当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Asteras Tripolis vs Lamia, 23h00 ngày 3/2: Cửa dưới thất thế 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Pháo nổ rộn ràng
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước quy định phạt tiền từ 400-500 triệu đồng nếu các ngân hàng gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Mức phạt đưa ra trong bối cảnh 5 năm triển khai xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, các đơn vị gặp một số khó khăn, vướng mắc. Các quy định của ngành ngân hàng không đề cập hình thức bảo hiểm nào là bắt buộc tham gia với người đi vay.
Trước đó, Thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm được Bộ Tài chính ban hành từ cuối năm ngoái cấm ngân hàng bán kèm bảo hiểm liên kết đầu tư trong thời hạn trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay. Còn các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm khoản vay, cháy nổ, tử kỳ, hỗn hợp... không được Bộ Tài chính đề cập tại Thông tư này.
Trong khi đó, ngoài bảo hiểm nhân thọ, các ngân hàng cũng thường bán kèm bảo hiểm khoản vay, cháy nổ... với giá trị thấp hơn khi giải ngân khoản vay.
Đây là các sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, được các ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và khoản vay. Việc mua bảo hiểm khoản vay hay cháy nổ, theo các ngân hàng, giúp tăng khả năng duyệt hồ sơ vay thế chấp, bảo vệ tài sản đảm bảo...
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính từ năm 2020 đến hết 6 tháng năm nay, có 1.438 đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong đó, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả với 219 trường hợp; áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo 14 trường hợp.
Các vi phạm liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, hoạt động ngoại hối, phân loại tài sản có, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, chế độ báo cáo.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cũng có những động thái như lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của ngân hàng.
Đồng thời, các đơn vị này cũng ban hành những quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, theo hướng cụ thể hóa các hành vi vi phạm và tăng cường biện pháp xử phạt.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các ngân hàng nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm, không để xảy ra trường hợp ngân hàng, người quản lý, người điều hành, nhân viên của ngân hàng gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
" alt="Ngân hàng ép khách mua bảo hiểm có thể bị phạt tới 500 triệu đồng"/>Ngân hàng ép khách mua bảo hiểm có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
Đồng hồ cho giới "siêu giàu"
Patek Philippe được thành lập vào năm 1839 tại Geneva, Thụy Sĩ, bởi Antoni Patek và Adrien Philippe. Thương hiệu này nhanh chóng nổi tiếng với việc chế tác những chiếc đồng hồ đặc biệt và trở thành tên tuổi hàng đầu trong làng đồng hồ thế giới.
Sự giới hạn về số lượng cùng với bề dày lịch sử làm cho giá trị của thương hiệu này ngày càng gia tăng trong giới mê đồng hồ. Theo khảo sát của tạp chí Luxe Digital, Patek Philippe được xếp hạng là thương hiệu đồng hồ đắt tiền nhất thế giới. Nhiều người cho rằng, đồng hồ không chỉ là món đồ trang sức, những chiếc đồng hồ này còn là biểu tượng của đẳng cấp và địa vị xã hội.
Một trong những lý do khiến Patek Philippe là đồng hồ đắt nhất thế giới do chế tác thủ công và chất lượng hoàn hảo. So với các hãng đồng hồ khác, tới nay Patek Philippe vẫn được chế tác hoàn toàn thủ công từ đầu đến cuối. Hơn 200 bộ phận được làm hoàn toàn thủ công, kết hợp với nhau bởi những nghệ nhân bậc thầy.
Sự tận tâm của hãng đối với sự hoàn hảo thể hiện rõ trong từng chiếc đồng hồ mà họ sản xuất. Mỗi chiếc đồng hồ đều trải qua quá trình chế tác thủ công tỉ mỉ, với từng bộ phận được hoàn thiện thủ công và lắp ráp cẩn thận bởi những nghệ nhân lành nghề.
Theo tạp chí Maxim, một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự độc tôn của đồng hồ Patek Philippe chính là chất liệu chế tác.
Nhà sản xuất sử dụng các vật liệu đắt tiền như bạc, vàng trắng, kim cương… để chế tác đồng hồ. Ngoài các kim loại quý truyền thống, hãng còn ứng dụng những vật liệu cao cấp như bạch kim, silicon và titan. Các khâu đánh bóng, đính đá, nạm kim cương… cũng được làm cẩn thận, kỳ công.
Món hàng hiếm được săn lùng trên toàn cầu
Tuy nhiên, giá trị của Patek Philippe không chỉ nằm ở chất lượng của đồng hồ mà còn nằm ở sự khan hiếm. Theo ước tính, kể từ khi thành lập, Patek Philippe sản xuất chưa tới 1 triệu chiếc đồng hồ. Mỗi năm, thương hiệu này chỉ sản xuất 50.000 chiếc đồng hồ, khiến chúng trở thành món hàng hiếm được săn lùng trên toàn cầu.
Trong lịch sử, nhiều thành viên hoàng gia, tầng lớp quý tộc và người nổi tiếng từng sở hữu đồng hồ Patek Philippe, như Giáo hoàng Pius IX, Nữ hoàng Anh Victoria, Vua Đan Mạch Christian IX, nhà khoa học Albert Einstein...
Chính vì vậy, những đại gia, doanh nhân thành đạt và các nhà sưu tầm trên thế giới luôn mong muốn sở hữu 1 chiếc đồng hồ thương hiệu này để thể hiện đẳng cấp, quyền lực và sự giàu có.
Giá tối thiểu của một chiếc đồng hồ Patek Philippe là 10.000 USD. Khách hàng muốn sở hữu đồng hồ Patek Philippe không chỉ phải bỏ ra số tiền lớn mà còn phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt từ nhà sản xuất.
Nhiều người cho rằng việc sở hữu một chiếc đồng hồ Patek Philippe là tuyên bố về thành công, biểu tượng của uy tín và là vật gia truyền được truyền qua nhiều thế hệ. Cam kết về tính độc quyền và sản xuất giới hạn của thương hiệu đảm bảo rằng mỗi chiếc đồng hồ vẫn được săn đón và giữ nguyên giá trị theo thời gian.
Patek Philippe từ lâu đã gắn liền với những cá nhân có ảnh hưởng và giàu có nhất thế giới. Sự liên tưởng này chỉ càng thúc đẩy mong muốn sở hữu đồng hồ Patek Philippe trong giới "siêu giàu".
Thương hiệu này đã trở thành biểu tượng của sự thành công và đẳng cấp, dành riêng cho giới siêu giàu trên toàn thế giới.
Google Trends cũng ghi nhận lượng tìm kiếm về Patek Philippe đạt đỉnh cao nhất kể từ năm 2018 vào tháng 5 vừa qua. Tất cả những điều này cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ của thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ này đối với giới mộ điệu và những người thành đạt.
" alt="Đồng hồ Patek Philippe có gì mà giá đắt nhất thế giới?"/>Sáng 3/7, Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội thảo "Kiểm toán Nhà nước - 30 năm xây dựng và phát triển". Phát biểu đề dẫn hội thảo, Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn điểm lại nhanh về lịch sử ra đời của đơn vị.
Từ một cơ quan chưa có tổ chức tiền thân và tiền lệ về hoạt động, được thành lập để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán, đến nay Kiểm toán nhà nước đã được hiến định trong Hiến pháp.
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Hoạt động Kiểm toán nhà nước đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Kiểm toán nhà nước và hơn 35 bộ luật, luật khác.
Tổng kiểm toán Nhà nước cho biết Kiểm toán Nhà nước hiện có 32 đơn vị với tổng số hơn 2.000 công chức, viên chức, người lao động.
Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết Kiểm toán Nhà nước đã chú trọng kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước giúp Quốc hội có nguồn thông tin, dữ liệu đáng tin cậy để phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước; tham gia ý kiến một cách có trách nhiệm và thiết thực giúp Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương hằng năm.
Kết quả kiểm toán hàng năm của đơn vị này còn giúp cho hoạt động giám sát của Quốc hội hiệu quả hơn.
Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện những bất cập của cơ chế chính sách, từ đó đưa ra ý kiến giúp Quốc hội, Chính phủ trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính công, tài sản công; quyết định các chính sách kinh tế, tài chính quan trọng của quốc gia.
Tổng hợp kết quả kiểm toán từ khi thành lập đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý gần 740.000 tỷ đồng, trong đó kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng trên 40%.
Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hơn 2.200 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp quy định của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục "lỗ hổng" về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.
Cơ quan này cũng đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư công, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Bảo hiểm xã hội...; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối các tổ chức, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tin tưởng với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, tận tụy của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Kiểm toán Nhà nước sẽ hoàn thành sứ mệnh, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Kiểm toán Nhà nước xứng đáng là cơ quan kiểm toán tài chính, tài sản công có trách nhiệm và uy tín; góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý, quản trị tài chính, tài sản công, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
" alt="Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý gần 740.000 tỷ đồng trong 30 năm"/>Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý gần 740.000 tỷ đồng trong 30 năm
Nhận định, soi kèo Kocaelispor vs Sivasspor, 17h00 ngày 4/2: Không hề ngon ăn
Theo cập nhật mới nhất trong tài liệu đến ngày 16/11, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã chứng khoán: LPB) cho biết sẽ trình đại hội đồng cổ đông phê duyệt việc chuyển địa điểm trụ sở chính.
Trụ sở hiện tại của LPBank tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ được chuyển sang một địa điểm khác trên lãnh thổ Việt Nam. Địa điểm cụ thể sẽ được Hội đồng quản trị LPBank toàn quyền quyết định.
Ngân hàng nêu, qua khảo sát, ban lãnh đạo ngân hàng nhận thấy tại các vùng ngoài trung tâm đặc biệt là trung tâm các tỉnh thành đều có hệ thống giao thông thông thoáng, thuận tiện cho hoạt động kinh doanh và mở rộng mạng lưới của ngân hàng.
Đồng thời, việc chuyển trụ sở chính đến địa điểm khác cũng tạo điều kiện cho ngân hàng này mở rộng thị trường...
Ngân hàng cho rằng việc chuyển trụ sở chính đến địa điểm khác sẽ giúp khu vực đó được tăng nguồn lực tài chính, hỗ trợ đầu tư và triển khai các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, thể thao đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn được thuận lợi tiếp cận vốn ưu đãi nhằm đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng…
Một trong những thông tin tâm điểm tại đại hội lần này của LPBank là kế hoạch mua tối đa 5% vốn điều lệ, tương đương 73 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần FPT (mã chứng khoán: FPT). LPBank có thể sẽ phải chi khoảng 10.000 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.
Theo LPBank, việc đầu tư vào cổ phiếu niêm yết sẽ giúp ngân hàng đa dạng kênh đầu tư và tối ưu vốn góp của cổ đông. Trong đó, HĐQT nhận thấy cổ phiếu của FPT có tiềm năng mang lại tỷ suất sinh lời hấp dẫn và góp phần đa dạng hóa danh mục tài sản.
Bên cạnh kế hoạch mua cổ phần FPT, ngân hàng cũng dự kiến trình cổ đông thông qua một số nội dung khác, gồm phương án tăng vốn điều lệ và bầu bổ sung thành viên HĐQT.
Tại phiên họp đầu năm, ngân hàng được thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 25.576 tỷ đồng lên 33.576 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, HĐQT đã điều chỉnh phương án này, LPBank chỉ tăng vốn lên 29.800 tỷ đồng qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 16,8%.
Danh sách ứng viên HĐQT bổ sung cho nhiệm kỳ 2023-2028 được HĐQT đề cử gồm bà Vương Thị Huyền và ông Yew Teong Soon (Alan).
Theo trích ngang sơ yếu lý lịch của ứng viên, bà Vương Thị Huyền sinh năm 1974, là cử nhân kinh tế Học viện Ngân hàng và lấy bằng thạc sỹ tại Trường Đại học Nam Columbia.
Ông Yew Teong Soon (Alan) là thành viên độc lập Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán LPBank từ tháng 12/2023 đến nay. Đồng thời, ông đang đảm nhiệm chức vụ tư vấn viên cấp cao khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tại Công ty Tài chính Quốc tế IFC.
Hôm nay (16/11), cũng ngày diễn ra đại hội cổ đông bất thường, LPBank thay đổi đề xuất một ứng viên thành viên độc lập HĐQT. Ông Yew Teong Soon (Alan) được thay thế thành ông Phạm Phú Khôi.
Ông Khôi sinh năm 1963, là thạc sí quản trị kinh doanh, được giới thiệu có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Hiện ông Khôi là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam và Chủ tịch HĐQT Côngty cổ phần Chứng khoán LPBank.
LPBank có tên cũ là Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Nhà băng này thông qua kế hoạch đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tại phiên họp thường niên và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận từ giữa tháng 7. Trước đó, ngân hàng này cũng đã đổi nhận diện thương hiệu, sau khi Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) có kế hoạch thoái vốn.
Hàng loạt thay đổi diễn ra sau khi ông Nguyễn Đức Thụy lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Thụy được bầu vào Hội đồng quản trị ngân hàng từ cuối tháng 4/2021 và làm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị khoảng một tuần sau đó. Cuối năm 2022, ông được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
" alt="LPBank muốn chuyển trụ sở từ Hà Nội sang tỉnh khác"/>Ngân hàng Nhà nước công bố tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đến tháng 8 đạt 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với thời điểm cuối năm 2023. Còn so với cuối tháng 7, số tăng thêm là 86.475 tỷ đồng - tiếp tục là kỷ lục mới.
Tiền gửi của người dân vào hệ thống các tổ chức tín dụng liên tục tăng cao. Thực tế, lãi suất huy động chưa thể hồi phục song thời điểm tháng 8, các ngân hàng cũng đã bắt đầu rục rịch tăng lãi suất.
Thậm chí, đến cuối tháng 8, số ngân hàng tăng lãi suất huy động đã nhiều hơn số ngân hàng điều chỉnh giảm. Với các kỳ hạn 9 tháng, lãi suất phổ biến từ 3,6%/năm đến 5,3%/năm; 6 tháng dao động 2,5%/năm đến 5,4%/năm. Với kỳ hạn 12 tháng, các ngân hàng niêm yết lãi suất phổ biến từ 5,3%/năm đến 5,7%/năm.
Ngược lại, lượng tiền gửi của tổ chức vào hệ thống tín dụng giảm. Đến hết tháng 8, số đạt 6,838 triệu tỷ đồng, giảm 0,05% so với cuối năm ngoái. Nếu so với tháng liền trước, tiền gửi của tổ chức giảm khoảng 70.000 tỷ đồng.
Tính chung, tổng phương tiện thanh toán, chưa bao gồm các khoản giấy tờ có giá, đến hết tháng 8 năm nay đạt hơn 16,6 triệu tỷ đồng, tăng 4,12% so với cuối năm ngoái.
Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu mạnh lên từ đầu tháng 4 năm nay. Thời điểm đó, lãi suất cao nhất hệ thống cho kỳ hạn 12 tháng chỉ quanh 5%/năm, đến đầu tháng 10 lên cao nhất là 6,2%/năm. Hiện tại, hầu hết ngân hàng đều trả lãi suất từ 5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng nhưng đa phần là ngân hàng quy mô vừa, nhỏ. Hiện lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cao nhất theo công bố là 6,15%/năm.
Khẩu vị đầu tư của người dân những tháng cuối năm được phần lớn chuyên gia đánh giá cũng sẽ ít nhiều thay đổi dẫn đến biến động tiền gửi trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều lựa chọn.
" alt="Tiền gửi của người dân vào ngân hàng đạt kỷ lục gần 7 triệu tỷ đồng"/>Tiền gửi của người dân vào ngân hàng đạt kỷ lục gần 7 triệu tỷ đồng