- Những cá tính nổi bật của làngnhạc Việt đương đại sẽ có cơ hội đứng chung một sân khấu.
ùngDươngThanhLamtáingộTrầnMạnhTuấbảng xếp hạng huy chươngùngDươngThanhLamtáingộTrầnMạnhTuấbảng xếp hạng huy chương"Đàm Vĩnh Hưng nên xin lỗi công khai"Tùng Dương, Thanh Lam tái ngộ Trần Mạnh Tuấn
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2 -
Ô tô Trung Quốc ồ ạt về Việt Nam, lượng xe nhập khẩu bỏ xa 2 năm trướcÔ tô Trung Quốc ồ ạt về Việt Nam ở 8 tháng đầu năm 2024 (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Ở năm 2022, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 17.333 ô tô Trung Quốc, tổng kim ngạch đạt 714,6 triệu USD. Con số này giảm mạnh ở năm 2023: 11.002 xe, tổng kim ngạch đạt 394,2 triệu USD.
Trong tổng cộng 19.649 xe Trung Quốc cập cảng Việt ở 8 tháng đầu năm 2024, ngoài ô tô du lịch từ 9 chỗ ngồi trở xuống còn có các loại xe chuyên dụng. Theo nhận định của giới chuyên gia, kết quả này đến từ việc nhiều hãng xe Trung Quốc liên tục đổ bộ nước ta từ năm 2023 đến nay.
Trong đó, thị trường ô tô Việt Nam ở năm 2024 đã đón nhận sự gia nhập của một số "ông lớn" đến từ Trung Quốc như BYD hay GAC. Một số thương hiệu không mới nhưng ra mắt nhiều sản phẩm nhập khẩu từ thị trường này, như MG Motor (MG4 EV, MG7) hay Volkswagen (Viloran, Teramont X).
Bên cạnh số liệu trên, báo cáo của Tổng cục Hải quan còn cho biết, cả nước nhập khẩu 15.061 ô tô nguyên chiếc trong tháng 8. Con số này giảm 12% so với tháng 7, nhưng vẫn duy trì ở mức cao, trong bối cảnh tháng 8 trùng với tháng Ngâu - dịp thấp điểm thường niên của thị trường.
Chi tiết hơn, lượng ô tô du lịch từ 9 chỗ ngồi trở xuống ghi nhận cập cảng Việt ở tháng 8 có tổng cộng 12.776 xe, tổng kim ngạch đạt 224 triệu USD. Trong đó, có 5.768 xe xuất xứ từ Indonesia, tăng 10% so với tháng trước; từ Thái Lan với 5.353 chiếc, giảm 27,5% và từ Trung Quốc với 1.223 xe, tăng 22,9%.
Giới chuyên gia nhận định, nguồn cung xe nhập khẩu đang khá dồi dào, tạo điều kiện cho các hãng xe hoặc đại lý tung chương trình khuyến mại, giảm giá. Đặc biệt từ 1/9, các dòng xe nội địa được Nhà nước hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ; do đó xe nhập khẩu cũng cần có ưu đãi tương ứng để cạnh tranh.
"> -
"6 triệu đồng tiền vé đi Phú Quốc thì tôi thà bỏ thêm vài triệu là đã có tour trọn gói đi Thái Lan, Singapore rồi. Phải chăng ngành hàng không đang làm khó du lịch và cũng là tự làm khó chính mình?" 'Tôi thà đi Thái Lan, Singapore khi giá vé máy bay tới Phú Quốc 6 triệu đồng'Đó là chia sẻ của độc giả Giang Tô trước tình trạng vé máy bay đến Phú Quốc đắt đỏ. Theo khảo sát sáng 10/4, giá vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội - Phú Quốc từ 28/4 đến 1/5 thấp nhất khoảng hơn 5 triệu đồng, giờ bay đẹp có giá hơn 6 triệu đồng. Chặng TP HCM - Phú Quốc bay cùng thời điểm giá vé thấp nhất 3,3 triệu đồng, bay giờ đẹp khoảng 3,8 triệu đồng. Giá vé máy bay cao khiến các đơn vị lữ hành, người kinh doanh dịch vụ lưu trú "khổ sở" ngóng khách dù tìm mọi cách hạ giá dịch vụ.
Chỉ ra những bất cập liên quan đến giá vé máy bay nội địa tăng quá cao, bạn đọc Lời thậtphân tích: "Giá vé máy bay đang phải gánh quá nhiều thuế và phí. Tôi nhớ có đọc được trong một bài báo rằng chuyến bay nội địa phải cõng hơn 20 loại thuế, phí. Thế nên, thay vì bay hai chuyến giá rẻ, các hãng tăng gấp đôi giá vé để bay một chuyến và chi phí giảm một nửa
Du khách than vé máy bay đắt đã đành, các tỉnh làm du lịch cũng than vé máy bay cao nhưng họ có giảm thuế, phí cho máy bay đáp xuống tỉnh mình không? Mấy khách sạn, resort cũng đâu có giảm giá mạnh để kéo khách, bù lại tiền vé máy bay đâu? Họ chỉ lo đợt này không được tăng giá vào dịp lễ mà thôi. Thôi thì thân ai nấy lo, nhà ai nấy giữ, nếu người làm du lịch có than thở thì xin hãy bớt trách móc. Ai cũng vì miếng cơm của nhà mình trước thì bao giờ du lịch chung mới phát triển?".
>> 'Vé máy bay tới TP HCM 30 triệu đồng, gia đình tôi đi du lịch Thái Lan'
So sánh với cách làm du lịch của Thái Lan, độc giả Edison Castlebình luận: "Cái hay của du lịch Thái Lan là các dịch vụ du lịch của họ luôn đồng hành, đồng bộ với nhau, nên luôn thu hút nhiều du khách. Còn du lịch Việt Nam lại hoàn toàn trái ngược. Tới mùa cao điểm là thân ai nấy lo, mỗi người cố gắng hốt được càng nhiều càng tốt.
Họ không biết rằng du khách có nhiều lựa chọn khác, nên rõ ràng các dịch vụ du lịch trong nước đang đạp chân nhau. Tôi luôn muốn ủng hộ du lịch nội địa, nhưng mỗi khi có dịp nghỉ lễ là y như rằng giá cả không thể chấp nhận được, từ vé bay, xe cộ, khách sạn, tới dịch vụ ăn uống... nên rất nản".
"Kiểu làm ăn manh mún, mạnh ai người nấy làm, toàn đặt lợi ích cá nhân lên trước thì đây là hệ quả nhãn tiền. Điều gì xảy ra cũng có nguyên nhân của nó và thực sự là các bên chưa hề nhìn thẳng vào để cải tiến. Còn quy luật cung cầu thị trường, khách hàng bỏ tiền ra và họ có quyền chọn lựa sản phẩm vừa túi tiền vẫn chơi vui vẻ dành cho họ", bạn đọc Cockyhieunói thêm.
Nhấn mạnh sai làm trong cách làm du lịch thiếu đồng bộ khiến du lịch Phú Quốc nói riêng và du lịch Việt nói chung ngày một khổ sở, độc giả Duongbichthienkết lại: "Kiểu làm ăn chộp giật sẽ chỉ được một thời gian ngắn, chứ không thể phát triển bền vững được. Khi khách hàng trong nước và quốc tế đã 'tẩy chay' rồi thì hối không kịp nữa.
Chúng ta cứ tranh thủ ngày lễ là tăng giá dịch vụ vô tội vạ, 'chặt chém' khách hàng thì ở đó đâu còn là 'thiên đường' nữa? Các nhà quản lý du lịch địa phương và Hiệp hội khách sạn, nhà nghỉ cũng như các loại hình dịch vụ khác nên khẩn trương ngồi lại với nhau, bàn bạc, thống nhất đưa ra mức giá rẻ, ổn định liên tục trong cả ngày bình thường và ngày lễ. Đồng thời, cần có cách thức quảng bá du lịch chung, chứ không phải cứ mạnh ai nấy làm như hiện nay".
Thành Lêtổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
"> -
Quê ông tôi ở đó, có căn nhà nằm sát biển rì rào sóng vỗ, có những đoàn thuyền đánh cá ngày đêm ra khơi, có những người làng đã đi vào các truyện ngắn, bút ký đặc sắc của ông về người dân chài xứ Nghệ. Sau 1956, các xã lớn của huyện Quỳnh Lưu được chia tách, Phú Nghĩa Thượng thành Quỳnh Nghĩa, Phú Nghĩa Hạ thành Tiến Thủy. Bây giờ giấy tờ của tôi đều ghi nguyên quán: Tiến Thủy, Quỳnh Lưu. Quỳnh Đôi + Quỳnh Hậu = Đôi HậuGần 70 năm sau, Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy lại về chung một nhà. Đầu tháng này, thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính xã Quỳnh Nghĩa và Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu đề nghị điều chỉnh đặt tên mới thành Phú Nghĩa. Tên mới, thực ra là cũ này, có vẻ nhận được sự đồng thuận. Các xã còn lại lận đận hơn. Chính quyền áp dụng nguyên tắc ghép tên hai xã hiện tại, Quỳnh Đôi sáp nhập với Quỳnh Hậu thành Đôi Hậu; Quỳnh Mỹ - Quỳnh Hoa thành Hoa Mỹ; Sơn Hải - Quỳnh Thọ thành Hải Thọ. Nhưng nhiều xã không muốn bị mất, dù chỉ một nửa, tên gốc của mình.
Trước sự phản ứng mạnh, huyện Quỳnh Lưu dự định làm lại quy trình đặt tên xã vào tháng tới, sau khi được tỉnh chỉ đạo.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030 yêu cầu cân nhắc yếu tố truyền thống, văn hóa, tập quán nhưng dường như thiếu phương pháp và tiêu chí rõ ràng cho cách đặt tên.
Mỗi địa phương một giải pháp. Huyện Ứng Hòa, Hà Nội đề xuất phương án "hòa cả làng", Cao Thành, Sơn Công và Đồng Tiến thành Cao Sơn Tiến; trong khi quận Đống Đa chấp thuận "đôi bạn cùng tiến" Phương Liên - Trung Tự, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Điểm bất cập của một số tên mới là đánh mất các địa danh nổi tiếng, như trường hợp vùng đất khoa bảng Quỳnh Đôi, tạo ra tên xa lạ (Cao Sơn Tiến) hoặc quá dài, gây khó cho người dân khi làm thủ tục hành chính. Một số tỉnh, thành, sợ vướng vấn đề đặt tên, đang manh nha đề xuất thay địa danh bằng con số khô khan.
Theo thống kê, đợt sắp xếp bắt buộc 2023-2025 gồm 56 tỉnh, 33 huyện và hơn 1.300 xã, phường. Nếu tính trung bình 3.500 dân/xã và 100.000 dân/huyện, ước chừng gần 8 triệu người dân sẽ có tên quê quán, địa chỉ thường trú mới. Đó là chưa kể hàng triệu người khác cũng sẽ bị ảnh hưởng, bởi thông tin quê quán truyền qua nhiều đời.
Chính phủ cần 1.323 tỷ đồng (55 triệu USD) ngân sách Trung ương để thực hiện chương trình sắp xếp. Ngân sách gồm kinh phí xây dựng đề án tại địa phương, tuyên truyền, vận động, lấy ý kiến cử tri, chi trả chế độ cho cán bộ, công chức dôi dư. Dự toán chưa tính tới chi phí thay đổi dữ liệu địa danh trong hệ thống thông tin nhà nước, chi phí cơ sở vật chất như thay con dấu, thay tên trụ sở, cũng như nguồn lực người dân bỏ ra để cập nhật giấy tờ tùy thân.
Tôi chỉ phải thay đổi tên quê quán, nửa vui vì được quay về địa danh thân thương cũ, nửa băn khoăn về những bất tiện trong việc cập nhật thông tin. Nhiều người vất vả hơn. Chẳng hạn, người thân của tôi ở phường Trung Tự, trong một ngày, bỗng nhận tin sẽ phải thay cả tên quê lẫn địa chỉ nơi ở. Họ có thêm nỗi lo về việc giao dịch các tài sản có liên quan tới địa chỉ, ví dụ hợp đồng mua bán nhà, chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại các cuộc họp lấy ý kiến, đa phần cư dân thắc mắc vấn đề này.
Chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính hướng tới giảm chi ngân sách, về lâu dài, tạo không gian phát triển kinh tế, xã hội. Chương trình sắp xếp tới năm 2030 dự kiến giúp giảm cán bộ cấp huyện khoảng 2.500 người, cấp xã 27.900 người và cán bộ không chuyên trách cấp xã 16.000 người. Theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn 2019-2021, việc tái cơ cấu các đơn vị hành chính giúp tiết kiệm ngân sách 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chi phí vô hình và hữu hình của việc "tách ra nhập vào" chưa được tính toán đầy đủ, do đó người dân chưa được tiếp cận tổng thể các hoạt động này.
Trong xây dựng pháp luật, công cụ Đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA), hiện được các nước phát triển áp dụng triệt để nhằm lượng hóa tác động của thay đổi chính sách tới các nhóm bị ảnh hưởng. Theo đó, nhóm dự thảo luật chịu trách nhiệm xác định vấn đề, phương án chính sách, cân đối lợi ích chi phí của từng phương án và chọn phương án tối ưu, đồng thời, thông tin rõ ràng kết quả đánh giá tới người ra quyết định và các bên liên quan. Theo các chuyên gia phát triển của Mỹ, nước đầu tiên áp dụng RIA, một đồng bỏ ra cho RIA, doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 100 nghìn đồng. Dù Việt Nam làm quen với RIA từ giữa những năm 2000, việc áp dụng cách tiếp cận này chưa thành thói quen trong hoạt động ban hành chính sách trong nước. Đó là một trong những lý do khiến nhiều quy định vừa ban hành phải thay đổi, hoặc nhiều đề xuất mới chào sân đã phải dừng, ví dụ mất bằng lái xe phải thi lại, hay mỗi người dân chỉ được bán 3-5 nhà trong một năm.
Với việc sắp xếp đơn vị hành chính, mục tiêu cắt giảm gánh nặng ngân sách có thể thực hiện thông qua tăng cường năng lực của cán bộ. Một chức danh có thể phụ trách nhiều xã mà không cần thay, xóa tên xã nào. Tương tự, cán bộ chuyên môn có thể đảm nhận công việc của nhiều xã.
Nếu sáp nhập được xác định mang lại nhiều lợi ích hơn, việc đặt tên mới cần tiến hành thấu đáo, trên nguyên tắc duy trì di sản văn hóa, lịch sử, tinh thần của địa phương. Người dân, các chuyên gia kinh tế, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, truyền thông cần được mời tham gia ý kiến từ sớm để đề xuất các phương án toàn diện, tạo đồng thuận trong cộng đồng.
Chu toàn như vậy sẽ hạn chế được những trường hợp máy móc như "Đôi Hậu" quê tôi.
Cẩm Hà
">