Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên
本文地址:http://game.tour-time.com/news/98a495425.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Nam Định vs Bình Định, 18h00 ngày 24/2: Sáng cửa dưới
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho hay, mục tiêu đến ngày 31/3/2023, tất cả các thuê bao đang hoạt động phải có thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác, trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nhằm bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ của việc triển khai các giải pháp bảo đảm thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hoá có thông tin thuê bao đúng quy định, ngày 14/3, Cục Viễn thông đã gửi văn bản đề nghị các doanh nghiệp thực hiện công bố, đăng tải trên website của doanh nghiệp danh sách các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông (của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp trực tiếp uỷ quyền) tại từng tỉnh, thành phố theo quy định. Đồng thời các doanh nghiệp phải gửi danh sách các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông tại từng tỉnh, thành tới Sở TT&TT các tỉnh, thành phố tương ứng để phối hợp giám sát, kiểm tra và hoàn thành xong trong ngày 15/3/2023.
Theo ông Nguyễn Phong Nhã, các doanh nghiệp viễn thông phải rà soát, ban hành, cập nhật các quy trình, quy định của doanh nghiệp về phát triển, đăng ký thông tin thuê bao bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các cam kết của doanh nghiệp với Bộ TT&TT cũng như các yêu cầu tại văn bản chỉ đạo của Cục.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải tổ chức phổ biến, quán triệt các nội dung có liên quan tới các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, các nhân viên trực tiếp thực hiện đăng ký, phát triển, chuẩn hoá thông tin thuê bao, bảo đảm tất cả các thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hoá lại phải có thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác, trùng khớp.
“Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các Sở TT&TT tổ chức giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp. Đặc biệt với việc phát triển thuê bao mới, báo cáo lãnh đạo Bộ TT&TT xử lý nghiêm, bao gồm việc đề nghị đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới đối với các doanh nghiệp vi phạm, nhất là các hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao phát triển mới có thông tin thuê bao không đầy đủ hoặc không chính xác; bán và lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho SIM thuê bao. Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp nghiêm túc triển khai thực hiện, báo cáo kết quả này về Cục trước ngày 17/3/2023", Cục Viễn thông cho hay.
Ông Nguyễn Phong Nhã thông tin thêm: "Từ 31/3/2023, các nhà mạng bắt đầu khóa 1 chiều với những thuê bao có thông tin không trùng khớp thông tin đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau đó sẽ khóa thông tin 2 chiều với những thuê bao này và sau 2 tháng sẽ chấm dứt hợp đồng, nếu thuê bao không đăng ký chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định. Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng cương quyết dừng hoạt động của các thuê bao có thông tin không chính xác theo quy định".
Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phải đảm bảo quyền lợi của người sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến những thuê bao đã có thông tin đúng quy định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc phối hợp chuẩn hóa thông tin thuê bao.
Trong trường hợp người sử dụng nhận được đề nghị chuẩn hoá thông tin thuê bao từ doanh nghiệp di động nghĩa là thông tin đăng ký có thể chưa đầy đủ, chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Viễn thông đề nghị người sử dụng phối hợp với doanh nghiệp để chuẩn hoá, tránh các trường hợp mạo danh thực hiện hành vi trái pháp luật.
Đề xuất đình chỉ phát triển thuê bao mới nếu phát hiện nhà mạng sai phạm
Công nghệ số càng phát triển, trách nhiệm của nhà báo càng lớn hơn. Trong bối cảnh kỷ nguyên số, nội dung báo chí đương nhiên phải có chất lượng tốt để có bạn đọc. Khi có nội dung tốt thì cần phương tiện truyền thông để giúp lan tỏa.
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP Hà Nội, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức khẳng định, công nghệ số ra đời đã làm thay đổi toàn bộ quá trình tác nghiệp của phóng viên. Nhờ công nghệ, người làm báo có hiệu quả, năng suất hơn nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức khi phải đối mặt với 3 vấn đề "nội dung, công nghệ, kinh tế báo chí".
Trước đây công cụ hỗ trợ ít, năng suất làm báo thấp, mỗi phóng viên, nhà báo trong một tuần có thể chỉ viết được 2 bài, hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, một tuần có thể viết được 4 bài, năng suất làm báo hiện nay lớn hơn nhiều.
Dù thay đổi nhiều về công nghệ nhưng quan trọng nhất là tính chiến đấu của người làm báo vẫn phải nuôi dưỡng trong tim, các bài viết lúc nào cũng phải vì xã hội, vì dân tộc.
Hiện nay, nhiều tổng biên tập đang chịu sức ép lớn về việc thu phí đọc báo để mang lại nguồn thu cho cơ quan. Theo ông Đức, giữa rừng thông tin, nhà báo phải khẳng định được trình độ, năng lực của bản thân. Báo chí hiện nay không những đối mặt với nội dung, công nghệ, còn cả với kinh tế báo chí. Do đó, ngoài các thông tin miễn phí, báo chí có thể tiến tới thực hiện các sản phẩm, bài viết chuyên sâu, chuyên biệt, độc quyền để có thể thu phí đọc báo điện tử.
Ông chia sẻ thêm, làm sao tin bài có lượng view (lượng người đọc) cao mà vẫn đúng theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan, tòa soạn, đòi hỏi nhà báo phải trở thành chuyên gia ở lĩnh vực mình theo dõi. Trong đó, trách nhiệm của nhà báo khi thông tin về các sự kiện không chỉ nhanh, mà cần góc tiếp cận độc đáo, chia sẻ thông tin và áp dụng công nghệ. Các nhà báo phải học hỏi nhiều thứ, trong đó có công nghệ.
Hàng tuần phải kiểm tra view của phóng viên, bởi theo ông, sản phẩm báo chí mà không có view là không thành công, bài viết không có view thì không có nhuận bút.
Ông Nguyễn Minh Đức cũng nhấn mạnh, sinh viên theo đuổi nghề báo phải làm chủ được báo chí đa phương tiện, biết làm infographic, dựng hình, làm podcast. Đồng thời phải yêu nghề, có trách nhiệm với xã hội, yêu thương con người, phải bảo vệ người yếu thế, đấu tranh với cái sai, luôn luôn học hỏi tính sáng tạo trong báo chí, bổ túc công nghệ, xu hướng báo chí hiện nay…
Nói thêm về điều này, nhà báo Hồ Quang Lợi cho rằng, với những phương tiện làm báo xuyên Việt hiện tại rất dễ khiến người làm báo đánh mất mình do theo đuổi các thông tin trên mạng xã hội, phát hành các tác phẩm không có tính báo chí, không tác nghiệp báo chí; thậm chí có thể đánh mất lương tâm của người làm nghề, dùng nghề phục vụ lợi ích của bản thân.
Theo ông, đối với người làm báo trong kỷ nguyên số cần phải "học, lao động, sáng tạo", tác phong làm nghề và đạo đức làm nghề vô cùng quan trọng. "Trong một cơ quan báo chí, không ai quan trọng hơn ai, mọi người hãy làm tốt công việc của mình", ông Lợi chia sẻ.
Người làm báo dễ đánh mất mình khi theo đuổi thông tin trên mạng
Thỏa thuận được thông qua sau hơn hai tuần tranh cãi gay gắt, với các cuộc đàm phán đầy bất đồng bị gián đoạn bởi các cuộc tẩy chay, tranh chấp chính trị và thậm chí là những lời ca ngợi nhiên liệu hóa thạch công khai.
Đã có lúc Hội nghị COP29 tại Baku, Azerbaijan, đối mặt với nguy cơ sụp đổ khi nhóm đại diện cho các quốc đảo nhỏ dễ bị tổn thương và các quốc gia kém phát triển nhất rời khỏi bàn đàm phán vào ngày 23/11. Tuy nhiên, đến 2h40 sáng 24/11 (giờ địa phương), tức trễ hơn 30 giờ so với thời hạn dự kiến, tiếng gõ cuối cùng cũng vang lên - đánh dấu thỏa thuận được chấp thuận giữa gần 200 quốc gia.
“Mọi người đều nghi ngờ Azerbaijan có thể làm nên chuyện và đạt thỏa thuận giữa tất cả quốc gia. Nhưng họ đã sai”, ông Mukhtar Babayev, cựu giám đốc công ty dầu khí quốc gia Azerbaijan và chủ tịch Hội nghị COP29, cho biết.
Số tiền 300 tỷ USD sẽ được sử dụng để hỗ trợ các quốc gia nghèo và dễ bị tổn thương đối phó với tình trạng khí hậu khắc nghiệt ngày càng gia tăng và chuyển đổi nền kinh tế sang sử dụng năng lượng sạch.
“Đây là một hành trình khó khăn, song chúng tôi đã đạt được thỏa thuận. Mục tiêu tài chính mới này là một chính sách bảo hiểm cho nhân loại, trong bối cảnh các tác động khí hậu ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi quốc gia”, ông Simon Stiell, người đứng đầu Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu, cho biết.
Tuy nhiên, cam kết mới này vẫn còn quá xa so với mức 1.300 tỷ USD mà các nhà kinh tế cho là cần thiết để giúp các quốc gia đang phát triển ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu mà họ vốn không phải nguyên nhân chính.
Ngay sau khi thỏa thuận được thông qua, đại diện Ấn Độ, bà Chandni Raina, đã phát biểu mạnh mẽ, gọi 300 tỷ USD là “một con số ít ỏi” và cho rằng thỏa thuận này “chỉ là ảo ảnh thị giác” không thể “giải quyết được quy mô thách thức mà chúng ta phải đối mặt”.
Các đại biểu khác cũng không ngần ngại bày tỏ sự chỉ trích.
“Chúng tôi chỉ nhận được một phần nhỏ của nguồn tài chính mà các quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu cần khẩn cấp”, bà Tina Stege, đặc phái viên khí hậu của Quần đảo Marshall, nói.
Bà Stege cũng chỉ trích hội nghị thể hiện “mặt tệ nhất của chủ nghĩa cơ hội chính trị”. Bà cho rằng lợi ích của nhiên liệu hóa thạch đã “ngăn cản sự tiến bộ và làm suy yếu các mục tiêu đa phương mà chúng ta đã nỗ lực xây dựng”.
![]() |
Các đại biểu tranh luận gay gắt tại Hội nghị COP29. Ảnh: Reuters. |
Hội nghị COP29 tập trung nhiều vào vấn đề tài chính, một vấn đề quan trọng nhưng cũng đầy thách thức về mặt chính trị.
Các quốc gia giàu có, vốn chịu trách nhiệm lớn nhất cho sự biến đổi khí hậu, vào năm 2009 đã đồng ý cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2020 để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển. Song phải đến năm 2022, tức trễ hai năm so với hạn chót, họ mới thực hiện được mục tiêu này.
Thỏa thuận mới được thông qua hôm 23/11 yêu cầu các quốc gia giàu có, bao gồm Mỹ và các nước châu Âu, cung cấp 300 tỷ USD mỗi năm đến năm 2035, bao gồm tài chính từ cả nguồn công và tư nhân.
Dù thỏa thuận cũng đề cập đến mục tiêu tham vọng hơn là tăng lên 1.300 tỷ USD, các quốc gia đang phát triển muốn các nước giàu cam kết gánh vác phần lớn con số này và cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại thay vì các khoản vay, vì lo ngại các khoản vay sẽ khiến họ thêm nợ nần.
Nhóm G77, đại diện các quốc gia đang phát triển, đã kêu gọi con số 500 tỷ USD. Nhưng các nước giàu đã bác bỏ, cho rằng con số này không khả thi trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
“Chúng tôi đã đạt đến giới hạn giữa những gì có thể được thông qua tại các nước phát triển và những gì thực sự có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển”, ông Avinash Persaud, cố vấn đặc biệt về biến đổi khí hậu của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, nhận xét.
Ngoài ra, hội nghị cũng đã thúc đẩy để các nền kinh tế mới nổi giàu có như Trung Quốc và Saudi Arabia đóng góp vào gói tài chính khí hậu, song thỏa thuận chỉ “khuyến khích” các quốc gia đóng góp tự nguyện, và không đặt ra bất kỳ nghĩa vụ nào.
Ông Li Shuo, giám đốc Trung tâm Khí hậu Trung Quốc tại Viện Chính sách Xã hội châu Á, gọi thỏa thuận này là “một sự thỏa hiệp đầy thiếu sót”, phản ánh “bối cảnh địa chính trị ngày càng khó khăn mà thế giới đang đối mặt”.
Hội nghị COP29 diễn ra vào một năm gần như nóng nhất trong lịch sử, khi thế giới bị tàn phá bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan gây chết người, bao gồm những cơn bão liên tiếp, lũ lụt thảm khốc, siêu bão tàn phá và hạn hán nghiêm trọng ở miền nam châu Phi.
Sự cấp bách trong việc đối phó với biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Song hội nghị lần này vốn vẫn là một kỳ COP đầy thách thức.
![]() |
Các đại biểu vỗ tay trong cuộc họp bế mạc tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu COP29 của Liên Hợp Quốc, tổ chức tại Baku, Azerbaijan, ngày 24/11. Ảnh: Reuters. |
Hội nghị được tổ chức tại Azerbaijan, một quốc gia phụ thuộc lớn vào dầu mỏ, và tràn ngập lợi ích từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Theo phân tích của liên minh các nhóm Kick Big Polluters Out, hơn 1.700 nhà vận động hành lang và nhân sự từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã đăng ký tham dự, vượt xa số lượng đại biểu của hầu hết quốc gia.
Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ cũng phủ bóng lên hội nghị. Ông Trump từng gọi khủng hoảng khí hậu là một "trò lừa đảo", kêu gọi “khai thác mạnh tay” và cam kết Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris mang tính bước ngoặt, khiến nhiều người lo ngại về tương lai của các hành động khí hậu đa phương.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, vốn luôn phản đối các hành động quyết liệt tại hội nghị khí hậu trước đây, dường như càng trở nên tự tin hơn tại Baku. Họ công khai bác bỏ mọi điều khoản liên quan đến dầu, than đá và khí đốt trong thỏa thuận.
“Đây lại là một kỳ COP đầy bóng tối và dính chàm dầu mỏ”, bà Friederike Otto, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Hoàng gia London, nhận định. “Sự quan tâm của công chúng đối với kỳ COP lần này rất thấp, và chủ nghĩa hoài nghi dường như đạt đỉnh điểm”.
Nhiều tổ chức môi trường đã chỉ trích mạnh mẽ kết quả của hội nghị lần này.
“Đây là một trong những cuộc đàm phán khí hậu tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, bởi sự thiếu thiện chí từ các quốc gia phát triển”, bà Tasneem Essop, giám đốc điều hành Mạng lưới Hành động vì Khí hậu, tuyên bố. “Hội nghị này lẽ ra phải là hội nghị về tài chính, nhưng các nước phương Bắc lại đến với một kế hoạch phản bội các nước phương Nam”.
Kết quả của hội nghị “chỉ mang đến hy vọng ảo cho những người đang phải gánh chịu hậu quả của các thảm họa khí hậu”, ông Harjeet Singh, từ Sáng kiến Hiệp ước Nhiên liệu Hóa thạch, cũng nhận định. “Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, yêu cầu tăng cường đáng kể quỹ tài chính và buộc các nước phát triển phải chịu trách nhiệm”.
Năm cuốn sách về khí hậu nên đọc
Mục Thế giới giới thiệu với độc giả 5 cuốn sách mà các chuyên gia khí hậu của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho rằng nên đọc về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.
">Hai tuần hỗn loạn tại Hội nghị COP29
Nhận định, soi kèo Beroe vs Hebar, 20h15 ngày 21/2: Cửa trên đáng tin
Năm đầu tiên Miss Universe do JKN Global Group x Legacy Holding Group USA Inc. kết hợp tổ chức tồn tại nhiều góc khuất. Đại diện Uzbekistan, Slovakia, Brazil... tố bị đối xử bất công trong việc phân chia giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, thời lượng lên hình ít. Riêng người đẹp Brazil nói thêm rằng cô bị cấm đăng bài viết, video hoặc livestream.
Chuyên trang Missuupdates cho biết gần 130 cô gái gần như "bị nhốt" trong khách sạn InterContinental Presidente Hotel (Mexico) mà không có nhiều hoạt động bên ngoài. Lùm xùm giữa Italy Mora - đại diện Panama, và giám đốc quốc gia của cô xảy ra ở khách sạn này, dẫn đến việc Mora bị loại. Đại diện Nam Phi là thí sinh tiếp theo rút lui.
Chuỗi ồn ào kéo dài khi doanh nhân người Paraguay - Omar Hivan Castorino Montanaro - lên tiếng về bê bối quỵt tiền của tổ chức Miss Universe. Montanaro tiết lộ đã trả cho bà Anne Jakrajutatip, đồng chủ sở hữu Miss Universe, nửa triệu USD để giành quyền đăng cai Hoa hậu Hoàn vũ 2025 tại Paraguay, nhưng sau đó ban tổ chức đã phớt lờ anh và thậm chí Paraguay không có trong danh sách các nước đấu thầu đăng cai.
![]() |
Hoa hậu Ecuador trong hậu trường chung kết Miss Universe lần thứ 73. Ảnh: Miss Universe. |
Ở diễn biến khác, người dẫn show Good Morning America, Janai Norman, phỏng vấn nhiều nhân vật liên quan lĩnh vực sắc đẹp như Rodrigo Goytortua - cựu giám đốc điều hành của Hoa hậu Hoàn vũ Mexico và Annemarie Pisano - cựu giám đốc báo chí của Hoa hậu Hoàn vũ. Họ tiết lộ môi trường làm việc trong cuộc thi này "độc hại, các lãnh đạo hạ thấp, chỉ trích nặng nề, làm tổn thương người khác".
Trước loạt tranh cãi, tổ chức Miss Universe phủ nhận các cáo buộc. Đại diện MUO khẳng định: "Không có chuyện như các đơn vị đã cáo buộc. Những cáo buộc này làm giảm giá trị cốt lõi của chúng tôi và làm mất phẩm giá 73 năm cống hiến của chúng tôi. Sẽ có những biện pháp ngăn chặn hành vi gây tổn hại danh dự của tổ chức Miss Universe".
Victoria Kjær Theilvig - tân Miss Universe người Đan Mạch - mới đây bị chỉ trích vì đăng video hát nhép theo Empire State of Mind, một bài hát có chứa ca từ phân biệt chủng tộc.
Mùa giải Miss Grand International (MGI) năm nay được nhận định bất ổn nhất trong lịch sử 11 năm tổ chức khi liên tiếp dính ồn ào, mở đầu là vụ ông Nawat tước quyền đăng cai của Campuchia, chuyển mọi hoạt động về Thái Lan.
MGI tố đơn vị ở Campuchia thiếu chuyên nghiệp, không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế cho cuộc thi. Vụ bữa tiệc sơ sài trên du thuyền với những chiếc ghế nhựa, món ăn đơn giản (trong đó có trứng cút lộn) được coi là giọt nước tràn ly. Tuy nhiên, phía Campuchia tố ngược chủ tịch MGI độc tài, thích gây chiến dù cuộc thi hô hào thông điệp hòa bình.
![]() |
Ông Nawat và người đẹp Thae Su Nyein. Ảnh: MGI. |
Thí sinh Campuchia Sotheary Bee bỏ thi ngay lập tức. Các thí sinh Costa Rica, Hong Kong (Trung Quốc), Ukraine cũng lần lượt rút lui. Trong đó, Kateryna Bilyk - đại diện Ukraine - tố bị ban tổ chức gây tổn hại sức khỏe, tinh thần. Vì thế, cô thuê luật sư để khởi kiện.
Vụ khiến báo chí tốn nhiều giấy mực nhất phải kể đến người đẹp Myanmar Thae Su Nyein không hài lòng kết quả Á hậu 2 và bỏ về. Cô này đã livestream tuyên bố trả vương miện vì cảm thấy "không nhận được những gì xứng đáng với công sức đã bỏ ra".
Cùng lúc đó, Giám đốc quốc gia Miss Grand Myanmar, Htoo Ant Lwin, tố chủ tịch Nawat kêu gọi anh bỏ ra 25.000 USD để có giải Miss Popular Vote và bất kỳ thứ gì mong muốn (vương miện) nhưng anh từ chối.
Phản pháo cáo buộc, Nawat phủ nhận nghi vấn bán giải, đồng thời cho rằng người đẹp Myanmar còn trẻ nhưng háo thắng, ảo tưởng năng lực dù có sắc vóc tốt. Tổ chức MGI đưa ra thông báo tước danh hiệu của cô mà không chọn người khác thay thế.
Loạt xung đột xoay quanh MGI khiến trang chủ cuộc thi bị sụt giảm hàng nghìn lượt followers. Nhiều bình luận trên mạng xã hội chê sân chơi này là "cooking show".
Miss International - Hoa hậu Quốc tế được lòng khán giả ở chỗ công bố rõ ràng thứ hạng thí sinh, tuy nhiên gây thất vọng bởi khâu tổ chức thiếu đổi mới, thậm chí sơ sài, dù đây là một trong 3 cuộc thi nhan sắc lớn nhất hành tinh theo bình chọn của Missosology.
Từ bán kết 10/11 đến chung kết 12/11, cả hai sân khấu đều có diện tích hình chữ T khá nhỏ, phần background gần như không nằm trong danh mục phải đầu tư, hay hệ thống đèn LED thiếu sáng và chưa tập trung vào việc giúp thí sinh khoe vẻ đẹp ngoại hình.
Đường catwalk được dựng thành sàn gỗ với hệ thống đèn chiếu sáng được nhận xét như đêm diễn hội chợ. Sau lưng thí sinh là chi chít logo nhà tài trợ, kém tinh tế.
![]() |
Sân khấu Miss Earth cũng bị chê sơ sài. Ảnh: Miss Earth. |
Miss Earth - Hoa hậu Trái Đất thậm chí bị nhận xét còn tệ hơn. Điển hình là vào chung kết hôm 10/11, sau khi MC công bố xong top 20, màn hình LED phía sau hiện ra chữ CapCut. Hình ảnh cẩu thả trong việc chỉnh sửa video khiến ban tổ chức bị chê bai dữ dội.
Vì sân khấu khá nhỏ, thí sinh phải đứng chen chúc. Công tác truyền thông sau cuộc thi cũng không được đầu tư. Người đẹp đăng quang Jessica Lane (đến từ Australia) không có nổi một bộ ảnh riêng với chiếc vương miện.
Quy mô tổ chức của Miss Earth ngày càng tỷ lệ nghịch với những kỳ vọng của giới mộ điệu suốt nhiều năm qua.
Miss Supranational - Hoa hậu Siêu quốc gia không bị phàn nàn khâu dàn dựng, song cô gái đăng quang Harashta Haifa Zahra (người Indonesia) khá mờ nhạt, không được truyền thông chú ý.
Những cuốn sách hay về ngành Công nghiệp Giải trí
Tủ sách Nghệ thuật - Giải trí giới thiệu những cuốn sách hay và mới nhất về nền công nghiệp giải trí và các bộ môn nghệ thuật đại chúng tiêu biểu. Ngoài ra, tủ sách cũng đề xuất loạt tác phẩm đáng đọc về các nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới, giúp độc giả hiểu hơn và biết thêm về những câu chuyện hậu trường, chưa từng được tiết lộ.
">Hoa hậu 2024 ồn ào và đáng thất vọng
Cảnh báo lừa đảo liên quan ChatGPT, Mỹ có thể cấm hoàn toàn TikTok
![]() |
Ông Nikhil Anand, giám đốc quốc gia Miss Grand India và Hoa hậu Rachel Gupta. Ảnh: @nikhilanand. |
Giám đốc quốc gia của Hoa hậu Hòa bình Ấn Độ tiếp tục: "Một số người quen của tôi muốn mua lại bản quyền Hoa hậu Hòa bình Ấn Độ. Tôi từng dự định sẽ bán lại bản quyền trong vài năm nữa. Nhưng điều này xảy ra sớm đến khó tin, đặc biệt là sau khi chúng tôi vừa chọn ra một người chiến thắng tại Hoa hậu Hòa bình Quốc tế là Rachel Gupta".
Thậm chí, ông Nikhil Anand còn nói thêm phía Hoa hậu Hòa bình Quốc tế nên học hỏi sự trung thành và cách tạo nên giá trị như tổ chức Miss Universe.
Trước đó, ngày 17/11, phía Miss Grand India thông báo về việc chấm dứt làm việc, hợp tác với ban tổ chức Miss Grand International.
"Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi đã quyết định ngừng làm việc với MGI. Quyết định này xuất phát từ việc nhận ra tầm nhìn và mục tiêu của hai bên khác nhau", đại diện Miss Grand India cho biết.
Sau đó, đến sáng 21/11, Miss Grand International đưa ra thông báo chính thức về lý do ngừng làm việc với Hoa hậu Hòa bình Ấn Độ.
Ban tổ chức MGI nói phía Miss Grand India không chuyên nghiệp khi liên tục chậm trễ trong việc thanh toán giấy phép và thiếu sự hỗ trợ, quảng bá cho cuộc thi cũng như Hoa hậu Rachel Gupta.
Rachel Gupta, sinh năm 2004, vừa đăng quang Hoa hậu Hòa bình Quốc. Tân hoa hậu đến từ Ấn Độ, cao 1,78 m, số đo ba vòng 81-61-91 cm, gương mặt đẹp sắc sảo. Ngoài công việc người mẫu, Gupta còn là CEO của học viện và salon làm đẹp.
Chuyên mục Giải trí giới thiệu loạt sách về thời trang: Thanh lịch kiểu Pháp là một trong ba tác phẩm đình đám về chủ đề phong cách Pháp - Parisian Chic. Quỷ cái vận đồ Prada mang lại cái nhìn cận cảnh vào thế giới của tạp chí và thời trang. Dress Code đưa ra những cách kết hợp thường ngày cho những bộ trang phục bình dị.
">Ông Nawat lại gây ồn ào
Á hậu Tú Anh khoe chân dài miên man bên sắc đỏ Ốc Thanh Vân
ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển thẳng thí sinh đạt 27 điểm
友情链接