您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên
Kinh doanh94656人已围观
简介 Hồng Quân - 22/02/2025 17:11 Úc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2: Chiến thắng thuyết phục
Kinh doanhHoàng Ngọc - 22/02/2025 11:13 Ngoại Hạng Anh ...
阅读更多Bác sĩ 78 tuổi ‘tự tin đủ sức khoẻ’ tình nguyện vào tâm dịch Covid
Kinh doanhXEM CLIP: Sáng 31/5, bác sĩ Nguyễn Văn Trang, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV huyện Thanh Chương, Nghệ An), viết đơn gửi Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương tình nguyện vào tâm dịch Covid-19 ở Bắc Giang.
Tự tin khoẻ về thể chất và tâm hồn
“Từ khi về hưu năm 2005 đến nay, tôi chưa phải dùng 1 viên thuốc nào. Tôi tự tin không những khoẻ về thể chất mà cả tâm hồn. Về thể lực, sức khoẻ tôi xếp vào loại A1. Về trí tuệ, tôi thấy chỉ có tăng thêm, minh mẫn, sáng suốt mà chưa có biểu hiện gì hiện sa sút” - ông Trang khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Trang, 78 tuổi, tình nguyện viết đơn xin đi vào tâm dịch Covid-19 ở Bắc Giang - Ảnh: Quốc Huy Ông Trang chia sẻ, là người có hơn 50 năm công tác, trong đó có hơn 20 năm phụ trách bệnh lây truyền nhiễm, việc ông xin vào tâm dịch công tác là phù hợp. Gia đình ông có 6 người công tác trong ngành y tế, trong đó, 3 người con của ông luôn ở tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Vinh dự cống hiến cho nhân dân, đất nước
Ông Trang bộc bạch, ông muốn đến tâm dịch chăm sóc các bệnh nhân. "Nếu vào tâm dịch mà tôi có mệnh hệ gì xảy ra, thì tôi cũng chấp nhận, không có gì vinh dự hơn việc được cống hiến cho nhân dân, đất nước. Tôi muốn cùng đồng nghiệp cống hiến giữa tâm dịch. Tôi quan niệm rõ ràng, còn sống ở trên đời được ngày nào thì nên làm những việc tử tế", ông nhấn mạnh.
Hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Trang và bà Nguyễn Thị Nhàn tại nhà riêng - Ảnh: Quốc Huy Bà Nguyễn Thị Nhàn (SN 1949), vợ ông cho biết, gia đình luôn ủng hộ ý chí, nguyện vọng muốn vào tâm dịch Bắc Giang của ông. Các con đang công tác trong ngành y cũng ủng hộ việc ông làm.
Ông Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An), cho biết, ông đã đọc được đơn tình nguyện vào tâm dịch của bác sỹ Nguyễn Văn Trang.
“Chúng tôi rất tôn trọng bác sĩ Trang về ý chí, nguyện vọng cống hiến cho quê hương, công đồng và xã hội. Tuy nhiên, bác sĩ đã nhiều tuổi, sợ không đảm bảo để đi xa cống hiến nên chúng tôi sẽ xem xét để bác thực hiện việc này ở trên địa bàn huyện nhà” - ông Nhã cho biết.
...
阅读更多‘Sau 50 năm bị tấn công tình dục, tôi lần đầu dám nói ra’
Kinh doanhCourt Stroud thời là sinh viên đại học.
Không dám phản kháng
Cổ họng tôi tắc nghẹn. Tôi đứng chôn chân, tứ chi như thể bị quả tạ đè lên. Gã đàn ông một tay bám vào cột, tay còn lại cứ thế vuốt ve tôi.
Tôi không thở được. Rồi hắn bắt đầu gõ vào khóa quần tôi đoạn mã Morse có nội dung biến thái.
Gã đàn ông cười toe toét và có lẽ tin rằng tôi rất thích sự đụng chạm đó. Tôi cầu xin hắn ta dừng lại bằng ánh mắt van lơn, nhưng kẻ đó không thèm bận tâm. Tôi cảm thấy buồn nôn.
Tôi ghét bản thân vì quá yếu đuối, không dám phản kháng. Khi tàu dừng lại, tôi lao ngay ra phía cửa mở, đầu không ngoảnh lại. Tại sân ga, tôi thở hổn hển và khuỵu xuống.
Tôi không nói về vụ việc trong gần 20 năm. Đó không phải là vụ quấy rối hoặc tấn công tình dục đầu tiên hay lần duy nhất tôi im lặng.
Court Stroud trong đám cưới với chồng Eddie năm 2014.
Trong chuyến du lịch tới Đảo Lửa, tôi đồng ý ở chung phòng với Simon (không phải tên thật). Không ai muốn ở cùng người đàn ông lớn tuổi có tiếng ngáy như tuyết lở, nhưng tôi vốn ngủ nhiều. Nửa đêm, tôi giật mình tỉnh dậy vì Simon kéo quần đùi tôi xuống và muốn quan hệ tình dục.
Lần khác, tôi im lặng khi nhà thiết kế thời trang Ryan (không phải tên thật) tóm lấy hông tôi 2 lần trong quán bar East Village đông đúc. Có lẽ cậy mình có chút tiếng tăm, hắn ta cũng làm hành động tương tự với người khác.
Ở tuổi 30, tôi bị Andre (không phải tên thật), nhân viên xã hội phòng chống HIV/AIDS, cưỡng hiếp. Anh ta không sử dụng bao cao su, buộc tôi phải thực hiện đợt điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP).
Trước đó, khi đi thử vai cho vở kịch hồi năm cuối đại học, tôi bị đạo diễn yêu cầu cởi cúc áo sơ mi và cho xem ngực.
Và khi còn là sinh viên năm thứ hai, tôi bị gã vận động viên thể hình Peter (không phải tên thật) ép quan hệ tình dục tại nhà riêng của hắn.
Ngay cả trong thời thơ ấu, điều tồi tệ cũng xảy ra với tôi. Đó là năm tôi 6 tuổi, cha đẻ bắt tôi khỏa thân cùng ông ấy trên giường.
Đó là lý do khiến tôi không bao giờ nói với người lớn rằng mình bị tấn công tình dục.
“Dừng lại”
Cùng với sự trong trắng, những hành vi tình dục sai trái kể trên cũng cướp đi tiếng nói của tôi. Tôi cảm thấy nhục nhã vì không thể tự vệ khi gặp chuyện.
Năm 2017, khi phong trào #MeToo bắt đầu thịnh hành, tôi do dự không muốn kể câu chuyện của mình.
Sau đó, một anh chàng đồng tính từng sống sót sau vụ cưỡng hiếp khuyên tôi rằng việc nói ra có thể giúp đỡ người khác. Sau khi hỏi ý kiến chồng, tôi trải lòng trên trang cá nhân về những gì mình phải trải qua trong quá khứ.
Nhờ đó, vợ chồng tôi có cơ hội tiết lộ những bí mật được giữ kín sau 8 năm bên nhau.
Trong những năm kể từ đó, tôi biết rằng mình không đơn độc. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, gần 1/4 nam giới bị bạo lực tình dục trong suốt cuộc đời của họ. Điều đó xảy ra với tất cả đàn ông thẳng, đồng tính nam, song tính, hợp giới, chuyển giới và phi nhị nguyên giới.
1/4 nam giới bị tấn công tình dục trong suốt cuộc đời của họ. Ảnh: 1011now.
Tôi cố gắng tha thứ cho bản thân, đặc biệt là sau khi phát hiện việc bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ có thể góp phần khiến tôi không dám phản kháng.
Suốt 1/4 thế kỷ, tôi đã mang theo sự xấu hổ về chuyện xảy ra trên chuyến tàu điện ngầm năm nào.
Phản ứng tự nhiên đối với cuộc tấn công có thể là “chiến”, “chạy” nhưng đôi khi là “đóng băng”. Chấn thương có thể làm suy giảm não, khiến cơ thể không thể hoạt động. Rốt cuộc thì tôi không phải là kẻ hèn nhát.
Tôi từng luôn băn khoăn vì sao trong số đám đông trên tàu điện ngầm, gã đàn ông lại nhắm vào mình. Giờ thì tôi hiểu lý do không phải tôi đến từ khu vực có nhiều người LGBTQ sinh sống hay hắn ta nhận ra tôi là người đồng tính nam.
Câu trả lời đơn giản hơn: Khi tôi không phản kháng bằng cách hét lên hay đánh trả, hắn ta tin rằng mình có thể tiếp tục sàm sỡ tôi.
Năm nay 54 tuổi, tôi quyết tâm lấy lại tiếng nói của mình. Đối với tất cả những người động chạm vào tôi mà không có sự đồng ý, tôi có thể mạnh mẽ nói: “Dừng lại”.
Theo Zing
Trẻ em bị xâm hại trong chính gia đình mình
Khi Hoa mang thai ở tuần thứ 22, người cậu đưa em lên TP.HCM để phá bỏ. Bác sĩ nghi ngờ có chuyện bất thường nên đã trình báo công an.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2: Điểm tựa sân nhà
- Cách tự thay lưỡi gạt mưa ôtô
- Con trai 35 tuổi không chịu đi làm, xin tiền mẹ sống qua ngày
- Bố mẹ ly thân, con tôi có được hưởng tài sản của nhà nội?
- Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
- Người Việt ở Israel vẫn an toàn
最新文章
-
Soi kèo góc Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2
-
1. Bạn muốn gia đình và bạn bè của bạn chấp nhận người ấy
Khi bắt đầu nhìn thấy một người mà bạn thực sự thích, bạn sẽ muốn đưa họ đến gặp bố mẹ và những người bạn thân của mình. Vòng kết nối xã hội của bạn thường đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của một mối quan hệ. Tất nhiên, ý kiến của bạn bè và gia đình có thể sẽ không quyết định việc bạn có tiếp tục gặp người ấy hay không, những sẽ thật tuyệt khi biết rằng họ thích và chấp nhận người mà bạn đang quan tâm để ý tới.
2. Bạn vui buồn cùng người ấy
Bạn gần như cảm nhận được chính xác cảm giác của họ cho dù là buồn hay vui. Ví dụ như khi người bạn thích được thăng chức, họ vui mừng khôn xiết khi kể cho bạn nghe về điều đó, và bạn cũng cảm nhận được năng lượng tích cực đến từ họ và cùng họ ăn mừng những dấu mốc quan trọng như vậy của cuộc đời. Nhìn họ hạnh phúc chỉ khiến bạn “tan chảy”.
3. Bạn muốn nhìn thấy người ấy trong mọi khoảnh khắc
Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn và người ấy xa nhau một ngày, bạn sẽ cảm giác giống như một quãng thời gian dài đằng đẵng. Mỗi khi chào tạm biệt, bạn luôn nghĩ về lần tiếp theo bạn có thể gặp họ. Hoặc chỉ vừa nói lời chào, bạn đã nhắn tin cho họ để tiếp tục chủ đề mà hai bạn chưa hoàn thành trong bữa tối. Những điều nhỏ nhặt như vậy thôi cũng đủ để bạn biết tình cảm của mình là như thế nào.
4. Bạn muốn biết mọi thứ về họ
Họ trở nên hấp dẫn đến mức bạn không thể không có một danh sách các câu hỏi dành cho họ. Bạn muốn tìm hiểu tất cả mọi điều sâu thẳm nhất. Tuy nhiên, khi người ấy có vẻ hơi đề phòng và khó nói về cảm xúc của mình, hãy bình tĩnh và kiểm soát hành động của mình. Khi bạn tìm hiểu thêm về người bạn thích và khiến họ cảm thấy an toàn, bạn sẽ mở rộng cánh cửa để kết nối và gắn kết ở mức độ sâu sắc hơn.
5. Bạn không cảm thấy thoải mái khi họ đến gần một người khác
Nhìn thấy người bạn thích thân thiện với một người khác giới sẽ khiến bạn cảm thấy khá bất an. Theo thời gian, bạn đã trở nên khá thân thiết với họ và bạn không muốn nhìn thấy họ cùng với ai đó khác tán tỉnh nhau Sự ghen tuông nhen nhóm này nói lên rất nhiều điều. Một trong những điều đó chính là mong muốn tiến xa hơn tình bạn của bạn đối với người này.
6. Những gì họ làm hoặc nói là đặc biệt đối với bạn
Những điều họ nói hoặc làm có vẻ không quan trọng đối với người khác, nhưng chúng rất nằm rõ trong vùng kí ức của bạn. Những gì họ xem là sự không hoàn hảo của bản thân, bạn lại xem đó là những phẩm chất độc đáo làm nên con người họ.
7. Bạn sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho họ
Danh sách những điều bạn không sẵn lòng làm cho người ấy thậm chí có thể không tồn tại. Bạn chẳng cần nghĩ kỹ về những việc khiến họ mỉm cười, bạn chỉ hành động mà thôi. Họ có thể đang thèm ăn một món chỉ bán cách chỗ của bạn hàng chục cây số, nụ cười của người ấy vẫn khiến bạn bất chấp mọi trở ngại để lấy được món ăn đó.
8. Bạn cẩn thận hơn về những gì bạn nói và làm
Bạn học cách nhạy cảm hơn một chút khi ở bên người bạn thích. Bạn cẩn thận hơn nhiều về những gì bạn nói và làm. Bạn bắt đầu hiểu rằng mọi hành động đều có hậu quả. Bạn suy nghĩ kỹ trước khi nói chuyện vì bạn không muốn làm tổn thương cảm xúc của họ hoặc khiến họ tức giận.
9. Hành vi của bạn hơi mất kiểm soát khi ở cạnh họ
Nếu bình thường bạn chỉ cười nhẹ khi một đứa bạn nào đó pha trò, thì khi bên cạnh người bạn thích, bạn sẽ bối rối và chẳng thể nào kiểm soát được nụ cười của mình. Cảm xúc của bạn dường như không trong tầm tay, mà đã đi theo nhịp đập của trái tim rồi. Nhưng những cảm xúc ấy lại khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và chỉ muốn tiếp tục được ở cạnh người ấy.
10. Mức độ tự tin của bạn tăng lên
Họ khiến bạn cảm thấy mình cần làm tốt hơn để xứng đáng với sự chú ý của họ. Bạn đi làm với cảm giác như thể bạn có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, hoặc bỗng nhiên cảm thấy yêu bản thân hơn rất nhiều. Nếu bạn bè và đồng nghiệp của bạn nói rằng gần đây bạn đang rất rạng rỡ, thì có lẽ anh ấy/cô ấy chính là lý do./.
Theo VOV
Lộ chuyện ngủ với tận 2 cô, bạn trai chống chế: "Để lấy kinh nghiệm yêu em"
Mong mọi người phân xử giúp, em nên bỏ qua hay tiếp tục yêu người này, trong khi việc anh ấy không chung thủy, yêu em mà vẫn qua lại với 2 chị khác, ngủ với nhau hẳn hoi là điều không còn gì để chối.
" alt="Làm thế nào để biết khi nào bạn đang yêu?">Làm thế nào để biết khi nào bạn đang yêu?
-
Số là bãi đất trống phía sau khu chúng tôi ở xuất hiện một đoàn tổ chức hội chợ, hát lô-tô. Mỗi ngày, từ 7 giờ tối, nhà tôi ăn cơm, họ bắt đầu chạy chương trình đến 11, 12 giờ đêm. Suốt hơn bốn giờ đồng hồ, hàng chục người thi nhau nói, hát, hò reo và mở nhạc. Tiếng nhạc xập xình, ầm ầm, thùm thụp vỗ vào từng vách nhà, từng phòng ngủ, đến mức chạm tay vào tường có thể thấy rõ nhịp rung bần bật.
Muốn nói chuyện với nhau, chúng tôi phải kêu thật to, không thể xem tivi, làm việc, nghỉ ngơi. Con tôi phải tranh thủ học lúc họ chưa hoạt động và chỉ có thể ngủ được khi họ tắt loa.
Mỗi lần tiếng nhạc bắt đầu nổi lên, tôi cảm giác mình thật sự căng thẳng, ức chế và có thể cáu bẳn với bất cứ ai. Hàng xóm ai cũng kêu, nhưng không biết làm cách nào.
Tôi ra gặp những người tổ chức hội chợ, nhỏ nhẹ nhắc họ giảm âm lượng, chỉnh loa giảm "bass" để không ảnh hưởng nhiều đến bà con. Bởi tôi hiểu, đó là mưu sinh của họ. Nhưng chẳng có gì thay đổi. Mỗi tối họ vẫn hò hét. Càng về khuya, tiếng nhạc sàn càng khủng khiếp.
Tôi gọi điện tới công an phường nhờ nhắc nhở đoàn. "Việc này do bộ phận văn hóa của phường quản lý", anh cảnh sát khu vực nói. Và theo anh biết, đoàn đã xin phép và phường đã "cấp phép". Tôi lại tìm gọi cho người phụ trách văn hóa của phường. Anh cán bộ "chưa hề nghe thông tin về việc có đoàn hội chợ hoạt động" và hứa sẽ xác nhận, xử lý theo kiến nghị của dân.
Lại thêm một tuần trôi qua, vẫn không có gì thay đổi.
Tôi đại diện xóm tôi, viết một lá đơn, xin nghỉ làm để lên phường nộp, kiến nghị giải quyết sự việc. Rút kinh nghiệm, tôi yêu cầu cán bộ cho tôi biên nhận đơn và nói rằng, nếu không xử lý, tôi sẽ gửi đơn lên cấp cao hơn hoặc liên hệ truyền thông nhờ họ giúp.
Tối hôm đó, đoàn hát mới dừng mở nhạc. Tôi tự hỏi nếu mình không biết luật và không làm căng thì hàng trăm gia đình sẽ phải cơ cực đến khi nào.
Chịu đựng tiếng ồn quá cỡ, bị tước mất quyền nghỉ ngơi và không bị làm phiền ngay tại chính ngôi nhà của mình; chịu đựng sự tra tấn của karaoke tự phát, tiếng ồn trước sự thờ ơ của người có trách nhiệm đang là tình trạng ở nhiều nơi, đặc biệt tại TP HCM.
Một thời gian, tôi đã phải tính đến chuyển nhà vì các dãy nhà trọ xung quanh tối nào cũng có những cuộc nhậu, hát karaoke, cãi nhau, mở nhạc ầm ĩ. Hát tại nhà thường đi kèm tiệc nhậu. Có hơi men vào, họ gần như bất chấp. Tôi không dám nhắc nhở vì khi đó rất dễ xảy ra va chạm như bao nhiêu vụ việc ẩu đả trong bối cảnh tương tự, không ít lần gây chết người. Chúng tôi đành chịu đựng.
Tôi không bài xích hát karaoke tại các gia đình như một thú vui giải trí lành mạnh, thuận tiện và bình dân. Nhưng hát trong không gian như vậy phải có nguyên tắc. Người gây ra tiếng ồn tại sao không chịu hiểu rằng khi mình hát là đang tra tấn người khác, là vi phạm luật. Tôi không nhắc lại tác hại của tiếng ồn, bởi không ít người đã nói rồi.
Ngoài karaoke, tôi còn thấy rất nhiều quán nhậu, quán cà phê, cửa hàng bán quần áo, đồ điện tử thường xuyên mở nhạc to. Họ đặt loa ngoài cửa, bật nhạc cả ngày từ sáng đến tối với âm lượng rất lớn. Họ chẳng hề quan tâm nó có ảnh hưởng gì đến những người xung quanh không, và lâu nay cũng không bị ai nhắc.
Nếu không may, một ngày hàng xóm của bạn có mặt bằng và cho thuê để bán hàng, có thể sinh hoạt cả gia đình bạn sẽ bị đảo lộn bởi tiếng nhạc ầm ĩ. Hoặc nếu kế nhà bạn có bãi cỏ đẹp, khoảng đất trống, phù hợp cho việc tụ tập thì đó có thể là nguồn cơn của rắc rối. Chỉ cần một chiếc loa di động và vài điện thoại thông minh, bạn sẽ bị tra tấn suốt ngày.
Điều tai hại là hầu hết chúng ta vẫn nghĩ theo cách: tôi hát, tôi mở nhạc ở nhà tôi, phòng tôi, đụng chạm gì đến người xung quanh đâu. Ai không muốn nghe thì bịt tai lại. Thử nghĩ xem, nếu nhà chúng ta có trẻ sơ sinh hay người già, người ốm, họ sẽ sống ra sao?
Chính phủ đã có quy định xử phạt hành chính về hành vi tạo tiếng ồn ngoài chuẩn cho phép và trong khung giờ từ 22 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP. Trong đó, người vi phạm có thể bị phạt đến 160 triệu đồng. Nhưng, có ai thử thống kê bao nhiêu người đã bị phạt do tra tấn lỗ tai và tinh thần người khác bằng tiếng ồn? Bao nhiêu trường hợp đã được cán bộ phường nhắc nhở, đo tiếng ồn để xử phạt?
Ở đây có hai tình huống. Cán bộ chức năng không thực thi pháp luật về tiếng ồn; hoặc quy định không áp dụng được trong thực tế.
Trong cuộc họp mới đây của TP HCM, có nhà chức trách phân trần rằng cán bộ không thể đo tiếng ồn để có cơ sở xử lý. Nhưng theo tôi biết, có nhiều app đo tiếng ồn hoàn toàn có thể tải miễn phí về điện thoại thông minh. Nhà chức trách cũng cho rằng việc xử lý tiếng ồn chưa phân định rõ giữa các cơ quan: tài nguyên và môi trường, ủy ban phường, xã, công an địa phương, cơ quan văn hóa hay an ninh trật tự. Vì thế, ai cũng cho rằng không phải công việc của mình.
Anh trai tôi sống ở Australia, nghe tôi than vãn nên kể rằng. Ở chỗ anh, nếu bị ai đó hay nhìn vào nhà mình và hành vi đó khiến mình bất an, anh có thể báo với cảnh sát. Cảnh sát sẽ lập tức có mặt, yêu cầu người kia giải thích. Đó là chưa nói đến việc gây ồn ào, bất cứ ai cũng có thể gọi điện và cảnh sát sẽ tới ngay gặp người mở nhạc.
Việc chủ tịch TP HCM vừa yêu cầu xử lý "hung thần karaoke tự phát" khiến tôi cảm thấy được an ủi phần nào. Hy vọng, mệnh lệnh ấy không phải một chỉ đạo dân túy.
Đặng Quỳnh Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Khi hàng xóm ồn ào">Khi hàng xóm ồn ào
-
Cảnh sát Pháp thông báo dừng một xe tải đông lạnh hôm 27/9 trên cao tốc E15 gần Drace, phía bắc Lyon và phát hiện 6 phụ nữ, gồm 4 người Việt và hai người Iraq, trong thùng xe chật hẹp chở đầy chuối, BBCngày 28/9 đưa tin. Laetitia Francart, công tố viên vùng Villefranche-sur-Saone, phía bắc thành phố Lyon, miền đông Pháp, cho biết nhóm phụ nữ lên thùng xe tải với biển số Ireland với hy vọng đến được Anh hoặc Ireland.
Tuy nhiên, xe này chỉ chở hàng đến Dunkirk, Pháp sau đó hướng về Italy. Sau khi kiểm tra vị trí trên bản đồ bằng điện thoại và phát hiện xe tải đi hướng ngược lại, nhóm phụ nữ hoảng loạn.
" alt="Nhóm phụ nữ Việt được giải cứu trong thùng xe đông lạnh ở Pháp">
Nhóm phụ nữ Việt được giải cứu trong thùng xe đông lạnh ở Pháp
-
Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Wellington Phoenix, 11h00 ngày 22/2: Tin vào cửa trên
-
Cô gái 30 tuổi quê Thái Nguyên là con thứ hai trong một gia đình khá giả, có ba chị em gái. Cô tin rằng gia đình mình bắt đầu tan vỡ vào thời điểm cô chào đời. "Tôi ra đời khiến cả nhà khổ sở vì không phải là con trai như kỳ vọng của bố. Ông mang toàn bộ những thất vọng, giận dữ đổ lên đầu mọi người", Linh kể. "Cách đây 7 năm, bố tôi đã có con trai riêng với người đàn bà khác nên bố mẹ đã ly thân".
Tuổi thơ của cô là chuỗi ngày chứng kiến mẹ vật vã đau khổ, đánh ghen vì người bố "thay người tình như thay áo". Cũng vì ám ảnh phải có con trai của bố, ba chị em Linh được nuôi dạy trong môi trường vô cùng khắc nghiệt. Là con gái nhưng cả ba đứa con luôn được kỳ vọng tài giỏi, nối nghiệp gia đình. Làm bất cứ việc gì, họ cũng bị so sánh với anh trai nhà bác cả.
"Câu nói gây tổn thương nhất của bố là: 'Tao có ba đứa con gái, một đứa chết cũng không sao'", cô gái Thái Nguyên kể trong nước mắt.
Khánh Linh đã phấn đấu hết mình để khẳng định bản thân. Thực tế, Linh cũng thành công trong kinh doanh mảng chăm sóc sức khỏe, song cũng vì lao vào kiếm tiền và đã đẩy mối quan hệ của cô và chồng ra xa.
"Tôi không tin có đàn ông chung thủy. Chồng lại rất đào hoa, nên tôi luôn muốn kiểm soát anh ấy, khiến cuộc hôn nhân ngột ngạt", cô chia sẻ.
Ngày 23/11, Khánh Linh đã vượt 100 km xuống Hà Nội để cùng với hơn 100 người trẻ từ các tỉnh thành khác tham gia "Ngày hội an lạc" do tiến sĩ tâm lý Lê Nguyên Phương, ĐH Bang California (Mỹ) khởi xướng.
Đây là lần thứ hai Ngày hội an lạcđược tổ chức, sau sự kiện ở TP HCM hồi tháng 7, thu hút gần 100 người trẻ.
" alt="'Ngày được khóc' của hơn 100 người trẻ">'Ngày được khóc' của hơn 100 người trẻ