![](<p>Theo hướng dẫn trước đó của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, kể từ ngày 5/10, vận tải hành khách bằng xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách (taxi công nghệ) được phép đăng ký hoạt động tối đa không vượt quá 10% số xe quản lý.</p><p>Trong khi đó, các hãng taxi cũng được đăng ký số lượng phương tiện hoạt động tối đa không vượt quá 20% số xe quản lý.</p><table class=)
![{keywords}](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2020/06/22/15/taxi-cong-nghe-bat-dau-mo-rong-hoat-dong-1.JPG) |
Các hãng taxi công nghệ vẫn chưa mở lại dịch vụ tại TP.HCM. (Ảnh minh họa) |
Các phương tiện đăng ký hoạt động sẽ được Sở Giao thông Vận tải cấp phép thông qua giấy nhận diện (có mã QR). Trong quá trình hoạt động, căn cứ vào nhu cầu đi lại và tình hình kiểm soát dịch Covid-19, Sở tiếp tục điều chỉnh số lượng phương tiện hoạt động phù hợp.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến hết sáng nay (5/10), chưa có hãng taxi công nghệ nào thông báo mở lại dịch vụ tại TP.HCM.
Đại diện một số ứng dụng cho hay, vẫn đang trong quá trình làm việc gấp rút với cơ quan chức năng để các tài xế đủ điều kiện hoạt động trở lại, trong đó có việc cấp mã QR cho tài xế đã đăng ký.
Theo thông tin của ICTnews, muốn đủ điều kiện hoạt động, các tài xế cần đáp ứng nhiều tiêu chí nghiêm ngặt nhằm đảm bảo phòng, chống dịch bệnh. Cụ thể, người điều khiển phương tiện đã tiêm vắc xin Covid-19 đủ liệu trình với mũi tiêm gần nhất phải đủ 14 ngày sau khi tiêm; Có kết quả xét nghiệm âm tính; Có phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Các xe hoạt động phải lắp vách ngăn giữa người điều khiển phương tiện và hành khách.
Khi di chuyển phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc 5k; mở cửa toàn bộ, không sử dụng máy lạnh hoặc đóng cửa và bật máy lạnh 26 độ trở lên; phải vệ sinh khử khuẩn ngay sau khi kết thúc hành trình; trang bị dung dịch rửa tay sát khuẩn cho hành khách, dung dịch khử khuẩn cho phương tiện, sử dụng thùng rác có nắp đậy; có thông tin khuyến cáo và hướng dẫn người lao động, hành khách và người dân chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo đại diện một số ứng dụng gọi xe, ngay sau khi nhận được công văn hướng dẫn, các doanh nghiệp đã thông báo cho các đối tác dịch vụ 4 bánh để đăng ký cũng như gấp rút thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý như việc lắp màn chắn cho xe và gửi danh sách để cơ quan quản lý cấp mã.
![{keywords}](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2021/10/05/14/taxi-cong-nghe-tai-tp-hcm-van-chua-hoat-dong-tro-lai.JPG) |
Gojek cho biết sẽ triển khai Gocar trong thời gian sớm nhất. |
Trao đổi với ICTnews, đại diện Gojek Việt Nam cho biết đang chuẩn bị triển khai dịch vụ GoCar trong thời gian sớm nhất, tuân thủ các quy định của Sở Giao thông Vận tải và cơ quan chức năng.
Gojek đã hoàn tất việc đăng ký danh sách đối tác tài xế tham gia cung cấp dịch vụ GoCar với Sở Giao thông Vận tải, số xe dự kiến được đưa vào hoạt động trong giai đoạn đầu phù hợp với số lượng xe tối đa được cơ quan chức năng cho phép.
Mặt khác, Gojek đã gửi công văn tới chính quyền địa phương để cam kết về việc đối tác tài xế, phương tiện và hành khách ngồi trên phương tiện tuân thủ đầy đủ Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn được ban hành bởi cơ quan chức năng tại TP HCM, cũng như các nội dung về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế và các cơ quan liên quan.
Sau khi nhận được văn bản cho phép và hướng dẫn chi tiết, kèm theo yêu cầu nhận diện của Sở Giao thông Vận tải, những chuyến xe thương mại GoCar đầu tiên sẽ chính thức hoạt động tại TP.HCM.
Trước đó, dịch vụ Gocar đã lăn bánh tại TP.HCM nhưng không phải các chuyến xe thương mại mà là vận chuyển miễn phí lực lượng y tế tuyến đầu.
Do số lượng xe được khống chế theo quy định, trong giai đoạn đầu GoCar thương mại sẽ phục vụ nhóm đối tượng khách hàng đã tham gia khảo sát và đăng ký trải nghiệm từ trước. Hãng tập trung ghi nhận ý kiến phản hồi của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời hướng dẫn đối tác tài xế GoCar tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn và sức khoẻ trong bối cảnh bình thường mới của TP.HCM.
Dự kiến, GoCar sẽ mở rộng số lượng xe cũng như người dùng trong vài tuần tới, dựa trên đánh giá về nhu cầu của hành khách, các quy định của cơ quan chức năng và thực tiễn phòng, chống dịch.
Duy Vũ
![Tài xế taxi công nghệ chật vật mưu sinh trong mùa dịch, còng lưng cày cuốc xe trả nợ](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2020/11/30/14/tang-thue-xe-cong-nghe-tat-ca-ung-dung-goi-xe-deu-la-cong-ty-kinh-doanh-van-tai.jpg?w=145&h=101)
Tài xế taxi công nghệ chật vật mưu sinh trong mùa dịch, còng lưng cày cuốc xe trả nợ
Không như các tài xế xe hai bánh có thể chuyển sang giao hàng, giao đồ ăn hay đi chợ hộ, lái xe taxi công nghệ chật vật hơn trong mùa dịch khi vừa phải mưu sinh, vừa lo trả nợ ngân hàng vì mua xe trả góp.
" alt="TP.HCM: Grab, be. Gojek vẫn chưa mở lại dịch vụ taxi công nghệ"/>
TP.HCM: Grab, be. Gojek vẫn chưa mở lại dịch vụ taxi công nghệ
![](<p><strong>Khi Thủ tướng kết nối tới xã, phường</strong></p><p>Sau phiên kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch Covid-19 qua hệ thống trực tuyến vừa được thiết lập từ phòng làm việc tới hơn 2.000 )
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/10/07/06/chuyen-doi-so-tao.jpeg) |
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các huyện của tỉnh tại điểm cầu ngay trong phòng học đơn sơ của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Định Hóa. Ảnh: Nhật Bắc/VNP |
Cho đến lúc này, Thái Nguyên là một trong số ít các tỉnh có ca dương tính là 2 con số (15 ca). Điểm diễn ra hội nghị đặt ở miền núi - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Định Hoá (nằm ở xã Yên Bình, huyện Định Hoá) - nhưng tín hiệu đường truyền kết nối thông suốt. Các cán bộ chống dịch từ cấp xã, phường... ở những vùng xa nhất của tỉnh, được tham dự và trao đổi trực tiếp với Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 quốc gia.
Đây kết quả của việc “phủ sóng” 100% các hội nghị với hình thức trực tuyến, phòng họp không giấy tờ - một "chỉ dấu" tích cực đang đi vào nề nếp từ việc chuyển đổi số ở Thái Nguyên.
Mặc dù là một trong số ít các tỉnh trên cả nước giữ an toàn vùng xanh cả tỉnh trong suốt mùa dịch, Thái Nguyên vẫn tự đánh giá mình ở mức nguy cơ cao. Ngay từ sớm, cùng với chiến dịch “Thái Nguyên hồng - đồng lòng chống dịch”, chương trình Tình nguyện xanh “Ứng dụng số - Chống dịch an toàn” đã được phát động khẩn trương. Các chương trình được kết nối trực tuyến đến 135 điểm cầu cấp huyện và cấp xã, bắt đầu triển khai chỉ ngay sau 1 tuần Hà Nội có quyết định giãn cách xã hội.
Những cuộc họp online đi từ đầu não trung ương hoặc tỉnh tới tận cơ sở xã, phường như thế ngày đang trở thành "bình thường mới" của tỉnh miền núi này. Tính đến nay đã có khoảng 130 cuộc họp "xuyên không gian mạng" như thế. Thái Nguyên đang thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với 3 hệ thống nền tảng là: Cổng thông tin điện tử; Mạng truyền số liệu chuyên dùng; Hội nghị truyền hình đảm bảo liên thông 3 cấp từ tỉnh – huyện – xã và ngược lại. Tỉnh đã đầu tư, thiết lập hệ thống trực tuyến tại các phòng họp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; 9/9 huyện thị; 178/178 xã, phường, thị trấn.
Ứng dụng sớm, an toàn lâu
"Chủ động triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ để phòng chống dịch là tinh thần chúng tôi xác định ngay từ sớm", ông Đỗ Xuân Hoà, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh cho hay. Tỉnh đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cài đặt và sử dụng các ứng dụng: Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, Sổ sức khỏe điện tử, Bluzone - quét mã QR khai báo y tế, phần mềm công dân số C-ThaiNguyen...
Chỉ trong thời gian ngắn, những chỉ số hiện thực hoá quyết tâm đó đã cho kết quả rõ: Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone đã có gần 380.000 người cài đặt (chiếm gần 30% tổng dân số; chiếm 40,5% trong tổng số gần 1 triệu smarphone đang sử dụng trên toàn tỉnh). Toàn tỉnh đã triển khai gần 18.500 điểm đăng ký mã QRcode để công dân khai báo điện tử và quản lý người ra vào tỉnh với hơn 717.000 lượt quét; Nền tảng quản lý xét nghiệm và trả kết quả điện tử; nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19; xây dựng bản đồ dịch tễ và trang thông tin điện tử về Covid-19…
Trong số các ứng dụng công nghệ phòng dịch, phải kể đến phần mềm kiểm soát các phương tiện ngoại tỉnh đến Thái Nguyên. Toàn tỉnh thiết lập 81 chốt kiểm soát dịch Covid-19 với gần 1.200 người luân phiên làm việc 24/24 giờ.
Khoảng thời gian cuối tháng 8 đầu tháng 9, tại chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 ở các nút giao đường cao tốc vào địa bàn tỉnh, xuất hiện tình trạng phương tiện đi từ nơi có dịch bùng phát qua cao tốc, nhưng khai báo không trung thực. Như chốt Thị xã Phổ Yên, có ngày ghi nhận hàng chục trường hợp.
Phần mềm kiểm soát được cài trên điện thoại thông minh của lực lượng làm nhiệm vụ kèm theo một tài khoản riêng, lực lượng CSGT tại các chốt có thể kiểm tra, phát hiện bất cứ phương tiện nào đi từ các tỉnh, thành khác đến Thái Nguyên qua đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Hệ thống máy quay video kiểm soát phương tiện ra, vào tỉnh qua đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được chỉ đạo triển khai khẩn trương. Trên nền tảng Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) đặt tại trụ sở UBND tỉnh, máy quay video đặt ở đường cao tốc sẽ ghi hình toàn bộ phương tiện đi đến Thái Nguyên từ địa phương khác qua cao tốc, lưu trữ trực tiếp với tốc độ cao, thời gian trễ thấp tại máy chủ của IOC.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/23/21/bai-1-cuoc-cach-mang-trong-chuyen-doi-so-cua-tinh-thai-nguyen-3.jpg) |
Màn hình chỉ huy tại Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) - sản phẩm công nghệ của chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Trọng Đạt |
Tỉnh đã huy động gần 500 camera giám sát tại các chốt để quản lý lái xe; camera giám sát các trung tâm cách ly tập trung để quản lý người cách ly, trong đó có gần 400 camera được kết nối và truyển tải dữ liệu về IOC phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống Covid của lãnh đạo tỉnh và Hệ thống kết nối camera giám sát trung ương…
Hệ thống này có nhiều tính năng ưu việt, đặc biệt là có thể nhận biết chính xác biển kiểm soát của các phương tiện khi đang di chuyển ở tốc độ cao. Tất cả dữ liệu sau khi được xử lý tự động, phân tích thông minh với tốc độ cao, sẽ được lưu trữ tại máy chủ của IOC. Với cơ sở dữ liệu trên, lực lượng chức năng có thể truy cập từ các thiết bị cầm tay thông minh như máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính cá nhân… thông qua ứng dụng C-ThaiNguyen để khai thác thông tin, đối chiếu với phương tiện cần kiểm soát.
Thiếu tá Phạm Anh Điệp, Tổ phó quản lý chốt kiểm soát liên ngành tại nút giao Tân Long thông tin, mật độ phương tiện ra vào tỉnh từ 13-15 nghìn lượt mỗi ngày, giải pháp này thực sự hữu dụng để kịp thời phát hiện, xử lý người khai báo không trung thực khi đi từ các địa phương khác về tỉnh, đặc biệt là từ các vùng dịch.
Trong câu chuyện với VietNamNet về ứng dụng công nghệ phòng chống dịch ở các địa phương, khi được hỏi "Điều gì làm ông ấn tượng nhất?", ông Đỗ Lập Hiển, thường trực Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch bệnh Covid-19 quốc gia (đặt tại Bộ TT&TT) cho hay: "Ấn tượng nhất có lẽ là... không ấn tượng gì về dịch bệnh". Bởi ở những nơi an toàn, phòng dịch hay chống dịch tốt, công nghệ đã âm thầm thực hiện nhiều chức năng "lá chắn".
Kết quả từ Nghị quyết chuyển đổi số sớm, ngày chuyển đổi số đầu tiên
Bằng “lá chắn công nghệ” chống dịch, Thái Nguyên đã bảo vệ “tỉnh vùng xanh an toàn” trong suốt đầu mùa dịch tới nay, duy trì hoạt động sản xuất, ổn định đời sống xã hội trong tình hình mới. Với những người công tác trong ngành, kết quả của Thái Nguyên không phải là ứng dụng công nghệ nhất thời, mà là kết quả của việc sớm nhạy bén chuyển đổi số.
Ngày cuối cùng của năm 2020 đã trở thành dấu mốc của tỉnh, khi ban hành Nghị quyết số 01 về Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025 định hướng tới năm 2030. Đây cũng là tỉnh đầu tiên có Ngày Chuyển đổi số.
Sau 9 tháng triển khai, Thái Nguyên đã đạt được mục tiêu kép: Phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững vùng xanh an toàn trong dịch. Về lâu dài, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, tạo tiền đề đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Bài tiếp theo: “Hội nghị không giấy” và những kết quả thần tốc
Kiên Trung - Trọng Đạt
![Trung tâm điều hành thông minh IOC: ‘bộ não số’ chống dịch Covid-19](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/10/04/16/trung-tam-dieu-hanh-thong-minh-ioc-bo-nao-so-chong-dich-covid-19-3.jpg?w=145&h=101)
Trung tâm điều hành thông minh IOC: ‘Bộ não số’ chống dịch Covid-19
Cập nhật, phân tích trực quan số liệu về tình hình dịch bệnh, hệ thống camera giúp kiểm soát chặt chẽ, chi tiết từng khu vực…, Trung tâm điều hành thông minh (IOC) là “bộ não số” hỗ trợ đắc lực hoạt động phòng, chống dịch tại nhiều địa phương.
" alt="Chuyển đổi số tạo 'lá chắn công nghệ' chống dịch ở Thái Nguyên"/>
Chuyển đổi số tạo 'lá chắn công nghệ' chống dịch ở Thái Nguyên