Nhận định, soi kèo Estudiantes vs Rosario Central, 05h15 ngày 21/11: Bất phân thắng bại
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Esteghlal Khuzestan, 20h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà -
Muốn nâng công trình dịch vụ 3 tầng thành cao ốc 24 tầng Đề xuất xây thêm cao ốc 18 tầng vào khu đô thị Trung HòaTổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) mới đây đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội về việc xin đầu tư xây dựng Toà nhà gara cao tầng, văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ tại khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính.
Được biết, khu đất doanh nghiệp đề xuất hiện đã xây dựng toà nhà trung tâm dịch vụ thời trang cao cấp và hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Ô đất dự tính phá bỏ để “nhường chỗ” cho tòa cao ốc 18 tầng hiện là khu nhà 3 tầng của Trung tâm Dịch vụ thời trang cao cấp và Thủ công mỹ nghệ. Nêu lý do về việc đề xuất này, Vinaconex cho biết, việc khai thác toà nhà này từ lâu đã không có hiệu quả do công năng của toà nhà hiện không phù hợp với nhu cầu của thị trường, không thu hút được nhà đầu tư. Thêm vào đó, khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính sau 15 năm vận hành khai thác đang thiếu chỗ để xe.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ban đầu doanh nghiệp đề xuất chiều cao công trình từ 3 tầng hiện nay tăng lên khoảng 24 tầng trên diện tích xây dựng là 1686m2, mật độ xây dựng tăng lên 49%, tổng diện tích sàn tăng gấp khoảng 9 lần trước đó. Ngoài ra doanh nghiệp cũng đề xuất bổ sung diện tích sàn đỗ xe gồm 3 tầng hầm và 3 tầng nổi.
Trước đề xuất trên, theo lãnh đạo Sở Quy hoạch-Kiến trúc, việc chủ đầu tư đề xuất chiều cao công trình 24 tầng là nằm trong khung cho phép của quy hoạch phân khu đô thị H2-2. Tuy nhiên, xét cụ thể về quy mô diện tích, hình dáng kích thước khu đất có chiều ngang mỏng khoảng 25 – 30m (so với chiều dài khoảng 120m).
"Vì vậy để đảm bảo tỷ lệ hình khối công trình giữa chiều cao với chiều rộng, tránh tạo công trình có hình khối kiến trúc siêu mỏng, tại đây nghiên cứu phương án xây dựng công trình tối đa 18 tầng”, văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc chỉ rõ. Sở cũng lưu ý, nhà đầu tư nghiên cứu bố cục thành 2 khối công trình.
Hiện đề xuất của Vinaconex, đã được Tập thể lãnh đạo UBND TP Hà Nội thống nhất nguyên tắc cho điều chỉnh quy hoạch, cho phép xây tòa nhà gara cao tầng, văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ theo đề xuất của Sở Quy hoạch-Kiến trúc.
Cư dân phản đối
Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính có diện tích 32 ha do Vinaconex làm chủ đầu tư được phê duyệt lần đầu năm 1998, khởi công năm 2001, và đưa vào vận hành năm 2006. Dự án này từng được coi là một trong những khu đô thị thương mại kiểu mẫu đầu tiên tại Hà Nội.
Đề xuất xây dựng tòa nhà 18 tầng hiện đang bị cư dân phản đối gay gắt vì lo lắng phá vỡ quy hoạch, thêm áp lực cho hạ tầng khu vực vốn đã quá tải. Đại diện cho hàng trăm hộ dân tại khu đô thị cho biết, thời gian qua đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan, chính quyền địa phương về việc khu vực này bị phá vỡ quy hoạch trong suốt 20 năm qua.
Theo Quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt năm 1998, với mật độ xây dựng 34,88% dự án có 8 tòa nhà cao trung bình 6,7 đến 7,5 tầng. Ba năm sau đó, quy hoạch đã điều chỉnh tăng gấp đôi về số toà nhà lên 16 tòa cao tầng. Chiều cao mỗi toà cũng tăng lên gấp đôi, dao động từ 9 đến 21 tầng. Tuy nhiên, sau gần 20 năm, với nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, hiện mật độ xây dựng Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính tăng lên hơn 50% với 16 tòa nhà cao tầng với chiều cao từ 17 đến 34 tầng.
Đại diện cư dân cho hay, trong khi chủ đầu tư điều chỉnh số toà nhà cao tầng và tầng cao các công trình nhà ở lên gấp đôi nhưng diện tích đất cây xanh, trường học, bãi đỗ xe không thay đổi trong quy hoạch chi tiết đã duyệt, thậm chí bị thu hẹp. Cuộc sống của người dân trong khu vực càng trở nên ngột ngạt, quá tải hạ tầng.
Vì vậy, trước đề xuất xây dựng tòa nhà 18 tầng trên nền ngôi nhà 3 tầng của Trung tâm Dịch vụ thời trang cao cấp và Thủ công mỹ nghệ nhiều cư dân bày tỏ ý kiến phản đối gay gắt.
“Việc xây dựng công trình cao tầng này trong khu đô thị đã quá tải về dân số, hạ tầng kỹ thuật, xã hội, trong khoảng không gian chật hẹp giữa các tòa nhà cao tầng sẽ càng gây áp lực cho cuộc sống của cư dân. Chúng tôi đề nghị dành lô đất xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, công viên, khu vui chơi giải trí...” – cư dân nêu ý kiến.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Minh Thắng, Phó giám đốc phụ trách Ban Đầu tư, Tổng Công ty Vinaconex cho biết, thời gian qua, Vinaconex đã tổ chức 2 cuộc họp với người dân ở phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) và phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân). Tại 2 cuộc họp này đều chưa nhận được sự đồng thuận về việc xây dựng tòa nhà.
Ông Nguyễn Minh Thắng, Phó giám đốc phụ trách Ban Đầu tư, Tổng Công ty Vinaconex. “Hiện nay tại khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính đang bị thiếu trầm trọng bãi đỗ xe, ô tô đỗ tràn lan ở đường nội bộ, gây mất mỹ quan, khó khăn về giao thông. Vinaconex đã xem xét toàn bộ khu đô thị, thấy rằng chỉ còn ô đất này phù hợp để xây dựng công trình kết hợp có bãi đỗ xe. Tôi cho rằng, nhiều người chưa hiểu được hết dự án cũng như quan điểm vì cộng đồng của dự án này do Vinaconex đầu tư là đáp ứng bãi đỗ xe cho cộng đồng cư dân” – ông Thắng nói.
Theo tính toán của đơn vị này, nếu công trình toà nhà văn phòng 18 tầng xây dựng xong thì sẽ cung cấp khoảng 500 chỗ đỗ xe cho cư dân trong khu đô thị.
Phó giám đốc phụ trách Ban Đầu tư, Tổng Công ty Vinaconex cho biết, thời gian tới sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đối thoại thêm với cộng đồng cư dân xung quanh dự án để người dân hiểu hơn về dự án này, tạo ý kiến đồng thuận. Còn về khả năng có được tiếp tục thực hiện dự án hay không sẽ tùy thuộc vào quyết định của cơ quan chức năng của UBND TP.Hà Nội.
Cũng theo vị này, hiện cơ quan chức năng chưa có quyết định điều chỉnh quy hoạch 1/500 của khu vực này.
Hồng Khanh
Công bố thiết kế hai bên đường Vành đai 3, Hà Nội ‘bật đèn xanh’ cho xây cao ốc 50 tầng
Hà Nội công bố Đồ án thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3 đoạn Khuất Duy Tiến Nguyễn Xiển chính thức triển khai Đồ án với việc cho xây cao ốc 50 tầng
"> -
Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2025: Gợi cảm nhờ chăm tập luyện, ngưỡng mộ Jennifer PhạmNicole Hồ đăng quang Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2025. Cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ có lịch sử 36 năm, là sự kiện sắc đẹp với sự tham gia của nhiều cô gái đến từ các quốc gia, khu vực khác nhau tại châu Á. Cuộc thi tạo nền tảng thúc đẩy lòng nhân ái, mang đến nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng. Năm nay, cuộc thi được tổ chức tại Los Angeles (Mỹ).
Để giành chiến thắng ở cuộc thi, Nicole Hồ cho biết đã tích cực tập luyện cùng huấn luyện viên catwalk, giải phóng hình thể… Cô hy vọng bản thân có thể truyền cảm hứng, giúp giới trẻ có những đóng góp tích cực cho cộng đồng, cải thiện cuộc sống của các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Người đẹp sở hữu vóc dáng gợi cảm, cân đối nhờ chăm tập luyện. Nicole sinh năm 2004 tại Mỹ. Cô được bà nuôi dạy, lớn lên trong sự yêu thương của gia đình. Cô nói mình không bao giờ quên những giá trị của một người phụ nữ Việt Nam. Cô muốn trở thành tấm gương tốt cho thế hệ trẻ noi theo, để họ thấy rằng phụ nữ có thể đạt được bất cứ điều gì.
Trong các hoa hậu, Jennifer Phạm là người Nicole đặt hình mẫu học tập và hướng tới. Theo cô, đàn chị đã góp phần mở đường cho những phụ nữ Việt Nam sinh sống tại nước ngoài tham gia các cuộc thi nhan sắc.
Nicole Hồ muốn truyền cảm hứng cho những người trẻ tuổi để xây dựng nền tảng vững chắc cho chính mình và nâng đỡ người khác.
Hiện Nicole là sinh viên năm 3 theo học để trở thành bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại một trường đại học ở Mỹ. Bên cạnh đó, cô tiếp tục làm việc với vai trò giám đốc điều hành một tổ chức từ thiện hỗ trợ cộng đồng vô gia cư cũng như các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở Đông Nam Á.
Trong tháng 12, cô sẽ về Việt Nam và Campuchia để hỗ trợ các trại trẻ mồ côi đang nuôi dưỡng trẻ khuyết tật và các làng bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Ngọc Mai
Ảnh, clip: NVCC
Hoa hậu Jennifer Phạm tinh nghịch dạo chơi Hàn Quốc với chồng doanh nhânNụ cười rạng rỡ của Jennifer Phạm và cử chỉ âu yếm cùng ánh mắt trìu mến của Đức Hải cho thấy họ đang tận hưởng những giây phút hạnh phúc bên nhau."> -
- Tự ti về khả năng ngoại ngữ, hời hợt trong trau dồi kỹ năng sống, thiếu kiến thức xã hội cơ bản… là những vấn đề mà chính các lãnh đạo hội sinh viên trường đại học nêu ra tại phiên thảo luận “Hành trang hội nhập quốc tế của sinh viên Việt Nam” diễn ra tại ĐH Quốc gia Hà Nội chiều ngày 10/12. Sinh viên hội nhập quốc tế: Không chỉ cần tiếng Anh, mà cần trong đầu có gìPhiên thảo luận nằm trong khuôn khổ chương trình của Đại hội đại biểu toàn quốc Sinh viên Việt Nam lần thứ 10 diễn ra trong 3 ngày từ 9/12 đến 11/12.
Phiên thảo luận “Hành trang hội nhập quốc tế của sinh viên Việt Nam” diễn ra tại ĐH Quốc gia Hà Nội chiều ngày 10/12. Ảnh: Nguyễn Thảo Sinh viên không chỉ dừng ở tiếng Anh giao tiếp
Trong khi đại diện Hội sinh viên ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ mô hình cộng đồng ngoại ngữ mang lại hiệu quả cao, thì đại diện Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ việc thực hiện những hoạt động giao lưu quốc tế rất sôi động.
Hoàng Gia Thắng – Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng, ngoài việc nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thì sinh viên thực sự cần quan tâm đến tiếng Anh chuyên ngành.
Chia sẻ câu chuyện của mình, Thắng hài hước nói: “Hồi là học sinh, em học tiếng Anh vừa đủ, đạt 6.0 IELTS nhưng khi lên đại học, học chương trình tiên tiến, cầm cuốn tài liệu dày 600 trang tiếng Anh, em đọc 2 chữ là… ngất”. Thắng đặt vấn đề: tiếng Anh chuyên ngành hoàn toàn là một lĩnh vực khác với tiếng Anh giao tiếp hay tiếng Anh để tham dự các cuộc thi.
Các lớp kỹ năng mềm mới chỉ là phong trào, hình thức
Vũ Ngọc Mai - Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thảo Bàn về việc rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên, Vũ Ngọc Mai - Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết, có một thời gian bùng nổ các lớp chuyên đề kỹ năng dành cho sinh viên, nhưng khi nhìn lại, “liệu có phải chúng ta đã nhìn nhận quá đơn giản về việc đào tạo kỹ năng cho sinh viên hay không?”
“Khi một kỹ năng chỉ được truyền đạt trong một buổi vài tiếng đồng hồ, các bạn đã được đánh giá về năng lực sử dụng kỹ năng đó hay chưa? Bởi vì để hình thành một kỹ năng cần phải có thời gian luyện tập sau khi đã thu nạp lý thuyết”.
Đồng tình với ý kiến này, Huỳnh Mạnh Phương – Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM chia sẻ, hiện nay các khoá kỹ năng bùng nổ với những cái tên nghe rất hoành tráng, nhưng thời lượng lớp học ngắn, chỉ trong một buổi sáng. “Để có được một kỹ năng, cần quá trình rèn luyện lâu dài, chứ không phải chỉ tham gia một lớp học rồi được cấp chứng nhận kỹ năng đó để ghi vào CV đi xin việc”.
“Lâu dần điều này sẽ gây ra một hệ luỵ. Khi các nhà tuyển dụng nhìn thấy mấy chục tờ chứng chỉ nhưng thực tế ứng viên không có, thì giấy chứng nhận bị mất giá trị”.
Sinh viên Vũ Ngọc Mai đưa ra một giải pháp bền vững: “Một bộ phận lớn sinh viên bây giờ không xác định được mục tiêu rõ ràng cho sự phát triển của mình trong tương lai. Trước mắt, chúng ta phải giúp cho sinh viên của mình hiểu được các bạn cần gì, muốn gì thì từ đó việc đào tạo kỹ năng cho các bạn mới đạt được hiệu quả nhất định”.
Sinh viên thiếu chủ động và thiếu kiến thức
Phan Thị Thái An – Uỷ viên ban thư ký Hội Sinh viên TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thảo Chia sẻ kinh nghiệm hội nhập quốc tế của bản thân sau khi được tham gia 2 chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế, Phan Thị Thái An – Uỷ viên ban thư ký Hội Sinh viên TP.HCM khẳng định: “Tiếng Anh của mình không thực sự tốt, nhưng theo mình, kỹ năng tiếng Anh của bạn không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng giao lưu quốc tế. Các bạn sinh viên quốc tế quan tâm nhiều hơn đến việc trong đầu bạn có cái gì”.
“Liệu các bạn có biết hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đại diện cho cái gì, có ý nghĩa như thế nào? Họ quan tâm tới quan điểm và hiểu biết của bạn về một vấn đề.
Tiếng Anh mới chỉ là yếu tố đầu tiên để các bạn tự tin với chính mình. Yếu tố thứ 2 bạn phải có là kiến thức về lịch sử, văn hoá đất nước và khu vực. Sinh viên quốc tế đôi khi đã hiểu rất nhiều về Việt Nam rồi, nên nếu như các bạn không hiểu rõ về nơi các bạn sinh ra thì rất khó để bắt kịp câu chuyện với họ” - Thái An nói.
“Tất cả đều có trên internet. Thay vì lướt Facebook, các bạn có thể dành một chút thời gian để tìm kiếm thông tin. Các bạn hãy cứ ước mơ được bước ra khỏi đường biên giới, nhưng hãy đi với tâm thế một công dân Việt Nam chủ động hội nhập nhưng không hoà tan” – Thái An chia sẻ một cách đầy cảm xúc và nhiệt huyết.
Hoàng Gia Thắng cũng cho rằng, nhiều sinh viên đang rất thiếu sự chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, đón đầu hội nhập. “Liệu chúng ta có đủ kiến thức để giới thiệu bằng tiếng Anh cho khách nước ngoài về con phố mà chúng ta đang sống, một con phố mà chúng ta thường đi qua? Liệu các bạn có biết đi sang các nước ASEAN có cần visa hay không?”
H’ Jôl Ayun – sinh viên người Ê Đê, đại diện Hội Sinh viên ĐH Tây Nguyên. Ảnh: Nguyễn Thảo Đóng góp vào câu chuyện hội nhập, H’ Jôl Ayun – sinh viên người Ê Đê, đại diện Hội Sinh viên ĐH Tây Nguyên đã kể một câu chuyện đáng suy ngẫm: “Trên đường đi học về, em thấy một đoàn người nước ngoài đi phượt bằng xe máy dừng xe ở một tiệm tạp hoá. Họ chỉ muốn hỏi đường, nhưng chỉ nhìn thấy người nước ngoài thôi, chủ tiệm ngay lập tức đóng sập cửa trước sự ngơ ngác của nhóm người kia”.
“Bản thân em là một sinh viên người dân tộc thiểu số. Em từng bị hỏi rất nhiều lần ‘học tiếng Anh để làm gì?’ Sinh viên hay nói đùa với nhau rằng ‘học tiếng Anh chỉ để qua môn’”.
Câu chuyện của H’ Jôl Ayun muốn nêu lên một thực tế: Tinh thần và nhận thức về hội nhập quốc tế của người dân tộc thiểu số, thậm chí là đối tượng sinh viên còn rất hạn chế. Một phần do kinh tế nhưng phần lớn là do nhận thức. “Sinh viên trường em hầu như không có ý thức, không quan tâm đến vấn đề hội nhập. Em rất mong có một giải pháp nào đó thúc đẩy tinh thần hội nhập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên dân tộc thiểu số chúng em” – nữ sinh người Ê Đê đề xuất.
Tham gia thảo luận còn có ý kiến của Nguyễn Trọng Hoàng Nam – sinh viên Thạc sĩ ngành Chính sách Công, ĐH Bristol, thành viên Hội Sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh. Hoàng Nam khẳng định: “Muốn hội nhập, chúng ta phải tôn trọng – tôn trọng chính bản thân chúng ta, tôn trọng ngôi trường mà chúng ta đang học, tôn trọng tổ chức và đất nước của chúng ta, tiếp sau đó là tôn trọng các nước bạn. Muốn để người khác tôn trọng mình thì chúng ta phải có các kỹ năng: kỹ năng mềm, kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng chuyên môn…”
Nguyễn Thảo
Giáo dục đại học VN: Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế như thế nào?
Nhiều quốc gia trên thế giới kể các các quốc gia có nền giáo dục đại học phát triển đang đứng trước nhu cầu phải đổi mới giáo dục đại học, tăng tính hội nhập và cạnh tranh toàn cầu.
">