|
Huawei P30 Pro so găng với Galaxy S10 Plus |
Mong muốn soán ngôi Samsung giành vị trí số 1 đồng nghĩa với việc P30 Pro không chỉ là một flagship mà nó còn đi kèm với một nhiệm vụ. Nhưng thử xem P30 Pro có thực sự là đối thủ của Galaxy S10 Plus hay không?
Kích thước và độ phân giải màn hình
P30 Pro: OLED 6,47 inch; 2.340x1.080 pixel
Galaxy S10 Plus: OLED 6,4 inch; 3.040x1.440 pixel
|
Màn hình Huawei P30 Pro |
Kích thước màn hình khá giống nhau, nhưng điều thú vị là độ phân giải thì không. P30 Pro có độ phân giải thấp hơn với một màn hình lớn hơn. Điều đó làm cho mật độ điểm ảnh trên Galaxy S10 Plus cao hơn - 522 ppi so với 398 ppi.
|
Màn hình Galaxy S10 Plus |
Về cơ bản mức chênh lệch về độ sắc nét sẽ khó nhận ra với đa số người dùng. Tuy nhiên, chí ít Samsung đang có lợi thế về điểm này trên Galaxy S10 Plus.
Quát vân tay dưới màn hình: Siêu âm so với quang học
Cả P30 Pro và Galaxy S10 Plus đều có đầu đọc dấu vân tay trên màn hình cho phép bạn mở khóa điện thoại. Nhưng Huawei và Samsung sử dụng các công nghệ khác nhau.
Samsung là hãng công nghệ đầu tiên sử dụng cảm biến vân tay siêu âm của Qualcomm. Công nghệ này sử dụng sóng âm thanh để đọc thông tin trên ngón tay của người dùng.
|
Công nghệ quét vân tay quang học trên P30 Pro |
Khi tín hiệu điện trên ngón tay của người dùng chạm vào cảm biến, nó sẽ phát ra sóng âm thanh dội ngược lên da. Bề mặt da không bằng phẳng với các đường vân chỗ lồi, chỗ lõm nên sẽ tạo ra các sóng siêu âm được dội ngược lại, trở vào bộ xử lý. Ánh xạ dấu vân tay của người dùng sẽ được đọc và tính toán để tạo ra bản đồ 3D chi tiết của dấu vân tay.
Các sóng âm cũng có thể phát hiện lưu lượng máu của bạn và sẽ từ chối nhận dạng vân tay nếu ngón tay đăng ký của bạn bị đứt. Do đó, công nghệ bảo mật này không thể bị đánh lừa bởi ngón tay giả hoặc da tổng hợp. (xem thêm video dưới).
Trong khi đó, Huawei sử dụng công nghệ truyền thống hơn với cảm biến vân tay quang học, về cơ bản là chụp ảnh vân tay của người dùng. Công nghệ này dựa vào quá trình phản xạ ánh sáng từ cảm biến tới ngón tay, để thu thập thông tin và tạo ra hình ảnh 2D của vân tay.
Qualcomm nói rằng phương pháp này chậm hơn và kém an toàn hơn. Nó dễ bị đánh lừa chỉ bởi một bức ảnh giả mạo dấu vân tay.
Cuộc chiến jack tai nghe
Nếu việc sử dụng tai nghe có dây là quan trọng đối với bạn thì P30 Pro sẽ giảm đáng kể mức hấp dẫn. P30 Pro đã bị loại bỏ jack cắm tai nghe 3.5mm với lý do để tăng không gian cho viên pin lớn hơn.
|
P30 Pro không có jack cắm tai nghe 3.5mm |
Ngược lại, cả 3 chiếc Galaxy S10 của Samsung đều có jack cắm tai nghe 3.5mm.
Bốn camera phía sau so với ba
Huawei P20 Pro năm ngoái đã gây chú ý với hệ thống camera có 3 ống kính phía sau. P30 Pro đã tiến thêm 1 bước xa hơn với camera gồm 4 ống kính ở mặt sau. Galaxy S10 Plus với camera 3 ống kính mặt sau và 2 ống kính mặt trước.
Huawei P30 Pro với 4 ống kính trong đó có 1 camera 3D được thiết kế để cải thiện ảnh chụp chân dung.
|
Cụm camera mặt sau của Huawei P30 Pro |
Huawei P30 Pro:
Ống kính "SuperSpectrum" 40 megapixel
Ống kính góc cực rộng 20 megapixel
Ống kính tiềm vọng quang học 8 megapixel với zoom 5X
Cảm biến TOF đo khoảng cách giữa camera và vật thể
Camera mặt trước: 32 megapixel
|
Cụm camera của Galaxy S10 Plus |
Galaxy S10 Plus:
Ống kính góc rộng 12 megapixel
Ống kính góc cực rộng 16 megapixel
Ống kính tele 12 megapixel với zoom 2X
Camera mặt trước: 10 và 8 megapixel
Ống kính "SuperSpectrum" của Huawei quyết định việc thu nhiều ánh sáng hơn bằng bộ lọc Bayer. Huawei đã thay đổi tất cả các điểm màu xanh lá cây vốn chiếm phần lớn bộ lọc Bayer thành màu vàng, hoán đổi các pixel RGB (đỏ, xanh lá cây, xanh dương) sang RYB (đỏ, vàng, xanh dương). Từ đó cảm biến mới có thể thu được ánh sáng nhiều hơn tới 40% so với trước. Và đây là giải pháp Huawei cho rằng P30 Pro có khả năng chụp ảnh thiếu sáng tốt hơn rất nhiều so với các smartphone trước đây.
|
Huawei khoe khả năng zoom của P30 Pro |
Cũng cần để ý rằng, mặc dù số megapixel trên camera của P30 Pro rất cao nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ cho những bức ảnh đẹp hơn. Hiệu quả về khả năng thu sáng và cách phần mềm xử lý ảnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hình ảnh cuối cùng.
Huawei chiếm thế thượng phong là với chế độ ban đêm dành riêng cho P30 Pro. Hãng công nghệ Trung Quốc từng trang bị tính năng này cho Mate 20 và P20.
Mặc dù mất khoảng 5 giây để xử lý, hình ảnh thu được từ chế độ chụp này với máy Huawei là khá tốt ngay cả trong điều kiện thiếu sáng trầm trọng. Bức ảnh thu được sáng hơn và chi tiết hơn so với những gì Galaxy S10 Plus chụp.
|
Camera được xem là một thế mạnh của Huawei P30 Pro |
Về chế độ chụp đêm có thể khiến người dùng không lựa chọn S10 Plus. Nhưng người dùng cũng còn 1 lựa chọn khác cũng có tính năng này là Pixel 4 có thể ra mắt tháng 10 tới. Pixel 3 và Pixel 3x của Google cũng có chế độ chụp đêm độc lập Night Vision và cho những bức ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng.
Giá bán và ngày lên kệ
P30 Pro hiện đang được bán ra, nhưng khả năng không có mặt tại thị trường Mỹ do lệnh cấm đối với các thiết bị của Huawei tại đây. Điều này mang lại cho Samsung lợi thế tại thị trường Mỹ với cả 3 chiếc Galaxy S10 đang được bán rộng rãi tại các nhà mạng.
|
Bảng so sánh cấu hình Huawei P30 Pro và Galaxy S10 Plus |
Giá Huawei P30 Pro và Galaxy S10 Plus tại Anh đều ở mức 899 Bảng cho phiên bản 128GB. Tại Australia, P30 Pro có giá cao hơn Galaxy S10 Plus là 100 AUD (đô-la Úc) cụ thể là 1.599 AUD so với 1.499 AUD.
Trường hợp P30 Pro được bán tại Mỹ, giá chuyển đổi sẽ cao hơn Galaxy S10 Plus đến 200 USD.
Tại Việt Nam, Huawei P30 Pro được một đại lý bán lẻ tiết lộ mức giá 23,99 triệu đồng, giá chính thức sẽ được công bố vào 2/4 tới. Giá Galaxy S10 Plus tại Việt Nam từ 999 USD (khoảng 23,24 triệu đồng).
Video so sánh Huawei P30 Pro và Galaxy S10 Plus:
Hải Nguyên (theo CNET)
So sánh 3 Android phone đầu bảng: Huawei P30, Galaxy S10 và Pixel 3
Huawei P30, Galaxy S10 và Pixel 3 được đánh giá là 3 chiếc smartphone hàng đầu trong cùng phân khúc ở thời điểm hiện tại. Dưới đây là những thông tin so sánh camera, pin và các thông số kỹ thuật của 3 điện thoại này.
" alt="Huawei P30 Pro so găng Galaxy S10 Plus: Cuộc đua của các siêu smartphone"/>
Huawei P30 Pro so găng Galaxy S10 Plus: Cuộc đua của các siêu smartphone
- Với tham vọng trở thành siêu cường bóng đá thế giới, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền. Nhưng cho đến lúc này, tất cả chỉ là ảo vọng. Đồng tiền cũng khó giúp Trung Quốc có vé đến World Cup 2018.1. Trung Quốc là cường quốc thể thao thế giới. Điều này thể hiện qua những kỳ Olympic rất thành công.
Ở Olympic Rio de Janeiro 2016, Trung Quốc xếp thứ 3 trên bảng tổng sắp huy chương, chỉ sau Mỹ và Vương quốc Anh. 4 năm trước, họ chỉ đứng sau Mỹ ở London. Trong lần đăng cai năm 2008, Trung Quốc thậm chí là số 1 về huy chương.
|
Những ngoại binh đẳng cấp thế giới đã giúp China Super League trở nên mạnh mẽ và hấp dẫn |
Rất mạnh về thể thao, nhưng bóng đá lại là ám ảnh của người Trung Quốc. Năm 2002, Trung Quốc giành vé tham dự World Cup lần đầu tiên trong lịch sử, và kể từ đó họ không còn trở lại với ngày hội bóng đá thế giới.
Với nền thể thao phát triển, và đang là một trong những trung tâm kinh tế mạnh nhất thế giới, Trung Quốc quyết tâm phát triển bóng đá.
Người Trung Quốc muốn biến mình trở thành trung tâm của bóng đá, tất nhiên không chỉ trong phạm vi châu Á.
Chính xác hơn, Trung Quốc muốn như người Anh, có một Premier League của riêng mình.
Đồng thời, Trung Quốc xác định mục tiêu xây dựng một ĐTQG đẳng cấp thế giới, vượt qua những hàng xóm như Hàn Quốc hay Nhật Bản, và sánh ngang với Brazil.
2. Những mục tiêu được xác định, và Trung Quốc vung tiền để hiện thực hóa giấc mơ siêu cường.
|
ĐTQG Trung Quốc là hình ảnh trái ngược với thành công cấp CLB |
Trong 18 tháng trở lại đây, Trung Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn nhất châu Á. Rất nhiều ngôi sao hàng đầu thế giới đặt chân đến Chinese Super League.
Chỉ riêng trong năm 2016, gồm các kỳ chuyển nhượng tháng Giêng và mùa Hè, bóng đá Trung Quốc đã chi khoảng 600 triệu USD cho việc mang về các siêu sao.
Sự hiện diện của các siêu sao đã mang đến sức mạnh thực sự cho China Super League.
Trong 3 mùa giải gần nhất, có đến 2 lần danh hiệu AFC Champions League thuộc về Trung Quốc. Cụ thể là Guangzhou Evergrande, ở mùa giải 2013 và 2015.
Tuy nhiên, trái ngược với sức mạnh của sân chơi cấp CLB, ĐTQG Trung Quốc vẫn chỉ là hạng hai ở châu Á.
Những thất bại ở vòng loại World Cup 2018 là minh chứng. Sau 4 lượt trận giai đoạn 2, Trung Quốc mới chỉ có 1 điểm.
Về mặt lý thuyết, Trung Quốc vẫn còn 6 trận đấu để có thể giành vé vào vòng 4. Nhưng ngay cả những người lạc quan nhất cũng không tin vào điều đó.
|
Ren Hang (2) không có chỗ ở China Super League trong 4 tháng qua, nhưng đá chính ở ĐTQG |
Giấc mơ đến nước Nga 2018 của Trung Quốc xem như đã tan vỡ ngay từ lúc này.
3. Vấn đề của Trung Quốc là gì? Có rất nhiều nguyên nhân khiến ĐTQG Trung Quốc thất bại.
Một trong đó là phản ứng ngược từ chính sách mua sắm siêu sao để nâng tầm CLB. Các cầu thủ ngoại chưa thể tạo cú hích để cải thiện chất lượng cầu thủ nội.
Cho đến lúc này, China Super League chỉ đơn thuần là giải trí. Đồng tiền và những siêu sao mang đến các trận đấu mãn nhãn cho người hâm mộ. Tất cả chỉ có thế.
“Sự phát triển của một nền bóng đá không chỉ đơn thuần là bỏ tiền mua các cầu thủ ngoại danh tiếng”, huyền thoại Hao Haidong - thành viên đội hình Trung Quốc dự World Cup 2002, lên tiếng.
Chưa kể, quá nhiều ngoại binh cũng khiến cầu thủ nội không có chỗ.
Một ví dụ: hậu vệ trái Ren Hang không đá trận nào ở China Super League trong 4 tháng nay, nhưng lại có suất chính thức trong ĐTQG. Thế nên, Trung Quốc thất bại là điều không bất ngờ.
Sau những bê bối dàn xếp tỉ số, cá cược bất hợp pháp, bạo lực sân cỏ, bóng đá Trung Quốc đang tích cực làm mới mình. Nhưng chỉ đồng tiền là không đủ.
Kim Ngọc
" alt="Bóng đá Trung Quốc: Đồng tiền và ảo vọng siêu cường"/>
Bóng đá Trung Quốc: Đồng tiền và ảo vọng siêu cường