Đó là hoàn cảnh đáng thương của hai chị em cháu Phạm Thị Như Nguyệt (SN 2014) và cháu Phạm Thành An (SN 2015) trú thôn 9, Thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Hiện hai cháu đang ở cùng với bà nội đã ngoài 75 tuổi.Chị Nguyễn Thị Lập (SN 1990) vốn là người không được nhanh nhẹn cho lắm. Năm 2013 chị lập gia đình với anh Phạm Văn Tý (SN 1984, dân tộc Mường) rồi lần lượt sinh ra cháu Phạm Như Nguyệt và Phạm Thành An.
 |
Hai chị em Nguyệt, An chỉ còn nỗi nhớ mẹ qua di ảnh |
Năm 2014 ông nội mất, bản thân anh Tý phải đi làm thuê khắp nơi kiếm tiền trang trải nuôi vợ con và gia đình.
Ở trong ngôi nhà bằng mái cọ tạm bợ, năm 2018 nhà nước hỗ trợ cho gia đình chính sách (bố anh là thương binh) 40 triệu đồng sửa chữa nhà cửa. Vừa kịp đảo lại cái mái nhà bằng ngói, lát lại tý gạch cho sạch sẽ, chưa kịp ở trọn vẹn ngày nào thì anh Tý lâm bệnh hiểm nghèo.
 |
Ngôi nhà mới được sửa chữa lại, nhưng hai vợ chồng anh Tý, chị Lập đã mãi ra đi |
Sau một năm chữa trị, đầu năm 2019, anh Tý mất, mọi gánh nặng đổ hết vào vai chị Lập.
Vốn là người không được nhanh nhẹn, nên chị cũng chỉ biết đi mò cua bắt ốc kiếm thức ăn trong ngày cho các con. Hôm nào được nhiều, bán cho hàng xóm cũng kiếm được 10.000 đến 15.000 đồng.
Ngày 3/7 vừa qua, trong lúc chị Lập đang đi bắt ốc như thường ngày thì không may trượt chân xuống hố nước sâu chết đuối thương tâm. Hai đứa con thơ chỉ trong vòng 2 năm đã mất đi cả bố lẫn mẹ, hiện các cháu đang phải ở với bà nội là bà Lê Thị Nghĩa (76 tuổi). Bà Nghĩa cũng đã già, sức khỏe lại yếu nên không thể lo được cuộc sống hàng ngày cho các cháu. Những bữa cơm vội đều trông chờ vào anh em và hàng xóm xung quanh, ai cho gì ăn đó.
 |
Trong ngôi nhà, xà gỗ đã mục nát |
Nhà bà Nghĩa có 10 người con, tất cả đều đã lập gia đình, tuy nhiên chẳng ai khá giả, đứa làm thuê tận Hải Phòng, đứa miền Nam… còn những đứa bám trụ ở quê thì cũng chỉ lo nổi bữa ăn trong ngày.
Thương các cháu ở với bà không ai chăm sóc, các bác cũng có ý định đưa cháu về nhà nuôi, nhưng chẳng gia đình nào gánh nổi 2 cháu cùng lúc mà phải phân chia mỗi nhà nuôi một đứa.
Thấy các cháu đã thiếu thốn tình cảm của cả bố lẫn mẹ, nay chị em lại phải chia cách mỗi đứa sống mỗi nhà nên ông ngoại không cầm được lòng và xin phép nhà nội được đưa cả 2 cháu về nhà mình nuôi.
 |
Xót thương hai chị em mới 5 tuổi đã mất cả bố lẫn mẹ |
Ông Nguyễn Văn Hiểu (ông ngoại) chia sẻ, thương hai cháu mà không cầm được nước mắt. Các cháu còn quá nhỏ để hiểu mọi chuyện. Từ hôm mẹ nó mất, hai cháu về đây ở hôm nào con chị cũng hỏi ông “mẹ khi nào về”, “khi nào mẹ xuống với hai chị em cháu…”, nghe cháu hỏi mà nhà tôi ứa nước mắt.
Từ hôm mẹ nó mất, nó khi nào mặt cũng buồn rầu. Thằng em kém chị một tuổi vẫn còn vô tư hơn, nó bảo “họ mang mẹ cháu lên chôn chỗ bố rồi”.
“Nhà tôi có 5 người con, làm nông nghiệp cũng chẳng có của ăn của để, nhưng dù sao cũng lo được cho hai cháu ăn no đủ hàng ngày. Và quan trọng hơn là hai chị em nó vẫn được ở bên nhau để chia sẻ tình cảm cho nhau khi không còn bố mẹ. Chúng tôi giờ còn sức khỏe còn có thể lo được, rồi vài năm sau nếu chết đi thì cuộc sống của các cháu sẽ như thế nào. Chỉ nghĩ đến đó là vợ chồng tôi không sao ngủ được”, ông Hiểu chia sẻ.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ gửi về cháu Phạm Thị Như Nguyệt và cháu Phạm Thành An trú thôn 9, Thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. SĐT Ông ngoại Nguyễn Huy Hiểu 0355988615 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.170 cháu Phạm Thị Như Nguyệt Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436. |
Lê Dương

Nhói lòng bé gái ung thư lưỡi phải ăn qua đường mũi
Đã rất lâu rồi kể từ ngày mắc bệnh ung thư lưỡi, cháu Hoài chẳng có nổi một bữa cơm bình thường như người khác. Bởi, căn bệnh khiến cháu buộc phải ăn bằng đường mũi.
" alt="Bố mẹ lần lượt qua đời, 2 chị em 5 tuổi người Mường ở Thanh Hóa không nơi nương tựa"/>
Bố mẹ lần lượt qua đời, 2 chị em 5 tuổi người Mường ở Thanh Hóa không nơi nương tựa
Luật sư tư vấn:Do câu hỏi của bạn chưa nêu rõ con của bạn bị tai nạn lao động trong trường hợp nào, để được hưởng các chế độ và nhận bồi thường từ phía công ty tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc lao động theo quy định Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động 2012: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.
 |
Ảnh minh họa |
Thứ nhất: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Cụ thể, Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu
của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và
tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1Điều này.
Như vậy, đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động sẽ được hưởng các chế độ tai nạn lao động.
Thứ hai: Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động.
Quy định tại Điều 144 Bộ luật lao động 2012:
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
Theo đó, mức bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động được xác định theo mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Điều 145 Bộ luật lao động 2012:
Người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Người lao động bị tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động sẽ thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế, trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định nêu trên.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Không đồng ý cắt chức, giảm lương, công ty có quyền chấm dứt HĐLĐ?
Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công việc Trưởng phòng, mức lương 15 triệu đồng/tháng kể từ 01/01/2019.
" alt="Bị tai nạn thương tích 10%, công ty phải bồi thường như thế nào?"/>
Bị tai nạn thương tích 10%, công ty phải bồi thường như thế nào?