa điểm làm thêm và công việc làm thêm.

Người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong 2 trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động năm 2019.

Thứ nhất là trường hợp thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Thứ hai là trường hợp thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa. Trong trường hợp này, nếu công việc được phân công có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động thì người lao động cũng có quyền từ chối.

" alt="Những trường hợp nhân viên được từ chối việc sếp giao" width="90" height="59"/>

Những trường hợp nhân viên được từ chối việc sếp giao