Tội phạm công nghệ cao lừa đảo,ạchtrầncácchiêuthứclừađảocủatộiphạmcôngnghệliverpool – arsenal chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng | Tội phạm công nghệ cao núp dưới những chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi. (Ảnh minh họa: Tin nhanh chứng khoán) |
Theo Bộ Công an, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều và có những diễn biến phức tạp. Các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức khác nhau. Nhiều vụ án mang tính chất lừa đảo xuyên quốc gia trên không gian mạng gây ra những thiệt hại lớn. Số liệu từ Bộ Công an cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2020, công an tại 63 tỉnh, thành phố đã tiếp nhận 776 vụ lừa đảo do người dân trình báo với số tiền bị các đối tượng chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Thủ đoạn lừa đảo giả danh, mạo danh Công an, Viện kiểm sát, Thanh tra, Tòa án, Bưu điện... để chiếm đoạt tài sản gia tăng mạnh. Bộ Công an cho hay các thủ đoạn này chiếm tỷ lệ trên 65% số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Ẩn núp dưới nhiều chiêu thức khác nhau, nhưng cơ quan Công an cho biết điểm chung là đối tượng thường sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân... Những đối tượng này yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra. Đồng thời, yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện "đang bị điều tra", vừa trao đổi cho bất kỳ ai. Phía Bộ Công an cho hay các đối tượng bị hại đa phần thường là phụ nữ và người già trên 60 tuổi, nhưng cá biệt có trường hợp bị hại là cán bộ của các cơ quan Nhà nước... Đây đều là những bị hại ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí; thiếu ý thức cảnh giác với tội phạm; không có kiến thức về bảo mật thông tin cũng như hiểu biết về các hoạt động tố tụng hình sự. Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân không biết thông tin về đối tượng, không biết tại sao bị mất tiền trong tài khoản, hoặc lo sợ bị mất uy tín nên không trình báo với cơ quan Công an, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Người dùng phải giữ bí mật thông tin cá nhân Trước tình hình vẫn có nhiều người bị hại vướng phải các chiêu thức lừa đảo này, Bộ Công an khẳng định cơ quan công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan Công an muốn làm việc. “Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội”. Đồng thời, Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định. Ngoài việc tỉnh táo trước các chiêu thức này, người dùng cũng cần giữ bí mật thông tin cá nhân. Theo đó, Bộ Công an khuyến nghị người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản; nhờ tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ nước ngoài... thì cần đặc biệt cảnh giác, tuyệt đối không làm theo; nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin. Người dùng cũng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội; nếu cần có tài khoản ngân hàng công khai để giao dịch mua bán trên không gian mạng thì tiền trong số tài khoản công khai cần giữ ở mức thấp nhất để tránh bị kẻ gian chiếm đoạt. D.V Cảnh giác với thủ đoạn “hack” tài khoản ngân hàng trong chớp mắtSau khi đăng nhập vào website giả mạo dịch vụ tài chính, ngân hàng, tiền trong tài khoản của nhiều người đã không cánh mà bay trong chớp mắt. |