Ariel bị người bán hàng dè bỉu vì chọn chiếc nhẫn đính hôn rẻ tiền
Chuyện oái oăm trên đã xảy ra với Ariel Desiree McRae (ở Tennessee, Hoa Kỳ) và chồng chưa cưới của cô vào tuần trước.
Sau hai năm hẹn hò, cặp đôi quyết định tiến tới hôn nhân và chồng chưa cưới đã đưa Ariel ra cửa hàng chọn mua nhẫn đính hôn. Ariel chọn một chiếc nhẫn bạc đính đá Zirconia.
Khi cô và chồng đang được một nhân viên bán hàng tư vấn thì một nhân viên khác đi tới nói: “Không thể tin được là có người đàn ông lại chọn chiếc nhẫn này làm nhẫn đính hôn. Thật thảm hại làm sao!”.
Quinn (giờ đã là chồng của Ariel) đã phải gom góp mọi thứ mới đủ tiền mua một cặp nhẫn. Rất may là vợ anh, Ariel, không phải loại người ham vật chất.
Ariel và Quinn nay đã là vợ chồng
“Khi cô nhân viên nói vậy, mặt của chồng tôi lúc đó tối sầm lại”, Ariel nhớ lại.
“Anh ấy cảm thấy xấu hổi vì anh ấy không thể mua cho tôi một chiếc nhẫn đắt tiền hơn. Anh ấy cảm thấy mình vô dụng nên đã hỏi lại tôi rất nhiều lần rằng: “Em có chắc là em thích chiếc nhẫn này không? Em có chắc là chiếc nhẫn này ổn không?”, Ariel kể.
Ariel kể, nếu là cô cách đây vài năm thì cô sẽ chọn một chiếc nhẫn khác để “ném” vào mặt cô nhân viên kia. Nhưng giờ đây cô lại chỉ trả lời đơn giản rằng: “Nhẫn như thế nào không quan trọng, có tình yêu thì chiếc nào cũng được”.
Ariel nhất quyết chọn chiếc nhẫn rẻ tiền ấy, chỉ 130 đô la (khoảng 3 triệu đồng) và bước ra khỏi cửa hàng một cách hiên ngang, còn cô bán hàng thì tái mặt.
“Chồng tôi lo sợ rằng tôi không muốn ở cạnh anh ấy vì không thể mua cho tôi trang sức đắt tiền. Anh ấy lo sợ rằng tình yêu tôi dành cho anh sẽ nhạt dần vì anh không thể lo cho tôi một đám cưới tươm tất. Thật buồn là xã hội coi trọng đồng tiền đã khiến anh ấy nghĩ thế”, Ariel nói.
Câu chuyện của cặp đôi đã cho thấy bức tranh đặt nặng đồng tiền, ham vật chất của xã hội hiện đại. Nhưng trong bức tranh màu xám ấy vẫn có những điểm sáng, những cặp đôi yêu thương nhau thật sự và đến với nhau vì tình yêu.
Mất chồng vì chiếc nhẫn kim cương
Cuộc điện thoại của cô gái đó và chiếc nhẫn trị giá 18 triệu đã khiến tôi mất cảnh giác, "đạp" trúng chiếc bẫy mà người ta đã giăng ra.
" alt="Nữ nhân viên dè bỉu khách mua nhẫn rẻ tiền nhận kết cục ê chề" />
Theo Nhất Thanh, Hành khiển có ông thiện, ông ác. Vì vậy, có nhiều năm người dân phải chịu thiên tai, hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém hay dịch tễ, chết hại.
Người ta làm lễ trừ tịch vào thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ và đón vị thần năm mới. Vị thần cũ giao lại công việc để thần mới tiếp nhận (trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm).
Tác giả cuốn sách còn cho biết, bên cạnh việc tiễn, đón các vị thần năm cũ, mới, từ xa xưa, người dân còn cầu cúng cả Bản cảnh Thành hoàng và Thổ địa Thần kỳ trong lễ trừ tịch.
Các thôn xã thiết lập hương án nơi trung thiên, sân đình, Văn chỉ hay ở ngã ba trước điếm canh để tế lễ trọng thể với đầy đủ lễ vật. Tư gia thường không làm riêng lễ trừ tịch.
Nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên cũng nhấn mạnh lễ giao thừa là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng (giờ Hợi) của năm cũ và giờ khởi đầu (giờ Tý) của năm mới.
Người ta tin rằng mọi điềm hay, dở xảy ra vào giây phút này có liên quan tới mọi sự hay, dở của tất cả thành viên gia đình trong năm mới. Trong giây phút thiêng liêng ấy, mọi người đều quên đi tất cả những điều không hay trong năm cũ. Mọi sự kiêng kỵ được thực hiện triệt để từ giây phút giao thừa tới sáng sớm mùng 1 Tết.
Mâm cỗ cúng Giao thừa
Thời điểm giao thừa, người ta thường cúng lễ ngoài trời và trong nhà.
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa gồm có cỗ chay và cỗ mặn.
Cỗ mặn gồm: Bánh chưng, giò chả; xôi gấc, thịt gà; xôi đậu xanh; các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.
Cỗ ngọt và chay gồm: hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác.
Lưu ý cách đặt đồ cúng: Dù làm cỗ cúng mặn hay chay cũng nên để ở chiếc bàn con bên dưới ban thờ. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính.
Hoa bày trên bàn thờ cần phải hoa tươi chứ không được dùng hoa giả, hoa nhựa vì theo quan niệm đó là sự giả dối.
Mọi người cũng không nên cắm “cành vàng lá ngọc” lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Cúng giao thừa năm Kỷ Hợi 2019: Sắp dọn bàn thờ, chuẩn bị mâm cỗ
Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng của người Việt Nam trước khi bước sang năm mới.
" alt="Vì sao cúng giao thừa là lễ quan trọng nhất Tết Nguyên đán?" />