Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ TT&TT và TW Đoàn TNCS HCM
“Việt Nam có hơn 6 triệu Đoàn viên thanh niên, đây là lực lượng xung kích, nhiệt huyết có khả năng sáng tạo, nắm bắt công nghệ nhanh, tức là có lợi thế trong việc thích nghi với môi trường số. Nếu mỗi Đoàn viên trở thành một hạt nhân để lan tỏa kỹ năng số đến tới từng gia đình thì việc phổ cập kỹ năng số cho người dân sẽ trở thành nhiệm vụ khả thi hơn nhiều”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.
Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã xác định trọng tâm chuyển đổi số của năm 2022 là đưa người dân, doanh nghiệp lên các nền tảng số Việt Nam. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất để đưa người dân lên các nền tảng số là người dân thiếu kỹ năng số. Đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo… chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ. Nếu có cách làm đúng, Việt Nam có thể khai phóng được tiềm năng phát triển kinh tế số - xã hội số tại các địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, từ đó giải quyết được nhiều vấn đề vốn tồn tại từ lâu trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thương mại điện tử (TMĐT) hay phát triển kinh tế nông thôn.
8 vấn đề cần lưu ý để nâng cao vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số
Chương trình ký kết hợp tác giữa Bộ TT&TT và TW Đoàn TNCS HCM thực hiện trong giai đoạn 2022 – 206. Năm 2022, Bộ TT&TT đề xuất các nội dung, cụ thể:
Triển khai hiệu quả sáng kiến Tổ công nghệ số cộng đồng. Nhiệm vụ này là trọng tâm của năm 2022. Các tổ công nghệ số cộng đồng là cánh tay nối dài của chính quyền, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của quốc gia, của tỉnh, của huyện/xã. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Tổ công nghệ số cộng đồng là hỗ trợ chính quyền đưa người dân lên các nền tảng số một cách an toàn, lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Đoàn Thanh niên là chủ lực trong triển khai mô hình này.
Lạng Sơn đã thành lập 1.700 Tổ công nghệ số cộng đồng với 6.000 thành viên ở tất cả 11 huyện và 200 xã. Hiện nay, các địa phương khác như Quảng Nam, Yên Bái, Hải Dương cũng đang tăng tốc triển khai.
Hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.Khuyến khích các đoàn viên sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm để hướng dẫn người trong gia đình và người dân thực hiện. Đồng thời, đồng hành cùng chính quyền để hỗ trợ người dân.
Hướng dẫn người dân lên Sàn TMĐT Việt Nam.Bộ TT&TT đề xuất Trung ương Đoàn thanh niên phân công Đoàn thanh niên các sàn Vỏ sò, PostMart tập huấn cho Đoàn thanh niên cơ sở, để từ đó chủ động hướng dẫn người dân các kỹ năng sử dụng nền tảng, các kỹ năng liên quan đến thương mại điện tử như đóng gói, hoàn thiện đơn vận, chụp ảnh, livestream, quảng bá sản phẩm trên môi trường số.
Hướng dẫn người dân sử dụng các phương tiện thanh toán số.Trong đó, tập trung chú trọng tới loại hình Mobile Money với nhiều tiện ích cho người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa.
Năm 2022 dự kiến có thể đạt được hơn 180.000 điểm giao dịch phổ cập tới 100% xã phường trên cả nước. Đây sẽ là chìa khóa để thúc đẩy phổ cập nền tảng thanh toán số tới toàn dân.
Bộ TT&TT đề xuất TW Đoàn hướng dẫn, vận động 100% đoàn viên, thanh niên đăng ký sử dụng Mobile Money, hình thành thói quen sử dụng nền tảng thanh toán số, ứng dụng vào cuộc sống cũng như trong công tác Đoàn, phong trào thanh niên. Lan tỏa, hỗ trợ, người dân đặc biệt vùng sâu, vùng xa sử dụng Mobile Money để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Hướng dẫn người dân hướng dẫn con cái học Toán, học tiếng Anh.Bộ TT&TT là cơ quan triển khai, điều phối triển khai Chương trình thúc đẩy sử dụng các nền tảng số xuất sắc. Trong đó, các nền tảng số phục vụ nhu cầu học tập được ưu tiên hàng đầu.
Bộ cũng đề xuất Đoàn Thanh niên tuyên truyền, phổ biến cho các Đoàn viên biết và sử dụng các nền tảng số, phục vụ tốt hơn cho việc học tập tại trường cũng như tự học tại nhà. Chi đoàn của các trường tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho các em học sinh trong trường để học tập trên các nền tảng số.
Chương trình đào tạo chuyển đổi số cấp xãđược Bộ TT&TT triển khai nhằm phổ cập kỹ năng số cho người dân. Bộ TT&TT mong muốn Đoàn thanh niên đồng hành cùng với Bộ, tham gia vào mạng lưới chuyển đổi số từ Trung ương tới địa phương, cơ sở cấp xã. Với lực lượng trẻ và số lượng đoàn viên vừa phải, phù hợp để chuyển đổi số, tôi tin rằng Đoàn thanh niên hoàn toàn có thể tạo ra các điển hình về chuyển đổi số trên cả nước.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ TT&TT cũng lưu ý, các Đoàn viên Thanh niên thực hiện theo nguyên tắc “4T” và hướng dẫn người dân về an toàn thông tin.
“Thanh niên, với khả năng sáng tạo dồi dào luôn nghĩ ra những cách làm mới, hiệu quả cho những vấn đề khó. Tôi tin rằng, dưới sự chỉ đạo của TW Đoàn TNCS HCM, các bạn thanh niên sẽ phát huy được đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của thanh niên Việt Nam và thực hiện sứ mệnh của mình trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia”,Thứ trưởng nói thêm.
Duy Vũ
Nhấn mạnh tới vai trò xung kích của thanh niên qua các thời kỳ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi thanh niên Việt Nam hãy cầm ngọn cờ chuyển đổi số, đưa Việt Nam thành quốc gia số thịnh vượng.
" alt=""/>Chuyển đổi số và sứ mệnh của thanh niên Việt NamChương trình Sức khỏe Việt Nam vừa được Thủ tướng phê duyệt đề ra mục tiêu tăng cường vận động thể lực cho người Việt.
Tại Việt Nam, báo cáo điều tra quốc gia STEPS năm 2015 cho thấy cứ 5 người trưởng thành Việt Nam thì có 1 người bị tăng huyết áp và cứ 20 người thì có một người bị đái tháo đường. Như vậy ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người tăng huyết áp, khoảng 3 triệu người đái tháo đường.
Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2016, cho thấy bệnh tim mạch là căn nguyên gây ra 31% ca tử vong, có gần 22.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với khoảng 60 ca tử vong/ngày. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch, ung thư và bệnh phổi mãn tính.
Theo các chuyên gia đánh giá, hiện mô hình bệnh tật của người Việt Nam đang chuyển tiếp từ các bệnh lây nhiễm là chủ yếu sang các bệnh không lây nhiễm do thói quen lười vận động, ăn nhiều thịt, ít rau, ăn nhiều muối…
Không chỉ người lớn, việc thiếu vận động thể lực ở trẻ em cũng rất đáng báo động. Ths.BS Trần Khánh Vân, Phó trưởng Khoa Vi chất dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng) cho biết, tình trạng béo phì ở trẻ em thành phố là rất cao. Hiện nay, tỉ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện thấp, chỉ dưới 5%, trong khi đó tình trạng thừa cân, béo phì đang ở mức báo động.
Một điều tra nhỏ của Viện Dinh dưỡng về hoạt động thể lực của trẻ em trong 3 ngày (có cả ngày đi học bình thường, ngày ở nhà, bằng việc đeo máy đo bước chân) cho thấy hoạt động thể lực của các em chỉ ở mức trung bình.
"Hoạt động thể lực trong trường học chúng tôi không đánh giá được trong suốt học kì, nhưng qua 3 ngày kiểm soát bằng thiết bị cho thấy hầu hết các cháu hoạt động mức độ nhẹ, chỉ là chuyển động đơn thuần còn hoạt động thể dục thể thao gần như không tham gia. Trong phiếu hỏi về các hoạt động thể dục thể thao cũng cho thấy phần lớn trẻ không tham gia", BS Vân nói.
Một kết quả khác, kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh dựa vào trường học ở Việt Nam năm 2013 cho thấy tỷ lệ học sinh dành từ 3 tiếng trở lên/ngày trong một ngày thông thường cho các công việc ngồi một chỗ là 42% lứa tuổi từ 13 - 17 tuổi.
Trong khi đó, các nghiên cứu cho thấy rằng nếu trẻ hoạt động thể lực ở mức độ nhẹ, trung bình, ngủ dưới 8 tiếng ngày sẽ có nguy cơ gây thừa cân, béo phì gần gấp 3 lần với trẻ hoạt động thể lực nhiều, ngủ đủ, ngồi màn hình máy tính ít hơn.
Hãy tập thể dục mỗi ngày
Theo PGS .TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (BV Bạch Mai), vận động thể lực đúng cách là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
“Vận động là một trong những biện pháp thể lực giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch. Vì vận động giảm mỡ máu, giảm dung nạp đường huyết, tăng sức chịu đựng của cơ tim…”, PGS Hùng nói.
Các chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng khuyến cáo thời gian vận động là nên vận động hàng ngày từ 30 - 60 phút. Phương pháp đi bộ nhanh, hoặc bơi, tập erobic (với cường độ vừa phải), hay tập yoga là những biện pháp được khuyến khích tốt nhất cho tim mạch.
Từ trẻ em đến người lớn cần tăng cường vận động mỗi ngày.
“Đặc biệt, đi bộ nhanh là một trong những phương pháp tập luyện tốt nhất cho tim mạch. Nhưng nhớ đừng đi bộ “nhàn nhã” như đi dạo với một người bạn vì nó sẽ mang hiệu quả thấp. Vận động phải đạt cường độ vừa đến mạnh như nói ở trên thì mới tốt cho tim mạch. Còn đi bộ “nhàn nhã” chỉ mang tính thư giãn”, TS Hùng nói.
Theo đó, hãy đi bộ nhanh, khi bạn thấy rất khó để theo kịp một cuộc trò chuyện ổn định là tốc độ thích hợp. Khi đi bộ, từ bắp chân, mông đến toàn bộ cơ thể đều được vận động, sẽ rất lợi cho hệ tim mạch.
TS Hùng cũng khuyến cáo, bệnh lý tim mạch có thể xảy ra ở bất cứ ai và ngày càng trẻ hóa. Vì thế, hãy duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách hạn chế hút thuốc, không ăn nhiều đồ mỡ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, đi khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Đặc biệt hãy duy trì chế độ vận động mỗi ngày như khuyến cáo trên sẽ giúp phòng bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, cao huyết áp… một cách hữu hiệu.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, tăng cường vận động thể lực sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Cục Y tế dự phòng đã phối hợp các cục vụ đơn vị để làm các mô hình giáo dục tăng cường thể lực, bài giảng, mô hình các câu lạc bộ sức khoẻ, cung cấp thiết bị, hướng dẫn…nhằm vận động, kêu gọi người dân tăng cường tập thể dục.
BS Vân khuyến cáo ngay với các cháu lứa tuổi tiểu học cần vận động thể dục thể thao 1 – 2 tiếng/ngày. Để làm được điều này hãy tắt ti vi, cất điện thoại, ipad để đẩy trẻ ra ngoài vận động cùng bố mẹ. Hãy kiên trì từng chút một cho quá trình luyện tập, đầu tiên chỉ 5 – 10 phút đạp xe, đi bộ rồi tăng dần theo từng ngày, đạt mức 60 phút mỗi ngày tập luyện đều đặn là rất lý tưởng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu từ năm 2018 – 2030 sẽ tập trung vào 11 lĩnh vực, trong đó tập trung nâng cao sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực.
Theo đó hỗ trợ người dân tăng cường vận động thể lực theo khuyến cáo, bằng cách phát động phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày để vận động, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia và duy trì thói quen vận động thể lực bằng hình thức đi bộ.
Huy động, cung cấp, tạo điều kiện cho người dân có đường đi bộ an toàn, thân thiện, tiếp cận sử dụng không gian cộng cộng, cơ sở luyện tập thể dục…
Tổ chức các chương trình, mô hình vận động thể lực tại cộng đồng dân cư gắn với các sinh hoạt cộng đồng… Tổ chức hình thức vận động thể lực, thể dục giữa giờ phù hợp cho người lao động tại nơi làm việc, đặc biệt cho người làm việc văn phòng.
Với học sinh, sinh viên tổ chức tốt các chương trình giáo dục thể chất trong trường học, tổ chức đa dạng các loại hình vận động thể lực ngoại khóa, tăng cường vận động thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí… bảo đảm mỗi học sinh được vận động thể lực tối thiểu 60 phút một ngày.
" alt=""/>Cảnh báo béo phì, bệnh tật gia tăng vì người Việt lười vận độngÔng Trần Kinh Doanh năm nay 49 tuổi, tốt nghiệp ĐH Kinh Tế TPHCM, chuyên ngành kinh tế học. Ông là công thần của Thế giới Di động, từng giữ nhiều vị trí then chốt trong khối Phát triển kinh doanh từ năm 2007, trực tiếp hoàn thành nhiệm vụ đưa hệ thống thegioididong.com có mặt ở 63 tỉnh thành.
Ông được "ươm mầm" làm lãnh đạo với việc tham gia vào Hội đồng Quản trị Thế Giới Di Động năm 2013.
Năm 2014, ông được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc công ty con của Thế Giới Di Động là CTCP Thế giới Di động (quản lý 2 chuỗi Thegioididong.com và Dienmayxanh.com).
Năm 2016, ông được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐQT điều hành của CTCP Thương Mại Bách Hoá Xanh.
Tháng 9/2018, ông "nhường" ghế Tổng giám đốc chuỗi điện thoại cho ông Đoàn Văn Hiểu Em, và "kế thừa" vị trí Tổng giám Đốc công ty mẹ Thế Giới Di Động từ ông Nguyễn Đức Tài vào tháng 4/2019.
Về việc rút lui điều hành của ông Trần Kinh Doanh tại Bách Hóa Xanh, Thế giới Di động cho biết ông Doanh đã hoàn thành nhiều mục tiêu lớn sau 6 năm xây dựng và phát triển chuỗi như lọt vào nhóm ba chuỗi bán lẻ thực phẩm có doanh thu lớn nhất nước, đạt điểm hoà vốn EBITDA (thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao) ở cấp độ công ty.
![]() |
Để thay thế vị trí của ông Trần Kinh Doanh, Thế Giới Di Động quyết định bổ nhiệm ông Trần Huy Thanh Tùng làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật mới của công ty.
Ông Trần Huy Thanh Tùng là cổ đông sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị và từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng từ khi công ty thành lập như Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính, Trưởng Ban kiểm soát, Chủ tịch Ủy ban kiểm toán.
Ông Trần Huy Thanh Tùng hiện sở hữu 5,315 triệu cổ phiếu Thế Giới Di Động, giá trị 775 tỷ đồng.
Trong khi đó, ông Trần Kinh Doanh đang có trong tay 7,728 triệu cổ phiếu, giá trị 1.127 tỷ đồng. Ông Doanh là cổ đông cá nhân lớn thứ 2 của Thế Giới Di Động, chỉ đứng sau Chủ tịch Nguyễn Đức Tài.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Doanh thu trực tuyến trong hai tháng đầu năm của Thế Giới Di Động đạt mức cao nhất trong lịch sử, một phần nhờ sức mua dịp Tết.
" alt=""/>Ông Trần Kinh Doanh rút hoàn toàn khỏi Thế Giới Di Động