Bóng đá

Mua ô tô chở miễn phí người bệnh khó khăn: Ám ảnh những chuyến xe đẫm nước mắt

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-03 23:58:47 我要评论(0)

Chuyến xe đầy ắp tình ngườiChúng tôi gặp anh Đỗ Văn Thuyết (SN 1982,ôtôchởmiễnphíngườibệnhkhókhănÁmảbóng đá lubóng đá lu、、

Chuyến xe đầy ắp tình người

Chúng tôi gặp anh Đỗ Văn Thuyết (SN 1982,ôtôchởmiễnphíngườibệnhkhókhănÁmảnhnhữngchuyếnxeđẫmnướcmắbóng đá lu trú tại thôn Cầu, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) sát giờ anh chuẩn bị thực hiện chuyến đi từ thiện tại tỉnh Yên Bái. Đây là một trong số rất nhiều chuyến xe thiện nguyện do anh làm tài xế trong suốt 7 năm qua.

anh Thuyết 1.jpg
Anh Thuyết là tấm gương thiện nguyện của thôn Cầu, xã Lạc Đạo. Ảnh: Thanh Bình

Năm 2017, anh Thuyết tham gia Câu lạc bộ thiện nguyện Nghĩa Phương, kêu gọi người thân, bạn bè quyên góp tiền và hiện vật ủng hộ người khó khăn. Năm 2020, anh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, phải cắt bỏ một phần lá gan.

Những ngày điều trị tại bệnh viện, anh chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh khốn cùng. Có người bị bệnh tật hành hạ, có người không đủ tiền để chữa bệnh, có người không có tiền thuê chuyến xe cuối cùng để trở về với gia đình,...

Những điều đó thôi thúc anh đưa ra quyết định: Bỏ tiền túi mua một chiếc xe để chở miễn phí những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. 

anh Thuyết 2.jpg
Chiếc xe ý nghĩa anh Thuyết dành cho bệnh nhân khó khăn. Ảnh: Thanh Bình

Chị Sái Thị Thơ (SN 1984, vợ anh Thuyết) chia sẻ: “Thú thật, nhà tôi lúc đó vẫn còn mang nợ. Nhưng anh ấy nói, đợi đến lúc trả hết nợ mới mua xe làm việc thiện thì biết đến bao giờ, nên thôi có đến đâu làm đến đó.

Chồng tôi may mắn chữa khỏi bệnh, anh ấy muốn phát nguyện làm việc tốt thì tôi hết lòng ủng hộ”.

Nghĩ là làm, đầu năm 2024, vợ chồng anh Thuyết bỏ tiền túi mua một chiếc ô tô cũ trị giá 200 triệu đồng. Anh sửa thành xe cấp cứu, chở miễn phí bệnh nhân khó khăn.

Chuyến xe của anh có thể là chuyến xe cấp cứu, cũng có thể là chuyến xe cuối cùng chở người đã mất về với gia đình. Tất cả đều là những chuyến xe đầy ắp tình người.

Luôn sẵn sàng, gọi là lên đường

Anh Thuyết không nhớ mình đã lái bao nhiêu chuyến xe ý nghĩa. Có ngày, anh chạy liền 3 chuyến, cũng có tuần không có ai gọi. Anh luôn mong, chiếc xe của mình “ế khách” bởi như vậy có nghĩa là mọi người bình an.

anh Thuyết 3.jpg
Anh Thuyết và anh Tân (áo xanh) là hai tài xế chính của chuyến xe ý nghĩa. Ảnh: Thanh Bình

Kể từ ngày có xe, anh Thuyết luôn trong tâm thế sẵn sàng, có người gọi là đi.

“Ngày trước, cứ 22h, tôi tắt điện thoại đi ngủ. Từ ngày có xe, tôi không dám tắt điện thoại một phút nào, cả ngày lẫn đêm vì sợ mọi người cần lại không gọi được. Ngày xưa, tôi ít khi nghe cuộc gọi số lạ nhưng giờ thì càng lạ càng phải nghe”, anh kể.

Có bữa cơm trưa, anh vừa bê bát cơm lên ăn được đôi miếng, đã có người gọi, nhờ chở người thân đến viện. Anh vội buông đũa, lên đường. Cũng có lúc nửa đêm, điện thoại reo ầm ĩ. Anh chẳng tiếc giấc ngủ, sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Cũng có lần, anh đã ăn mặc chỉnh tề, chuẩn bị đi ăn cỗ thì có gọi người gọi nhờ đưa đi cấp cứu. Anh cũng không nề hà, hỏi địa chỉ và vội vã đến ngay. 

“Cách đây không lâu, một cụ ông xóm tôi bị khó thở, con cháu chạy sang nhờ tôi chở đến viện đa khoa tỉnh cấp cứu. Cũng may, tôi không bỏ lỡ ‘giờ vàng’ nên cụ được cứu chữa kịp thời.

Sau đó, cũng có một cụ bà ở xóm tôi bị suy tim, tôi chở cụ đến bệnh viện ở Hà Nội cấp cứu nhưng lần này không được may mắn như vậy. Cụ bà đã qua đời”, giọng anh Thuyết chùng xuống.

Anh từng chở một thiếu nữ bị đuối nước đến bệnh viện. Dọc đường, anh nghe rõ tiếng thở khò khè của bệnh nhân xen lẫn tiếng khóc của người nhà. Khi biết cô gái đó qua đời vì không được cấp cứu kịp thời, anh tự trách mình bỏ lỡ "giờ vàng". 

“Chạy những chuyến xe này, tôi luôn có ba dòng cảm xúc: Hạnh phúc khi người bệnh được cứu chữa kịp thời; hụt hẫng, đau lòng khi họ ra đi; thấy được an ủi khi là chuyến xe cuối cùng chở người đã mất về với vòng tay gia đình”, anh tâm sự.

Anh Dương Văn Tân (SN 1977, trú tại thôn Cầu, xã Lạc Đạo) là người đồng hành với anh Thuyết trong những chuyến xe chở bệnh nhân khó khăn. 

Anh Tân nói: “Việc làm của anh Thuyết rất tuyệt vời. Tấm lòng nhân hậu của anh đã lan tỏa, khiến tôi cũng muốn góp một phần giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn”.

Ông Sái Khoa Anh - Phó chủ tịch xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm - cho hay: “Anh Thuyết đã có nhiều năm nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện. Việc anh ấy mua xe, chở bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đi cấp cứu là sự thật.

Thời gian qua, anh Thuyết luôn sẵn sàng chạy những chuyến xe ý nghĩa ấy. Cá nhân tôi tự hào khi địa phương có công dân có tấm lòng nhân hậu như vậy”.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 Cuộc hội ngộ của hơn 1 triệu thành viên ngành Giáo dục

Sáng nay, 15/8, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục". 

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: “Cá nhân tôi rất hồi hộp, cũng có phần căng thẳng, vì thực sự chưa làm việc này bao giờ. Đứng trước 100 người, 1.000 người đã thấy căng, huống hồ đang trò truyện với gần một triệu người nhưng tôi sẽ cố gắng. 

Có người khuyên tôi không nên tổ chức cuộc này vì làm sao mà trả lời hết, nhỡ không trả lời hết mọi người chuyển từ sự hồ hởi trông chờ ngóng đợi sang thất vọng thì sao? Nhỡ lỡ mồm thì sao? Mọi điều đều có thể xảy ra. Nhưng mong muốn làm cứ phải làm và không đắn đo nhiều quá”. 

Ông Kim Sơn cũng thừa nhận: “Ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đang triển khai những việc rất lớn và rất khó, có việc khó tựa như dời non lấp bể”.

Bộ GD-ĐT đã tiếp nhận hơn 6.500 ý kiến từ các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt, các trường cao đẳng sư phạm và đại học. Tổng hợp các ý kiến giáo viên, TS Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cho biết qua rà soát khối mầm non, phổ thông, có một số vấn đề chung.

Ở nhóm nội dung phản ánh về chế độ, chính sách, có nhiều ý kiến mong muốn Bộ trưởng xem xét về chế độ chính sách đối với giáo viên nói chung để đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là những người đang công tác ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. 

Một số ý kiến quan tâm đến tiền lương sau khi hoàn thành đào tạo trình độ đại học, xếp lương theo vị trí việc làm...

Các ý kiến cho rằng hiện nay mức lương thu nhập của giáo viêncòn thấp so với mức sống của toàn xã hội, dẫn đến việc nhiều giáo viên phải dành thời gian để đi làm thêm ngoài giờ lên lớp, từ đó hạn chế tới thời gian tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. 

Mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống là một trong những lý do khiến nhiều giáo viên muốn bỏ nghề và đã bỏ nghề rẽ sang hướng khác.

TS Nguyễn Ngọc Ân khẳng định thực tế, nhiều giáo viên ở lại với nghề cũng đang phải làm thêm nhiều việc khác để đảm bảo cuộc sống. Do đó, nếu Nhà nước không kịp thời có những chính sách hỗ trợ giáo viên số lượng thầy cô giáo bỏ việc thời gian tới có thể còn gia tăng. Các giáo viên đều mong muốn có giải pháp để giúp nâng cao hơn thu nhập, có thể toàn tâm toàn ý cho công việc dạy học.

Dự kiến tăng 5-10% phụ cấp giáo viên tiểu học, mầm non

Bên cạnh mức lương thấp, áp lực, quá tải trong công việc cũng được các giáo viên nêu rõ. Cô Lê Thị Tuyết Hường, giáo viên mầm non ở tỉnh Điện Biên, cho hay: "Theo quy định là 8 tiếng/ngày, nhưng thực tế chúng tôi đang phải làm việc 10 tiếng/ngày. Tôi tin rằng ai đó chỉ cần trải nghiệm một ngày làm giáo viên mầm non sẽ hiểu được áp lực nặng nề của chúng tôi”, cô giáo nói.

Cô giáo cũng nói đến những khó khăn khi đi dạy tại các điểm trường lẻ, nhiều điểm trường ở rất xa trung tâm tuy nhiên chưa có kinh phí hỗ trợ việc đi lại.

Bên cạnh đó, hiện nay tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non cũng đang được xác định như những ngành nghề khác. “Chúng tôi thấy độ tuổi nghỉ hưu trên 50 tuổi của giáo viên mầm non là không phù hợp cần được xem xét”, cô giáo nói.

Cô Lý Thị Trinh Nguyên, giáo viên mầm non ở Thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, cũng cho rằng giáo viên mầm non hiện nay gần như phải làm gấp đôi so với quy định 40 tiếng/tuần, từ sáng 6h30 tới 17h, thậm chí đến 18h. Trung bình mỗi ngày, giáo viên mầm non làm việc từ 10 - 12 tiếng, về đến nhà gần như kiệt sức.

Mặt khác, công việc của họ mang tính chất đặc thù, vừa nuôi vừa dạy, đồng thời là người phải xử lý trực tiếp những tình huống hay gặp của trẻ nhỏ như quấy phá, lười ăn, những dấu hiệu của bệnh tự kỷ...

Giáo viên phải đóng nhiều vai như chuyên gia về dinh dưỡng, chuyên gia về can thiệp sớm, chuyên gia về tư vấn tâm lý… Ngoài ra, vị trí việc làm của giáo viên mầm non cũng gặp nhiều nguy cơ và rủi ro. Không ít trường hợp phụ huynh nóng tính, có những hành động gây xúc phạm thể chất và tinh thần đối với giáo viên

Dù vất vả, áp lực nhưng mức ưu đãi theo nghề hiện nay thấp so với công sức các thầy cô bỏ ra – chỉ 35%. Thu nhập không đủ trang trải cuộc sống nên vừa qua, có rất nhiều giáo viên mầm non không bám trụ được với nghề, bỏ việc hoặc chuyển sang ngành nghề khác.

Do đó, giáo viên này mong được tăng mức phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 70% giống như các trường chuyên biệt để giáo viên yên tâm công tác.

Toàn cảnh buổi gặp gỡ, trao đổi giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Chính phủ đã giao Bộ GD-ĐT làm việc với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành; trước hết cân nhắc để có thể nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học.

Bước đầu, Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ đã có sự thống nhất, dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%. “Mức tăng dù nhỏ nhưng cũng thêm một phần để động viên, bù đắp cho giáo viên mầm non, tiểu học”, ông Sơn chia sẻ.

Liên quan việc giáo viên phản ánh giáo viên phải đến sớm, về muộn, trông trẻ qua trưa… theo Bộ trưởng, với số giờ lao động như vậy, thầy cô phải bỏ nhiều sức lực, ít còn thời gian phát triển chuyên môn, chăm sóc gia đình. Đó cũng là lý do nhiều người ngại ứng tuyển làm việc tại trường mầm non.

Một số địa phương đã có giải pháp huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ tiền ngoài giờ cho giáo viên mầm non nhưng hiện còn thiếu hành lang pháp lý đầy đủ, bền vững bù đắp cho việc này. Thời gian tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục lưu ý đến việc bù đắp thù lao giờ làm việc nhiều của giáo viên mầm non.

Liên quan đến độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên cấp này, Bộ trưởng cho biết Chính phủ đang điều chỉnh Luật Bảo hiểm xã hội. Trong góp ý Luật này, Bộ GD-ĐT đã có ý kiến chính thức đề nghị đưa giáo viên mầm non và đối tượng lao động nặng nhọc, từ đó liên quan đến tuổi hưu. 

Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng bày tỏ mong muốn có thể tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên tất cả các cấp học, tuy nhiên triển khai trước đối với mầm non, tiểu học; sau đó sẽ lần lượt có các kiến nghị khác.

“Ngành Giáo dục có số lượng người hưởng lương, công chức, viên chức rất lớn, chiếm hơn 70% tổng số công chức, viên chức cả nước. Do đó, mỗi chính sách điều chỉnh, dù nhỏ, cũng cần tính toán các nguồn lực, điều kiện. Bởi vậy, chúng ta mong muốn, kiến nghị nhưng cũng cần từng bước, hợp lý”, ông Kim Sơn nói thêm.

Về ý kiến liên quan đến phụ cấp nhân viên trường học, theo Bộ trưởng, đây là nhóm chịu nhiều thiệt thòi, lương thấp, dù đã được hưởng phụ cấp ưu đãi tương ứng với công việc chuyên môn. Do đó sẽ phải tính đến việc điều chỉnh chính sách trong tương lai. 

Sáng nay, Bộ trưởng GD-ĐT gặp gỡ với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng sẽ gặp gỡ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các trường đại học.

Sự kiện "Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục" được tổ chức trực tuyến để tất cả các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục cả nước có thể tham dự. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD-ĐT, kết nối với các tỉnh, thành qua 63 điểm cầu của các Sở GD-ĐT và hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học. 

Hơn 6.500 ý kiến từ các cấp học đề cập đến nhiều nội dung đã được gửi về Bộ trưởng GD-ĐT. Với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề lớn như: Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…); Chế độ chính sách nhà giáo (tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non…); Điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên (trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…).

Bộ GD-ĐT cho biết các ý kiến này cùng thông tin thu thập từ sự kiện là cơ sở quan trọng để Bộ tiếp tục hoàn thiện các chế độ, chính sách, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, lãnh đạo phù hợp với thực tiễn, qua đó phát triển, bảo đảm điều kiện về đội ngũ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

" alt="Mức lương làm 'nóng' cuộc đối thoại Bộ trưởng bộ Giáo dục với triệu giáo viên" width="90" height="59"/>

Mức lương làm 'nóng' cuộc đối thoại Bộ trưởng bộ Giáo dục với triệu giáo viên

Dương Đức Tâm đang theo học bậc thạc sĩ tại Trường Đại học Nhân dân Trung hoa

Nhưng khi phát âm đã tạm chấp nhận được, Tâm tiếp tục gặp khó khăn khi lượng ngữ pháp và từ vựng trong chương trình quá nhiều. Hơn 1 năm với nhiều nỗ lực, điểm số Tâm nhận về vẫn lẹt đẹt. Điều này một lần nữa khiến cậu sinh viên năm hai chán nản, tiếp tục hoài nghi bản thân.

Đã có lúc Tâm định bỏ cuộc, chuyển sang khoa khác như lời khuyên của cô giáo. Nhưng nếu chuyển khoa, số tiền học đã đóng trước đó là quá lớn.

“Bố mẹ em mỗi ngày đều phải dậy từ 3h, đi xe máy hơn 60km xuống Hà Nội bán hàng. Dù vậy, kinh tế gia đình vẫn rất khó khăn. Để em được đi học, mẹ phải vay tiền của hội khuyến học xã. Cho nên, nếu đổi ngành học, bao nhiêu công sức của bố mẹ đổ sông, đổ bể, trong khi em cũng không chắc việc học ngành mới có thuận lợi hay không”.

Đấu tranh tư tưởng không ít lần, Dương Đức Tâm cuối cùng vẫn quyết định phải “yêu lại từ đầu” với ngành đã học.

Để có thể chinh phục được tiếng Trung, Tâm cho rằng cần xuất phát từ tình yêu với văn hóa, ngôn ngữ này. Nam sinh thả lỏng tư tưởng, bắt đầu xem nhiều phim Trung Quốc, tìm kiếm những người bạn Trung để trò chuyện. Tâm cũng hỏi những người đi trước để tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân.

Khi đã có động lực nội tại và chủ động trau dồi kiến thức, Tâm nhận ra ngành học này thực tế hay hơn những gì mình nghĩ.

Thời điểm ấy, ban ngày đi học, buổi tối Tâm vẫn đi dọn vệ sinh theo giờ với mức lương 25.000 đồng. Mỗi ngày trở về phòng trọ khi đã mệt lả, nam sinh vẫn quyết tâm ngồi vào bàn học đến 1 – 2 giờ đêm.

“Nhiều khi cảm thấy mệt, em muốn nằm xuống giường ngủ một giấc thỏa thuê, nhưng sau đó em tự hỏi bản thân đã cố gắng hết sức chưa nên lại bật dậy học tiếp”.

Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối năm 2, Tâm bắt đầu bứt phá. Nam sinh thử sức với cuộc thi Hùng biện tiếng Hán của trường, sau đó giành được giải Nhì. Kết quả này như cú tạo đà giúp Tâm bắt đầu khao khát được “vươn ra biển lớn”.

Đến năm thứ 3, nam sinh tiếp tục tham gia cuộc thi Tranh biện tiếng Hoa có quy mô toàn miền Bắc và miền Trung. Trong cuộc thi ấy, Tâm được quán quân và cũng giành giải thí sinh xuất sắc nhất.

Kết quả này giúp Tâm có được một suất học bổng do Bộ Giáo dục Đài Loan (Trung Quốc) trao tặng, đi học trao đổi trong vòng 2 tháng. Chuyến đi ấy đã giúp Tâm thay đổi hoàn toàn tư duy về tiếng Trung và càng kiên định hơn với con đường của mình.

Sau đó, những thành quả khác lần lượt đến với Tâm. Vào cuối năm 3 đại học, Tâm có cơ hội trở thành MC trong các bản tin tiếng Trung của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Cơ hội dành cho ai có sự chuẩn bị

Từng là học sinh yếu kém, luôn cảm thấy mông lung, mất định hướng, liên tục phải vật lộn để tìm ra hướng đi, Tâm mong muốn được chia sẻ về những điều em đã trải qua. Vì thế, 9X bắt đầu tập làm Youtube, TikTok, Podcast nói về cách học tiếng Trung và những khó khăn trên hành trình ấy.

Không ngờ, những video của Tâm được nhiều người đón nhận. Nhiều bạn trẻ đang cảm thấy hoang mang trên hành trình của mình, chia sẻ rằng khi xem video của Tâm, họ cảm thấy như được tiếp thêm động lực. Đến nay, các kênh của Tâm đã có tới hơn 400.000 người theo dõi.

Vào cuối năm 3 đại học, Tâm có cơ hội trở thành MC trong các bản tin tiếng Trung của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Sau khi ra trường, Tâm tiếp tục lựa chọn thử sức ở nhiều lĩnh vực như đi dạy, làm việc ở một tập đoàn viễn thông của Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm, duy trì công việc MC ở Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Theo Tâm, nếu kiến thức học được chỉ giữ ở trong đầu, không có trải nghiệm thì cũng vô ích.

Trong quá trình làm việc, Tâm nhận ra kiến thức về tiếng Trung của mình vẫn chưa đủ, đặc biệt với định hướng nghiên cứu, giảng dạy trong tương lai. Vì thế, Tâm bắt đầu nhen nhóm ước mơ đi du học để nâng cao kiến thức học thuật.

Nhờ sự tìm tòi và chuẩn bị nghiêm túc, Tâm thuận lợi xin được học bổng toàn phần bậc thạc sĩ ngành Giáo dục Hán ngữ Quốc tế tại Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc. Đây là một trong những ngôi trường đại học hàng đầu tại Bắc Kinh.

Trong năm đầu tiên, Tâm đạt thành tích là du học sinh có kết quả học tập xuất sắc nhất, trở thành 1 trong 3 đại diện Nhân Đại tham gia Trại hè nghiên cứu cùng với những sinh viên ưu tú khác đến từ các trường hàng đầu Trung Quốc.

6 năm qua với nhiều trải nghiệm đã giúp Tâm nhận ra rằng, cơ hội chỉ dành cho những ai có sự chuẩn bị.

“Nhiều người trẻ luôn gặp áp lực, hoang mang vô định với con đường đi của bản thân. Nhưng em nghĩ rằng hãy cứ như con ong chăm chỉ, tích lũy từng ngày, đến một lúc nào đó sẽ có cơ hội phù hợp mở ra”.

Trong khoảng thời gian 1 năm còn lại ở Trung Quốc, Tâm dự định sẽ học thêm tiếng Hàn, tiếng Pháp và phương ngữ, sau đó tiếp tục tìm cơ hội học lên tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng.

Nữ sinh trúng học bổng 10 trường của Mỹ: 'Bố mẹ không bao giờ hỏi điểm của em'Để tạo tâm lý thoải mái nhất cho con, bố mẹ của Thiên Trang - nữ sinh trúng tuyển học bổng 10 trường trung học nội trú tại Mỹ, không bao giờ hỏi về điểm thi của con." alt="9X học lực yếu suýt phải chuyển ngành, bứt phá thành du học sinh xuất sắc" width="90" height="59"/>

9X học lực yếu suýt phải chuyển ngành, bứt phá thành du học sinh xuất sắc