Nhận định, soi kèo Shandong Taishan vs Yokohama Marinos, 19h00 ngày 22/10: Không hề dễ nhằn
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2: Khó cho Rossoneri -
Phát hiện vụ mua bán thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử ngay trước kỳ thi THPT 2022Bộ thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử (congan.haiphong.gov.vn) Điều tra mở rộng, cơ quan công an đã triệu tập, đấu tranh với đối tượng Lê Xuân Tùng, 32 tuổi, trú tại khu 14, xã Tiên Phú, huyện Phú Ninh, tỉnh Phú Thọ, người bán số thiết bị trên cho P.Đ.Q và thu giữ 14 bộ thiết bị tai nghe siêu nhỏ, 3 camera ngụy trang cùng hàng trăm linh kiện điện tử để lắp ráp thành các thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang phục vụ gian lận trong thi cử.
Tai nghe siêu nhỏ trong bộ thiết bị để gian lận thi cử (congan.haiphong.gov.vn) Công an thành phố Hải Phòng cũng cho biết, hiện cơ quan công an đang đấu tranh làm rõ hành vi của các đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan công an khuyến cáo: Việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao để gian lận trong thi cử là vi phạm quy chế thi. Những trường hợp này khi bị phát hiện trong phòng thi, dù có sử dụng hay không thì đều bị xử lý nghiêm theo quy định. Đây là những những bài học đắt giá mà các thí sinh cần chú ý bởi chỉ một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến lãng phí công sức học tập trong 12 năm.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 diễn ra trên toàn quốc trong 3 ngày 6/7, 7/7 và 8/7. Công an các địa phương đã và đang tích cực triển khai các phương án bảo vệ kỳ thi này, đặc biệt là việc phòng ngừa, ngăn chặn sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong thi cử.
Vân Anh
Tội phạm sử dụng công nghệ cao tăng 42%
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ không gian mạng trong bối cảnh chuyển đổi số được đẩy mạnh và kinh tế số phát triển và xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh xuyên quốc gia qua Internet.
"> -
Tình nguyện viên ở TP.HCM hỗ trợ 7Căn nhà của F0 chật hẹp, có 5 người ở và đã có 2 F0. Ảnh: Tú Anh. Căn nhà có diện tích 20m2 của bệnh nhân nằm ở trong hẻm của đường Hoàng Sa, đường đi vào ngoằn nghèo. Hai F0 là nữ, 18 tuổi và 16 tuổi. Bệnh nhân 18 tuổi có kết quả dương tính được 4 ngày, bị khó thở, đau họng. Còn F0 16 tuổi mới nhiễm bệnh, bị sốt, đau họng, chóng mặt, người mệt kèm khó thơ. Vì quá sợ hãi, em ngồi khóc nức nở.
Người nhà cho biết, ba mẹ bệnh nhi 16 tuổi, đang cách ly trong căn hộ chung cư gần đó. Ban đầu, em có kết quả âm tính, gia đình quyết định đưa em sang nhà bà nội nhằm tránh lây bệnh từ bố mẹ. “Hôm qua, cháu bị đau bụng, tôi đưa đến bệnh viện khám thì có kết quả xét nghiệm nCoV dương tính. Nhà tôi chật, đang có hai F0 thì không biết sẽ cách ly ra sao”, bà nội hai bệnh nhân chia sẻ.
Anh Tùng lần lượt đo chỉ số SpO2 cho hai bệnh nhân. F0 16 tuổi có chỉ số SpO2 ở mức 95. Quay sang nữ F0 18 tuổi đang ngồi trong góc nhà, anh Tùng hỏi: “Em khó thở hả? Em ra đây ngồi cho thoáng”. Chỉ số SpO2 của bệnh nhân này ở mức 94.
“Chỉ số SpO2 của em vẫn ở mức ổn định, vì vậy gia đình mình đừng quá lo lắng. Chỉ cần uống thuốc, đủ nước, thêm nước cam, nước chanh, ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây là được”, anh Tùng nói với người nhà bệnh nhân.
F0 18 tuổi đang đo chỉ số SpO2. Ảnh: Tú Anh. Anh Tùng cũng dặn người nhà, khi thấy bệnh nhân sốt thì lau mát, cho uống thuốc. Sau đó, anh ghi lại tình hình người bệnh mang về trạm cho bác sĩ xem và kê thuốc. “Gia đình mình cố gắng theo dõi hai em, nếu có dấu hiệu chuyển nặng cần báo ngay cho trạm, tụi con sẽ mang máy thở, bình oxy cho hai em. Nhà mình nhớ dặn hai em phải luôn thoải mái, đừng quá sợ hãi”, anh Tùng chia sẻ.
Vừa lo cho F0 này xong, chuông điện thoại của anh Tùng lại reo. Một người phụ nữ nhà ở đường Võ Thị Sáu, phường Võ Thị Sáu, quận 3 giọng hốt hoảng: “Vợ chồng tôi dương tính trước đó nên gửi con về nhà ngoại. Hai ngày nay, con tôi cũng nhiễm bệnh rồi. Con bị sốt, khóc nhiều, vợ chồng tôi đang phải cách ly nên không đến với con được, mong bác sĩ giúp nhà tôi với”.
Do phường Võ Thị Sáu không thuộc Trạm Y tế lưu động số 1, anh Tùng khuyên người mẹ cần bình tĩnh. “Chị dặn người nhà lau mát cho bé để hạ sốt trước nhé”, anh Tùng nói. Sau đó, anh nhắn số điện thoại của một người bên phường Võ Thị Sáu để người bệnh nhờ hỗ trợ.
Anh Tùng dặn kỹ người nhà và 2 F0 về bổ sung dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái. Ảnh: Tú Anh. Hai vợ chồng cùng tham gia chống dịch
Vợ chồng anh Tùng, quê Lào Cai, vào TP.HCM thuê phòng trọ ở, đi làm ở một thẩm mỹ viện ở quận 3 hồi tháng 5 vừa qua. “Vợ chồng tôi vào được mấy ngày thì TP thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 15”, anh Tùng chia sẻ.
Lúc đó, cả hai vợ chồng anh định về quê, nhưng lưỡng lự, vì nghĩ, dịch tại TP sẽ nhanh được kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến khó lường hơn, TP quyết định thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Nơi làm việc đóng cửa, ở nhà không làm gì cũng khó chịu, anh Tùng và vợ quyết định đăng ký tham gia vào lực lượng phòng chống dịch của TP và được chấp nhận.
Đến nay, anh Phạm Thanh Tùng vợ đã tham gia vào đội phòng chống dịch của TP được hơn 2 tháng. Ảnh: Tú Anh. Cuối tháng 6, hai vợ chồng anh được tiêm vắc xin phòng Covid-19 để đủ điều kiện tham gia vào lực lượng phòng chống dịch. “Ban đầu, tôi đăng ký tham gia vào đội lái xe cứu thương, nhưng không được”, anh Tùng chia sẻ. Sau đó, anh và vợ được phân vào đội lấy mẫu xét nghiệm, công tác tiêm vắc xin.
Trước ngày Trạm Y tế lưu động số 1 được thành lập, vợ chồng anh được Trung tâm Y tế quận 3 gọi đến hỏi ý kiến có tham gia làm tình nguyện viên tại trạm, đến nhà F0 hỗ trợ hay không. Sau một chút lưỡng lự, vợ chồng anh Tùng gật đầu đồng ý. Hiện Trạm Y tế lưu động số 1 đang theo dõi sức khỏe cho khoảng 150 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà.
Trước khi tham gia vào công việc này, vợ chồng anh Tùng được bác sĩ tập huấn cách theo dõi F0 dấu hiệu nào là nhẹ, nặng cần chuyển viện và gọi cho bác sĩ. Anh cũng được học về kỹ thuật đo chỉ số SpO2, cách lắp đặt bình oxy, máy thở đúng kỹ thuật.
“Thường chỉ số SpO2 của F0 từ 94 trở lên là đạt. Nếu nồng độ oxy trong máu của họ xuống quá thấp, kèm khó thở, tức ngực mình cần phải mang máy thở xuống cho người bệnh và gọi cho bác sĩ đến, hoặc tư vấn từ xa”, anh Tùng chia sẻ.
Anh Tùng ghi lại thông tin F0 đưa về trạm cho bác sĩ xem. Ảnh: Tú Anh. Anh cho biết, ngày đầu mới đến nhà F0, anh có sợ và lo lắng, một phần chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng bây giờ, công việc đã quen, anh nhận thấy, mình giúp được càng nhiều bệnh nhân càng tốt. Hỗ trợ được nhiều F0, anh cũng thấy tự tin, quyết tâm hơn.
"Hiện F0 điều trị tại nhà ở phường nhiều, nên tôi không đếm được một ngày mình đến nhà bao nhiêu người. Tôi chỉ nghĩ, mình hỗ trợ được càng nhiều người trong lúc này càng tốt", anh Tùng nói.
Để phòng bệnh cho mình, vợ chồng anh Tùng dặn nhau phải luôn mang đồ bảo hộ, kính chống giọt bắn khi tiếp xúc với F0. Trong quá trình tiếp xúc với người bệnh không cho tay lên mắt, mũi, miệng vào lúc đó. Khi ra khỏi nhà F0 phải bỏ đồ bảo hộ, xịt khử khuẩn đúng theo quy định.
Theo anh Tùng, trong tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, ai cũng có tâm lý lo lắng, vì vậy, khi bị bệnh họ thường hoảng sợ. “Các F0 cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Trong nhà đã có người bị nhiễm rồi, nếu ai cũng lo lắng sẽ khiến bệnh của mình càng trở nặng thêm. Bản thân tôi cũng sợ mình nhiễm bệnh, nhưng nếu mình sợ thì ai sẽ làm”, anh Tùng nói.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Tú Anh - Thanh Phương
7 loại thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà
Ngày 26/8, Bộ Y tế ban hành 7 loại trong danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19.
"> -
'Nếu mất Walkman, tôi sẽ khóc'Có lẽ vì không muốn tôi quá mê mẩn với bộ phim “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” của Disney trên radio, bố mẹ đã mua cho tôi một chiếc Walkman vào tháng 7/1997.
Không giống với chiếc Walkman màu xám nhàm chán của bố tôi, máy nghe nhạc của tôi có màu xanh mòng két và một vài điểm nhấn hồng, tôi dán đầy những sticker dễ thương lên nó và từ đó, chúng tôi không thể tách rời.
Ý tưởng mang âm nhạc đi khắp nơi đã giúp Sony làm ra máy nghe nhạc Walkman, một biểu tượng của giới trẻ những năm 1980. Ảnh: The Verge.
Đối với tôi, những chuyến du lịch cùng gia đình vốn buồn chán sẽ càng tệ hơn nếu đi cùng ông bà và mắc kẹt trong xe hàng giờ đồng hồ. Nếu không có máy nghe nhạc Walkman, tôi sẽ vô cùng khốn khổ.
Tôi không nói được tiếng Hàn nên không thể trò chuyện cùng ông bà, đọc sách cũng không khả thi với chứng say xe. Tôi cũng không được chơi GameBoys vì bố mẹ cho rằng trò chơi điện tử sẽ hủy hoại trí não, radio thì chỉ chơi nhạc Bach theo sở thích của mẹ. Walkman chính là cứu cánh duy nhất mà tôi có vào thời điểm đó.
Với tôi và hàng triệu người khác, Walkman chính là trải nghiệm đầu tiên về “không gian riêng tư di động”. Với hai tai nghe tồi tàn, loại miếng đệm xốp như bọt biển, không thực sự áp sát vào tai và dễ rách nếu không cẩn thận, bạn vẫn có thể hoàn toàn tách mình khỏi thế giới bên ngoài khi đeo chúng.
Tôi vẫn có thể nhìn thấy mọi thứ đang diễn ra ngoài cửa sổ, nhưng lại không phải nghe tiếng cãi vã của mẹ và ông bà về việc chọn hướng đi. Việc chỉ có một vài băng cassette để nghe cũng không là vấn đề, điều quan trọng là tôi có một góc nhỏ của riêng mình, nơi tôi trốn khỏi sự đơn điệu từ những trận cãi vã và những con đường núi quanh co.
Dòng máy WM-GX202, máy nghe nhạc sử dụng băng cassette với tính năng nghe radio. Ảnh: The Verge.
Sau chuyến đi đó, Walkman là thứ đầu tiên tôi bỏ vào balo của mình mỗi sáng trước đi đón xe đến trường. Mỗi khi cảm thấy buồn chán vì phải ngồi xe quá lâu, tôi lại lấy Walkman ra và bắt đầu quên đi hết mọi thứ xung quanh.
Bộ sưu tập băng cassette bí mật của tôi cũng nhờ vậy mà ngày càng lớn hơn. Bố mẹ không thể biết việc tôi nghe đi nghe lại album đầu tiên của Spice Girls đến khi cuốn băng bị vỡ hay việc tôi nhảy theo giai điệu của bài hát Last Time Lovers dưới tầng hầm. Tất cả là nhờ có Walkman.
Trong khi đa số mọi người đánh giá sự thành công của Walkman qua tính di động của nó, tôi cho rằng chính khả năng tạo ra sự riêng tư giữa môi trường công cộng mới chính là điều mà chiếc máy nghe nhạc này làm được.
Sony là hãng đầu tiên làm ra máy nghe nhạc Walkman vào năm 1979 nhưng không phải là hãng cuối cùng. Từ đó đến nay, đã có nhiều thương hiệu điện tử sản xuất thiết bị nghe nhạc và nhiều loại máy nghe nhạc đã ra đời như CD, iPod, mp3 và cả điện thoại thông minh, với chức năng nghe nhạc và thiết kế đẹp hơn rất nhiều.
Sử dụng Walkman chắc chắn vất vả hơn các thiết bị hiện đại khác, chẳng hạn như việc đoạn băng từ mỏng manh, dễ vướng vào đầu máy, khiến người sử dụng phải dùng bút để kéo nó vào lại vị trí cũ. Điều này tuy khó chịu nhưng vẫn không khiến tôi chuyển sang sử dụng đĩa CD hay iPod.
Năm 2019, Sony đã tổ chức buổi triển lãm kỷ niệm 40 năm ngày ra mắt Walkman với tên gọi "Công viên Walkman". Ảnh: The Verge.
Sử dụng Walkman với riêng tôi vẫn vô cùng tiện lợi bởi vì việc mang theo băng cassette dễ hơn nhiều so với một túi đựng đĩa CD cồng kềnh, tôi cũng không phải lo lắng về định dạng âm thanh hoặc dung lượng bộ nhớ của Walkman. Walkman cứng chắc hơn so với iPod khi làm rơi và cũng không cần tài khoản iTunes để chia sẻ âm nhạc với bạn bè, tôi đơn giản chỉ việc cho mượn băng cassette hoặc mua một bộ chia tai nghe.
Cuối cùng, với riêng tôi, nếu so Walkman với điện thoại thông minh, máy cassette nghe nhạc này giá trị hơn rất nhiều. Khi già đi, tôi sẽ không muốn nghĩ đến iPhone, nhưng nếu mất Walkman, tôi chắc chắn sẽ khóc.
Walkman chính là chiếc máy giúp tôi hình thành sở thích âm nhạc của mình ngoài các bộ phim của Disney và những bài hát cũ không còn phù hợp. Giờ đây, mỗi khi phải lái xe đường dài và mò mẫm với ứng dụng CarPlay, tôi lại thấy nhớ chiếc Walkman của mình.
(Theo Zingnews)
">