“Sau 7-8 tiếng, tôi mới tỉnh lại. Lúc mở mắt thấy mẹ đang lau người cho tôi, còn bố đứng bên cạnh” - Đông kể.
Nhớ lại tình huống nguy hiểm nhất từng gặp từ ngày đầu quân vào Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Thanh Hóa, lính cứu hỏa sinh năm 2000 chia sẻ: “Thời điểm không thể thở được, tôi cũng đã xác định mình không ‘qua’ được.
Lúc ấy tôi đã buông tay, chờ chết. Đó cũng là lần đầu tiên tôi có cảm giác bất lực. Tối hôm đó là ngày 22 tháng Chạp, hôm sau là ngày ông Táo về Trời. Tôi đã nghĩ: "Thôi, Tết này con không về được với bố mẹ”.
Giải thích về quyết định đưa bình dưỡng khí cho nạn nhân, Đông trả lời đơn giản rằng: “Tôi chỉ nghĩ làm sao cho chị ấy sống được. Nó chỉ trong khoảnh khắc, tôi không nghĩ được gì nhiều. Tôi đã được học nghiệp vụ, tôi nghĩ nếu không có bình, mình vẫn cố tìm được cách cầm cự để chờ đồng đội lên cứu. Còn chị ấy, nếu không có bình, chắc chắn sẽ chết. Nếu cho làm lại, tôi vẫn sẽ làm như thế”.
Chỉ mới có 2 năm vào đơn vị nhưng Đông không nhớ hết được mình và các đồng đội đã tham gia bao nhiêu vụ cứu hỏa, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đông chỉ biết rằng, vụ nào cũng có những mối nguy hiểm nhất định mà nếu không có lòng can đảm, khó có thể trụ lại với nghề.
“Có những đám cháy mà khi chúng tôi đến, trước mắt chúng tôi là một biển lửa, ví dụ như vụ cháy bãi phế liệu tập kết đế giày da ở khu công nghiệp Tây Bắc Ga, TP. Thanh Hóa. Khi xe còn ở cách đó 1-2km, chúng tôi đã nhìn thấy cột khói đen bốc lên. Khi đã tiếp cận đám cháy, trước mắt chúng tôi là một biển lửa rộng khoảng vài trăm mét vuông”.
Khi được hỏi: “Có khi nào cảm thấy sợ?”, Đông bảo: “Tất nhiên, tôi cũng là một con người, cũng có những lúc tôi thấy nhen lên nỗi sợ hãi. Tôi cảm thấy ớn lạnh khi nhìn gương mặt hoảng sợ của người bị nạn trong đám cháy.
Tôi cũng thấy hốt hoảng khi nhìn thấy cột khói đen ngòm trên bầu trời. Nhưng sự sợ hãi đó lại qua đi khi tôi đứng trước mặt đám cháy. Tôi thấy trước mắt mình là những việc cần làm, những con người cần cứu. Tôi cũng không giải thích được tâm lý đó của bản thân”.
Tống Văn Đông (trái) và đồng đội sau khi hoàn thành một nhiệm vụ. Ảnh: Hoàng Đông |
Đông bảo, lính cứu hỏa không phải là mơ ước của anh từ nhỏ. Ngày nhỏ, vì được một bác sĩ đông y cứu mạng nên anh từng ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ đông y. Nhưng khi lớn hơn, nhìn thấy các anh lính cứu hỏa rất “oai” nên cậu nhen nhóm ước mơ mới từ đó.
Sau khi học xong phổ thông, Đông đã có 9 tháng làm công việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy. Đến đợt khám lính nghĩa vụ, Đông đăng ký vào đơn vị PCCC của thành phố. Sinh ra trong một gia đình làm nông, đã quen với lao động vất vả nên anh nhanh chóng thích nghi với cuộc sống của một người lính.
“Ngoài giờ tập luyện, chúng tôi có làm vườn, tập thể thao, ăn ngủ điều độ, đúng giờ. Mỗi tháng, tôi được nghỉ phép về nhà với bố mẹ 1 lần. Tôi không gặp khó khăn gì với cuộc sống trong đơn vị”.
“Thậm chí, càng ngày tôi càng thấy yêu công việc của mình hơn. Những lần đi chữa cháy, chúng tôi được bà con yêu thương, chăm sóc. Những bữa cơm trưa bà con nấu cho chúng tôi những lần phải đi dập cháy rừng khiến tôi thấy ấm lòng vô cùng”.
Đông chia sẻ, nghề nghiệp cũng giúp anh bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn và có ý chí mạnh mẽ hơn.
“Mặc dù công việc khiến tôi phải đối mặt với nguy hiểm mỗi ngày, nhưng tôi mới có hơn 20 tuổi, nếu không dám xông pha, không dám cống hiến thì về già còn làm được gì nữa. Tôi muốn làm công việc có ích cho đời. Trước đây tôi đã nghĩ vậy và bây giờ vẫn thế”.
Tống Văn Đông trong một lần hiến máu tình nguyện. |
Nhờ những thành tích trong công tác PCCC, Tống Văn Đông được nhận: - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020 - Đang đề nghị Giải thưởng Thanh niên Công an tiêu biểu năm 2020 - Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm năm 2020 - Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2020 Tống Văn Đông cũng là 1 trong 20 đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. |
Xem thêm video: Lính cứu hỏa giải cứu cậu bé kẹt cứng đầu trong khe hẹp
Nguyễn Thảo
Độc giả báo VietNamNet đã có buổi giao lưu trực tuyến với 3 đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020.
" alt=""/>Chàng lính cứu hỏa nhường bình dưỡng khí cho nạn nhân trong khoảnh khắc sống cònConcept đồng quê
Lấy bối cảnh làng quê cùng trang phục đậm chất vintage, cô dâu chú rể “hóa thân” thành những người nông dân hăng say làm việc trên những cánh đồng xanh tươi. Cặp đôi mang đến cảm giác giản dị khi tái hiện lại những công việc hàng ngày của người nông dân. Đặc biệt, dù trong hoàn cảnh nào, trên khuôn mặt họ đều ánh lên niềm hạnh phúc. Điều này mang ý nghĩa rằng: dù là vất vả, khó khăn, dù ở đâu, họ vẫn luôn bên nhau.
Concept săn mây
Concept chụp ảnh cưới săn mây tại Đà Lạt luôn là sự lựa chọn yêu thích của các cặp đôi ưa sự lãng mạn. Các địa điểm mà các cặp đôi có thể gom trọn bầu trời mây trắng xóa vào khung hình như: đồi chè Cầu Đất, đồi Trọc, đồi Thiên Phúc Đức…
Buổi sáng tại những nơi này mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa yên ả. Khung cảnh mây trắng bồng bềnh dưới ánh mặt trời rực rỡ tựa như tiên cảnh chốn nhân gian. Mây trắng, trời xanh, phong cảnh nên thơ… hòa vào niềm hạnh phúc các cặp đôi mang đến khoảnh khắc tuyệt vời.
Concept ánh sáng tình yêu
Một album ảnh cưới với chút phá cách bằng việc chụp vào ban đêm thì sao? Ánh sáng của những chiếc đèn đường, biển hiệu quảng cáo, hay lửa trại, dây đèn… tạo nên một khung cảnh về đêm đẹp lung linh và không gian trở nên lãng mạn, say đắm đến lạ thường. Đầu tư một chút pháo hoa, pháo sáng sẽ làm cho bộ ảnh thêm lung linh và độc đáo.
Không gian lãng mạn cùng pháo sáng chính là sự lựa chọn lý tưởng cho những cặp đôi thích sự độc, lạ |
Concept bình minh trên biển
Biển luôn là địa điểm được nhiều cặp đôi lựa chọn để chụp ảnh cưới. Những khoảng khắc mà cặp đôi trao nhau ở biển lúc nào cũng mang đến điều khác lạ, bình yên đến khó tả. Giữa biển bao la sóng gió xô nhau bạt ngàn, họ trao nhau tình yêu: nhẹ nhàng, say đắm mà an yên.
Concept ảnh cưới Hàn Quốc
Concept chụp ảnh cưới đẹp Hàn Quốc được nhiều các cặp đôi lựa chọn bởi hướng đến sự tự nhiên, nhẹ nhàng và tinh tế. Concept này không đòi hỏi cô dâu chú rể phải diễn quá nhiều, đôi khi chỉ cần cái nắm tay nhẹ nhàng và mỉm cười với nhau hay ngắm nhìn nhau, tựa đầu vào nhau cũng đã thể hiện được tình yêu của cặp đôi.
Đại diện Ren Bridal Studio chia sẻ: “Các cặp đôi có thể chọn cho mình concept, ý tưởng phù hợp với cả hai; biến những khung hình cưới trở thành từng thước phim về tình yêu; để mỗi khi xem lại, bạn đều có thể mỉm cười thật tươi, thật hạnh phúc cho những tháng năm ấy.”
Ren Bridal Studio - địa điểm chụp ảnh cưới đẹp với đa dạng concept Nếu các cặp đôi đang gặp khó khăn trong việc chọn địa điểm chụp ảnh và concept mới lạ, không bị nhàm chán; Ren Bridal Studio sẽ tư vấn và giúp khách hàng có một album ảnh cưới đẹp nhất và lung linh như mong muốn. |
Doãn Phong
" alt=""/>5 concept ảnh cưới hứa hẹn ‘gây bão’ trong năm 2021Thu Hằng về Ninh Bình làm dâu vào năm 2020. Trước đó, trong lần về ra mắt, chị đã cảm nhận được mẹ chồng – bà Nguyễn Thị Nhung (SN 1960) là người phụ nữ hiền hậu, chân quê và chân thành.
Từ đó, mỗi lần về quê chơi, Hằng đều được bà Nhung đón tiếp niềm nở, quan tâm từng chút một. Chị nhớ mãi câu giục cưới của mẹ chồng: "Tháng 4 này đẹp đấy, tụi con cưới đi".
Sau khi kết hôn, vợ chồng Thu Hằng sống và lập nghiệp tại Hà Nội. Bố mẹ chồng chị làm nghề nông, kinh tế không khá giả. Mẹ chồng bị nặng tai hơn 10 năm nay, tay chân yếu dần. “Tuy vậy, tình thương ông bà dành cho con cháu là vô bờ bến”.
Bốn năm làm dâu, Thu Hằng có nhiều kỷ niệm đẹp về mẹ chồng, trong đó, kỷ niệm khiến chị nhớ nhất là vào ngày tổ chức đám cưới.
Giữa cảm xúc ngổn ngang của cô dâu lấy chồng xa, câu hỏi của mẹ chồng: “Con có mệt không?” khiến chị thấy như có dòng suối mát lành chảy trong lòng. Câu nói đó được chị ghi nhớ suốt 4 năm qua.
Hai lần về quê ở cữ, chị Hằng đều được mẹ chồng nấu cho những mâm cơm ngon. Chị cảm động khi mẹ chủ động tìm hiểu để nấu cho con dâu những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
“Thời đó, mỗi chiều mình đều được mẹ bê bữa phụ lên tận phòng cho ăn, đôi lúc hỗ trợ bế cháu cho mình làm việc cá nhân. Khi thấy con dâu muốn được nghỉ ngơi, mẹ luôn hiểu ý, chủ động đi ra ngoài”, Hằng kể.
Ở thành phố, vợ chồng chị tự thu xếp việc chăm con. Mỗi lần về quê, câu nói chị được nghe nhiều nhất từ bố mẹ chồng là: “Cố lên con nhé, mấy năm nữa sẽ đỡ vất vả hơn. Bố mẹ chẳng giúp được gì nhiều cho các con, chỉ biết động viên như vậy”.
Sau đó, ông bà sẽ chuẩn bị cả “siêu thị” cho vợ chồng chị đem ra thành phố. Những thức quà quê như: Cam, chanh, hành, tỏi, bó rau, trứng gà, thịt thà, cá mú... chị chất đầy một cốp xe.
“Hàng xóm không biết tưởng mẹ chồng mình mở siêu thị nhỏ. Thật ra, ông bà toàn để dành của ngon cho con cháu”, chị chia sẻ.
Bốn năm làm dâu, chị Hằng cảm nhận được mẹ chồng là người chất phác, tình cảm, không soi mói con dâu, không để bụng những chuyện nhỏ. Bà có hai nàng dâu và luôn đối xử công bằng để các con đều thấy mình được yêu thương, quý trọng.
Hằng thừa nhận, mẹ chồng – nàng dâu là mối quan hệ nhạy cảm và mỗi nàng dâu đều rất bỡ ngỡ trong việc làm quen với nếp sống mới mẻ ở nhà chồng. Đó là lúc họ cần sự thông cảm, thấu hiểu, tình yêu thương và lòng bao dung của bậc sinh thành.
Chị Hằng thấy may mắn khi có bố mẹ chồng tốt bụng, yêu thương con dâu. Nhưng chị luôn tự nhủ, mọi mối quan hệ tốt đẹp đều cần sự vun vén từ cả hai phía. Bản thân chị cũng phải thật thà, lễ phép, cư xử đúng mực với bố mẹ chồng.
“Ngoài ra, vai trò của người chồng cũng rất quan trọng. Chồng mình yêu và thương mình, hướng dẫn mình làm thế nào để hòa hợp với mọi người.
Khi mới về làm dâu, mình gượng gạo và bỡ ngỡ nhưng nhờ có anh đồng hành, mình dần mở lòng hơn. Cũng nhờ anh làm cầu nối, mình và mẹ chồng mới có thể yêu thương, hòa hợp với nhau như hiện tại”, 9X chia sẻ.
Ảnh: NVCC
Bố mẹ chồng Hà Nội có quy tắc '5 không', nàng dâu sống chung 'sướng như tiên'Nhiều năm sống chung, nàng dâu quê Thái Nguyên luôn biết ơn bố mẹ chồng đã dành cho tổ ấm nhỏ của mình những điều tốt đẹp." alt=""/>Giữa đám cưới, mẹ chồng hỏi một câu khiến con dâu ghi nhớ suốt 4 năm