Nhận định, soi kèo Kalmar vs Häcken, 0h00 ngày 13/9
本文地址:http://game.tour-time.com/news/9d599263.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Gimcheon Sangmu vs Daegu FC, 14h30 ngày 5/4: Tụt dốc không phanh
Google sẽ 'bêu xấu' các nhà sản xuất chậm cập nhật Android
Hội nghị các nhà phát triển thế giới của Apple (WWDC) sẽ được tổ chức vào lúc 1 giờ chiều thứ 2 (13/6) tới theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức là 0 giờ sáng ngày thứ 3 (14/6) theo giờ Việt Nam. Sự kiện này mở đầu với một bài phát biểu của toàn những “ngôi sao” sáng nhất công ty và được tổ chức tại Bill Graham Civic Auditorium, San Francisco.
Dù không phải là một trong số ít người được mời tham dự sự kiện, bạn vẫn có thể xem trực tiếp sự kiện trên mọi thiết bị, kể cả trên các thiết bị chạy Windows 10 và trình duyệt Edge.
">Cách xem trực tiếp sự kiện Apple WWDC 2016
12 kỹ năng tuyệt vời mà bạn nên biết khi sử dụng trình duyệt Chrome
Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Kawasaki Frontale, 12h00 ngày 6/4: Đánh chiếm Top1
Cụ thể, theo Nghị quyết số 41/NQ-CP, trong các giải pháp về chính sách ưu đãi thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội, sẽ bổ sung thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án: sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phần mềm, sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như mức đang áp dụng đối với dự án sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đồng thời, đúng như các đề xuất trước đó, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT cũng được giảm 50%. Nhân lực công nghệ cao được hiểu là đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT, quản lý hoạt động công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; quản lý an toàn hệ thống thông tin.
Đối với các giải pháp ưu đãi thuế thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Nghị quyết 41 nêu rõ, bổ sung các hoạt động CNTT cần đặc biệt khuyến khích là: sản xuất và dịch vụ phần mềm; dịch vụ thiết kế, tư vấn CNTT; dịch vụ tích hợp hệ thống; dịch vụ quản lý, duy trì hệ thống CNTT (ứng dụng, mạng, thiết bị); dịch vụ thuê ngoài hệ thống CNTT; dịch vụ bảo mật hệ thống thông tin không sử dụng mật mã dân sự; dịch vụ xử lý, khai thác dữ liệu cơ sở dữ liệu; dịch vụ tìm kiếm thông tin trên mạng; dịch vụ trung tâm dữ liệu Data center; dịch vụ thuê ngoài BPO, KPO cho xuất khẩu; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử vào Danh mục hoạt động thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Trường hợp dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực CNTT cần đặc biệt khuyến khích đầu tư nêu trên có sử dụng thường xuyên trên 1.000 lao động (kể cả trường hợp dự án đã hết thời gian gian 15 năm hưởng thuế suất 10%), được kéo dài thêm thời gian áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm.
Trước đó, trong Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành ngày 16/5 vừa qua, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng báo cáo trình Chính phủ để trình Quốc hội nghị quyết tháo gỡ khó khăn về thuế cho doanh nghiệp ngay trong năm 2016; nghiên cứu, đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho DNVVN; nghiên cứu, giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với lao động trong một số lĩnh vực: Công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản...
Xây dựng tiêu chí đối tượng hưởng ưu đãi
Liên quan đến việc triển khai Nghị quyết, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động CNTT thuộc Danh mục lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ này phải hoàn thành trong tháng 10/2016.
Bộ này cũng đồng thời chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ TT&TT và các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ báo cáo Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân để thực hiện các giải pháp trên vào thời điểm thích hợp; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các giải pháp về thuế tại Nghị quyết 41 để tổ chức, cá nhân biết và theo dõi, giám sát việc thực hiện.
Trong khi đó, Bộ TT&TT có trách nhiệm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định thí điểm quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm và nội dung thông tin số, hoàn thành trong tháng 8/2016; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng tiêu chí, điều kiện xác định cụ thể đối với một số hoạt động dịch vụ phần mềm quan trọng để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khi trình Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Bộ KH&CN trình quyết định bổ sung các hoạt động CNTT cần đặc biệt khuyến khích được nêu tại Nghị quyết vào Danh mục hoạt động thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Hạn chót là trong tháng 8/2016.
Bộ KH&CN cũng phải phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bộ TT&TT và các Bộ, ngành liên quan xây dựng tiêu chí, điều kiện xác định cụ thể đối với nhân lực công nghệ cao để xem xét hưởng ưu đãi thuế thu nhập cá nhân khi trình Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đảm bảo chính sách ưu đãi đúng đối tượng.
Trọng Cầm
">Bổ sung hàng loạt ưu đãi thuế cho lĩnh vực CNTT
Chiều nay 8/6/2016, Cục Cục Tần số Vô tuyến điện đã tổ chức lễ kỷ niệm 23 năm ngày thành lập. Đến dự Lễ kỷ niệm có Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc Hội; Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc; Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn; Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, lãnh đạo Bộ TT&TT, Bộ BCVT, Tổng cục Bưu điện qua nhiều thời kỳ...
Phát biểu tại lễ kỷ niệm này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã đánh giá cao những đóng góp của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ chức viên chức Cục Tần số Vô tuyến điện trong nhiều năm qua. Bộ trưởng cho rằng, Cục Tần số Vô tuyến điện đang quản lý tần số là một lĩnh vực kỹ thuật chuyên môn sâu, có thể xã hội còn chưa biết đến nhiều, nhưng đây lại là lĩnh vực nắm giữ nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, giá trị cao, tác động tới sự phát triển của các ngành sử dụng thông tin vô tuyến như thông tin di động, phát thanh truyền hình, hàng không, hàng hải.
“Sự phát triển bùng nổ của thông tin di động trong hơn hai thập kỷ qua có đóng góp quan trọng của Cục Tần số Vô tuyến điện. Các hệ thống phát thanh, truyền hình mặt đất phát triển được như hôm nay là có dấu ấn đóng góp quan trọng của các đồng chí. Tôi hoàn toàn tán đồng và chia sẻ phát biểu của ông Tu Rê, Tổng thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế, khi đến thăm Việt nam năm 2011 là “những người quản lý tần số là những người anh hùng thầm lặng””, Bộ trưởng Trươg Minh Tuấn nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn còn cho rằng, bên cạnh sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội, lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đánh giá cao vai trò của Cục Tần số Vô tuyến điện trong công tác quản lý tần số phục vụ quốc phòng, an ninh và công tác bảo vệ quyền lợi và chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện. Việc đàm phán giành được quyền sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh để phóng các vệ tinh Vinasat-1, Vinasat-2 và VNRedsat-1 là một bước tiến lớn khẳng định quyền lợi và chủ quyền về tần số của Việt Nam trong không gian vũ trụ.
Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng chỉ ra những thách thức đặt ra trong công tác quản lý tần số khi CNTT và truyền thông vẫn đang tiếp tục phát triển, thay đổi với tốc độ nhanh chóng; sự hội tụ giữa viễn thông và phát thanh truyền hình ngày càng diễn ra mạnh mẽ; nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng rộng trong lĩnh vực khác nhau ngày càng gia tăng; kết nối vô tuyến giữa máy với máy trong Internet cho vạn vật phát triển nhanh trong thời gian tới,…
Phát biểu tại lễ kỷ niệm này, ông Đoàn Quang Hoan Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, cách đây đúng 23 năm, ngày 8/6/1993, Cục Tần số Vô tuyến điện được chính thức thành lập, thực hiện chức năng giúp Tổng cục trưởng TCBĐ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh trên phạm vi cả nước.
Thực tiễn phát triển rất đáng tự hào của lĩnh vực thông tin vô tuyến điện Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua khẳng định, việc thành lập Cục Cục Tần số Vô tuyến điện là một quyết định đúng đắn của Chính phủ, là sự thay đổi tư duy mạnh mẽ của Tổng cục Bưu điện lúc bấy giờ, là một trong những điều kiện tiền đề, mở đường cho sự phát triển bùng nổ của thị trường thông tin vô tuyến điện, đặc biệt là thông tin di động và phát thanh truyền hình những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21.
">Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: “Di động bùng nổ trong 2 thập kỷ qua có công của Cục Tần số”
Người đứng đầu ngành TT&TT đưa ra yêu cầu này trong cuộc làm việc với Tập đoàn VNPT sáng nay, 9/6. Trước đó, ông nêu bật tầm quan trọng của hoạt động đầu tư, mở rộng kinh doanh ra nước ngoài trong lĩnh vực TT&TT. "Yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến ra bên ngoài, vươn ra biển lớn, chỉ có vậy mới đưa được Việt Nam thành nước mạnh về CNTT trong khu vực và thế giới". Các hướng kinh doanh quốc tế khả thi là dịch vụ dữ liệu, băng rộng, "vừa có thể đáp ứng ngay chính nhu cầu băng thông quốc tế của Tập đoàn, vừa mang lại nguồn doanh thu ngày càng lớn và bền vững", ông nói.
![]() |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã chỉ ra nhiều ưu thế của Tập đoàn VNPT. |
Cụ thể hơn, VNPT cần hướng tới kinh doanh đa quốc gia khi hội nhập sâu với thế giới và coi xuất khẩu để tăng GDP quốc gia là nhiệm vụ chính, xác định viễn thông là nền tảng đưa CNTT phát triển, vươn ra thế giới.
Đánh giá về VNPT, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã chỉ ra nhiều ưu thế của Tập đoàn như bề dày lịch sử 70 năm, là đơn vị đầu tiên của Việt Nam tiên phong trong việc kinh doanh dịch vụ viễn thông, CNTT và các dịch vụ giá trị gia tăng; có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhất là khi VNPT đã được cấp đầy đủ các loại giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.
Ông cũng nhận xét VNPT có thương hiệu mạnh, uy tín cao trên thị trường, sở hữu một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo cấp cao được đào tạo bài bản, am hiểu doanh nghiệp, "hội tụ đầy đủ các yếu tố để đảm nhận vai trò chỉ đạo, điều hành, phát triển VNPT trong thời gian tới". Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến thuận lợi của Tập đoàn là có mối quan hệ rộng với nhiều cơ quan Chính phủ, địa phương; các đối tác quốc tế và trong nước.
Sau quá trình tái cơ cấu, công tác quản trị nội bộ của VNPT ngày càng hoàn thiện, kết quả sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực. Môi trường pháp lý hiện nay cũng khá ổn định, tách bạch rõ ràng giữa nghĩa vụ công ích và kinh doanh nên VNPT không phải gánh chịu quá nhiều chi phí công ích lớn như trước đây.
Dù vậy, tuy đồng tình là việc chuyển dịch cơ cấu dịch vụ sang tập trung cho CNTT nhiều hơn là "hướng đi phù hợp xu thế và thế mạnh của chính Tập đoàn", nhưng Bộ trưởng cũng lưu ý VNPT cần đề ra chiến lược trong 5-10 năm tới: CNTT phải hướng tới sự phát triển của hội tụ, của khoa học công nghệ, "tránh quay lại đi theo vết cũ của doanh nghiệp khác và của chính mình".
Người đứng đầu ngành TT&TT đặc biệt yêu cầu Tập đoàn tập trung nguồn lực phát triển đồng bộ 4 trụ cột đã được xác định là Hạ tầng, Kinh doanh, Dịch vụ và Công nghiệp, theo đúng định hướng phát triển của Tập đoàn là "chuyên biệt, chuyên nghiệp và hiệu quả"; khai thác triệt để kho số (đặc biệt là kho số di động 10 số) đã được cấp. Đặc biệt phải tập trung vào 3 mục tiêu chủ chốt là "kinh doanh, công nghệ và con người".
Trong đó, việc định hướng mục tiêu kinh doanh phải rõ ràng, dựa trên sự xác định những giá trị lõi của doanh nghiệp, tránh lan man, mất định hướng; Tương tự, với công tác đầu tư, Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu về "đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đúng quy định", "chủ động nghiên cứu, nắm bắt cơ hội đầu tư và kinh doanh có hiệu quả công nghệ 4G"; Nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng tới chất lượng dịch vụ và điều hành linh hoạt theo nhu cầu của thị trường; Tuy nhiên, khi đầu tư cần thận trọng, chọn đúng công nghệ, tránh đi sai hướng gây lãng phí nguồn vốn nhà nước.
Liên quan đến công tác tái cấu trúc, ông yêu cầu Tập đoàn tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy trình quy chế nội bộ, phân công, phân nhiệm, cơ chế kinh tế, phối hợp cụ thể giữa Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc, các đơn vị trong Tập đoàn, đảm bảo sự linh hoạt, hiệu quả. Công tác tái cơ cấu cần được tiến hành thường xuyên, cùng với việc kiện toàn bộ máy nhân sự; Tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút nhân lực về Tập đoàn, tránh chảy máu chất xám.
"Cần xây dựng một văn hóa VNPT rõ nét. Người VNPT phải có nét khác biệt, giúp cho hệ thống phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Nên nhớ rằng, doanh nghiệp CNTT - VT nào cũng có văn hóa doanh nghiệp riêng. Tập đoàn cần có một Bộ Văn hóa doanh nghiệp. Công tác truyền thông nội bộ cũng cần được cải thiện để thấm nhuần tinh thần, văn hóa VNPT tới toàn Tập đoàn", Bộ trưởng yêu cầu. "Tôi nhấn mạnh, văn hóa VNPT là một yếu tố rất quan trọng".
Văn hóa doanh nghiệp đó dựa trên việc xây dựng một bộ máy trong sạch, ưu tiên năng lực thực tế thay vì bằng cấp lý thuyết, tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo, khởi nghiệp (nhất là về IoT)... Lãnh đạo phải quyết liệt, dám làm dám chịu trách nhiệm, thưởng phạt phân minh, công tác đầu tư, đấu thầu phải minh bạch.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề cao sự linh hoạt khi VNPT xây dựng kế hoạch tổng thể tầm nhìn 3-5 năm, cần có sự rà soát từng quý để linh động, thích ứng với thực tế. "DN không nên thực hiện kế hoạch một cách xơ cứng", thúc đẩy phong trào thi đua, đẩy mạnh sáng tạo, có phần thưởng, khuyến khích vật chất xứng đáng cho người lao động...
Một số mục tiêu của VNPT trong giai đoạn 2016-2020: - Tổng lợi nhuận toàn VNPT dự kiến đạt 19.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,8%/năm, tăng 97,1% so với dự kiến thực hiện giai đoạn 2011-2015. Tổng lợi nhuận hợp nhất toàn VNPT giai đoạn 2016-2020 dự kiến đạt 18.610 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%/năm, tăng 105,3% so với dự kiến thực hiện giai đoạn 2011-2015. - Tổng doanh thu toàn VNPT giai đoạn 2016-2020 dự kiến đạt 499.700 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6%/năm, tăng 27,7% so với giai đoạn 2011-2015, trong đó doanh thu VT-CNTT trực tiếp từ khách hàng của khối kinh doanh dịch vụ VT-CNTT đạt 247.350 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,8%/năm, tăng 29% so với giai đoạn 2011-2015. Tổng doanh thu hợp nhất toàn VNPT giai đoạn 2016-2020 dự kiến đạt 269.120 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,5%/năm, tăng 17,8% so với dự kiến thực hiện giai đoạn 2011-2015. - Tổng nộp ngân sách của VNPT giai đoạn 2016-2020 dự kiến đạt 21.120 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,8%/năm, tăng 14,9% so với giai đoạn 2011-2015. |
T.C
">VNPT cần coi xuất khẩu dịch vụ, sản phẩm CNTT là sứ mệnh chính
友情链接