Đội hình ra sân chính thức Osasuna vs Bilbao, 2h30 ngày 26/5
(责任编辑:Kinh doanh)
- Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Rayyan, 21h00 ngày 3/2: Thất vọng cửa trên
- - Nhiều nhà văn, nhà báo, ca sĩ, nhạc sĩ của Sài Gòn trước năm 1975 đều có mặt và trở nên quen thuộc tại quán này.
Tôi đã sống gần trọn một đời người rong ruổi từ Nam chí Bắc vẫn chưa gặp một quán cơm nào được nhiều người thương mến như quán cơm Bà Cả Đọi.
Là một người tha hương đất khách bà Cả mưu sinh bằng tình người và cả tấm lòng nhân hậu để đến bây giờ, tuy bà không còn nhưng vẫn nhiều người vẫn nhớ và ngưỡng mộ.
Tấm lòng người phương Bắc
Quán Bà Cả thuộc con hẻm 53 đường Nguyễn Huệ, không có biển hiệu. Khách bước lên cầu thang vào một căn phòng rộng chừng 50 - 60m2 ở đó có có bày biện vài bàn và một tấm phản rộng.
Những nhóm đi đông thì leo lên phản. Các bàn thì chỉ dành cho nhóm ít người. Ở ngay chỗ bậc cấp dẫn lên có một bàn chỉ đủ cho một người ngồi ăn. Đây cũng là nơi cư ngụ của gia đình bà.
Bước lên cầu thang này là quán cơm Bà Cả Đọi
Cái tên Bà Cả Đọi thật ra không phải xuất phát từ gia đình bà mà do chính những thực khách thân thuộc đặt cho. Không biết xuất phát từ nguyên nhân nào mà quán của bà luôn đông khách, nhất là giới văn nghệ sĩ. Nhiều nhà văn, nhà báo, ca sĩ, nhạc sĩ của Sài Gòn trước năm 1975 đều có mặt và trở nên quen thuộc tại quán này.
Bà Cả có tên thật là Hoàng Thị Túc, người làng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bà và gia đình vào Nam từ năm 1948, khi đi bà có mang theo bộ phản gõ.
Trước khi về hẻm 53, bà Cả bán cơm trên đôi quang gánh phía bên kia đường đối diện với hẻm. Nhiều người không thể quên được nụ cười nhân hậu của bà khi bới đĩa cơm trao cho khách.
Nếu khách là những sinh viên, nghệ sĩ, công nhân, lái xe đôi khi mang bộ mặt buồn thiu đến với bà đều được bà ưu ái: "Các cháu cứ ăn đi, ghi sổ hôm nào có tiền trả cũng được". Cuốn sổ nợ của bà dày cộm những cái tên.
Các con nợ của bà theo thời gian, công thành danh toại nhớ lại lúc nghèo khổ được bà cho ăn chịu, tự thấy mình mang ơn bà nên họ cũng thường lui tới.
Bán gánh một thời gian, bà chuyển về hẻm 53 và dùng nơi đây để tiếp tục bán cơm. Lúc này khách của bà càng đông hơn. Nhóm nhà văn, nhà báo kéo đến khá đông.
Nhạc sĩ Trường Kỳ, một trong những người tiên phong khai sinh phong trào nhạc trẻ Sài Gòn, thường gọi đùa quán cơm của bà là quán Bà Cả Đọi. Chữ "đọi" tiếng lóng có nghĩa là đói. Bà Cả Đọi không phải là Bà Cả Đói nhưng chính chữ "đọi" ở đây đã nói lên được tình cảm của những người khách đến quán bà.
Mỗi khi hết tiền (đói) thì ghé qua đây ăn bữa cơm vừa rẻ vừa no. Có lẽ từ đó, quán cơm Bà Cả Đọi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trở nên quen thuộc ...
Chốn quen của người Bắc
Ngày ấy tại quán cơm của bà, thường xuyên có một cụ bà người Pháp ngồi ăn một mình.
Bà chỉ ăn duy nhất một tô canh rau đay và một đĩa cơm. Món canh này là món của người Bắc và dĩ nhiên quán của bà bán các món ăn vời đầy đủ hương vị đặc trưng miền Bắc.
Những người Bắc tha hương vào miền Nam với những bỡ ngỡ, xa lạ từ khí hậu đến phong tục tập quán, đồ ăn. Bởi vậy, quán Bà Cả Đọi được ví là cả một "vùng trời quê hương" với họ.
Họ dễ dàng tìm thấy những món ăn rất hợp khẩu vị và nhất là không có vị ngọt đặc trưng như món ăn miền Nam.
Bà Cả Đọi khi còn sống và con cháu. Ảnh: Người lao động
Các món như thịt đông, thịt heo nấu giả cầy, tàu hủ chiên, dồi trường, rau muống xào, trứng non, trứng đúc thịt, canh cua rau đay, cá bống kho tiêu mỡ, ốc nấu chuối... được bà bày trong quầy. Ai muốn ăn gì thì cứ chỉ. Đặc biệt một món không thể thiếu ở bất kỳ một quán người Bắc nào là dưa chua, cà pháo chấm mắm tôm.
Buổi trưa, quán Bà Cả khá đông khách. Diện tích quán hẹp nên khách đến sau thường phải chờ khi có chỗ trống mới lên. Chờ đợi như thế nhưng không ai phàn nàn.
Nhà văn Từ Kế Tường cũng đã ghi lại cảm tưởng của mình trong một bài viết về quán cơm Bà Cả Đọi.
Ông viết: "Tôi và bạn bè trong cánh nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ thường xuyên “đóng đô” ở quán Bà Cả Đọi đến nỗi, bà chủ quán mặt khó đăm đăm, ít thấy cười. Bà không cần hỏi chúng tôi ăn gì mà vẫn “chế biến” hợp khẩu vị và cứ thế người nhà của quán tự động mang ra.
Lâu ngày tôi mới ngẫm ra rằng, quán cơm bụi Bà Cả Đọi nổi tiếng khắp Sài Gòn tới tận miền Tây, miền Trung trước hết là nhờ… không khí, một thứ không khí đặc trưng của quán mà không nơi nào có được.
Nó không phải sang trọng như nhà hàng máy lạnh mà là sự chật hẹp gần gũi, thân tình, đầy mùi vị của thức ăn và... lửa khói. Không gian chật hẹp mà bài trí lại giống như nhà mình. Tường vách bụi bám, nhện giăng, cánh quạt lúc nào cũng rè rè nghe rất quen thuộc và người ta… nghiện cái không khí ấy, nếu vài ba ngày không được quay lại thì đâm ra nhớ nhung, ngơ ngẩn".
Sau 1975, quán cơm Bà Cả Đọi tiếp tục duy trì tại hẻm 53 Nguyễn Huệ thêm vài năm nữa rồi đóng cửa. Bà Cả lúc bấy giờ tuổi đã cao, sức đã yếu. Con bà tiếp tục bán cơm nhưng chuyển về 2 địa điểm trên đường Tôn Thất Thiệp và Trương Định.
Ở 2 quán này vẫn bán đúng như cung cách xưa và ở mỗi quán đều có tấm biển nhỏ Cơm Bà Cả. Những người khách năm xưa vẫn thường ghé lại, nhằm tìm lại chút dư vị của một thời đã qua.
Đầu năm 2016 bà Cả mất, hưởng thọ 86 tuổi.
Trần Chánh Nghĩa
" alt="Quán cơm Bà Cả Đọi: Quán ăn hút khách nhất Sài Gòn xưa" />Quán cơm Bà Cả Đọi: Quán ăn hút khách nhất Sài Gòn xưa - Theo cáo trạng được công bố tại phiên tòa ngày 16/10, Hwang bị quy kết quay phim các nạn nhân bốn lần trong năm 2022 mà không có sự đồng thuận.
Thông tin về hai phụ nữ này được giữ kín do tính chất bất hợp pháp của việc ghi hình. Nhưng, một nạn nhân đã từ chối thương lượng và yêu cầu mức án nặng cho Hwang.
- - Cuộc sống người Hà Nội đã đủ đầy, nhưng nhiều gia đình vẫn gói và luộc một nồi bánh chưng để cho con trẻ hiểu hơn về Tết Nguyên Đán của dân tộc.
Nhiều gia đình thay vì đặt mua bánh chưng vẫn dành thời gian tự gói và luộc bánh.
Một gia đình luộc bánh chưng trong con ngõ 39 phố Hào Nam (Đống Đa - Hà Nội).
Cuộc sống hiện đại nhưng để có nổi bánh chưng ngon, nhiều gia đình vẫn chọn củi để đun, vì chỉ đun củi bánh chưng mới rền và lá mới xanh.
Bà Oanh ở phố Tân Ấp (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) thì chọn bếp than tổ ong để đun bánh chưng, năm nay nhà bà gói hơn 2kg gạo nếp.
Một gia đình ở làng Giáp Nhất (Thanh Xuân - Hà Nội) mang nồi bánh chưng ra vỉa hè để luộc. Cuộc sống đô thị hoá nhưng truyền thống gói bánh chưng ngày Tết Nguyên đán không bị lãng quên.
Bác Tuấn nhà trong làng Giáp Nhất (Thanh Xuân - Hà Nội) cho biết: Năm nào gia đình cũng gói bánh chưng, Tết có thể thiếu nhiều thứ nhưng không thể thiếu nồi bánh chưng
Nồi bánh chưng nhà bác Tuấn được luộc trên vỉa hè, bên trái là dòng sông Tô Lịch. Theo bác Tuấn thì bánh chưng nhà gói sẽ ngon hơn mua ngoài chợ.
Một nồi bánh chưng đang được luộc trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân - Hà Nội).
Đường Hồng Hà (Hoàn Kiếm - Hà Nội), giữa phố phường tấp nập, nồi bánh chưng vẫn nghi ngút khói, toả hương thơm những ngày cuối năm.
Ở phố Nguyễn Đình Hoàn (Cầu Giấy - Hà Nội), người dân luộc bánh chưng bên sông.
Các gia đình vừa trông nồi bánh, vừa hàn huyên câu chuyện cuối năm. Phạm Hải
" alt="Người Hà Nội luộc bánh chưng bên sông, trên hè phố" />Người Hà Nội luộc bánh chưng bên sông, trên hè phố - Nhận định, soi kèo Al
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Hoffenheim, 23h30 ngày 2/2: Chủ nhà quá mạnh
- Món ngon cuối tuần: Chả bò phù trúc
- Hiệp Gà: 'Tôi vẫn rủng rỉnh, không khó khăn như mọi người nghĩ'
- Cá thu chiên nghệ thơm ngọt tự nhiên
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Hoffenheim, 23h30 ngày 2/2: Chủ nhà quá mạnh
- Ngọc Anh 3A phẫu thuật khối u, chồng Tây chăm sóc ân cần
- Tuyển Nigeria bị giam lỏng, bỏ đói 16 tiếng ở sân bay
- Bích Phương biến hóa đầy gợi cảm trong MV Đố anh đoán được
-
Nhận định, soi kèo Adhyaksa Farmel vs Bekasi City, 15h30 ngày 4/2: 3 điểm nhọc nhằn
Hồng Quân - 04/02/2025 06:18 Nhận định bóng đ ...[详细] -
Thịt viên rim xì dầu đậm đà ngon cơm
...[详细] -
Nhận định, soi kèo Arema FC vs Bali United, 15h30 ngày 3/2: Tiếp tục thắng lợi
Hồng Quân - 02/02/2025 16:09 Nhận định bóng đ ...[详细] -
Đi làm xa, cuối năm vào viện, chồng bảo ‘mất Tết’ khỏi về quê
LTS: Những ngày cuối cùng của năm 2023 sắp qua đi, một năm mới sắp đến. Với nhiều người, đây là lúc hưởng thụ những trái ngọt gặt hái được trong năm, nhưng không ít người khác vẫn đang phải từng ngày, từng giờ vật lộn với cuộc sống khó khăn, mong có được một cái Tết sum vầy, ấm áp bên người thân.
Với diễn đànChuyện cuối nămVietNamNet mong muốn trở thành cầu nối chia sẻ những câu chuyện, tâm sự của tất cả mọi người về khó khăn, vất vả cũng như thành công đạt được trong năm qua và cả những ước vọng cho năm tới. Bài viết chia sẻ của độc giả, xin gửi về hòm thư: [email protected].
Vợ chồng em đều là dân quê, lấy nhau mấy năm nhưng chưa có con cái. Cách đây vài năm, thấy mấy anh chị em trong xã vào miền Nam tìm được việc làm có vẻ thuận lợi nên chúng em cũng bỏ ruộng vườn lại cho ông bà, dắt díu nhau vào miền Nam, xin làm công nhân cho một nhà máy ở khu công nghiệp. Công việc vất vả, nhưng vợ chồng chung lưng đấu cật nên cũng đủ sống và để ra được chút tiền.
Hai vợ chồng bàn nhau đi làm công nhân vài năm, ăn uống tằn tiện, tiết kiệm chắt bóp để có tiền thăm khám xem chuyện con cái ra sao. Ông bà ở quê mong ẵm bồng cháu từng ngày mà chúng em mãi chưa có tin vui. Nhà chồng em vốn thưa người, kinh tế lại eo hẹp, nên không biết trông chờ vào ai. Có người đánh tiếng cho vay, nhưng chúng em dùng dằng mãi vì sợ không biết sau này trả nợ ra sao.
Mới đi làm xa được hơn một năm thì đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến. Ban đầu, nhà máy còn cố gắng gượng nhưng sau vài đợt phong tỏa, khó khăn quá họ đành cho công nhân nghỉ việc, hẹn hết dịch thì gọi quay lại. Vợ chồng em quay về quê sống. Dịch bệnh qua đi, chúng em chờ mãi không thấy nhà máy gọi quay về, nên đầu năm nay, hai vợ chồng lại khăn gói vào Nam.
Tới nơi, chúng em mới biết là nhà máy không có đơn hàng nên nghỉ vô thời hạn. Tình cảnh của nhiều công ty khác trong khu công nghiệp cũng không khá hơn, nhiều công nhân phải chờ việc dài hạn đã bỏ đi tìm việc khác. Cứ tưởng hết dịch, mọi thứ lại trở về như trước. Ai dè, đi đâu cũng thấy mọi người than vãn kinh tế khó khăn. Người có trình độ còn thất nghiệp đầy ra, huống hồ công nhân ngoại tỉnh như chúng em.
Công việc thì không có mà tiền thuê nhà, tiền ăn hàng ngày vẫn phải chi ra, nên em theo các chị trong xóm trọ hàng ngày đi bán hàng rong, nhặt ve chai. Còn chồng em thì thuê lại xe của một người bạn để chạy xe ôm nhưng sức khỏe anh ấy không tốt nên chỉ chạy được bữa đực bữa cái.
Vợ chồng em đã vài lần định trở về quê làm nông nghiệp như trước, nhưng nghe các anh chị trong xóm nói đây là nơi dễ kiếm sống nhất với dân lao động nhập cư, nên chúng em quyết tâm ở lại. Chúng em còn trẻ, lại có sức khỏe thì tại sao không cố gắng lao động kiếm tiền, tích cóp được một chút cũng tốt. Về quê không hẳn là không tốt, nhưng tiền chạy chữa con cái thì lấy đâu ra.
Ai ngờ, một ngày giữa tháng 7, em đang đi bán hàng thì đau bụng quá, phải nhờ người ta đưa giúp vào viện. Mấy hôm trước đó, em đã thấy đau âm ỉ rồi nhưng nghĩ là do ăn phải cái gì đó thôi. Tới khi bác sĩ thăm khám mới biết là em đau ruột thừa. Do em không kiểm tra sớm nên giờ phải mổ gấp. Cũng may là sau ca mổ, sức khỏe của em hồi phục khá nhanh.
Ở bệnh viện có mấy ngày thôi, vợ chồng em đã chi gần sạch số tiền tiết kiệm được suốt nửa năm. Em xin bệnh viện cho về tự điều trị. Nói là tự điều trị, chứ thực ra mấy loại thuốc đắt tiền bác sĩ kê, em có dám mua đâu. Cũng vì mới mổ ruột thừa nên em chưa thể đi bán hàng ngay, việc nặng nhọc cũng không thể làm.
Để có tiền, chồng em phải gắng sức làm nhiều hơn, đêm hôm cũng phải chạy xe. Cũng may, người bạn bớt cho một nửa tiền thuê xe nên đỡ được phần nào. Các chị em trong xóm trọ biết em bị bệnh cũng thay nhau giúp đỡ. Đúng là chẳng may hoạn nạn nhưng gặp được chân tình. Vợ chồng em thấy mình thật may mắn và hy vọng sau trận bệnh, mọi thứ sẽ lại tốt đẹp.
Nhưng cuộc đời không như mong ước, có lẽ em là người không mang lại may mắn cho những người xung quanh. Hôm rồi, em đi vệ sinh thấy khó chịu. Em sợ như lần trước không đi khám sớm nên từ bệnh nọ xọ sang bệnh kia. Kết quả sau khi chụp chiếu, em bị sỏi thận. Mặc dù phát hiện được sớm, nhưng bệnh này cần điều trị ngay, không thể để lâu. Nghe bác sĩ nói về bệnh tình của vợ, chồng em mặt méo xệch.
Hôm qua, em bảo với chồng là về quê mua thuốc nam uống tiêu sỏi cho đỡ tốn kém, đằng nào cũng sắp Tết rồi, nhưng chồng em không đồng ý vì sợ xảy ra biến chứng lại tốn kém hơn. Với lại, anh ấy cũng đã chi gần hết tiền cho việc thăm khám, điều trị ban đầu rồi, hiện chả còn được bao nhiêu. Chồng em bảo năm nay ở lại đây, anh ấy sẽ làm thêm mấy ngày trong Tết, kiếm tiền cho em mua thuốc điều trị, chứ về thì tiền đâu ra.
Buổi tối, các chị trong xóm sang chơi, cũng khuyên nhủ em nên ở lại. Các chị nói Tết là dịp kiếm được nhiều tiền hơn những ngày bình thường. Nếu buồn thì tối sang phòng các chị chơi, trò chuyện tâm sự lại vui như pháo rang ấy. Tết có mấy ngày thôi, về cũng không để làm gì mà lại tốn kém tiền tàu xe nữa. Em nghe chồng và các chị em xóm trọ khuyên cũng thấy đỡ buồn hơn, chỉ thương ông bà ở quê lủi thủi.
Tết là dịp nhà nhà đoàn tụ, vui vẻ ăn bữa cơm cùng nhau, nhưng không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người cũng khó khăn như hoàn cảnh vợ chồng em. Nhưng em hy vọng ngày mai sẽ khác. Biết đâu, sau Tết, nhà máy sẽ gọi vợ chồng em trở lại làm việc hoặc biết đâu chúng em tìm được một công việc mới với thu nhập ổn định, các anh chị nhỉ!
Độc giả N.L.A.
Tết về nhà, ngại nhất bố mẹ giục yêu đương
Vừa về quê đón Tết, nhiều bạn trẻ đã được gia đình hỏi han chuyện hẹn hò, giới thiệu các mối quan hệ để làm quen.
" alt="Đi làm xa, cuối năm vào viện, chồng bảo ‘mất Tết’ khỏi về quê" /> ...[详细] -
Quán quân The Look hạnh phúc nên duyên với chàng tiếp viên hàng không
- Trong chương trình Người ấy là ai tập 9, Quán quân The Look 2017 - Vũ Ngọc Châm đã lựa chọn Mạnh Tuấn - một nam tiếp viên hàng không đẹp trai, năng động.Trấn Thành biết ơn Tiến Đạt vì từng rất tốt với Hari Won
Trấn Thành xúc động với chàng trai 2 lần ngoại tình vẫn được vợ tha thứ
Trấn Thành tiếc hùi hụi vì em bé 5 tuổi mất 10 triệu đồng
Người ấy là ai tập 9 phát sóng trên HTV2 với sự tham gia của Hương Giang Idol, diễn viên Angela Phương Trinh, ca sĩ Hồ Quang Hiếu và diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm với sự tham gia của nữ chính là Vũ Ngọc Châm.
Cô gái xinh đẹp đến từ Hà Nội, từng là tiếp viên hàng không, diễn viên và người mẫu, hiện đang kinh doanh thời trang. Năm 2017, cô nàng cũng gây chú ý khi trở thành Quán quân The Look Vietnam 2017.
Nữ chính xinh đẹp trong tập 9 là Vũ Ngọc Châm - Quán quân The Look 2017. Vũ Ngọc Châm lần đầu thừa nhận chuyện đổ vỡ, cảm thấy thiếu may mắn trong tình cảm. Cô tâm sự từng có mối tình kéo dài một năm nhưng hai lần bị người yêu lừa dối.
5 chàng trai xuất hiện trong tập này bao gồm Quốc Việt, Tuấn Anh, Sỹ Hưng, Hồng Văn và Mạnh Tuấn. Xuất hiện với thân phận Giới tính thứ 3 ngay vòng đầu, Quốc Việt đã khiến Trấn Thành và mọi người liên tục xúc động khi nghe được những gì anh từng trải qua, đặc biệt là hoàn cảnh gia đình. Quốc Việt tâm sự bố mình mất năm 6 tuổi, mẹ cũng đột ngột bỏ nhà đi ngay sau đó để lại mình anh cho ông bà chăm lo.
Người bà 62 tuổi của Quốc Việt cũng tới chương trình. Bà chia sẻ khi biết chuyện, bà rất buồn và lo sợ mọi người cười chê. Tuy nhiên bà vẫn rất thương cháu. Những lời chia sẻ của bà khiến khán giả vô cùng xúc động. Người tiếp theo không được Ngọc Châm lựa chọn và phải ra về là Tuấn Anh, một người vui tính, hiền lành, lãng tử, thích những trò cảm giác mạnh và chọn cách yêu thẳng thắn. Vũ Ngọc Châm loại Tuấn Anh vì cho rằng người đàn ông này đã có chủ và lựa chọn này đã hoàn toàn chính xác.
Trong 3 chàng trai còn lại, Ngọc Châm đã chọn bước đến bên Mạnh Tuấn. Anh chàng là một tiếp viên hàng không, độc thân. Anh chia sẻ từng biết đến và hâm mộ Ngọc Châm, cũng như muốn được cùng cô đi xa hơn nữa. Ngọc Châm thổ lộ: "Em từng là tiếp viên hàng không, em hiểu họ là những người ấm áp... Em nghĩ mình có thể tìm thấy sự chân thành, ấm áp đó từ anh".
Mạnh Tuấn gây ấn tượng với khuôn mặt thư sinh điển trai cùng chiều cao chuẩn mực 1m80. Ngay từ khi thấy anh chàng này xuất hiện, ban cố vấn đã nghĩ đây sẽ là sự chọn hoàn hảo nhất cho Ngọc Châm. Cuối cùng, cả 2 đã nên đôi trong sự cổ vũ nồng nhiệt của mọi người.
Vũ Ngọc Châm đã có một sự chọn lựa hoàn toàn chính xác. Tập 10 Người ấy là ai với sự xuất hiện của Hương Giang và dàn cố vấn: NSƯT Kim Tử Long, Hoàng Thùy, John Huy Trần sẽ chính thức lên sóng vào 21h ngày 4/1/2019 trên kênh HTV2.
T.N
Trấn Thành, Hương Giang bật khóc vì chuyện tình buồn của chàng trai đồng tính
"Người ấy là ai" tập 3 tiếp tục lên sóng với rất nhiều những điều thú vị xoay quanh các người chơi, đặc biệt là câu chuyện tình đầy cảm động của chàng trai đồng tính Chương Cố.
" alt="Quán quân The Look hạnh phúc nên duyên với chàng tiếp viên hàng không" /> ...[详细] -
Mỹ nhân ''Nevertheless' Han So
Han So-hee trong trailer phim 'My Name'2020 là năm có dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp của Han So-hee. Sau vai tiểu tam trong Thế giới hôn nhân (The World of the Married),nữ diễn viên sinh năm 1994 tiếp tục gây chú ý trong vai nữ sinh viên nghệ thuật mắc kẹt trong mối quan hệ trên tình bạn dưới tình yêu với hai chàng trai ở Nevertheless.Tuy nhiên vai diễn trong phim này bị đánh giá là khá nhạt nhòa. Chính vì vậy, Han So-hee đã quyết tâm lột xác với vai diễn mới trong loạt phim My Name.
Trailer chính thức củaMy Namethể hiện sự chuyển biến ấn tượng trong diễn xuất của Han So-hee cùng một số pha hành động gay cấn. Vào sinh nhật lần thứ 17, Jiwoo (Han So-hee) chứng kiến cái chết của cha mình và tự tìm ra kẻ đã giết cha. Cô tiếp cận người bạn lâu năm của cha, Mujin (Park Hee-soon) cũng đồng thời là ông chủ của Dongcheon, tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất trong nước.
Vẻ đẹp mong manh của Han So-hee. Jiwoo thâm nhập vào một băng nhóm tội phạm để tìm ra kẻ giết cha mình. Cô dùng một cái tên mới để gia nhập với tư cách cảnh sát chìm và đối mặt với sự thật lạnh lùng trong khi tìm cách trả thù. Các nhân vật xung quanh Jiwoo với nhiều mưu đồ khiến cô ngày càng lún sâu vào nguy hiểm. Thông qua mối quan hệ của bản thân với các nhân vật khác nhau, Jiwoo tiến gần hơn đến việc tìm ra kẻ giết cha và cuối cùng phát hiện ra nhiều điều bất ngờ.
My Namelà loạt phim hành động do đạo diễn Kim Jin-min, đạo diễn phim Ngoại khóa (Extracurricular) phụ trách. Ngoài Han So-hee, phim còn có sự tham gia của Park Hee-soon, Ahn Bo-hyun, Kim Sang-ho, Lee Hak-ju, Jang Yull.... My Name sẽ được phát hành vào ngày 15/10 trên nền tảng phim trực tuyến lớn nhất thế giới.
Tạo hình mạnh mẽ của Han So-hee trong vai Jiwoo (My Name). Quỳnh An
Phim 'Sex/Life' làm tiếp phần 2 bất chấp chỉ trích
Dù bị chỉ trích nội dung tệ hại, lạm dụng cảnh sex như phim khiêu dâm nhưng 'Sex/Life' vẫn ăn khách đến mức nhà sản xuất tiếp tục sản xuất phần 2.
" alt="Mỹ nhân ''Nevertheless' Han So" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh
Nguyễn Quang Hải - 02/02/2025 08:46 Thổ Nhĩ K ...[详细] -
Chất liệu gì cho văn học thiếu nhi thời đại ChatGPT, AI phát triển?
Nhiều nhà văn cho rằng, bất kỳ đề tài nào cũng có sức hấp dẫn độc giả nhí. Nhà văn Mai Bửu Minh - tác giả của 13 cuốn sách văn học cho thiếu nhi chia sẻ với với VietNamNet về những trở ngại khi theo đuổi đề tài này. Theo ông, hầu hết tác phẩm viết về thiếu nhi ngày xưa đến nay độc giả thấy "giống như đọc truyện cổ tích, xưa thiệt là xưa, xa lạ, không thích".
Biết vậy nhưng nhà văn Mai Bửu Minh thừa nhận "vốn sống và hiểu biết về trẻ con của tôi chỉ có thế, viết như để trả nợ tuổi thơ, trả nợ quê hương".
"Ông già U70 thời nay hơi khó làm bạn với các cháu. Trẻ con bây giờ 7 tuổi cầm điện thoại thông minh, chơi game, tặng quà cho bạn gái, nhắn gửi video tỏ tình, thuộc làu thành tựu các ngôi sao trong làng giải trí, thể thao…
Thời của tôi, bọn trẻ tuổi đó ở vùng quê còn cởi truồng tắm mưa, mê mải trò chơi dân gian, đánh bắt tôm cá dưới kênh rạch, đặt bẫy chim cò trên đồng. Thế nên, tôi gặp khó khăn khi viết đề tài thiếu nhi hiện nay", nhà văn Mai Bửu Minh thẳng thắn nhìn nhận.
Viết cho thiếu nhi phải thực tế
Nhà văn Kim Hòa - tác giả của Vương quốc ngộ nghĩ, Tay chị tay em, Đỉnh khói, Con chim phụng cuối cùng, Cửa sổ phía đông, Chuyện kể ở Lớp Cây Me… khá thuận lợi khi viết cho các bạn nhỏ, bởi bản thân có sẵn một “tập đoàn thiếu nhi” ở bên cạnh, chỉ cần ghi chép, viết lại.
“Không phải đề tài hạn chế với văn học thiếu nhi mà không ít tác giả chưa tìm được thế mạnh thật sự để khai thác. Mỗi cây bút có một địa hạt riêng, ở đó người viết sẽ tìm được những gì tinh túy nhất nhằm phát huy và sáng tạo nên các tác phẩm mang thương hiệu cá nhân”, nhà văn Kim Hoà chia sẻ.
Bà cũng cho rằng, khó khăn không nằm ở việc đi tìm ý tưởng mà làm thế nào để giọng điệu của mình được trẻ trung, đưa ra được thông điệp, những câu chuyện thực tế có tính thời sự và dễ dàng tiếp cận với các em.
Nhà văn Phát Dương - người đã viết tác phẩm văn học thiếu nhi đầu tay 100 cửa sổbăn khoăn: “Nhiều người nói văn học thiếu nhi viết theo kiểu phiêu lưu, giả tưởng thường không thu hút bằng các đề tài khác do không gần gũi với cuộc sống. Thế nhưng, tại sao tập truyện Harry Potter về thế giới phù thuỷ hoàn toàn không có thật, vẫn làm say mê biết bao thế hệ độc giả Việt Nam?
Theo nhà văn Phát Dương, điểm hạn chế khi viết cho thiếu nhi không phải khâu đề tài mà là việc cân nhắc đưa thông điệp vào tác phẩm, nếu quá nhiều sẽ khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn.
“Phải làm sao để tạo ra một tác phẩm có dấu ấn, thể hiện tinh thần Việt, chất Việt. Ví như cuốn 100 cửa sổ, viết trong lúc Covid-19, tôi đau đầu cân nhắc khi đưa yếu tố dịch bệnh vào, bao nhiêu là vừa đủ, làm sao chỉ gợi chứ không quá mạnh bạo, nên hy vọng hay buồn bã…”, nhà văn Phát Dương tâm sự.
Đồng quan điểm, nhà thơ, nhà phê bình văn học Vũ Quần Phương cho rằng, văn chương luôn phải sát với thực tế, không chỉ màu hồng mà còn có cả mặt trái.
“Nói văn chương 'hoàn thiện con người' nghe lớn lao quá. Tôi xin hạ xuống một chút, văn chương có thể thay đổi con người hay đơn giản nó giúp mỗi chúng ta "chấp nhận bản thân". Làm được như vậy sẽ tìm ra những điều tốt đẹp.
Thời gian gần đây có rất nhiều câu chuyện cảm động, đọc xong tôi đặt ra những câu hỏi: Làm sao để có thể thương được kẻ mà mình ghét? Nếu "tu" được như thế mới thành công. Thương người thân thì dễ nhưng thương được người mình ghét mới khó. Tính giáo dục và thực tế khi viết cho thiếu nhi là phải vậy. Văn chương Việt Nam nói chung đang có một điểm vừa tốt vừa hạn chế, đó là lý tưởng quá”, nhà thơ Vũ Quần Phương nêu quan điểm.
“Đôi khi viết về những điều xấu xa nhất lại giúp cho chúng ta nhiều kinh nghiệm sống", nhà thơ Vũ Quần Phương khẳng định.
Bài 3: Nỗ lực ‘đánh thức’ cây bút viết cho thiếu nhi
Văn học thiếu nhi, mảnh đất bị lãng quên“Văn học thiếu nhi là mảnh đất bị lãng quên và chúng ta cần đánh thức lại nó”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói." alt="Chất liệu gì cho văn học thiếu nhi thời đại ChatGPT, AI phát triển?" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Al Karkh, 21h00 ngày 4/2: Khách thất thế
Bức thư mẹ viết cho con gái 15 tuổi khiến giới trẻ phục lăn
- Có những cha mẹ yêu thương con bằng cách bao bọc, thay con đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống. Có những bậc phụ huynh lại đối xử với con như người lớn, để con tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình.Nếu bạn thuộc kiểu phụ huynh thứ 2 thì thông điệp trong bức thư của một bà mẹ gửi con gái tuổi mới lớn của mình rất đáng để học hỏi.
3 năm nữa, mẹ có thể đuổi con ra khỏi nhà
Nghe phũ quá phải không nhưng hoàn toàn có thể xảy ra đấy. Khi con tròn 18 tuổi, có 2 trường hợp sẽ xảy ra: Một là con vào trường đại học, mẹ sẽ hỗ trợ con trong khả năng của mẹ cho đến khi con tốt nghiệp hoặc tìm được việc làm.
Hai là con không vào đại học (mẹ không bao giờ lên án, chê trách con về quyết định này) thì con sẽ đi tìm việc làm luôn. Và trong trường hợp này thì con phải tự lo cho bản thân mình thôi.
Mẹ sẽ không hỗ trợ bất cứ điều gì cho cô gái qua tuổi 18 đã nghỉ học vì mẹ cho rằng nghỉ học không phải là điều đúng đắn nên làm ở tuổi đó. Con còn có 3 năm để đưa ra quyết định.
Và bố mẹ cũng đã nghĩ đến việc sử dụng phòng của con, nó sẽ là phòng ngủ của bố mẹ.
Con là cô gái tuyệt vời, xinh đẹp và thông minh
Con hơn mẹ về mọi mặt. Con thực sự là một cô gái tuyệt vời. Mẹ bên con đã 15 năm và con tuyệt hơn những gì mẹ mong ước nhiều. Nếu ai đó không nhận ra điều này thì là lỗi ở họ, không có con mắt nhìn người thôi.
“Mẹ nuôi dưỡng con lớn lên là để con sống cuộc sống của riêng con. Vì thế con hãy sống theo cách của mình”
Mẹ không phải hình mẫu để con noi theo
Con là một người hoàn toàn khác mẹ. Con có tính cách của riêng con. Con không phải thích những thứ mà mẹ thích. Con có quyền bác bỏ các chỉ thị của mẹ. Và điều đáng lưu tâm là con sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho các quyết định của con.
Con tự do lựa chọn, mẹ không có kỳ vọng gì cả
Con có thể trở thành thợ máy, nhà phân tích kinh doanh, bà nội trợ, nhà trị liệu làm đẹp, quản lý cấp cao hoặc bất cứ công việc gì như thu ngân siêu thị chẳng hạn. Mẹ cho rằng mẹ không có phận sự gì để can thiệp vào các lựa chọn của con. Nhưng con đừng quên điều số 1 mẹ đã nói trên.
Con không nợ mẹ gì hết
Mẹ nuôi dưỡng con khôn lớn không phải để mong con trả ơn. Mẹ không đòi hỏi con phải chu cấp cho mẹ khi mẹ già. Con có quyền lựa chọn điều gì quan trọng với con, thứ gì có ý nghĩa với con. Cuộc sống là của con, tuỳ con lựa chọn.
Con luôn có một gia đình
Trong cuộc sống, khi con gặp bất cứ điều gì, mẹ sẽ luôn ở bên con nếu con cần mẹ. Mẹ sẽ hỗ trợ con, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con, mẹ sẽ giúp con nếu con cần mẹ. Nhưng mẹ sẽ không can thiệp bất cứ điều gì nếu con không lên tiếng.
Mẹ có cuộc sống riêng của mẹ
Mẹ không có nghĩa vụ phải đến và giúp đỡ con khi con búng ngón tay ra hiệu. Mẹ không phải từ bỏ bất cứ việc gì mẹ đang làm vì con hay hi sinh cuộc sống của mẹ cho con. Mẹ có thể làm điều đó nhưng đó không phải nghĩa vụ của mẹ.
Con có cuộc sống riêng của con
Kết hôn với ai, có bao nhiêu đứa con, thích ai ghét ai, bỏ phiếu cho ai là việc của con. Quan điểm, niềm đam mê và niềm tin của mẹ không ảnh hưởng gì đến con hết. Con hãy làm những gì trái tim và lương tâm mình mách bảo. Con làm bất cứ điều gì thì mẹ vẫn là mẹ của con, con vẫn là con gái của mẹ.
“Mẹ luôn ở đó khi con cần nhưng mẹ sẽ không can thiệp nếu con không lên tiếng"
Không ai có ý định làm tổn thương con hết
Điều này hơi khó hiểu nhưng là sự thật: tất cả mọi người đều chỉ nghĩ về bản thân mình. Và mẹ cũng vậy. Tất cả những người ngoài kia, dù trong hoàn cảnh nào thì họ cũng chỉ cư xử theo cách mà họ cho là đúng.
Không ai cố ý huỷ hoại cuộc sống của con. Chỉ đơn giản là họ nghĩ điều tốt nhất cho họ, không có gì khác. Đó đơn giản là vì cuộc sống của con và họ không cùng chung một hướng.
Cuộc sống là không công bằng
Không có công thức nào đảm bảo việc thành công hay thất bại. Con không thể kiểm soát được thế giới này. Con có thể làm tất cả mọi thứ đúng nhưng kết quả vẫn thất bại. Điều duy nhất con cần để tâm là phải thành thật.
Đừng tự lừa dối bản thân mình. Hãy học cách hiểu bản thân, hiểu những nhu cầu và cảm xúc thực của mình. Và nghĩ về những điều mà con cho là tốt nhất đối với mình.
Thành công của con có thể là thất bại của người khác
Khi con kiếm được công việc hay đỗ vào trường đại học cũng có nghĩa là ai đó đã đánh mất cơ hội của họ. Khi con hẹn hò với ai đó, rất có thể người đó sẽ là tình đầu của một cô gái khác.
Con thậm chí đã chiếm mất vị trí yêu thích của người khác trong rạp chiếu phim. Nhưng đừng để tâm điều đó vì những điều bất hạnh của con rất có thể lại là niềm vui của những người khác, công bằng thôi.
Người duy nhất con có thể tin tưởng 100% là chính con
Không ai đáng tin 100% cả, ngay cả mẹ. Con chỉ có thể đặt niềm tin tuyệt đối vào chính bản thân mình. Mẹ không thể chui vào đầu con mà biết hết con đang nghĩ gì, con luôn có những điều thầm kín không thể nói ra, thứ con giữ cho riêng mình biết. Mẹ biết điều đó vì mẹ cũng từng như thế.
Mẹ cũng có một người mẹ giống như con có mẹ vậy. Chỉ có mình con hiểu rõ về bản thân mình. Vì vậy, chỉ có con mới rõ khả năng của mình như thế nào.
Đừng bắt người khác chịu trách nhiệm hộ mình
Từ 18 tuổi, con sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi thứ trong cuộc sống của con. Đẻ con nếu con nghĩ mình có thể nuôi nấng chúng. Kiếm một công việc nhiều thử thách nếu con nghĩ con có thể làm.
Ra nước ngoài sống nếu con tự tin có thể sống tốt ở một đất nước xa lạ. Mọi thứ con phải tự làm. Nếu may mắn con có thể tìm được người sẵn long giúp mình và mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Nhưng không ai có nghĩa vụ phải giúp con cả. Hãy nhớ điều này.
Hãy nghĩ kỹ trước khi làm
Mọi hành động đều có hệ quả. Con không thể đoán trước được hết các thách thức, cơ hội nhưng ít nhất là con phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Càng dự đoán được các hệ quả có thể xảy ra thì con càng dễ chọn ra hành động nào là phù hợp.
Con không nhất thiết phải nghe mẹ
Mẹ vừa liệt kê ra 14 điều mẹ cho là sẽ giúp con tổ chức cuộc sống tốt hơn mẹ đã từng. Nhưng như mẹ đã nói, mẹ không phải là con. Đừng so sánh con với mẹ. Đừng nghĩ rằng cuộc sống của mẹ con ta tương đồng về mọi mặt. Mẹ nuôi dưỡng con lớn lên là để con sống cuộc sống của riêng con. Vì thế con hãy sống theo cách của mình. Nhưng đã tự lựa chọn thì đừng bao giờ quay về than vãn với mẹ.
..." alt="Bức thư mẹ viết cho con gái 15 tuổi khiến giới trẻ phục lăn" /> - Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
- Trung Quốc dự định dùng vật liệu tại chỗ để xây dựng căn cứ Mặt Trăng
- Mẹo tách bụi bám sâu ở thảm xe
- Chân nấm xào thịt gà thơm ngon, hấp dẫn
- Nhận định, soi kèo Yverdon
- 10 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng phát triển bền vững
- Vì sao nhiều ôtô bốc cháy sau tai nạn?
友情链接
接受PR>=1、BR>=1,流量相当,内容相关类链接。