Siêu cây gồm có 9 thân vạm vỡ, chắc khỏe tượng trưng cho 9 con rồng, hội tụ từ một gốc liền, tay tán bông đĩa được tỉ lệ một cách rất hợp lý, hình thành 81 bông tán tựa tản vân, phần thân và gốc cây địa y lên toàn thân trắng xoá đã chuyển sang màu đồng dạng nham thạch. Đó là minh chứng rõ nét cho thấy tuổi đời hàng trăm năm của siêu cây này.
Cây toạ trên một khối đá nằm trong một chậu 14m2 được các nghệ nhân chạm trổ tinh khéo léo, tài hoa. Giới chuyên môn và khách thập phương đến chiêm ngưỡng đông đúc và đã đánh giá cây sanh cổ quần tụ có đến hàng trăm năm tuổi, vì vậy đã đặt tên cho cây này là “Nham thạch bách niên”.
Chủ nhân của siêu cây này cho biết, để có thể đem tác phẩm này đến trưng bày tại triển lãm là một công việc vô cùng khó khăn. Cả cây và khối đá lên đến gần 50 tấn, việc vận chuyển tốn rất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo, tỉ mỉ.
Ngay khi nhìn thấy siêu cây này, một nghệ nhân người Nhật Bản tham dự Festival đã phải trầm trồ. |
Ngay khi nhìn thấy siêu cây này, một nghệ nhân người Nhật Bản tham dự Festival đã phải trầm trồ và quyết định mua cây cảnh này cho bản thân mình. Nghệ nhân này đánh giá, “Nham Thạch Bách Niên” không những đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có giá trị về phong thủy, vượng khí tốt. Do đó, ông đã định giá siêu cây này lên đến 20 triệu USD và sẵn sàng chi ra khoản tiền khổng lồ này để sở hữu “siêu cây”.
Chủ nhân của siêu cây này cho biết, để có thể đem tác phẩm này đến trưng bày tại triển lãm là một công việc vô cùng khó khăn. |
Tuy nhiên, chủ nhân của cây cảnh này từ chối không bán vì anh coi đây là bảo vật của gia đình và là niềm tự hào của sinh vật cảnh Thanh Hoá, là một tác phẩm nghệ thuật cần được lưu giữ và bảo tồn tại nước Việt Nam ta. Anh còn chia sẻ thêm “ từ ngày có cây Nham Thạch Bách Niên, gia đình anh gặp nhiều may mắn, sức khoẻ dồi dào, công việc thuận lợi, gia đình hạnh phúc hơn rất nhiều”.
Ông Nguyễn Công Chiến là người đầu tiên tổ chức Festival cây cảnh - đá quý - đá phong thủy ở Thanh Hoá, người chơi cây cảnh kỳ cựu cho hay: “Cây Nham Thạch Bách Niên nếu nói về đẹp thì hội tụ đầy đủ Cổ - Kỳ - Vĩ. Tức là vừa già, vừa đẹp vừ vĩ đại. Cây này vô giá, hệ thống chậu, hệ thống đá phối cảnh đều rất đẹp, được 4 mặt, xoay mặt nào cũng đẹp. Cây gần như hoá đá, địa y lên phủ trắng thân cây”.
Bích Ngọc
Một tài phiệt Nga đã tạo nên một cơn “mưa” tiền trị giá 20.000 USD rơi xuống những người tham gia một hội nghị về kinh doanh mời ông làm diễn giả.
" alt=""/>'Siêu cây' trị giá 20 triệu USD, người Nhật trả không bánSau này, khi chúng tôi quyết định đến với nhau, ông bà lại giành phần đi xem ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.
Khác với ông bà thông gia tương lai, bố mẹ tôi rất thoáng. Ông bà không câu nệ chuyện xem ngày, chọn tuổi để dựng vợ, gả chồng cho con cái.
Thế nên khi biết tin gia đình nhà gái ngỏ lời “giành quyền” đi xem ngày cưới cho chúng tôi, ông bà vui vẻ chấp nhận. Sự cởi mở của bố mẹ giúp việc xem, chọn ngày cưới diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ.
Sau khi ấn định ngày tổ chức đám cưới, mẹ vợ tương lai sang nhà, bàn với bố mẹ tôi việc cần tìm người trải chiếu hoa cho giường tân hôn. Bà không muốn mẹ tôi tự tay làm việc này. Lý do là trước khi đến với bố tôi, mẹ đã từng lỡ một lần đò.
Đề nghị của bà khiến bố mẹ tôi có phần không vui. Nhưng vì tôi, ông bà gượng gạo đồng ý. Tuy nhiên tìm mãi, ông bà cũng không đưa ra được người trải chiếu hoa thỏa mãn những yêu cầu của bà thông gia.
Cuối cùng, bố mẹ tôi đành miễn cưỡng giao lại việc ấy cho mẹ vợ tương lai của tôi. Tôi tưởng như vậy là xong, đám cưới sẽ diễn ra tốt đẹp trong ít ngày sắp tới.
Nào ngờ vừa rồi, tôi nhận được điện thoại từ vợ sắp cưới. Em nói trong nước mắt rằng mẹ em đang rất giận. Bà đòi hủy đám cưới, không cho con gái về nhà chồng.
Em cho biết nguyên nhân đến từ việc tôi dùng chiếc giường cũ mà trước đây bố mẹ tôi từng dùng để làm giường tân hôn. Chính người được chọn để trải chiếu hoa đã đến xem phòng và chụp ảnh, kể lại chuyện này cho mẹ vợ tôi biết.
Thấy cái giường cũ, bà đùng đùng nổi giận. Bà hết trách mắng tôi không hiểu biết lại chê bai ông bà thông gia thiếu tế nhị, không chu đáo trong việc dựng vợ, gả chồng cho con cái.
Bà cho rằng việc dùng giường cũ để làm giường tân hôn là điều đại kỵ. Thông qua việc này, bà kết luận không chỉ tôi mà cả bố mẹ tôi cũng không tôn trọng con gái bà, gia đình bà.
Bà cũng trách rằng gia đình tôi không có thiện chí, không thực sự mong muốn được đón cô dâu về nhà chồng một cách chu đáo, đầy đủ nhất.
Đặc biệt, khi biết chiếc giường này từng được mẹ tôi, người từng một lần đứt gãy hôn nhân sử dụng, mẹ vợ tương lai càng thêm giận dữ. Bà nói thẳng rằng chiếc giường kia sẽ mang những điều không may mắn đến cho cuộc hôn nhân của chúng tôi. Con gái của bà thể nào cũng sẽ gặp đau khổ, bất hạnh trong hôn nhân.
Nghe những lời ấy, tôi rất sốc và đau lòng. Chiếc giường ấy là kỷ vật của ông nội tôi. Ông nội đóng chiếc giường tặng khi bố tôi lấy vợ.
Chiếc giường bằng gỗ quý, bao năm vẫn cứng chắc, lên nước sáng bóng. Bố tôi luôn xem nó như vật báu trong nhà. Sau này, khi mẹ tôi mắc bệnh gai cột sống, bố mua nệm cao su trải dưới sàn nằm, ông bà mới không ngủ trên giường ấy nữa và tặng lại cho tôi.
Với tôi, nó cũng là vật quý và đem lại may mắn. Trên chiếc giường ấy, 3 anh em tôi lần lượt chào đời. Cho đến bây giờ, bố mẹ tôi vẫn sống với nhau trong cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thế nên tôi thấy việc đem nó làm giường tân hôn không hề có vấn đề gì cả.
Nhưng những lời giải thích ấy của tôi không được mẹ vợ chấp nhận. Bà cho rằng tôi ngụy biện, xem thường kinh nghiệm, lời dạy của ông bà xưa.
Bà nói nếu tôi không bỏ chiếc giường ấy ra khỏi phòng, thậm chí khỏi nhà, bà sẽ không đồng ý cho con gái về nhà chồng. Chuyện cưới xin của tôi chỉ được phép tiếp tục nếu tôi bỏ chiếc giường cũ và thay bằng một chiếc mới hoàn toàn.
Sẽ thật dễ dàng, nếu đó chỉ là một chiếc giường cũ bình thường. Tôi sẽ bỏ nó ngay lập tức mà không cần một giây suy nghĩ. Nhưng đây là chiếc giường có quá nhiều ý nghĩa với bố và gia đình tôi.
Bỏ nó đi tôi có cảm giác như mình vừa xát muối vào trái tim đang có những tổn thương của bố mẹ. Nhưng nếu không làm như vậy, tôi có nguy cơ đánh mất hạnh phúc của đời mình. Tôi phải làm sao đây?
(Độc giả giấu tên)
Trước đó tôi không hiểu tại sao chồng cũ lại gửi chiếc túi xách đẹp và đắt thế cho mình. Nhưng đọc xong 4 chữ ngắn ngủn ấy thì tôi không khỏi thẫn thờ rồi rơi nước mắt hiểu ra mọi chuyện.
" alt=""/>Thấy một vật trong phòng tân hôn, nhà gái nổi giận, đòi hủy cướiLính cứu hoả tình nguyện là một lực lượng được trưng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đội ngũ này làm việc vào thời gian rảnh rỗi, được tuyển chọn và đào tạo cẩn thận. Đây là lực lượng có những đóng góp vô giá cho cộng đồng.
Các quốc gia có đội ngũ lính cứu hoả tình nguyện gồm: Mỹ, Anh, Đức, Canada, Pháp, Phần Lan, Australia, Áo, Argentina, Israel… Tuỳ vào mỗi quốc gia, lính cứu hoả tình nguyện có thể được trả lương hoặc không.
Theo số liệu từ Hiệp hội Chống hoả hoạn quốc gia, 54% lính cứu hoả ở Mỹ là tình nguyện viên. Con số này ở Pháp lên tới 80%. Ở Phần Lan, công tác chữa cháy ở vùng nông thôn chủ yếu phụ thuộc vào các đội cứu hỏa tình nguyện. Thậm chí, ở nước này còn có cả đội lính cứu hỏa nhỏ tuổi. Các em thường ở độ tuổi từ 10 đến 17 nhưng cũng có một số em chỉ từ 7-9 tuổi.
Trong khoảng 30.000 lính cứu hoả ở Bồ Đào Nha, có hơn 90% là tình nguyện viên. Họ tới từ đủ các ngành nghề - từ công nhân xây dựng cho tới luật sư. Điều đặc biệt, các cơ quan cứu hoả tình nguyện ở nước này hoạt động dựa vào tiền tài trợ của các mạnh thường quân và nguồn thu từ việc họ phục vụ các sự kiện của tư nhân - những người trả tiền để đội cứu hoả tình nguyện mua các trang thiết bị.
Về công việc, lính cứu hoả tình nguyện cũng phải làm đủ các nhiệm vụ như lính cứu hoả chuyên nghiệp, gồm có: trả lời các cuộc gọi khẩn cấp; dập lửa; sơ cứu người bị thương; tuyên truyền các kỹ năng phòng cháy; vệ sinh, bảo trì, sửa chữa, thay thế các thiết bị, dụng cụ, đồng phục chữa cháy...
Ở Mỹ, ngoài việc chữa cháy, lính cứu hoả còn làm nhiệm vụ cứu hộ trong các vụ tai nạn, sự cố xe hơi; kiểm tra tình trạng sức khỏe của người dân cùng với cảnh sát khi có cuộc gọi khẩn cấp, hỗ trợ tìm kiếm người mất tích sau tai nạn…
Mặc dù thường phải làm việc trong những tình huống nguy hiểm nhưng lính cứu hoả tình nguyện cũng có thể nhận được nhiều lợi ích khi làm công việc này. Họ có cơ hội học các kỹ năng an toàn và chuyên nghiệp để giúp ích cho chính bản thân mình và trong các môi trường nghề nghiệp khác.
Là lính cứu hỏa tình nguyện, họ có thể đủ điều kiện nhận tín dụng thuế, chương trình hưu trí và thậm chí cả học bổng. Những người đảm nhận vai trò này thường làm công việc tình nguyện trong thời gian rảnh rỗi, mà vẫn có một công việc chính khác được trả lương.
Nếu một người dân muốn trở thành lính cứu hoả tình nguyện, họ cần liên hệ với cơ quan cứu hoả địa phương để tìm hiểu về các yêu cầu và thủ tục. Trước khi quyết định tham gia, người nộp đơn nên đảm bảo rằng mình đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhất cho nhiệm vụ này. Mặc dù mỗi phòng ban và mỗi cơ quan cứu hoả sẽ có những yêu cầu khác nhau nhưng vẫn có một số yêu cầu chung, gồm: đã tốt nghiệp trung học, vượt qua bài kiểm tra lý lịch, có bằng lái xe.
Sau khi nộp đơn, ứng viên sẽ được sàng lọc hồ sơ hoặc phỏng vấn trước khi được nhận chính thức. Quá trình này thường bao gồm việc kiểm tra lý lịch, khám sức khoẻ, xét nghiệm ma tuý. Nếu cần phỏng vấn, ứng viên cũng có thể gặp các câu hỏi như: tại sao muốn trở thành lính cứu hoả tình nguyện, chia sẻ về một thời điểm bạn phải vượt qua thử thách, chìa khoá để làm việc nhóm hiệu quả là gì, làm thế nào để giữ vóc dáng cân đối…
Đặc biệt, thể lực là một yếu tố quan trọng cần có. Vì thế, thường sẽ có một bài kiểm tra thể lực để đảm bảo ứng viên đủ khả năng làm công việc nặng nhọc này.
Sau khi đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra, ứng viên sẽ được đào tạo để có đủ kỹ năng và kiến thức xử lý các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là cách dập lửa và thực hiện sơ cứu. Họ cũng có thể phải hoàn thành một số chứng chỉ hoặc nội dung đào tạo về kỹ thuật cứu sống cơ bản, hồi sức tim phổi, kỹ thuật viên y tế khẩn cấp…
Lính cứu hoả tình nguyện cũng được khuyến khích tham dự các hội thảo, học hỏi từ các chuyên gia và đọc thêm tài liệu tham khảo. Các cơ quan cứu hoả thường đề nghị người tình nguyện tham gia đào tạo thường xuyên để ghi nhớ quy trình và cập nhật những tiến bộ của ngành.