当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo phạt góc Philadelphia vs Atlas, 7h ngày 5/4 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3: Tiếp tục đòi nợ
"Ngày ấy ngao nhiều lắm, đa phần là ngao đỏ, chúng tôi thường rủ nhau đi cào rồi đem ra chợ bán", bà Biên chia sẻ.
Năm 2000, trong một lần tình cờ đi bán ngao ở huyện Nga Sơn, bà Biên gặp một thương lái Trung Quốc chuyên thu mua ngao thịt. Nhận thấy giống ngao đỏ ở quê được săn tìm, bà quyết định chuyển hướng thu mua ngao của bà con trong xã để bán.
Những ngày đầu khởi nghiệp, do không có vốn, bà Biên thu mua chịu của người dân đi cào ngao trong xã. Sau khi thương lái lấy hàng, bà trích tiền lãi để trả nợ cho bà con. Qua nhiều năm, từ khởi nghiệp với số vốn 0 đồng, bà trở thành người buôn nổi tiếng khắp vùng.
Nhớ lại những ngày đầu, bà Biên cho biết đó là quãng thời gian vất vả nhất mà vợ chồng bà từng trải qua. Mỗi buổi đi buôn, bà phải rong ruổi xe đạp khắp làng trên, xóm dưới rồi thuê đò chở ngao đi bán.
Năm 2006, nhận thấy nguồn ngao tự nhiên ngày càng ít, bà tìm hiểu và vào miền Nam mua ngao giống về bán cho người dân nuôi ngoài biển.
"Không chỉ bán cho người dân ở Thanh Hóa, tôi còn xuất bán đến nhiều tỉnh, thành, như: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình", bà Biên kể.
Vừa bán ngao giống vừa thu mua ngao thịt, kinh tế gia đình bà Biên dần ổn định và khấm khá. Để gia tăng nguồn thu, bà đầu tư thuê và mua lại các bãi nuôi ngao ở Hải Phòng, Thái Bình và thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa). Hiện nay, bà sở hữu hơn 50ha ngao thương phẩm và ngao giống.
Nông dân Việt xuất sắc từ nghề cào ngao
Bà Biên cho biết, nghề nuôi ngao đôi khi như đánh bạc. Gần 30 năm gắn bó với con ngao, bà đã trải qua không ít gian nan. Có thời điểm bà mất vài tỷ đồng vì thiếu kinh nghiệm nuôi và ảnh hưởng của thời tiết.
"Một bãi ngao phải bỏ vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Năm nào trời thương thì cho thu hoạch, bằng không thì thất thu. Có năm mưa bão, ngao giống mới thả chết trắng bãi. Như trận mưa bão vừa rồi, hàng chục ha ngao của tôi ở Hải Phòng bị mất trắng, thiệt hại 4,7 tỷ đồng", bà Biên chia sẻ.
Dù đối diện với nhiều khó khăn, thất bại nhưng suốt gần 30 năm gắn bó với nghề ngao, bà chưa bao giờ có ý định từ bỏ.
Hiện nay, mỗi năm bà cung cấp hàng nghìn tấn ngao thương phẩm và ngao giống. Thị trường mà bà Biên hướng đến là các nhà máy chế biến, các hộ nuôi trồng thủy sản ở khắp các tỉnh, thành miền Bắc và một số tỉnh phía Nam. Trung bình mỗi năm, sau khi đã trừ chi phí, gia đình bà Biên thu lãi gần 5 tỷ đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà Biên còn tạo việc làm cho gần 20 lao động thường xuyên, với tiền lương 10 triệu đồng/tháng và hàng trăm lao động mỗi khi đến thời điểm thu hoạch. Ngoài ra, nhờ nghề nuôi ngao, vợ chồng bà còn nuôi 4 con vào đại học, cao đẳng, có công việc ổn định.
Dự định về thời gian tới, bà Biên mong muốn tỉnh Thanh Hóa quy hoạch vùng nuôi ngao ở huyện Hoằng Hóa để bà đầu tư, mở rộng mô hình tại quê nhà.
Ông Lê Bá Hải, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoằng Hóa cho biết bà Biên là gương nông dân điển hình tại địa phương trong nhiều năm qua.
Theo ông Hải, với những thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, kinh doanh, bà Nguyễn Thị Biên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen và được chứng nhận đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.
" alt="Nữ tỷ phú khởi nghiệp từ vốn 0 đồng"/>Những chính sách gắt gao hơn
Lần đầu tiên, Bộ Năng lượng Mỹ cho công bố thuật ngữ “Thực thể nước ngoài cần quan tâm” được gọi tắt là FEOC đề cập đến 4 quốc gia là Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran.
Theo đó, các khoản tài trợ thuế của Chính phủ đối với xe điện sẽ loại trừ một phần hoặc toàn phần ưu đãi đối với những mẫu xe có sử dụng pin hay bộ pin được sản xuất từ các nguyên liệu quan trọng được cung cấp bởi các nước thuộc nhóm FEOC.
Theo quy định hiện nay của Bộ Tài chính Mỹ, các mẫu xe điện sản xuất tại Bắc Mỹ có trên 50% tổng giá trị các loại linh kiện trong bộ pin được chế tạo hoặc lắp ráp tại Bắc Mỹ sẽ được hưởng khoản tín dụng thuế 3.750 USD; trên 40% tổng giá trị các loại nguyên liệu chế tạo pin được khai thác, chế biến hoặc tái chế tại Bắc Mỹ, các nước ký FTA với Mỹ sẽ được hưởng khoản tín dụng thuế 3.750 USD. Các mẫu xe đáp ứng cả 2 điều kiện này về pin (kèm nhiều điều kiện khác) sẽ được đầy đủ khoản tín dụng 7.500 USD.
Song, từ 1/1/2024, khoản tín dụng ưu đãi trên sẽ giảm dần. Cụ thể, từ năm 2024, các mẫu xe điện có bộ phận pin được sản xuất hoặc lắp ráp tại các nước thuộc nhóm FEOC sẽ chỉ nhận được khoản tín dụng 3.750 USD. Từ năm 2025, tất cả các mẫu xe điện vẫn sử dụng các loại linh kiện có nguồn gốc từ FEOC đều sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi chương trình ưu đãi tín dụng thuế.
Ngoài ra, quy định siết chặt đáng chú ý tiếp theo là, mọi công ty Mỹ có tỉ lệ cổ phần hay số ghế Hội đồng quản trị của các đối tác thuộc FEOC vượt quá 25% cũng sẽ đều bị coi là các công ty FEOC và sẽ không được hưởng tín dụng thuế xe điện từ chính phủ Mỹ. Dù cho việc sở hữu 25% cổ phần hay HĐQT chỉ chiếm thiểu số, không có quyền quyết định hay tiếng nói chủ chốt trong doanh nghiệp nhưng vẫn bị cho là “ảnh hưởng đáng kể đến việc ra quyết định của công ty đó”.
Cuối cùng, dù cho một công ty không thuộc về các tổ chức liên quan tới Trung Quốc, tham gia vào HĐQT với mức độ trên 25% đối với một công ty xe điện tại Mỹ, nhưng công ty mẹ của công ty này, là một công ty Trung Quốc và chiếm từ 50% cổ phần trở lên, thì nghiễm nhiên, công ty xe điện đó cũng bị coi là công ty của thực thể liên quan đến Trung Quốc. Đây là mức độ kiểm soát ở tính chất bắc cầu, quyết hạn chế ở mức tối đa sự lách luật đối với thực thể FEOC.
Động thái siết chặt trên có mục đích bảo hộ cho các công ty xe điện thuần Mỹ, khuyến khích tăng cường sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hóa 100%, thoát khỏi sự phụ thuộc vào pin và các nguyên liệu sản xuất pin của Trung Quốc.
Quy định mới gây khó với hàng loạt các ông lớn xe điện tại Mỹ
Trong thời đại 4.0 như hiện nay, hợp tác kinh tế, liên kết đầu tư giữa các công ty từ các quốc gia khác nhau, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô là xu thế tất yếu. Hầu hết, các tập đoàn ô tô đều là các tập đoàn đa quốc gia, sở hữu bởi các cổ đông lớn từ nhiều nước khác nhau. Đặc biệt, đối với những thương hiệu ô tô Trung Quốc (một trong các nước được Mỹ đưa vào nhóm thuộc FEOC), việc hợp tác với các hãng xe hơi từ Mỹ đã diễn ra nhiều thập kỉ qua.
Trong bối cảnh công nghệ xe điện tại Trung Quốc đang phát triển nhanh nhất trên thế giới, sự hợp tác giữa các hãng xe với nước này ngày càng nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực pin xe điện.
Khi quy định mới được công qua, Tesla là hãng xe đầu tiên cho biết mẫu xe điện “quốc dân” Tesla Model 3 với 2 phiên bản là dẫn động cầu sau (RWD) và tầm xa (Long Range) sẽ bị mất một nửa tín dụng thuế, giảm xuống chỉ còn 3.750 đô la so với 7.500 đô la như trước đây kể từ ngày 1/1/2024. Lý do là các mẫu xe này có sử dụng thành phần pin hoặc toàn bộ bộ pin do CATL hoặc BYD của Trung Quốc cung cấp.
Tiếp đó, Ford cũng thông báo những người mua xe Crossover điện Mustang mach-E kể từ năm 2024 sẽ không còn nhận được tín dụng thuế từ Chính phủ do sử dụng các thành phần pin của CATL của Trung Quốc. Năm 2023, mẫu xe này đang được tài trợ đối với người mua là 3.750 đô la.
Một số lo ngại cũng chỉ ra rằng, công ty xe điện khởi nghiệp Vinfast đến từ Việt Nam cũng sử dụng các thành phần pin CATL và sau khi hoàn thành nhà máy cũng như dây chuyền sản xuất xe điện tại Mỹ, xe điện thương hiệu này có thể nhận được khoản tín dụng 3.750 đô la thay vì mức tối đa 7.500 đô la.
Các quy định mới của chính phủ Mỹ hiện đang vấp phải sự phản đối không nhỏ của các nhà sản xuất trong nước cũng như từ phía các quốc gia được cho là thuộc FEOC, đặc biệt là từ Chính phủ Trung Quốc. Đây là rào cản lớn loại bỏ cơ hội cạnh tranh của những hãng xe điện Trung Quốc muốn chen chân vào được thị trường ô tô Mỹ. Hiện, các mẫu xe điện thuần Mỹ như Ford F-150, Tesla Model Y/S/X, Rivian, Chevrolet Bolt... sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách siết chặt trợ cấp trên.
Theo nghiên cứu mới nhất của Bloomberg, thị trường xe điện tại Mỹ đang bùng nổ ấn tượng, bất chấp các dự báo bi quan. Trong 12 tháng qua, doanh số xe điện tại Mỹ đã vượt mốc 1 triệu xe. Kể từ năm 2011 đến nay, nước Mỹ đã bán ra 3 triệu xe điện. Tỷ lệ sở hữu xe mới là xe điện đã lên tới 7%. Trong đó, xe điện Tesla chiếm 60% thị phần.
Hùng Dũng(tổng hợp)
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Mỹ siết chặt trợ cấp xe điện, rào cản cho các hãng pin ô tô Trung Quốc
Nếu ngón tay bị dính keo 502, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu gió lên chỗ dính rồi xoa xoa và chờ trong 2 phút. Chỗ keo dính sẽ dần tan ra.
Dùng nước xà phòng
Xà phòng là thứ hầu như gia đình nào cũng có, được sử dụng để tắm giặt, rửa tay...
Nếu chẳng may ngón tay bị dính keo 502, bạn chỉ cần ngâm phần dính keo vào nước xà phòng ấm khoảng 5 phút. Keo sẽ tự hết dính.
Dùng giấm trắng
Giấm trắng là một trong những loại gia vị phổ biến trong nấu ăn. Thành phần chính của giấm trắng là axit axetic, có tác dụng làm mềm, đánh tan vết bẩn.
Nếu ngón tay bị dính keo 502, bạn chỉ cần cho một ít giấm trắng vào bát, sau đó ngâm chỗ bị dính keo vào khoảng 2 phút. Bạn có thể dùng cách này với các loại đồ vật, nhưng cẩn thận kẻo món đồ mất đi màu sắc ban đầu.
Dùng nước tẩy sơn móng tay
Nếu trong nhà có lọ nước tẩy sơn móng tay, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt lên phần keo 502 bị dính vào tay, sau đó chà nhẹ. Bạn sẽ thấy keo dần bong ra, hết dính sau 2 phút làm liên tục như vậy.
Dùng dầu ăn
Một mẹo rất đơn giản là dùng dầu ăn, thứ mà hầu hết các gia đình đều có. Bạn đổ một ít dầu ăn lên chỗ dính và lau nhẹ. Keo sẽ dần bong ra. Dầu ăn có thể dùng với các loại gỗ, sứ, đá bị dính keo 502.
Dùng máy sấy tóc
Máy sấy tóc có thể dùng để làm bong keo 502 dính trên gỗ, đá, sứ… Bạn bật máy ở chế độ nóng, sau đó sấy phần có keo dính. Không nên để quá nóng, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của đồ dùng.
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3: Tiếp tục đòi nợ
Mọi người thường cố gắng tiết kiệm một phần khoản tiền kiếm được theo nhiều cách khác nhau. Nhiều người gửi tiền vào ngân hàng, trong khi nhiều người tiết kiệm tiền bằng cách bỏ ống heo một khoản cố định hàng tháng... Nhưng một cô gái trẻ đã nghĩ ra cách mới để tiết kiệm tiền.
Julia Green, 28 tuổi, đến từ Manchester (Anh), chán ngấy việc liên tục bị gọi nhầm là "Julie". Trong nhiều năm qua, cô gái phải nhiều lần đối phó với việc mọi người gọi nhầm tên, cố gắng nhấn mạnh chữ "A" nhưng không thành công.
Và cô gái trẻ đã biến tình huống tiêu cực thành tích cực. Cô quyết định tận dụng, biến nó thành cơ hội để gia tăng số tiền tiết kiệm của mình.
Theo Mirror, mỗi khi ai đó gọi nhầm tên cô, Julia Green sẽ bỏ 1 bảng Anh (khoảng 29.000 VNĐ) vào ống tiết kiệm. Cô gái hy vọng đến cuối năm sẽ tiết kiệm được 1.000 bảng Anh (khoảng 29 triệu VNĐ).
Julia Green dự định dùng số tiền tiết kiệm này cho việc mua nhà trong tương lai. "Tôi quyết định tiết kiệm tiền theo cách này như một niềm vui nhỏ trong cuộc sống. Tôi không cảm thấy quá phiền phức khi mọi người gọi nhầm tên. Tôi thấy có chút hài hước vì chuyện này xảy ra quá thường xuyên. Tôi không biết tại sao mọi người hiểu sai như vậy trong khi đó là một cái tên khá phổ biến. Tôi đang tiết kiệm để mua một căn nhà nên mọi thứ với tôi đều có ích", Julia Green nói.
Ngân hàng Monzo có trụ sở tại Anh đã liên lạc với Julia để hỏi xem liệu họ có thể sử dụng "sáng kiến" tiết kiệm tiền của cô trong một phần chiến lược tiếp thị hay không. "Tiết kiệm một khoản nhỏ trong một thời gian dài có tác động tích cực đến tài chính của bạn", đại diện ngân hàng cho biết.
Cô gái tiết kiệm theo cách độc lạ: Bỏ tiền vào lọ khi bị gọi nhầm tên
Bên cạnh những lời khen ngợi, ngưỡng mộ, cũng có ý kiến cho rằng cặp đôi "chỉ sống cho riêng mình, không lo cho tương lai", hay thắc mắc "làm công việc gì để có tài chính và thời gian đi du lịch khắp nơi như vậy?"...
Chị Nguyệt bày tỏ, anh chị không còn xa lạ với những hoài nghi, bình luận như vậy.
"Với chúng tôi, du lịch không chỉ là giải trí mà còn là cơ hội tích lũy trải nghiệm, kiến thức, 'mở khóa' bản thân, mở rộng quan hệ và tìm kiếm cảm hứng cho công việc. Hành trình 10 năm cùng nhau xê dịch trở thành tài sản quý giá", chị nói.
Cặp đôi đã có 10 năm đồng hành khắp Việt Nam, qua 8 quốc gia
Nên duyên từ chuyến đạp xe xuyên Việt
Hè năm 2014, khi đang là sinh viên năm 2 đại học tại TPHCM, chị Nguyệt Digi tìm hiểu và biết tới những hội nhóm, câu lạc bộ đạp xe xuyên Việt.
Thời điểm đó, chị Nguyệt được đánh giá là "con ngoan, trò giỏi”, nhưng bản thân lại có phần thiếu tự tin, hay bỏ cuộc, "luẩn quẩn trong vòng an toàn". Muốn bứt phá, thử thách bản thân, chị quyết tâm đăng ký tham gia đạp xe xuyên Việt.
"So với nhiều thành viên trong câu lạc bộ, tôi đăng ký có phần muộn hơn nên chỉ có 2 tháng luyện tập, chuẩn bị. Trong số 70 thành viên tại TPHCM và khu vực lân cận đăng ký tham gia, tôi được giao làm trưởng nhóm.
Ngoài tự tập luyện, hàng tuần chúng tôi hẹn nhau đạp xe, chạy bộ, rèn thể lực”, chị Nguyệt kể.
Chị thích chơi thể thao từ nhỏ, nhưng cự ly xuyên Việt vẫn là thử thách lớn. "Điều quan trọng nhất không chỉ là thể lực mà còn là bạn phải có động lực và ý chí, thực sự muốn vượt thử thách, vượt qua giới hạn bản thân", chị nói.
Tới ngày lên đường, nhóm 70 thành viên chỉ còn đúng 5 người trụ lại. Trong số đó có chị Nguyệt và anh Viên Thường. Chị Nguyệt đăng ký đạp xe xuyên Việt, còn anh Thường nằm trong nhóm hậu cần, chạy xe máy hỗ trợ đoàn.
Cuối tháng 6/2014, cả nhóm mang theo hành trang, đi tàu hỏa ra Hà Nội. Ngày 3/7/2014, hành trình xuyên Việt bắt đầu, với hơn 2.400km, kéo dài 33 ngày.
Trung bình mỗi ngày, đoàn di chuyển 100km, có ngày đỉnh điểm đạp 180km. Tại một số khu vực, nhóm dành thời gian du lịch, trải nghiệm, giao lưu cùng đoàn thanh niên địa phương…
Những ngày đầu đối mặt với nắng nóng bỏng rát của khu vực miền Bắc, chị Nguyệt cảm giác như kiệt sức. Có những ngày, đoàn xuất phát từ 4h và kết thúc tận đêm muộn, 21-22h.
"Chưa đến điểm nghỉ đã được sắp xếp từ trước, thì chặng đạp của ngày đó chưa kết thúc", chị nói. Dẫu vất vả, chị vẫn hăng hái, không nản lòng.
Khoảng thời gian này, anh Thường và chị Nguyệt có nhiều cơ hội hơn để trò chuyện, chia sẻ.
Một cô gái mông lung về định hướng tương lai. Một chàng trai 27 tuổi vừa từ bỏ công việc văn phòng ổn định để theo đuổi đam mê hội họa. Hai con người xa lạ nhưng cùng trong giai đoạn khủng hoảng, dễ đồng cảm với nhau.
"Đồng hành khoảng 1 tuần, trên chặng Thanh Hóa - Nghệ An, anh bày tỏ cảm mến tôi. Lúc này, tôi có để ý anh nhưng chưa định hình rõ ràng tình cảm”, chị Nguyệt kể.
Quá nửa hành trình, khi di chuyển tới Nha Trang, chị Nguyệt ốm nặng, gần như không muốn ăn uống hay vận động. Nhiều thành viên trong đoàn khuyên chị dừng lại để nghỉ ngơi, nhưng cô gái 20 tuổi khi ấy nhất quyết không bỏ cuộc.
“Tôi nghĩ trong đầu, dù đi bộ, tôi cũng phải tiếp tục hành trình. Nếu bỏ cuộc, tôi sẽ đi lại vết xe đổ của chính mình, không bao giờ dám đến đích", chị Nguyệt nói.
Khác với mọi người, anh Viên Thường lại ủng hộ chị Nguyệt tiếp tục hành trình. Anh đổi xe máy với một thành viên trong đoàn, trực tiếp đạp xe đồng hành, ở bên chăm sóc, động viên chị Nguyệt.
Vốn không phải người chơi thể thao nhiều năm, thân hình lại ốm nhom nên nhìn anh Thường căng mình vượt con đèo Omega nối Khánh Hòa - Lâm Đồng, chị Nguyệt rất xúc động.
Con đèo này nổi tiếng với những dốc cao và những đoạn cua gấp như khuỷu tay. Cuộc đổ đèo cũng gian nan không kém khi du khách “rơi” từ độ cao 1.700m xuống 1.000m, rồi dưới 500m.
"Chính thời điểm đồng hành vượt con đèo Omega đã khiến tôi nhận ra sự thấu hiếu, trân trọng mà anh dành cho mình. Không cần lời bày tỏ, chúng tôi chính thức bước vào mối quan hệ yêu thương”, chị Nguyệt nhớ lại.
Trở về tới TPHCM sau chuyến xuyên Việt thành công, cặp đôi thay đổi nhiều điều trong cuộc sống.
Chị Nguyệt tìm được sự tự tin, dám bước khỏi vùng an toàn. Chị đăng ký tham gia nhiều chương trình tình nguyện, dạy học miễn phí ở vùng xa, đăng ký làm việc bán thời gian cho các công ty để tích lũy kinh nghiệm.
Trong khi đó, anh Thường kiên định với con đường hội họa, trở thành họa sĩ thủy mặc, thư pháp.
Những chuyến du lịch "thay đổi cuộc đời"
Những năm đầu yêu nhau, chị Nguyệt còn đi học, anh Thường theo đuổi sự nghiệp mới. Do đó, nguồn kinh phí để du lịch còn rất hạn chế.
Cặp đôi thường tranh thủ thời gian rảnh rỗi để khám phá những tỉnh, thành lân cận TPHCM như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, về quê anh Thường ở Bình Phước. Những chuyến đi ngắn, tự lái xe, ăn uống đơn giản nên rất tiết kiệm.
Giai đoạn này, anh Thường cũng có những chuyến đi công việc ở các tỉnh miền Tây, miền Trung, thường là mùa lễ hội đầu năm. Cặp đôi kết hợp vừa đi làm vừa du lịch để tiết kiệm chi phí mà vẫn có nhiều trải nghiệm.
"Năm 2014 - 2016, chúng tôi rong ruổi trên con xe máy cà tàng, đi khắp các tỉnh, thành Việt Nam. Những tỉnh thành xa, hai đứa đi xe khách rồi tới nơi thuê xe máy. Chúng tôi quan trọng nhất là trải nghiệm cùng nhau, không nặng nề việc ăn ngon, ngủ sang trọng”, chị Nguyệt kể lại.
Cuối năm 2017, cặp đôi lần đầu tiên "xuất ngoại". Họ sang Campuchia qua cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước).
"Chuyến xuất ngoại đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ như không đổi tiền, lạc đường... nhưng hai đứa rất thích thú với những cảnh vật, văn hóa độc đáo, con người nơi đây. Tại Campuchia, người dân chất phác và thân thiện.
Họ tận tình chỉ dẫn đường, cách đổi tiền, chơi gì, thưởng thức món nào... cho chúng tôi. Cũng từ đó, chúng tôi muốn đi nhiều quốc gia hơn, gặp gỡ người bản địa để thêm kiến thức văn hóa, mở rộng hiểu biết”, chị Nguyệt chia sẻ.
Cặp đôi thừa nhận, trong 3 năm đầu tiên, họ trải qua nhiều giai đoạn khó khăn khi chưa thực sự thấu hiểu và biết cách dung hòa. "Càng đi du lịch cùng nhau, càng nhiều tính xấu của đối phương lộ ra.
Có thời điểm tôi "stress" vì mối quan hệ này. Nhưng thay vì từ bỏ, chúng tôi ngồi lại nói chuyện, nhìn nhận vấn đề và tìm cách giải quyết”, chị Nguyệt nói.
Sau khi ra trường, chị Nguyệt từng làm nhân viên văn phòng với mức lương ổn định. Tuy nhiên, để theo đuổi lối sống du mục số, chị quyết định chuyển hướng, thử sức với “nghề viết”.
Nguyệt Digi trở thành cây bút đứng sau nhiều kịch bản quảng cáo, xây dựng thương hiệu cá nhân bằng video ngắn, truyền thông thương hiệu, những cuốn sách kinh doanh, du ký của khách hàng...
Thời điểm này, công việc vẽ tranh thủy mặc và kinh doanh tranh của anh Viên Thường cũng phát triển tốt. Đồng thời, anh Thường còn phát triển khóa học "Dạy vẽ thủy mặc" cho những người cùng đam mê.
Cặp đôi xây dựng một quỹ riêng dành cho du lịch. Mỗi năm họ đi nước ngoài 1-2 lần, với chi phí khoảng 40-50 triệu đồng/người.
![]() | ![]() | ![]() |
Chị Nguyệt và anh Thường từng cùng nhau thong dong cưỡi ngựa qua những thảo nguyên mênh mông ở Mông Cổ, dắt tay nhau đi qua mùa hoa mơ, hoa đào nở rộ ở Pakistan, trải nghiệm cái lạnh "quéo xương" ở gần biên giới Tân Cương (Trung Quốc) hay nhảy múa giữa những cánh đồng hoa cải vàng ươm ở Kyrgyzstan.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
"Anh Thường hay nói, không có chiếc máy ảnh nào thu hết được cảnh đẹp chúng tôi đi qua tốt bằng đôi mắt. Những hình ảnh đó trở thành chất liệu để anh sáng tác tranh, mang tới những bức vẽ rất chân thực, có hồn.
Còn với tôi, những chuyến đi giúp bản thân mở rộng vốn hiểu biết, kiến thức và gạt bỏ nhiều định kiến. Nhiều người bạn đồng hành trong chuyến du lịch đã trở thành đối tác, khách hàng lâu dài.
Những trải nghiệm độc đáo và hiếm có giúp tôi mở rộng thế giới quan của mình, nhạy cảm hơn và biết cách tiếp cận vấn đề, mở đầu câu chuyện với khách hàng", chị Nguyệt cho biết.
Cặp đôi bộc bạch, khi có lí do để du lịch thì họ có động lực để làm việc.
"Nhu cầu cuộc sống của chúng tôi rất đơn giản, đúng như cái tên của anh - Viên Thường - bình thường là sự viên mãn. Chúng tôi hạnh phúc với công việc, với những chuyến đi và lựa chọn hiện tại”, chị Nguyệt chia sẻ.
Cặp đôi hạnh phúc với lựa chọn "không nhà, không xa, dành tiền để xê dịch"
Ảnh: NVCC
Cặp đôi ở TPHCM tiết lộ lí do 10 năm không nhà, không xe, dành tiền xê dịch
Album A Diary of Melody vừa phát hành dưới dạng vật lý với chất liệu sơn mài giới hạn 100 bản và cũng được phát hành trên các nền tảng nhạc số. Đây là album phòng thu thứ 4 trong 10 năm hoạt động ca hát của Hoàng Quyên nhưng là album có ý nghĩa khởi đầu hành trình từ một giọng ca pop chuyển sang địa hạt singer-songwriter (nghệ sĩ tự hát sáng tác của mình).
Album mở đầu với bài hát The Square- sáng tác đầu tiên của Hoàng Quyên. Chia sẻ về cảm hứng này, Hoàng Quyên nhớ lại: "Đó là một buổi chiều mưa tháng 7, khi tôi đi bộ trên quảng trường gần nhà. Xúc cảm tình yêu buồn như màn mưa thấm tan vào không gian và nỗi niềm, giai điệu cứ thế cất lên 'ngày mưa trời buồn, quảng trường rộng lắm, em trên lối một mình...'khắc họa hình ảnh cô gái mong manh, cô đơn, bước đi trên quảng trường của thực tại lẫn tâm tưởng".
Trong khoảng 1 tháng, Hoàng Quyên sáng tác liên tục, mỗi ngày một bài. AlbumA Diary of Melody chắt lọc 8 ca khúc - từ 30 bài cô sáng tác như cuốn nhật ký giãi bày tâm tư về vẻ đẹp của tình yêu, cuộc sống và chính những trải nghiệm của nữ ca sĩ.
Cảm thức không gian rộng lớn từ bài hát mở đầu The Squarevà kết thúc “cuốn nhật ký” bằng dòng chảy thời gian với ca khúc Bốn mùa để yêuđầy hoan ca. Nghe trọn A Diary of Melody cảm nhận tiếng hát Hoàng Quyên như thứ rượu được chưng cất, ủ ướp lâu năm, nguyên sơ mà dịu ngọt, sóng sánh trong từng giọt giai điệu.
Không chỉ khai phá tài năng viết ca khúc, A Diary of Melodycòn là bước bứt phá của Hoàng Quyên trong vai trò sản xuất khi trực tiếp tham gia vào quá trình làm nhạc cùng cộng sự trong nước và quốc tế như: Thanh Bùi, Benjamin James (đặt hợp âm), Tim Vander (nhà sản xuất âm nhạc của Adele, Taylor Swift…).
Album này cũng có bước tiến về sản xuất khi được hợp tác với hãng thu âm hàng đầu thế giới Abbey Road London ở khâu mastering (bước cuối cùng của quá trình hậu kỳ âm thanh, cân bằng các yếu tố âm thanh và tối ưu hóa việc phát trên tất cả hệ thống đa phương tiện).
Sau nhiều năm không đi hát để tập trung cho giáo dục âm nhạc, đây là lần hiếm hoi Thanh Bùi trở lại với vai trò ca sĩ. Chính anh là người nhận ra Hoàng Quyên có tiềm năng viết ca khúc và đề nghị cô học thêm về sáng tác.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Không gian 'liên văn hóa' trưng bày các tác phẩm hội hoạ và âm nhạc.
Tại không gian ra mắt album, Hoàng Quyên cũng giới thiệu với giới mộ điệu triển lãm bao gồm phần trình chiếu MV âm nhạc-hội họa của cô cùng họa sĩ Vũ Đình Tuấn mang tên Xin cho hôm nay trôi đi,trưng bày gần 40 tác phẩm tranh lụa, sơn dầu, sơn mài, nghệ thuật sắp đặt của các nghệ sĩ đã thành danh Vũ Đình Tuấn, Tào Linh, Nguyễn Trần Cường, Vũ Hiệp, Nguyễn Mạnh Thắng và Lê Đăng Ninh.
Hoàng Quyên cho hay đây là một dự án mới mẻ, một “bảo tàng chuyển động” thể hiện sự đồng điệu tâm hồn giữa các nghệ sĩ, mang tinh thần “liên văn hóa” khi giao thoa các loại hình nghệ thuật trong cùng không gian và thời gian.