当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Thí sinh trao đổi về bài thi môn Vật lý. Ảnh Văn Chung |
“Chúng tôi đã ghi nhận một số người dùng đang gặp sự cố gửi, nhận tin nhắn. Công ty đang nỗ lực khôi phục hoạt động của WhatsApp trong thời gian sớm nhất có thể”, phát ngôn viên của Meta Platform, công ty sở hữu ứng dụng nhắn tin, cho biết vào ngày 25/10.
Theo dữ liệu của Downdetector ghi nhận, đã có hơn 11.000 người dùng ở Ấn Độ báo cáo sự cố ngừng hoạt động, trong khi con số này tại Vương quốc Anh là 68.000 và 19.000 tài khoản ở Singapore.
WhatsApp hiện có khoảng 2 tỷ tài khoản người dùng hoạt động hàng ngày và là nền tảng nhắn tin phổ biến nhất tại các nước châu Âu, Ấn Độ và Brazil.
WhatsApp từ chối đưa ra bình luận tại thời điểm hiện tại và nguyên nhân của vụ việc vẫn chưa được công bố.
Thế Vinh(Tổng hợp)
" alt="Ứng dụng nhắn tin WhatsApp ‘sập’ trên toàn cầu"/>Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
Cho đến năm 2014, vì quá tò mò và muốn chứng nghiệm cho câu hỏi này, tôi đã tự phác thảo một chương trình hỗ trợ cho sinh viên Sư phạm để chia sẻ cho các em những kiến thức và kĩ năng mà trường không dạy.
Tôi đã đánh liều xung phong dạy miễn phí trong mùa hè và gạ gẫm các sinh viên tích cực trong lớp làm chuột bạch. May sao các lớp tôi dạy cũng có một số chuột bạch ham học hỏi và liều mạng đăng kí tham gia.
Thế rồi, tôi lân la khắp nơi chia sẻ với bạn bè về ý tưởng ấy của mình, đề nghị họ dạy miễn phí cho các em.
Thời đó không có phòng học, toàn phải đi mượn, không có chương trình, thấy ai thò ra cái gì hay là tôi lôi sinh viên tới học miễn phí.
Khi khóa học kết thúc thì ý tưởng về dự án Phát triển văn hóa đọc Sách ơi mở ra được hình thành.
Suốt mấy năm, mấy cô trò cùng mò mẫm công thức tạo ra một giáo viên giỏi. Cho đến một ngày, tôi chợt nhận ra rằng, cái thực sự tạo nên một giáo viên giỏi không hẳn chỉ nằm ở kiến thức, kĩ năng mà ở niềm hạnh phúc bên trong các thầy cô giáo.
Các thầy cô giáo giỏi nhất của tôi đều tỏa ra niềm hạnh phúc ấy, và cảm giác an lạc, yêu sống từ bên trong họ khiến cho tôi cảm thấy sức làm việc của họ không bao giờ vơi cạn, xung quanh họ như tỏa hào quang.
Lúc nào tôi cũng muốn được gặp họ, nhất là những lúc cảm thấy bất an.
Nguồn năng lượng của lòng yêu sống đó đánh thức trong tôi khát vọng được học hỏi, khát vọng được sống làm người tử tế.
Nhưng mà, ngày nay, dường như có quá nhiều yếu tố để khiến cho người giáo viên khó có thể hạnh phúc.
Đồng lương ít ỏi, công việc bấp bênh, những áp lực từ thi cử, sức ép từ phía phụ huynh, căng thẳng hàng ngày khi phải làm việc với học sinh, những phản ánh của truyền thông về nhà giáo… đang khiến cho nghề giáo viên trở thành công việc rủi ro, căng thẳng chẳng kém gì nghề cảnh sát.
Việc xã hội coi giáo dục là một hàng hóa và nghề giáo viên là một nghề dịch vụ đã khiến cho các thầy cô giáo nhiều khi không được thực sự tự do trong việc dạy học.
Có lần tôi đứng từ xa nhìn theo cô giáo mầm non của con đi ra khỏi sân trường sau giờ làm việc, tôi tự nhiên có một cảm giác thương xót vô cùng.
Cô nhỏ bé, mệt mỏi, dường như cạn hết cả năng lượng sau cả một ngày bế và dỗ từng đứa trẻ khóc nhè, cho ngần ấy đứa trẻ ăn, ngủ, chịu đựng một bầu không khí ồn ào huyên náo không lúc nào ngưng.
Mong muốn khiến cho các thầy cô giáo trở nên hạnh phúc ngày càng lớn lên trong tôi, nhưng nó không thành một cái gì rõ nét, cho đến một ngày được một người bạn tặng bức thư pháp của thầy Thích Nhất Hạnh: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới.
Những lời lẽ đó như chạm vào những gì đã suy nghĩ, băn khoăn bấy lâu, và lúc đó tôi chợt nghĩ ra rằng, trong suốt cuộc đời còn lại của mình, tôi sẽ phải đi theo con đường đó.
Tôi sẽ chia sẻ với các thầy cô về giá trị của nghề nghiệp, về cách để cảm thấy an vui trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Và chính tôi cũng sẽ phải tu tập để mình thực sự trở nên hạnh phúc. Mỗi lần đi chia sẻ với các giáo viên ở các vùng xa xôi hẻo lánh về văn hóa đọc, tôi đều lồng ý tưởng này vào trong các bài giảng, và nhận thấy khi tôi đến với các thầy cô bằng niềm mong ước chân thành muốn chia sẻ niềm hạnh phúc của mình, muốn giúp các thầy cô hạnh phúc, thì dường như tôi đã nhận ra một sự chuyển hóa nào đó trong nội tâm của những thầy cô mà tôi đã gặp.
Cho đến một ngày, tôi chủ động nhắn cho một người bạn là tổng hiệu trưởng trường quốc tế rằng mình có một ý tưởng muốn chia sẻ với giáo viên.
Tôi muốn nói về chủ đề "Lựa chọn để trở thành một giáo viên hạnh phúc". Tôi không cần trường phải trả thù lao, chỉ cần trường cho tôi cơ hội được gặp các giáo viên là được.
May mà chị là một người luôn thực sự trăn trở với giáo dục, cũng là người luôn đầy ắp các ý tưởng nên đã đồng ý ngay lập tức, thậm chí còn hoãn các công việc khác ở trường để cho tôi được nói chuyện với giáo viên.
Tôi rất hi vọng có thể tạo nên một tăng đoàn của những giáo viên có mong ước trở thành một giáo viên hạnh phúc, gặp nhau chỉ đơn thuần là để thở và cười, để lắng nghe nhau và để chăm sóc cho mầm hạnh phúc ẩn sâu trong nội tâm của mình.
Tôi cũng hi vọng có nhiều lãnh đạo giáo dục, ngoài việc chăm lo cho thành tích, có thể dành một khoảng thời gian nào đó trong công việc để suy nghĩ về việc làm thế nào để mỗi thầy cô giáo của mình đều cảm thấy hạnh phúc khi được dạy.
Tôi cũng hi vọng các phụ huynh có thể hiểu được điều giản dị này, rằng cách tạo nên một môi trường giáo dục tốt nhất cho con họ không phải là giám sát và đánh giá, là theo dõi nhất cử nhất động của giáo viên bằng một cái tâm đầy phán xét, là đặt ra các đòi hỏi và yêu cầu, mà là chia sẻ, trao niềm tin, là tin cậy và đồng hành, là làm mọi cách để khiến giáo viên của con mình cảm thấy hạnh phúc và được yêu thương.
Và tôi cũng mong các giáo viên, thay vì bất mãn trước những thiệt thòi trong nghề nghiệp và những điều bất như ý trong công việc, có thể tự chế tác niềm vui bằng cách chánh niệm và lắng nghe. Cuộc đời thật là ngắn, những âu lo, toan tính của chúng ta đâu có làm cho chúng ta sống được lâu hơn.
Nhân ngày 20/11, tôi thực sự mong mỏi điều này, rằng mọi người thay vì tặng hoa, tổ chức meeting rầm rộ, thay vì tôn vinh bằng những lời sáo rỗng, hãy đứng bên chúng tôi và tin tưởng, cho chúng tôi cơ hội được là một giáo viên hạnh phúc.
Nguyễn Ngọc Minh(Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)
Đọc Hiến chương các nhà giáo, tôi ngạc nhiên, không hiểu vì sao, hình như người ta đã và đang như bỏ quên một văn kiện quan trọng nhất đối với các nhà giáo tiến bộ trên toàn thế giới.
" alt="Ngày 20/11: Hãy cho chúng tôi cơ hội là giáo viên hạnh phúc"/>Dù nhận thấy tiềm năng phát triển lớn, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam lại đang gặp khó bởi sự thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn về điện toán đám mây, đặc biệt là nhóm nhân sự có kinh nghiệm và trình độ cao.
Theo Báo cáo Thị trường IT Việt Nam 2022 từ Topdev, lập trình viên mảng điện toán đám mây hiện đang thuộc top 5 vị trí khó tuyển dụng nhất trong năm 2022 và dự kiến trong cả năm 2023, khi chất lượng nguồn cung nhân sự chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc và kỳ vọng của nhà tuyển dụng.
Cạnh tranh bằng đãi ngộ khủng để hút nhân tài
Cùng với các công nghệ xu thế như AI hay Blockchain, điện toán đám mây hiện đang là một trong những kỹ năng được săn đón nhất trong ngành CNTT. Đỏ mắt mới tìm kiếm được nhân sự chất lượng và phù hợp, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam còn phải cạnh tranh về mức lương dành cho các vị trí kỹ sư mảng điện toán đám mây để lôi kéo nhân sự.
Báo cáo của Topdev chỉ ra một lập trình viên có ba năm kinh nghiệm làm việc trong mảng công nghệ điện toán đám mây hiện nay có thể nhận mức lương từ 1.526 - 1.775 USD/tháng, tương đương 38 - 55 triệu đồng/ tháng.
Với các vị trí chuyên môn cao hơn như kiến trúc sư điện toán đám mây (Cloud Architect), mức lương có thể lên tới 3.200 USD/tháng, trên 80 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm các đãi ngộ, phúc lợi khác như thưởng dự án, trợ cấp, làm thêm giờ…
Điển hình như tại CMC Global, một đơn vị có cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, dù mặt bằng lương cho các vị trí kỹ sư điện toán đám mây luôn thuộc nhóm cao nhất nhưng đây vẫn là vị trí tuyển dụng “nóng”. Anh Việt Bách chỉ ra, ngoài việc duy trì mức lương trả cao top đầu thị trường, CMC Global cũng đang đưa ra hàng loạt lợi thế cạnh tranh về đãi ngộ khác hay môi trường làm việc để thuyết phục nhân sự gia nhập các dự án.
“CMC Global sở hữu thế mạnh hợp tác chiến lược với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, sở hữu hệ thống hạ tầng điện toán đám mây hiện đại. Đội ngũ nhân sự điện toán đám mây sẵn có hiện tại cũng phần lớn là các chuyên gia đã có kinh nghiệm tư vấn - triển khai. Đây chính là môi trường phát triển nghề nghiệp lý tưởng dành cho bất kỳ nhân sự nào”, anh Bách cho biết.
Bên cạnh đó, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ nhà tuyển dụng, các kỹ sư điện toán đám mây cũng nên chủ động nâng cao trình độ, kỹ năng của bản thân thông qua việc thường xuyên cập nhật kiến thức mới, học tập và chứng minh năng lực bằng các chứng chỉ từ các nền tảng điện toán đám mây phổ biến như AWS hay Google Azure.
Thông tin tuyển dụng của CMC Global: https://careers.cmcglobal.vn/
Ngọc Minh
" alt="Kỹ sư điện toán đám mây"/>Bên tách trà nóng và đĩa mứt ngọt mời khách, bà Kiềm cho biết, Nhà lớn Long Sơn do ông Trần xây dựng từ năm 1910 đến 1929, sau khoảng 10 năm đến xã đảo Long Sơn khai hoang, lập nghiệp. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, người quận Giang Thành, Hà Tiên (nay là huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang).
Nhà lớn là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quý, trên tổng diện tích khoảng 2ha, chia thành các khu: Đền thờ, nhà hội, trường học, chợ... và khu lăng mộ ông Trần. Những công trình này đều nằm chung trong một khuôn viên nên người dân quen gọi là Nhà lớn.
Sau khi ông Trần qua đời và được đưa vào thờ cúng trong Nhà lớn, nơi đây còn có thêm tên gọi nữa là đền ông Trần.
Theo bà Kiềm, nhiều người tin theo ông Trần dù đi làm, đi chợ, hay tới Nhà lớn phụng sự, đều mặc bộ bà ba bằng vải nhuộm màu đen, đi chân trần và búi tóc củ tỏi gọn gàng. Vào các ngày lễ, mọi người mặc áo dài đen.
Đám tang không trống kèn, phúng điếu
Một trong những điều nhiều người tò mò khi đặt chân tới đây là tục dùng chung lồng liệt (hay thường gọi là áo quan, quan tài) của những người theo đạo ông Trần sau khi chết.
Theo bà Kiềm, lồng liệt là cách gọi của những người sống trong Nhà lớn, có từ thời ông Trần. Lồng là mình theo trời theo Phật, còn liệt là nằm xuống. Ông Trần dạy con người ai cũng như nhau, “sống thì đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách”, giàu nghèo đều dùng chung lồng liệt.
Bà Kiềm cho hay, với những gia đình theo đạo ông Trần, khi có ai qua đời, người thân sẽ đến Nhà lớn xin thỉnh lồng liệt về để lo hậu sự.
“Cùng với lồng liệt, Nhà lớn sẽ biếu cho những gia đình này một bó lá 6 tấm, một chiếc đệm đan bằng lá, một chiếc chiếu và 4,5m vải đỏ, 4,5m vải trắng. Đám tang không được để quá 24 giờ, nếu sáng mất thì chiều táng và chiều mất thì sáng táng".
Ngoài ra, khi đưa đám không có trống kèn, không nhận phúng điếu, khách chỉ dùng trà, sau đó đưa người đã khuất ra huyệt. Khi nhà ai có đám, mọi người đến phụ giúp, sau đó cùng ăn bữa cơm đạm bạc, không đòi hỏi.
Theo bà Kiềm, nghi thức đám tang được tổ chức rất đơn giản, người mất được quấn trong 3 lớp.
“Tại nơi táng, dưới đáy huyệt để sẵn một đôi đệm, một đôi chiếu. Sau khi đưa thi hài xuống, người ta dùng 6 tấm lá chằm (lá dừa bện lại thành tấm) xếp vào huyệt, mỗi bên 3 tấm, mô phỏng hình nóc nhà 2 mái”, bà Kiềm nói.
Sau khi chôn cất người mất, lồng liệt được mang về lại Nhà lớn để dùng tiếp cho những người sau.
Bà Lê Thị Kiềm nói về tục dùng chung lồng liệt. Video: Quang Hưng
Bà Kiềm chia sẻ thêm, tất cả những tập tục này đều được các thế hệ trước truyền miệng, dạy bảo lại cho thế hệ sau mà không lưu lại bằng văn tự.
Năm 1991, Nhà lớn Long Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Hàng năm, Nhà lớn Long Sơn thu hút nhiều du khách thập phương đến thăm viếng, đặc biệt vào ngày giỗ ông Trần (20/2 âm lịch) và tết Trùng cửu (9/9 âm lịch).
Ngôi biệt thự màu trắng bỏ hoang 20 năm bên bờ biển nổi tiếng Việt NamĐược xây dựng hơn 20 năm trước, ngôi biệt thự bỏ hoang nằm trên dốc Con Rồng, bãi Sau biển Vũng Tàu (TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) mang vẻ đẹp cổ điển kiểu Pháp với những câu chuyện đồn thổi." alt="Chuyện kỳ lạ ở Nhà lớn Long Sơn, nơi người Việt mặc áo đen, tóc búi củ tỏi"/>Chuyện kỳ lạ ở Nhà lớn Long Sơn, nơi người Việt mặc áo đen, tóc búi củ tỏi