Nhận định, soi kèo Dewa United vs PSM Makassar, 15h30 ngày 27/1: Bão tố xa nhà
Hồng Quân - 25/01/2025 20:00 Nhận định bóng đ thứ hạng của liverpool gặp man citythứ hạng của liverpool gặp man city、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Nhận định, soi kèo Persikas vs Persipa Pati, 15h00 ngày 28/1: Tin vào chủ nhà
2025-02-01 20:28
-
Anh là Nguyễn Đức Hòa (SN 1984) trú tại khu phố 1, phường 3, TP Đông Hà, Quảng Trị.
Rất dễ nhận thấy ở anh Hòa là sự chân thành, nhiệt tình và giàu lòng trắc ẩn. Ngoài ra, anh còn khiến nhiều người khi tiếp xúc phải bất ngờ bởi những điều đặc biệt.
Anh Nguyễn Đức Hòa trong một lần hiến máu tình nguyện. Anh Hòa năm nay 36 tuổi nhưng đã 43 lần hiến máu và tiểu cầu.
Mặc dù công việc chính là thợ hồ, hàng ngày lao động nặng nhọc, môi trường khắc nghiệt, nhưng 14 năm qua, hầu như anh không bỏ sót một lần hiến máu nào.
Anh Hòa kể, khoảng năm 17 tuổi, vì gia cảnh khó khăn nên anh quyết định nghỉ học. Anh đi làm thợ phụ, thợ hồ ở các công trình cho người quen. Sau vài năm, anh trở thành một thợ hồ thành thạo.
Bây giờ, anh đã có 20 năm tuổi nghề. Ngày nắng cũng như ngày mưa, anh vẫn luôn bận bịu. Anh Hòa chia sẻ: “Như một thói quen, sáng mình đi làm, tối về chấm công, ngày nào cũng như vậy cả. Công việc mình làm mấy chục năm nay nên cũng quen, không thấy vất vả”.
43 lần hiến máu tình nguyện
Anh Hòa vẫn nhớ như in lần hiến máu đầu tiên của mình. Đó là năm 2006, tình cờ anh đang dự hội thảo ở bệnh viện TP Đông Hà thì nghe loa phát thanh thông báo có một sản phụ đang nguy kịch, cần máu gấp. Không do dự, anh cùng một vài người đăng kí được hiến máu cứu bệnh nhân.
Anh Hòa đang hiến tiểu cầu cho một trường hợp nguy kịch. “Lần đầu tiên đi hiến máu khẩn cấp nên tôi rất hồi hộp, tim đập liên hồi. Tôi cũng lo cho tính mạng của người bệnh đang điều trị ở bệnh viện lúc đó nữa. Đến khi bác sĩ nói sản phụ đã ổn tôi mới thấy nhẹ người”, anh Hòa bộc bạch.
Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm anh Hòa hiến máu từ 2 đến 3 lần, chưa kể, hễ có các ca bệnh nguy kịch cần máu, anh không ngần ngại đi ngay.
Anh tâm sự, ở trong những hoàn cảnh gấp rút như vậy, lại nhìn thấy những ánh mắt buồn lo đến bất lực của người nhà bệnh nhân, chắc chắn ai cũng sẽ làm như anh.
Anh Hòa (thứ 2 từ phải sang) cùng đồng đội tham gia các hoạt động nhân ái. "Sau khi hiến máu, tôi cứ ngồi đợi trong bồn chồn xen lẫn hi vọng chỉ vài tiếng nữa thôi, sẽ được chứng kiến niềm vui gia đình người bệnh sum họp. Cảm giác đó rất khó để diễn tả", anh chia sẻ.
Năm 2016, anh Hòa được ra Hà Nội dự lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu Việt Nam. Lần đó, anh được gặp gỡ với nhiều người, anh nhận ra số lần hiến máu tình nguyện của mình quá ít so với những người khác. Thậm chí có những người lớn tuổi hơn, họ đáng tuổi là cô, bác của anh nhưng đã hiến đến 50, 60 lần…
Sau lần đó, anh có thêm nhiều bạn bè ở khắp các tỉnh, thành.
Công việc thợ hồ hàng ngày của anh Hòa (người không đội mũ). Mọi người quan tâm hỏi anh làm sao có thể duy trì được việc hiến máu suốt 14 năm trong khi anh làm công việc nặng nhọc như vậy. Anh trả lời: “Không hiểu sao cứ nhìn thấy những người bệnh là tôi lại thấy thương và đồng cảm.
Được sinh ra trên đời này là một niềm may mắn nên tôi luôn cố gắng làm những việc có ý nghĩa cho mọi người. Thấy người khác vui, tôi cũng rất thoải mái”.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ nhiệm CLB Hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Trị cho biết, anh Hòa tham gia CLB từ lúc CLB mới thành lập (năm 2009) cho đến nay. Anh Hòa được nhiều người cảm mến vì sự nhiệt tình và tính bộc trực. Có những hôm anh Hòa đi làm rồi nhưng khi có người cần hiến máu gấp thì anh nghỉ làm, tức tốc chạy về để hiến máu cứu người ngay.
Cô gái Quảng Trị vẽ tranh về lực lượng chống dịch ở Đà Nẵng
Nhìn hình ảnh các y bác sĩ, lực lượng công an, bộ đội... ở Đà Nẵng ngày đêm chống dịch, Minh Anh phác họa để gửi lời cảm ơn và động viên họ.
" width="175" height="115" alt="Niềm đam mê hiến máu của anh thợ hồ ở Quảng Trị" />Niềm đam mê hiến máu của anh thợ hồ ở Quảng Trị
2025-02-01 20:16
-
Tin nhắn của chị chồng khiến người vợ trẻ bức xúc
2025-02-01 19:42
-
Khởi tố vụ án liên quan đấu thầu của Công ty AIC tại bệnh viện ở Bình Thuận
2025-02-01 18:31
Như câu chuyện cảm động của bà Phạm Thị Minh Lý (SN 1969) ở Vũ Thư (Thái Bình). Cách đây nhiều năm, bà chấp nhận không sinh thêm em bé để hiến thận cứu con chồng.
Con trai tìm vợ cho bố
Nhà bà Lý cách nhà ông Trương Văn Ước (SN 1960) 500m. Ông Ước sớm gặp cảnh góa bụa khi vợ qua đời, để lại cho ông 2 người con trai Trương Văn Lân (SN 1988) và Trương Văn Lượng (SN 1985).
Anh trai bà Lý là bạn của ông Ước nên hai gia đình thường xuyên qua lại, quen biết nhau. Vì vậy, bà Lý cũng thân thiết với 2 cậu con trai của ông Ước.
Theo bà Lý, mối nhân duyên của bà lại do chính con chồng đưa đến. Bà Lý chia sẻ: “Lân chơi thân với cháu gái tôi. Con thấy tôi nhiều tuổi vẫn chưa lập gia đình nên nhiều lần ngỏ ý mai mối cho bố mình. Tôi nghĩ chỉ là câu bông đùa. Chẳng ngờ sau đó anh Ước đánh tiếng hỏi cưới tôi thật”.
Bà Phạm Thị Minh Lý tham gia chương trình "Việc tử tế". Ảnh cắt từ clip VTV |
Gia đình hai bên vun vén, năm 39 tuổi bà Lý về làm dâu nhà ông Ước với bao hi vọng về hạnh phúc đôi lứa. Đám cưới diễn ra đơn giản, chỉ vài mâm cơm ra mắt họ hàng.
Bà dành cho con riêng của chồng tình yêu thương chân thành. Cuộc sống có lúc khó khăn nhưng bà vẫn từng ngày chắt chiu, dựng xây cho tổ ấm muộn màng của mình.
Mặc dù lớn tuổi nhưng bà luôn hi vọng sinh thêm đứa con nữa, để gia đình thêm ấm cúng. Thế nhưng chờ đợi mãi vẫn chưa có tin vui.
Bà đi khám chuyên khoa mới biết mình muốn có thai phải điều trị hiếm muộn. Nỗi khát khao được ẵm bồng đứa con mình sinh ra chưa kịp thực hiện thì năm 2010, con trai thứ 2 của ông Ước bị suy thận. Ba năm sau người con trai tên Lượng cũng đổ bệnh giống em nhưng nặng hơn.
Ông Ước lại bị tai nạn gãy chân. Mọi việc chăm sóc, đưa 2 con lên Hà Nội chạy chữa đều một tay bà Lý đảm nhiệm. Bác sĩ tư vấn, cơ hội sống cho cả Lân và Lượng là ghép thận hoặc chạy thận.
Nếu chạy thận nhân tạo, sức khỏe người bệnh ngày càng xấu. Phương án ghép thận phải tìm người hiến với các chỉ số phù hợp. Hơn nữa, chi phí phẫu thuật là số tiền lớn đối với gia đình bà Lý.
Hoàn cảnh khó khăn, chưa có tạng phù hợp nên anh Lân và Lượng phải chạy thận chờ đợi. Những lần đưa con chồng đi bệnh viện chạy thận, bà Lý càng thấm thía nỗi đau mà thanh niên trẻ phải đón nhận.
“Nhiều đêm ngồi thức, xoa lưng cho con khỏi đau đớn tôi tự hỏi: Tương lai hai đứa con sẽ ra sao? Chúng phải chịu cảnh mồ côi mẹ, giờ lại mang cả căn bệnh quái ác này”.
Hiến thận cho con chồng
Chuỗi ngày gia đình rơi vào khủng hoảng, hai con lâm bệnh, bà Lý trở thành chỗ dựa tinh thần.
Vợ chồng bà Lý thương con, đến vận động người thân giúp đỡ. Mọi người tham gia xét nghiệm máu để tìm thận tương thích với hai anh em nhưng kết quả chẳng ai phù hợp, kể cả ông Ước.
Cuối cùng, bà Lý chủ động đề nghị chồng cho mình lên Hà Nội xét nghiệm. Nếu các chỉ số phù hợp, bà sẽ tặng cho Lân một quả thận. Giây phút bác sĩ thông báo, thận của bà hoàn toàn phù hợp để ghép, lòng bà nghẹn lại vì hạnh phúc.
Thế nhưng, việc hiến thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà Lý, kể cả việc sinh đẻ.
“Tôi chấp nhận không sinh thêm em bé để cứu Lân. Từ ngày bước chân về làm vợ ông Ước, tôi coi anh em Lân và Lượng chẳng khác nào máu mủ của mình”, bà Lý xúc động nói.
Tin bà hiến thận cho con chồng loan đi khắp xóm. Người khen cũng ít mà kẻ chê cũng nhiều. Một số người nói bà Lý dại, khuyên bà đừng cho nhưng bà gạt bỏ ngoài tai.
Chi phí cho ca phẫu thuật lên đến 300 triệu đồng. Để lo được số tiền đó, vợ chồng bà bán những thứ giá trị trong nhà và vay mượn khắp nơi.
Ca phẫu thuật thành công. Giờ đây, Lân là chàng trai khỏe mạnh, đã lấy vợ và sinh con. Hai anh em Lân trở thành ông chủ của cơ sở sản xuất lồng gà công nghiệp, mua được ô tô vận tải.
Về phần mình, anh Lân cho biết sức khỏe anh ổn định. Hàng tháng anh lên Hà Nội kiểm tra định kỳ và uống thuốc theo đơn bác sĩ.
Ngày cưới Lân, bà Lý mặc bộ áo dài, đón con dâu về. Bà mở điện thoại, vui vẻ khoe ảnh cháu nội.
Hiện bà vẫn chịu khó làm trong xưởng của Lân, giúp đỡ con lo lắng mọi việc. Lân khuyên mẹ nghỉ ngơi nhưng bà không muốn để tay chân thừa thãi. Ngoài ra, bà Lý và hai con trai nuôi thêm 200 đôi chim bồ câu, cải thiện kinh tế.
“Sau ca phẫu thuật, tôi ăn ngủ bình thường. Tôi biết thiếu 1 quả thận, sức khỏe kém hơn nên luôn để ý, thăm khám định kỳ. Đặc biệt, giữ chế độ sinh hoạt điều độ”, bà Lý kể.
Điều bà Lý đau đáu trong lòng là sức khỏe của Lượng. Bà mong rằng, một ngày nào đó con cũng gặp may mắn như Lân, không phải chạy thận nữa.
Vợ chồng anh Lân cùng mẹ Lý trong ngày cưới. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Bà Lý khẳng định, những gì bà làm cho Lân hoàn toàn bình thường: “Trái tim người mẹ nào chẳng thương con, tôi san sẻ một phần cơ thể của mình cũng là cho con cả cuộc đời”.
Bao năm không nhìn mặt nhau, bỗng dưng mẹ kế gọi tôi về đi xem mắt
Tôi cứ tưởng mẹ kế muốn làm lành nên mới gọi tôi về đi xem mắt. Tới khi nhìn thấy đối tượng được mai mối, tôi cảm thấy cuộc đời càng bế tắc hơn.
" alt="Con trai tìm vợ cho bố, mẹ kế hiến thận cứu con chồng" width="90" height="59"/>Trong inbox của tôi, ngay sau khi tôi nói rằng mình “tối cổ” vụ này thì đã rầm rầm những link share. Thôi thì mọi người share thì để họ đỡ mất công, tôi xem qua. Nhưng xem xong rồi tôi vẫn thấy mình “tối cổ”. Là bởi nào có khác gì những vụ đánh ghen trước đâu? Sao mọi người vẫn hóng chúng như thể “Lần đầu tiên có mặt tại Facebook” vậy??? Hay xem clip đánh ghen cũng là một thứ “khẩu vị” của mạng xã hội hiện nay?
Tôi “tối cổ” quá phải không? Nên tôi cứ thấy lạ lùng với “thú share” của mỗi người. Cứ như thể mỗi ngày lên mạng là phải share được một vụ bắt trend vậy. Tôi tự hỏi: Nếu Facebook của chúng ta chỉ đầy rẫy những cái share đánh ghen kiểu đó, người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ về ta thế nào? Liệu có phải là: Cái cô này thật bắt trend. Hay: Facebook này chuyên sưu tầm các vụ đánh ghen?
Tôi nghĩ, nhiều người sẽ cảm nhận rằng chủ Facebook đó đang có chồng ngoại tình và rất quan tâm đến chuyện đi đánh ghen.
Tôi đã cố công để hiểu lý do nhiều người quan tâm đến những vụ đánh ghen, bóc phốt ngoại tình trên mạng.
Có những người vợ quả thật share vì họ đang ở trong cùng hoàn cảnh đó. Họ share về như một cách đồng bệnh tương lân. Có những người share về chỉ để “dằn mặt” chồng, “dằn mặt” những kẻ nào rắp tâm làm kẻ thứ 3. Lại có những người share về chỉ để chứng tỏ mình “bình thường như bao người”: Căm ghét kẻ thứ 3. Căm thù những đàn ông đi ngoại tình. Còn bao nhiêu lý do nữa mà tôi chưa biết chăng?
Nhưng lý do nào đi chăng nữa, tôi vẫn cho rằng chúng ta đang biến sự bất bình thường thành bình thường. Chúng ta đang “tạo rác” trên mạng xã hội. Vì dù trăm ngàn share, triệu triệu share thì chẳng vì thế mà ngoại tình sẽ ít đi.
Những vụ đánh ghen sẽ chỉ khiến chính người đi đánh ghen trở thành thảm thương trong mắt tất cả mọi người. Ai có thể thấy đẹp đẽ trong những clip đánh ghen đó? Mười năm nữa, những clip đó vẫn sẽ còn tồn tại mãi mãi như một minh chứng về một con người nước mắt nước mũi tè le, quần áo xộc xệch, chửi vung tí mẹt…
Con bạn sẽ xem nó chứ? À không, bạn bè của con bạn sẽ nhận ra mẹ bạn mình chứ? Chúng sẽ thế nào? Có bao giờ bạn tự hỏi điều đó chưa? Hay bạn đang giận dữ và bạn không thèm quan tâm đến tâm lý con bạn. “Tâm lý tao còn tan tác thì tâm lý chúng bay kệ chúng bay”.
Một sự khó hiểu nữa mà tôi bao năm qua, chứng kiến hàng chục cuộc đánh ghen, đọc qua hàng trăm ngàn comment (bình luận) của mọi người vẫn không sao hiểu được. Tại sao mọi chỉ trích, thoá mạ, chửi bới đều nhắm vào phụ nữ- người thứ 3?
Kể cả nhân vật chính trong clip đánh ghen, tại sao lại cần xé áo lột quần người phụ nữ khi mà chồng của mình mới là kẻ gây ra sự vụ này? Không lẽ chồng bạn cũng chỉ là nạn nhân? Và lỗi của kẻ thứ 3 là xinh đẹp hơn bạn nên chồng bạn mới bị mê hoặc? Có lẽ nào lại thế?
Có lẽ nào mà năm 2020 này rồi mọi người vẫn tin vào những câu chuyện cho rằng phụ nữ mới là hồ ly, đàn bà nham hiểm? Văn hoá Việt Nam chúng ta trân trọng phụ nữ kia mà. Hãy nhìn những phong tục tập quán bao đời của chúng ta trong việc thờ thánh Mẫu để thấy người Việt từ cổ xưa đã luôn đề cao phụ nữ. Vậy mà sao ta cứ đi học những thứ đâu đâu rồi về vùi dập phụ nữ vậy?
Tôi đồng ý, về pháp luật, người thứ 3 xứng đáng bị lên án vì vi phạm chế độ một vợ một chồng. Hôn nhân của chúng ta được bảo vệ bằng luật Hôn nhân gia đình. Nhưng tại sao chúng ta cứ dùng luật rừng cư xử với nhau? Lạ lùng! Lạ lùng!
Ngoại tình. Đương nhiên ngoại tình ở chế độ nào, đất nước nào cũng đều bị lên án. Nhưng tại sao đàn ông vẫn cứ ngoại tình? (Phụ nữ cũng ngoại tình nhưng xin đề cập ở bài viết khác).
Đừng đổ lỗi cho giới tính. Rằng đàn ông thích chinh phục, đàn ông ưa của lạ, đàn ông hay mèo mỡ. Tôi không cho là vậy. Tôi chỉ nghĩ là đàn ông tử tế thì không ngoại tình. Những đàn ông ngoại tình dù bất cứ lý do nào thì anh ta cũng đã làm mất đi 2 chữ "Tử Tế" trong nhân phẩm của anh ta rồi. Miễn bàn. Miễn tranh luận.
Dù anh ta có nói là sống với vợ không hạnh phúc hay vợ anh ta sồ sề, béo núc béo nần, ác ôn hay là gì đi nữa. Sao anh không kết thúc hôn nhân để có thể đường hoàng bước vào tình yêu mới? Hay vì anh vẫn phụ thuộc kinh tế vào vợ, chó chui gầm chạn, bỏ vợ là trắng tay? Nếu thế thì anh còn hèn hơn nữa. Hay vì con cái? Vậy nếu con cái chứng kiến anh đi ngoại tình thì chúng có hạnh phúc không? Anh giữ gia đình vì con cái nhưng là giữ con cái để làm tổn thương chúng từ chuyện anh đi ngoại tình ư? Hay vì lý do nào nữa mà tôi “tối cổ” chưa biết.
Tôi cũng muốn nhắn gửi đến những cuộc hôn nhân đã đôi phen nứt rạn từ chuyện có chồng ngoại tình. Rằng nếu không thể tha thứ xin hãy buông tay. Xin đừng cố kiết giữ lại vết đau này để rồi trở thành những ung nhọt cuộc đời con bạn.
Lũ trẻ sẽ học được gì từ một cuộc hôn nhân giả hiệu? Rằng con trai thì sẽ thấy bố ngoại tình là chuyện bình thường, đàn ông ai chả thế. Rằng con gái thì sẽ cho rằng mai này chồng mình có ngoại tình thì mình phải sống như mẹ mình, cam chịu và chấp nhận, phụ nữ ai chả thế. Bạn muốn điều đó ư?
Bằng nếu, bạn muốn cho hôn nhân của mình một cơ hội sửa chữa, xin hãy cùng nhau làm mới nó. Là phải làm mới nó chứ không phải vá víu nó. Là cắt bỏ những đoạn thối hỏng trong cuộc hôn nhân của mình đi mà sống tiếp một cách lành mạnh hơn. Đừng cứ ngoái nhìn lại vết thương cũ rồi làm thối hỏng nốt đoạn hôn nhân mới. Và nhớ cho, hôn nhân không phải là đoạn đường đã qua. Hôn nhân là hiện tại và tương lai của nó. Bởi chúng ta không có mèo máy Doraemon để trở về quá khứ sửa đổi biên tập lại được đâu.
Và cuối cùng, làm sao để chồng không ngoại tình? Sẽ nhiều người than khó. Là bởi lòng tin vào chồng mình đã cạn kiệt. Là bởi lòng tin vào chính mình cũng cạn kiệt. Không tin chồng tử tế là cách nhanh nhất để khiến anh ta không còn khát vọng muốn trở thành chồng tử tế.
Nếu ai đó nói bạn không thể thành hoa hậu, bạn có cố công tập gym, đăng ký thi tuyển hoa hậu nữa không? Và quan trọng hơn cả, thưa những người phụ nữ đang cạn kiệt lòng tin vào bản thân, tôi mong rằng các chị đừng rẻ rúng bản thân mình nữa.
Nhà văn Hoàng Anh Tú |
Các chị cần tin vào bản thân mình có giá trị. Thứ giá trị mà nếu chồng các chị mất đi anh ta sẽ thiệt thòi chứ không phải các chị thiệt thòi. Đàn bà không hơn nhau ở tấm chồng - Đàn bà hơn nhau ở việc tin vào bản thân nhiều hay ít. Chồng không phải thứ định giá các chị. Chồng là bạn đồng hành. Chồng là bạn cùng giường. Chồng là đồng đội với các chị.
Hôn nhân cần cả 2 chăm sóc, cả 2 vun vén, cả 2 cùng nhau chứ không chỉ là việc mình chị phải làm. Giữ chồng xin hãy bằng việc trở nên tốt đẹp hơn nữa trong mắt chồng. Và khi đó, tôi dám chắc chẳng ông chồng nào muốn đi ngoại tình khi vợ mình để sểnh ra thằng khác cuỗm mất.
Bận giữ vợ rồi thì sao còn thời gian à ơi gái gú xung quanh. Bằng nếu có ông nào vẫn muốn à ơi gái gú thì rõ ràng vợ anh ta chỉ là thứ thảm chùi chân trong nhà mà thôi. Và đàn ông ấy vốn chẳng phải là gã đàn ông tử tế mà chúng ta cần kính trọng, nể phục, yêu thương nữa đâu…
Các bà vợ, đừng hạ mình bằng với cô gái mang nhục dục để cướp chồng người
‘Đánh ghen là việc hạ mình ngang bằng những cô gái trẻ, có suy nghĩ sai lầm, mang nhục dục ra cướp chồng người. Hãy để đánh ghen chỉ còn lại trên bức tranh Đông Hồ’, MC - Nhà báo Trác Thúy Miêu nhấn mạnh.
" alt="'Đàn ông tử tế không ngoại tình'" width="90" height="59"/>- Soi kèo góc Rayo Vallecano vs Girona, 20h00 ngày 26/1
- Vẻ đẹp ngôi làng ở Nhật Bản
- 8 ngôi chùa tuyệt đẹp ở Singapore khiến du khách mê mẩn
- 'Mặt Trời nhân tạo' của Trung Quốc có bản song sinh
- Nhận định, soi kèo Lens vs Angers, 23h15 ngày 26/1: Phong độ trái ngược
- Phát động phong trào xây dựng Cộng đồng tiêu dùng nông nghiệp sạch
- Hồng Lệ, Thu Hà phá sâu PR ở VnExpress Marathon Hải Phòng
- Chuyện khó nói của nàng dâu phố cổ sau tấm ri
- Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Inter Kashi, 17h00 ngày 28/1: Xa nhà là thất vọng