Bé gái suýt chết vì bứt tóc ăn thay cơm
Bác sĩ cảnh báo 5 sai lầm nguy hiểm của mẹ Việt
Uống sữa hết nửa tỉ, con vẫn còi dí
Cháo thịt cóc
Thịt cóc rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt trong thịt cóc có chứa nhiều axit amin rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng.
Chuẩn bị: Thịt cóc 5g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, củ mài 20g cùng với muối vừa đủ. Nên mua cóc vàng, làm thịt chỉ lấy đùi và mình, làm sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, nghiền thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp cũng vậy.
Cho bột gạo tẻ, bột củ mài vào nồi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ đến khi cháo chín thì cho bột thịt cóc vào quấy đều, thấy cháo sôi lăn tăn là được. Mẹ nên nêm gia vị cho vừa ăn, và cho bé ăn ba lần một ngày, liên tiếp trong vài ngày bé sẽ lấy lại cân nhanh chóng.
Cháo ếch
Nguyên liệu gồn một con ếch nặng khoảng 150g - 200g, 50g gạo, củ cà rốt 50g để chế biến món cháo ếch này.
Cách làm: Các mẹ làm thịt bỏ nội tạng, đầu, bàn chân, ướp mắm, muối trong 15-20 phút. Củ cà rốt rửa sạch, gọt vỏ xay nhuyễn thành bột. Mẹ cho ếch và gạo ninh nhừ thành cháo, sau đó bỏ cà rốt vào khoấy đều và đun sôi. Cho trẻ ăn ngày một lần, ăn liên tiếp trong 5-10 ngày bệnh suy dinh dưỡng của trẻ sẽ được cải thiện.
Cháo chim cút
Cháo chim cút là một trong những món ăn dành cho trẻ suy dinh dưỡng tốt nhất.
Mẹ cần có: Chim cút 1 con (250 – 300g), gạo tẻ 50g, gạo nếp 30g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ. Làm sạch chim cút (bỏ chân, phổi, ruột, phần đầu từ mắt trở lên), ướp mắm muối trong tầm 20 phút. Vỏ quýt khô đem tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo nếp, gạo tẻ và nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Cho trẻ ăn ngày một lần, nên ăn liền 5 – 10 ngày.
Gan gà hấp
Nguyên liệu cần có: Gan gà 150g, phục linh 10g, bột gia vị vừa đủ.
Cách làm: Gan gà rửa sạch thái vừa miếng ướp gia vị. Phục linh tán thành bột. Trộn gan gà với bột phục linh cho đều rồi đem hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn ngày một lần lúc đói, cần ăn liền trong 5 – 10 ngày. Có thể thay gan gà bằng gan lợn cũng rất tốt.
Những món ăn dành cho trẻ suy dinh dưỡng trên đây vừa thơm ngon lại bổ sẽ vừa giúp bé mau tăng cân và khoẻ mạnh lại vừa tăng tay nghề nấu nướng của mẹ nữa đấy!
Thanh Thương(tổng hợp)
Trẻ bình thường đã cầu kỳ trong bữa ăn thì trẻ bị suy dinh dưỡng các mẹ còn đau đầu hơn nhiều khi mà nấu sao cho bé vừa miệng, mà bé lại phải ăn đủ các chất chỉ trong một bữa ăn.
" alt=""/>Những món ăn dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng giúp tăng cân nhanhTrong khi các loại rau có chứa nhiều chất xơ như cải xoăn, khoai tây, khoai lang giúp bạn duy trì sức khỏe, cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng quan trọng và làm chậm sự hấp thu đường vào máu, giảm sự sản sinh insulin của tuyến tụy.
Ăn bánh ngọt vào bữa sáng
Các loại bánh ngọt nướng, bánh muffin… rất tiện lợi cho bữa sáng nhưng chúng nhanh chóng bị phân hủy thành những loại đường đơn giản không tốt cho sức khoẻ và làm đường huyết tăng cao.
Hãy ăn sáng bằng ngũ cốc nguyên hạt, cam, sữa chua, bơ đậu phộng… để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường.
Thức uống giàu calorie
Nước ép trái cây có đường, trà có đường và nước chanh đường tưởng chừng như vô hại, nhưng chúng lại chứa hàm lượng calorie cao tương đương với soda.
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy những người uống một thứ nước ngọt có đường tăng 25% nguy cơ bị tiểu đường.
Uống nhiều rượu
Uống quá nhiều rượu dẫn tới sự biến động mạnh mẽ lượng đường trong máu. Ngoài carbohydrate, cả bia và rượu đều có chứa calo làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn và khiến bạn mất kiểm soát trong việc lựa chọn đồ ăn.
Nếu bị chẩn đoán mắc tiểu đường, bạn cũng nên tránh xa rượu vì nó có thể cản trở quá trình điều trị của bạn bằng cách phản ứng với các loại thuốc trị tiểu đường và gây buồn ngủ, kích ứng dạ dày....
Ăn kem tráng miệng
Một vài muỗng kem tráng miệng là món ăn hoàn hảo cho bạn nhưng đừng ăn nó vào ban đêm bởi nó chứa hàm lượng lớn chất béo bão hoà. Loại chất béo này được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Không bổ sung vi khuẩn có lợi
Tất cả các vi khuẩn có lợi (probiotic) được tìm thấy trong sữa chua và đồ uống lên men có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Khi các vi khuẩn có hại tồn tại trong ruột, chúng sẽ cản trở quá trình tiêu hóa lành mạnh dẫn đến viêm và kháng insulin. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung probiotic hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Ăn đồ ăn nhanh
Các loại ngũ cốc được chế biến và các loại đường được tìm thấy trong bánh hamburger, khoai tây chiên và soda làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là tăng cân.
Khi trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ cản trở khả năng sử dụng và phân phối insulin gây tiểu đường.
Tổ chức Chống bệnh béo phì ghi nhận rằng gần 90% những người bị tiểu đường tuýp 2 là thừa cân hoặc béo phì.
Ăn nhiều muối
Tiêu thụ quá nhiều natri khiến cơ thể tích nước, làm tăng huyết áp. Chúng gây áp lực lên thành động mạch, làm cho chúng mạnh hơn và dày hơn, làm tăng nguy cơ vỡ hoặc tắc nghẽn.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ lưu ý rằng huyết áp cao có liên quan đến nguy cơ gia tăng mắc bệnh tiểu đường.
Không ăn cá
Mỹ là đất nước của thịt và khoai tây, nhưng các món ăn của họ lành mạnh nhất trên thế giới và tập trung vào hải sản.
Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ đều giàu axit béo omega-3, làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ăn nhiều thịt đỏ
Bệnh tiểu đường thường liên quan đến carbohydrate và đường, nhưng ăn quá nhiều thịt đỏ cũng gây những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Thịt bò và các loại thịt chế biến khác có hàm lượng chất béo bão hòa cao có thể làm gia tăng sự đề kháng insulin ở người bị tiểu đường.
Vì thế, hãy ăn thịt nạc, cá và đậu khi cố gắng kết hợp protein vào chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường.
Các bài tập khí công đơn giản dưới đây dành cho người bị tiểu đường và huyết áp. Nên thực hiện sau khi ăn từ 45-60 phút.
" alt=""/>Thói quen ăn uống khiến bạn mắc bệnh tiểu đường