Nhận định, soi kèo Prachuap vs Buriram United, 18h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Man City vs Club Brugge, 3h00 ngày 30/1: Không còn đường lùi -
Mới đây, trộm đã đột nhập vào Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý, TP.HCM lấy đi két sắt trong đó có chứa gần 200 bằng tốt nghiệp của học sinh lớp 12. Trường học bị mất trộm gần 200 bằng tốt nghiệp THPTCô Hoàng Thị Diễm Trang, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, khi phát hiện mất bằng, trường đã báo cáo cho Sở GD-ĐT. Đây là tình huống bất khả kháng, hơn nữa việc mất bằng không phải do học sinh nên trường rất mong muốn được cấp lại cho các em.
Vừa qua, nhà trường đã làm báo cáo và xin Sở cấp lại bản sao trước để giải quyết cho những học sinh cần sử dụng ngay do trong giai đoạn này các em cần phải làm hồ sơ, giấy tờ.
Trong hôm nay, trường sẽ tiếp tục gửi kiến nghị lên Sở để Sở gửi lên Bộ, nếu được thì xin cấp lại bằng cho các em.
Về phía Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, cho hay từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT chỉ cấp 1 phôi bằng cho mỗi học sinh. Nếu phôi bằng hỏng thì Sở mới xin đổi và Bộ sẽ cấp phôi mới.
Còn việc mất bằng, theo quy định của Bộ, Sở GD-ĐT thành phố chỉ được cấp bản sao cho học sinh.
Trao đổi với VietNamNet, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết hiện tại, Bộ GD-ĐT chưa nhận được báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc gần 200 học sinh bị mất bằng tốt nghiệp do trộm lấy. Bộ đã yêu cầu Sở này báo cáo bằng văn bản.
Về việc có được cấp lại bằng hay không, ông Trinh cho hay căn cứ vào tình hình thực tế, kết quả điều tra và kiến nghị, đề xuất của Sở GD-ĐT TP.HCM, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo Sở GD-ĐT TP.HCM xử lý theo đúng quy định hiện hành và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của học sinh.
Lê Huyền
Nam sinh nhận bằng tốt nghiệp phổ thông và đại học Harvard cùng tháng
Nam sinh ở Kansas (Mỹ) sẽ sớm nhận được bằng tốt nghiệp trung học của mình - và vài ngày sau đó, cậu tới ĐH Harvard để lấy bằng cử nhân.
"> -
Có nhiều trường đại học thu học phí vượt quy định, chi thiếu tiền học bổngĐại diện Kiểm toán Nhà nước, TS Lê Đình Thăng cho biết, qua kiểm toán cho thấy thực tế các trường vẫn chưa chủ động trong việc quyết định mức thu học phí mà còn phụ thuộc vào các quy định mức trần học phí từ Nghị định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do ngân sách nhà nước cấp kinh phí giảm dẫn đến một số trường còn tình trạng thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản thu ngoài quy định.
TS Lê Đình Thăng (Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III)
Theo ông Thăng, một số trường đã dựa vào lợi thế ngành để tăng học phí và tăng chỉ tiêu tuyển sinh mà chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao chất lượng đào tạo vốn là mục đích chính của tự chủ đại học.
Qua số liệu kiểm toán tại một số trường đại học công lập cho thấy số thu học phí vượt quy định, thu học lại, thu cải thiện điểm, thu tiền nhập học, làm thẻ, tài liệu cho sinh viên, thu tiền cấp chứng chỉ quốc phòng an ninh ngoài quy định lên tới hơn 14,5 tỷ đồng.
Cụ thể, 5/7 cơ sở giáo dục được kiểm toán trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thu ngoài quy đinh hơn 702 triệu đồng. Số tiền này tại tại 5/9 cơ sở giáo dục đại học được kiểm toán thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM là gần 4,5 tỷ đồng; tại 5/13 đơn vị được kiểm toán thuộc Bộ Giáo dục và Đạo tạo khoảng 9,4 tỷ đồng.
Vấn đề này theo ông Thăng là do không có quy định rõ ràng với các khoản thu trên nên các trường nếu không thu thì không đủ bù chi, mà thu thì “rủi ro rình rập người đứng đầu”.
Mặt khác, theo ông Thăng, các trường đại học công lập thực hiện tăng thu dịch vụ đào tạo theo lộ trình đồng nghĩa với việc gia tăng gánh nặng đóng học phí lên người học.
Tuy nhiên, Nhà nước chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc các cơ sở giáo dục công lập phải duy trì và nâng cao năng lực của quỹ học bổng từ các nguồn thu hợp pháp để ngoài việc khuyến khích, hỗ trợ các sinh viên có thành tích xuất sắc, còn phải có trách nhiệm xã hội trong việc hỗ trợ sinh viên nghèo hiếu học.
Điều này dẫn tới tình trạng người dân nghèo hiếu học, học giỏi nhưng không được học do mức học phí cao.
Cụ thể, ông dẫn số liệu kiểm toán cho thấy một số đơn vị chi quỹ học bổng chưa đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 8% quy định; tổng số học bổng chi thiếu 42,6 tỷ đồng tại 8/12 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được kiểm toán năm 2017.
"Hiện việc tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập mới thực hiện được ở góc độ các trường nỗ lực tăng nguồn thu từ việc tăng mức thu học phí, tăng chỉ tiêu tuyển sinh, tăng quy mô đào tạo bằng mọi cách, dẫn đến một số trường đại học công lập chất lượng sinh viên đầu vào giảm sút.
Việc tăng thu học phí chủ yếu để tăng thu nhập cho các giảng viên mà chưa chú trọng tăng chất lượng đào tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trường học và ký túc xá, hầu hết các trường chưa xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trung, dài hạn để có những bước phát triển đồng bộ, hiệu quả", ông Thăng cho biết.
Thúy Nga
Tổng bí thư: "Tập trung đổi mới mô hình quản trị, tự chủ đại học"
Dự khai giảng sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng SV cần phải có kỹ năng để không bị robot thay thế như sáng tạo, hợp tác, phản biện.
"> -
An Giang tập huấn an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTTHàng năm, Sở Thông tin và truyền thông An Giang thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng; góp phần cập nhật, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực CNTT tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, góp phần vào công tác tham mưu, ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị ngày càng hiệu quả hơn, hướng đến mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh, Chương trình Chuyển đổi số đến năm 2025 của tỉnh thành công, đóng góp vào sự phát triển chung về Kinh tế xã hội của An Giang.
Theo thông tin từ website Sở Thông tin và truyền thông An Giang, Sở đã tổ chức tập huấn an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ công chức chuyên trách công nghệ thông tin vào ngày 10/8/2020. Đây là hoạt động được phối hợp giữa Sở và Tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT An Giang, theo kế hoạch số 06/KH-TTDV ngày 30/06/2020 về việc tổ chức lớp tập huấn, đào tạo “An toàn, an ninh thông tin dành cho Cán bộ công chức chuyên trách Công nghệ thông tin năm 2020” .
Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông Lê Việt Phương nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác an toàn, an ninh thông tin trong Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung trong thời gian tới. Ông Phương cũng bày tỏ mong muốn các học viên tiếp thu, cập nhật, vận dụng được nhiều kiến thức mới với công tác thực tiễn tại cơ quan, đơn vị.
Hơn 30 học viên là cán bộ, công chức, viên chức đang phụ trách lĩnh vực CNTT tại các Sở, ban, ngành và huyện, thị, thành trong tỉnh đã tham gia lớp học. Các giảng viên an toàn, an ninh thông tin đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm thực tế của Viễn thông An Giang và Trung tâm dịch vụ CNTT và truyền thông phụ trách tập huấn.
Hải Lam
Trạm gốc 5G tại Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu phòng chống backdoor
Theo Cục An toàn thông tin, phòng chống cửa hậu (backdoor) và đảm bảo an toàn khi nâng cấp, thay thế phần mềm là hai yêu cầu quan trọng đã được Bộ TT&TT đưa vào Danh mục yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin cho trạm gốc 5G.
">