- Việc kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên bị cấm tham gia giải VĐQG làm bùng lên những tranh cãi, ý kiến trái chiều. Và hình ảnh Ánh Viên phổng phao, xinh đẹp lại đập ra câu hỏi tò mò: Hay là Ánh Viên đang yêu?Ánh Viên ngày càng xinh
Chuyện lùm xùm ầm ĩ vì cấm Ánh Viên thi đấu tại giải VĐQG giờ cũng đã khép lại. Gốc rễ vấn đề thực ra đã được đặt thẳng lên bàn của các lãnh đạo ngành TDTT: Phải chăng Ánh Viên đang cần một HLV mới thay cho HLV Đặng Anh Tuấn khi giới hạn đã cận kề? Ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, đề cập đến ý kiến nên tìm HLV mới Ánh Viên cũng úp mở rằng, ngành thể thao có nhiều phương án dự phòng để không bị động. Ông Phấn nói: “Thời điểm hiện tại có thể chưa cần thay đổi. Nhưng lâu dài thì VĐV cần được huấn luyện theo công nghệ hiện đại hơn để bứt phá thành tích”.
|
Ánh Viên và HLV Đặng Anh Tuấn. Ảnh: SN |
Thành tích của Ánh Viên có lẽ đang trong trạng thái tiến bộ “chấp nhận được”. Bởi vậy mới có chuyện, Ánh Viên không được chính đơn vị chủ quản mình đăng ký thi đấu vì sợ… giỏi quá, gom hết huy chương. Vậy nhưng, chuyện trên hồ bơi, tập chay xem đồng đội, đối thủ tranh tài có lẽ không ấn tượng bằng việc Ánh Viên đang thay đổi lớn. Hơn một năm sau khi càn quét huy chương tại SEA Games ở Singapore, thay vì hình ảnh cao lộc gộc, có phần thô ráp, Ánh Viên như lột xác hẳn. Cô gái Cần Thơ 20 tuổi giờ đã phổng phao, xinh đẹp, hút ánh nhìn của những chàng trai.
Vẻ ngoài thay đổi, hút ánh nhìn của Ánh Viên đã làm chuyển dịch nhiều điều. Những chàng trai đến hồ bơi không phải đơn giản đến tiếp cận gần thần tượng bằng xương bằng thịt. Đấy là những ánh mắt ngưỡng mộ, xen thêm vào từ sự cuốn hút của cô gái đang đẹp rạng rỡ lên từng ngày. Thế nên, ngay cả khi Ánh Viên hồn nhiên nói “em chưa yêu ai” thì tất cả vẫn cảm nhận ra sự thay đổi, chuyển dịch từ kình ngư người Cần Thơ này, như thể Ánh Viên đang rực rỡ vì đang yêu và được yêu.
Thầy trò quấn quít
Ánh Viên đã biết rung động, lạc nhịp với chàng trai nào chưa? Kình ngư người Cần Thơ bảo chưa, và công thức mà Ánh Viên áp dụng trong gần chục năm qua dường như thật khô cứng, có khi nhàm chán đến độ chưa đủ thời gian để… rung động.
Thật ra từ lúc được phát hiện năm 12 tuổi và bây giờ đã là nữ kình ngư số 1 Đông Nam Á, người đàn ông gắn bó, bao bọc Ánh Viên từ hồ bơi đến mỗi lần xuất hiện bên ngoài vẫn chỉ là HLV Đặng Anh Tuấn. Thầy trò gắn bó quấn quit đến độ, ông Tuấn cũng bị "kẹp chặt" vào Ánh Viên. Cái danh HLV trưởng đội tuyển quốc gia của ông Tuấn cũng chẳng nổi bằng vài tiếng mà giới chuyên môn, công chúng thường nhắc đến: “Thầy của Ánh Viên”.
HLV Đặng Anh Tuấn chăm bẵm cho Ánh Viên không chỉ là những bài tập, ngày thi đấu căng thẳng, mệt mỏi trên hồ bơi. Thầy của kình ngư người Cần Thơ lo lắng cho Ánh Viên trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Họ bên nhau như hình với bóng, nhất là quãng thời gian Ánh Viên tập huấn dài hạn tại Mỹ. Dĩ nhiên, quá trình tập luyện, thi đấu gian khổ càng làm cho tình thầy trò thêm quấn quít, bền chặt.
|
Ánh Viên đang tích cực tập luyện ở trong nước |
Cũng cần nhắc một câu chuyện cảm động: Từ lúc chăm lo cho Ánh Viên, gắn bó với nhau như hình với bóng, HLV Đặng Anh Tuấn đã phải hi sinh cả hạnh phúc riêng tư. Ông Tuấn chấp nhận thiệt thòi để lo lắng cho cô trò nhỏ. Vậy nên chẳng ngạc nhiên khi Ánh Viên đáp lại rằng: Không có HLV Đặng Anh Tuấn thì chẳng có một kình ngư Ánh Viên như bây giờ.
Trở lại vụ định “xé rào” thi đấu ầm ĩ của Ánh Viên vừa qua, chẳng ngẫu nhiên mà dư luận râm ran: HLV Đặng Anh Tuấn chỉ có và lo lắng cho Ánh Viên. Ông Tuấn muốn làm tất cả cho Ánh Viên thành số 1. Vì thế, có lúc ông Tuấn chấp nhận sự hiểu lầm, như việc ầm ĩ một thời khi Hoàng Quý Phước cùng sang Mỹ tập huấn như Ánh Viên. Lúc ấy, Quý Phước đã xích mích với HLV Đặng Anh Tuấn rồi bỏ dở chuyến tập huấn tại Mỹ. Chính lãnh đạo ngành thể thao thừa nhận, có thể do HLV Đặng Anh Tuấn hơi quan tâm nhiều cho Ánh Viên nên xử trí không khéo, trong khi các VĐV khác thì chưa thấu hiểu.
Hoàng Mận
" alt="Ánh Viên ngày càng rực rỡ như đang yêu"/>
Ánh Viên ngày càng rực rỡ như đang yêu
Chị Nguyễn Thị Hằng (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết cậu con trai học lớp 12 vừa mới trở thành F0 hôm thứ 7 tuần trước.“Con mình 18 tuổi, đã tiêm đủ mũi. Hôm 7/2, con đi học trở lại.
Đến thứ 6 tuần trước, sau 5 ngày đi học, khi về con có triệu chứng hắt hơi giống cảm cúm, sức khoẻ bình thường và không sốt. Tôi cho con uống thuốc cảm cúm thông thường.
Đến thứ 7 con vẫn đi học, sức khoẻ bình thường, triệu chứng vẫn vậy. Tôi tiếp tục cho con uống thuốc cảm cúm” – chị Hằng chia sẻ.
|
Ảnh: Thanh Hùng |
Đọc báo thấy khi đi học trực tiếp có nhiều học sinh nhiễm Covid-19, chị Hằng hỏi lại thì con trai nói lớp cũng có nhiều bạn triệu chứng giống con, nên chị Hằng test cho con thì lên 2 vạch mờ.
“Thấy con “dính”, việc đầu tiên là mình cho con xông mũi. Sau đó, mình báo với cô chủ nhiệm của con. Cô nói gia đình điều trị sau 3 lần âm tính thì cho con đi học lại” – chị Hằng cho biết.
“Sang ngày hôm sau, con ăn ngủ bình thường, không ho, không sốt, không sổ mũi, giọng nói vẫn giống như cảm cúm.
Mình cho con xông mũi, xông cả người và tắm nước lá xông luôn, vẫn uống thuốc cảm cúm. Con trai bị mẹ bắt xông còn than thở “con bình thường mà mẹ cứ làm như con ốm nặng lắm”.
Cả nhà mình vẫn ăn uống giao tiếp bình thường, không quá căng thẳng”.
Sang tới thứ 2 vừa rồi, con chị Hằng vẫn có những triệu chứng như trước, không nặng hơn. Tuy nhiên, cậu bé phát hiện ra mình bị mất khứu giác, không ngửi thấy mùi đồ ăn.
Chị Hằng vẫn cho con xông mũi ngày 2 lần. Đồng thời vẫn uống thuốc cảm cúm, uống thuốc bổ tăng cường, nước cam chanh các loại và thường xuyên uống nước ấm, không để cổ họng khô.
Ngày thứ ba, chị Hằng tiếp tục cho con trai xông mũi, tắm lá xông... Cuối ngày, khi cậu con trai test thì đã về 1 vạch.
Tuy nhiên, theo quy định của trường phải âm tính 3 lần mới đi học lại. Do đó, chị Hằng xin cho con nghỉ tới hết tuần này cho yên tâm
Chị Hằng cho biết khi con là F0, cả gia đình không quá lo lắng vì ở trong vùng dịch từ hè 2021 tới giờ, trải qua những thời điểm căng thẳng nhất. Đồng thời, con đã tiêm đủ 2 mũi
“Tuy nhiên, tùy theo thể trạng, đề kháng mỗi bé mà bệnh sẽ có chuyển biến bệnh khác nhau” – vị phụ huynh này lưu ý. “Do đó, mình cho rằng khi cho con đi học lại thì đã sẵn sàng đón nhận những thông tin như bệnh có thể sẽ lây lan nhanh và nhiều, nhưng cứ bình tĩnh, không lo lắng quá nhưng cũng không chủ quan. Nếu không may con trở thành F0 thì điều trị, khi nào khỏi lại đi học tiếp”.
Cũng từng có cậu con trai lớp 4 là F0, chị Thúy Anh (Quận 1, TP.HCM) cho biết con bị sốt mất hai ngày.
“Tôi bị Covid trước, rồi tới chồng và sau đó là con. Con còn nhỏ, chưa được tiêm vắc xin nên khi con sốt, tôi test nhanh cho con thấy lên 2 vạch thì choáng váng. Nhưng có kinh nghiệm từ bản thân, hàng ngày tôi cho con xông mũi họng, sử dụng một số thuốc cảm cúm và theo dõi chặt chẽ tình trạng của con. Thấy con dù sốt nhưng không quá cao và uống thuốc vẫn hạ sốt được, lại ăn uống được và chỉ hơi uể oải nên chúng tôi quyết định trước mắt để con ở nhà. Vì cả hai vợ chồng vừa mắc xong nên cả nhà sinh hoạt chung như bình thường, không cách ly ai cả”.
Sang đến ngày thứ ba, con chị Thúy Anh không sốt nữa và rất ít ho. Chị cho con xông mỗi ngày 2 lần, ăn uống như bình thường nhưng tăng cường thêm nước ép trái cây, sữa…
“Tôi báo với cô giáo và xin cho con nghỉ học online cho đến khi khỏe hẳn. Nhưng được ba hôm, con ngồi chơi mãi tự thấy chán nên khi mình gợi ý hay cứ vào lớp học cùng các bạn, mẹ xin phép cô cho con chỉ cần nghe mà không phải trả lời câu hỏi, khi nào mệt thì nghỉ thì cu cậu đồng ý, lại lên lớp đều”.
F1 cũng được chăm kỹ
Ngày 10/2, con gái chị Linh Lan (quận Ba Đình, Hà Nội) trở lại trường. Chỉ sau buổi học đầu tiên, cô giáo đã thông báo lớp có F0. Bé bị F0 và 4 bạn ngổi trước, sau, trái, phải của bé là F1 phải nghỉ học. Sau đúng 1 tuần học trực tiếp, khi lớp có 3 F0 và có tổng cộng 19 học sinh nghỉ học, lớp của con chị chuyển học online.
Cô bé con của chị Lan là một trong những F1 của lớp.
“Từ hôm con đi học, mình cứ vừa mừng vừa lo vì đã “bẩy” được con ra khỏi nhà. Nhưng đồng thời trong nhà còn có ông bà người cao huyết áp người bị tiểu đường, và em của bé mới 3 tuổi chưa được tiêm phòng”.
Vì vậy, hàng ngày trước khi đi học chị đều nhắc con xịt mũi, họng bằng nước muối, khi về ngoài rửa tay sát khuẩn cũng xịt mũi họng. Vitamin các loại chị cho uống thường xuyên để tăng sức đề kháng.
“Tới khi biết con là F1, ban đầu mình cũng hơi hoảng. Mình test nhanh cho bé luôn, kết quả âm tính nên trấn tĩnh lại. Tuy nhiên, sau đó mình lên một lịch chăm con và “canh chừng” cả cho ông bà và bé con”.
Chị Lan mua bồ kết bề đốt trong nhà để khử khuẩn. Hàng ngày, ngoài vitamin tổng hợp, chị cho con uống thêm viên tỏi, ngậm vitamin C, và uống viên thuốc phòng cúm của Nga “do bạn bè mách cho”.
Sau 3 ngày, chị lại cho cả nhà test chứ không phải mình cô bé con bởi theo chị, có những người bị không triệu chứng, nếu không cẩn thận lại lây lẫn nhau mà không biết.
Chị Lan cho biết đến thứ 6 sẽ lại test thêm lần nữa cho đủ 3 lần thì mới yên tâm hoàn toàn được.
“Thấy con ở nhà học online thì mình có cảm giác an toàn hơn, nhưng lại “sôi gan” vì con lại tiếp tục vừa học vừa chơi điện tử, xem youtube, chat chit đủ cả” – chị Lan than thở.
Test thử liên tục cũng là cách mà nhiều phụ huynh có con là F1 đang áp dụng cho con mình.
Chị Lê Minh Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ trước khi quyết định cho con đi học đã chuẩn bị tâm lý về việc có F0 trong lớp của con, hoặc tệ hơn là chính con trở thành F0. Dù vậy, trước thông tin về ca nhiễm liên tục tăng trong trường học, và lớp của con may mắn chưa có F0 nào, chị vẫn không khỏi lo lắng.
"Dẫu sao, tôi cũng chỉ biết lo cho con ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin tăng sức đề kháng và liên tục nhắc nhở con phải cẩn thận khi tới trường học. Dù sao, tôi thấy con đang khá hào hứng đi học và đã có những chuyển biến tích cực khi về nhà, chịu giao tiếp với bố mẹ hơn, nên mong rằng lớp của con sẽ không phải học online trở lại".
Phương Chi
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà
Cho trẻ uống thuốc theo ''tư vấn'' trên mạng, hạ sốt không đúng cách, đo sai chỉ số SpO2… là những sai lầm thường gặp khi chăm sóc, điều trị trẻ mắc Covid-19 tại nhà.
" alt="'Nhật ký' người mẹ chăm con mắc Covid"/>
'Nhật ký' người mẹ chăm con mắc Covid
MU được khuyên nên mua GrealishCó rất nhiều gương mặt liên quan đến MU, trên thị trường chuyển nhượng mùa Hè 2020.
|
Grealish được cho là phù hợp với MU |
Jack Grealish là một trong số này. Tiền vệ người Anh là mục tiêu mà HLV Ole Gunnar Solskjaer rất muốn sở hữu.
Mới đây, cựu tiền đạo Dimitar Berbatov đưa lời khuyên, MU nên tập trung dứt điểm thương vụ Grealish.
"Tôi thấy Grealish phù hợp với MU hơn so với những người khác. Cậu ấy đã quen với Premier League, và gây ấn tượng trong việc ghi bàn cũng như kiến tạo".
MU từng xếp Grealish vào mục tiêu số 1 danh sách chuyển nhượng trước mùa giải 2020-21.
Vướng mắc lúc này là chi phí chuyển nhượng. MU cho rằng con số 80 triệu bảng mà Aston Villa yêu cầu là quá cao.
Chelsea bí mật đàm phán Kai Havertz
Chelsea vừa gây ấn tượng bằng những thương vụ đình đám nhất châu Âu, và The Blues hứa hẹn chưa dừng lại.
|
Chelsea đang đàm phán với Kai Havertz |
ESPN tiết lộ, Chelsea đang tiếp cận Leverkusen để đàm phán về trường hợp Kai Havertz.
Sau khi lấy Hakim Ziyech và Timo Werner cho hàng công, HLV Frank Lampard muốn có Kai Havertz để làm mới hàng tiền vệ.
Chelsea sẵn sàng bán N'Golo Kante và Jorginho để lấy chỗ cho Kai Havertz - người sẽ bước sang tuổi 21 vào ngày mai (11/6).
Trong thời gian qua, Kai Havertz được nhắc đến rất nhiều trên thị trường chuyển nhượng, liên quan đến MU, Real Madrid, Juventus, Bayern Munich...
Chelsea dự tính chiêu mộ Kai Havertz với giá khoảng 70 triệu bảng.
Cao Dung
" alt="Tin chuyển nhượng 10"/>
Tin chuyển nhượng 10