Ánh Nguyệt là VĐV Việt Nam đầu tiên thi đấu tại Olympic Paris 2024 (Ảnh: TS).
Cách đây 3 năm (Olympic Tokyo 2020 diễn ra trong năm 2021), Ánh Nguyệt là một trong những VĐV trẻ nhất của đoàn thể thao Việt Nam. Hiện tại, ở tuổi 23, cô gái này tiếp tục giành suất chính thức dự Olympic trên đất Pháp.
Thành tích tốt nhất mà Đỗ Thị Ánh Nguyệt có được cho đến trước khi Olympic Paris 2024 khởi tranh, đó là giành huy chương đồng (HCĐ) nội dung cung một dây tại giải vô địch châu Á 2019. Đây là nội dung mà cô tham dự ở Olympic Paris 2024.
Cũng trong năm 2019, Ánh Nguyệt góp công lớn giúp đội tuyển bắn cung Việt Nam giành huy chương vàng (HCV) nội dung đồng đội nữ, tại SEA Games lần thứ 30 trên đất Philippines.
Dĩ nhiên, từ đấu trường SEA Games, giải vô địch châu Á cho đến Olympic là hành trình dài, có khoảng cách khá xa. Thế nhưng, thời gian gần đây Ánh Nguyệt tiếp tục thi đấu tốt tại giải vô địch châu Á năm 2023, Asiad 19 (diễn ra năm 2023), giải vô địch thế giới và vòng loại Olympic. Đấy là tiền đề để cô gái này tự tin trước khi thi đấu ở Thế vận hội vào chiều 25/7.
Theo sắp xếp từ Ban tổ chức, Ánh Nguyệt được công bố mã số 29A, sẽ tranh tài với Pintaric Zana của Slovenia, mã số 29B, tổng cộng sẽ có 6 lượt bắn để tính điểm xếp hạng.
Lê Quốc Phong cũng sẽ thi đấu trong ngày 25/7 (Ảnh: World Archery).
Trong khi đó, với Lê Quốc Phong, anh cũng trẻ trung như Ánh Nguyệt. Lê Quốc Phong năm nay 24 tuổi. Điều đáng chú ý, anh chưa từng tham dự SEA Games.
Dù vậy, việc Lê Quốc Phong thi đấu tốt tại vòng loại Olympic Paris 2024, trước khi giành vé đến Thế vận hội là bất ngờ đối với nhiều người. Nhưng với riêng Ban huấn luyện đội tuyển bắn cung Việt Nam, thành tích này không bất ngờ, bởi họ hiểu năng lực của Lê Quốc Phong ở mức nào.
Thậm chí, Lê Quốc Phong còn được kỳ vọng sẽ tạo nên cú sốc ở trường bắn cung trên đất Pháp tại Thế vận hội mùa hè năm nay. Lê Quốc Phong được xếp thứ tự 32A, sẽ bắn cùng cung thủ người Ukraine Usach Mykhailo (19h30 ngày 25/7). Nội dung này cũng có 64 VĐV tham gia và sắp xếp của ban tổ chức cũng theo thứ tự điểm xếp hạng.
Ánh Nguyệt và Quốc Phong nỗ lực tập luyện chuẩn bị cho ngày thi đấu (Ảnh: TS).
Ngày 24/7, hai tay cung Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong đã có buổi tập chính thức, kiểm tra cung tên tại trường bắn theo vị trí thi đấu.
Trường bắn nhiều gió và khá mạnh, thỉnh thoảng có mưa. Dù khi tập luyện ở nhà, ban huấn luyện đã sắp xếp cho các vận động viên tập luyện trong các điều kiện thời tiết khác nhau nhưng sang đây gió khá mạnh nên các vận động viên cũng gặp những khó khăn không nhỏ.
Theo HLV Ngô Hải Nam, đây là khó khăn chung không chỉ của riêng vận động viên Việt Nam mà còn là của các nước nên buộc các vận động viên phải chấp nhận và có hướng khắc phục. Hiện cả hai cung thủ đều có tinh thần tốt, sẵn sàng đua tài ở Olympic Paris 2024.
Ánh Nguyệt là VĐV Việt Nam đầu tiên thi đấu tại Olympic Paris 2024 (Ảnh: TS).
Cách đây 3 năm (Olympic Tokyo 2020 diễn ra trong năm 2021), Ánh Nguyệt là một trong những VĐV trẻ nhất của đoàn thể thao Việt Nam. Hiện tại, ở tuổi 23, cô gái này tiếp tục giành suất chính thức dự Olympic trên đất Pháp.
Thành tích tốt nhất mà Đỗ Thị Ánh Nguyệt có được cho đến trước khi Olympic Paris 2024 khởi tranh, đó là giành huy chương đồng (HCĐ) nội dung cung một dây tại giải vô địch châu Á 2019. Đây là nội dung mà cô tham dự ở Olympic Paris 2024.
Cũng trong năm 2019, Ánh Nguyệt góp công lớn giúp đội tuyển bắn cung Việt Nam giành huy chương vàng (HCV) nội dung đồng đội nữ, tại SEA Games lần thứ 30 trên đất Philippines.
Dĩ nhiên, từ đấu trường SEA Games, giải vô địch châu Á cho đến Olympic là hành trình dài, có khoảng cách khá xa. Thế nhưng, thời gian gần đây Ánh Nguyệt tiếp tục thi đấu tốt tại giải vô địch châu Á năm 2023, Asiad 19 (diễn ra năm 2023), giải vô địch thế giới và vòng loại Olympic. Đấy là tiền đề để cô gái này tự tin trước khi thi đấu ở Thế vận hội vào chiều 25/7.
Theo sắp xếp từ Ban tổ chức, Ánh Nguyệt được công bố mã số 29A, sẽ tranh tài với Pintaric Zana của Slovenia, mã số 29B, tổng cộng sẽ có 6 lượt bắn để tính điểm xếp hạng.
Lê Quốc Phong cũng sẽ thi đấu trong ngày 25/7 (Ảnh: World Archery).
Trong khi đó, với Lê Quốc Phong, anh cũng trẻ trung như Ánh Nguyệt. Lê Quốc Phong năm nay 24 tuổi. Điều đáng chú ý, anh chưa từng tham dự SEA Games.
Dù vậy, việc Lê Quốc Phong thi đấu tốt tại vòng loại Olympic Paris 2024, trước khi giành vé đến Thế vận hội là bất ngờ đối với nhiều người. Nhưng với riêng Ban huấn luyện đội tuyển bắn cung Việt Nam, thành tích này không bất ngờ, bởi họ hiểu năng lực của Lê Quốc Phong ở mức nào.
Thậm chí, Lê Quốc Phong còn được kỳ vọng sẽ tạo nên cú sốc ở trường bắn cung trên đất Pháp tại Thế vận hội mùa hè năm nay. Lê Quốc Phong được xếp thứ tự 32A, sẽ bắn cùng cung thủ người Ukraine Usach Mykhailo (19h30 ngày 25/7). Nội dung này cũng có 64 VĐV tham gia và sắp xếp của ban tổ chức cũng theo thứ tự điểm xếp hạng.
Ánh Nguyệt và Quốc Phong nỗ lực tập luyện chuẩn bị cho ngày thi đấu (Ảnh: TS).
Ngày 24/7, hai tay cung Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong đã có buổi tập chính thức, kiểm tra cung tên tại trường bắn theo vị trí thi đấu.
Trường bắn nhiều gió và khá mạnh, thỉnh thoảng có mưa. Dù khi tập luyện ở nhà, ban huấn luyện đã sắp xếp cho các vận động viên tập luyện trong các điều kiện thời tiết khác nhau nhưng sang đây gió khá mạnh nên các vận động viên cũng gặp những khó khăn không nhỏ.
Theo HLV Ngô Hải Nam, đây là khó khăn chung không chỉ của riêng vận động viên Việt Nam mà còn là của các nước nên buộc các vận động viên phải chấp nhận và có hướng khắc phục. Hiện cả hai cung thủ đều có tinh thần tốt, sẵn sàng đua tài ở Olympic Paris 2024.
Thời gian này tiền đạo Nguyễn Công Phượng đang tập luyện cùng CLB Bình Phước ở giải hạng Nhất. Trước đó, tiền đạo người Nghệ An chia tay Yokohama FC (Nhật Bản) sau gần 2 năm gần như phải ngồi trên băng ghế dự bị, thậm chí không được đăng ký thi đấu.
Quế Ngọc Hải trong buổi tập của đội tuyển Việt Nam chiều 7/10 (Ảnh: VFF).
Phải tới giữa tháng 10, Công Phượng mới có trận đầu tiên cùng CLB Bình Phước, anh sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới có thể trở lại đội tuyển Việt Nam.
Chiều 7/10, đội tuyển Việt Nam có buổi tập thứ 3 tại Hà Nội. Trước buổi tập, HLV Kim Sang Sik thông báo Quế Ngọc Hải là đội trưởng, còn đội phó là Bùi Hoàng Việt Anh và Nguyễn Tiến Linh.
Quế Ngọc Hải cho biết: "Thời điểm này đội tuyển Việt Nam có nhiều cầu thủ trẻ, vì thế tất cả các cầu thủ kinh nghiệm trong đội đều có chia sẻ, dìu dắt các đàn em.
Điều HLV Kim Sang Sik mong muốn nhất ở các cầu thủ kinh nghiệm là tạo nên sự gắn kết với các cầu thủ trẻ để hướng tới những mục tiêu trước mắt, đặc biệt là AFF Cup 2024".
Sau khi đội tuyển Li Băng hủy kế hoạch sang Việt Nam vì vấn đề ngoài chuyên môn, đội tuyển Việt Nam mời CLB Nam Định làm quân xanh để cọ xát. Trận đấu này được tổ chức đá kín vào ngày 9/10 tới.
Nói về trận gặp CLB Nam Định, Quế Ngọc Hải cho biết: "Việc cầu thủ nào thi đấu giao hữu với Nam Định hay Ấn Độ phụ thuộc vào HLV trưởng. Tôi và các cầu thủ nỗ lực được thi đấu, cống hiến cho đội tuyển quốc gia.
CLB Nam Định là đương kim vô địch V-League, đang thi đấu ở giải châu lục, nên rất chất lượng. Việc đội tuyển Việt Nam đá giao hữu với Nam Định rất hợp lý.
Trận đấu nào của đội tuyển mình cũng rất coi trọng. Còn về vấn đề chấn thương, HLV Kim Sang Sik nhắc nhở tôi nếu sẵn sàng và đạt thể trạng tốt, vẫn sẽ tập luyện và thi đấu cùng đội".
"Mỗi đợt tập trung HLV mang tới cho đội nhiều phương án, muốn các cầu thủ hiểu triết lý, để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình sắp tới.
Tôi không bất ngờ khi được xếp đá trung vệ lệch phải. Từ năm 2018 tôi được đá ở tất cả các vị trí của trung vệ. Với một cầu thủ chuyên nghiệp, việc HLV sắp xếp đá ở đâu cũng phải thích nghi nhanh nhất", trung vệ mang áo số 3 nói thêm.
Về mục tiêu của đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024, Quế Ngọc Hải nhấn mạnh: "Tôi và đội bóng rất mong muốn tuyển Việt Nam thành công ở AFF Cup 2024. Thời gian qua đội tuyển không có thành tích tốt. Chúng tôi muốn mang niềm vui tới người hâm mộ".
" alt=""/>Quế Ngọc Hải: "Tôi mong Công Phượng sớm trở lại đội tuyển Việt Nam"