Soi kèo góc Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
本文地址:http://game.tour-time.com/news/977f499018.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs Gloria Buzau, 22h00 ngày 21/2: Tiếp tục trắng tay
Đọc bài viết của Hoàng Anh, tôi đồng ý là Đừng làm mẹ cáucó rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, bộ phim cũng có chỗ khiến tôi rất khó chịu và không hài lòng với cách xây dựng nhân vật của biên kịch.
Chi tiết tôi muốn nói đến vừa xuất hiện trong tập phát sóng gần đây. Nhân vật Hạnh vốn tạo cảm tình tốt cho tôi và nhiều khán giả, như một người phụ nữ tử tế, thẳng thắn, trong sạch và đầy nghị lực, vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, hình ảnh đó đã bị phá hỏng khi biên kịch đưa vào tình huống Hạnh có thỏa thuận với mẹ người yêu cũ trong quá khứ.
Cô đã hứa hẹn với mẹ Trung, viết giấy cam kết từ bỏ người mình yêu để đổi lấy số tiền 30 triệu đồng. Cho dù sau đó Hạnh có giải thích với Quân rằng cô buộc phải làm điều đó để có tiền chữa bệnh cho Happi nhưng tôi vẫn cho đây là tình huống dở trong kịch bản. Làm như vậy, Hạnh đã bị mất giá nghiêm trọng trong mắt khán giả, hình ảnh tốt đẹp của cô đã bị phá vỡ phần nào, không còn tròn vẹn như trước. Hóa ra Hạnh đã vì tiền mà bán đi tình yêu của mình. Cô hoàn toàn có thể chọn cách khác để vẫn giữ lại tình đầu và cứu con gái cơ mà.
Không biết có khán giả nào nghĩ như tôi không, đó là cảm giác Hạnh không rõ ràng trong chuyện tình cảm. Hạnh biết cô và Trung không đi đến đâu nhưng vẫn đồng ý gặp lại anh, thậm chí có nhiều hành động bật đèn xanh cho Trung quay lại với mình. Dù phân tích cho Trung những yếu tố cản trở họ quay về với nhau nhưng Hạnh lại không dứt khoát mà vẫn tỏ vẻ còn tình cảm với anh.
Trong khi đó, cô chắc chắn nhận ra Quân có tình cảm với mình, thậm chí chấp nhận đi du lịch riêng cùng mẹ con Quân. Hạnh cũng có nhiều cuộc nói chuyện cởi mở với Quân, chia sẻ những bí mật riêng tư của mình, cho thấy cô đã bắt đầu tin tưởng anh. Song Hạnh không cho thấy cô thực sự dành tình cảm với ai mà cảm giác như đang muốn bắt cá hai tay, trêu đùa với chuyện tình cảm của cả Trung và Quân. Diễn xuất của diễn viên Quỳnh Kool chưa đủ "nét" để khán giả thấy rõ tình cảm của mình thực sự đang dành cho người đàn ông nào.
Cũng trong tập phim gần đây, dù theo dõi khá kỹ nhưng tôi vẫn không hiểu vì sao nhân vật Mai Anh lại biết nơi Quân đi du lịch với mẹ con Hạnh để tìm đến đánh ghen. Chưa kể nhân vật Mai Anh có lẽ được "giao nhiệm vụ" làm người xấu trên phim và cản đường mẹ con Hạnh nên được xây dựng vô lý.
Một cô gái giỏi giang, xinh đẹp và hiểu biết như Mai Anh ngoài đời chắc chắn không dùng những cách hạ đẳng để hại Hạnh như trên phim, càng không cho mình cái quyền ghen tuông trách móc Quân khi anh đi với người khác bởi họ chưa là gì của nhau.
Thêm một tình tiết nữa tôi thấy vô lý, đó là cách xây dựng mối quan hệ của nhân vật Vy và Khôi. Ban đầu họ đến với nhau vì một sự cố trong đêm say và không hề có tình cảm thật sự. Tuy nhiên, dù có ràng buộc bằng hợp đồng hôn nhân đi chăng nữa, tình tiết Khôi nhờ Vy đến khách sạn giải cứu mình khỏi một cô nàng đeo bám cũng rất vô lý. Chưa kể tình tiết Hạnh thấy Vy và cô gái kia ẩu đả trong khách sạn chưa biết sự thể ra sao đã lao vào đánh ghen hộ bạn.
Trong khi bạn Hoàng Anh khen ngợi màn đánh ghen thay con dâu trong Đừng làm mẹ cáu thì tôi lại thấy chi tiết này không ổn. Bà Vân có thể không bằng lòng với việc con trai qua lại với người yêu cũ nhưng chắc chắn sẽ không năm lần bảy lượt thay mặt con dâu dằn mặt Yến.
Đáng lẽ việc này, nếu có, thì phải là Vy ra tay bởi trên danh nghĩa cô vẫn là vợ Khôi. Cho dù cô và Khôi ràng buộc với nhau bằng hợp đồng hôn nhân nhưng một khi Vy đã có tình cảm với Khôi thì sẽ chọn cách "xử lý" Yến để giữ lại cuộc hôn nhân của mình thay vì chỉ lặng lẽ khóc và rút lui bằng cách đẩy nhanh thủ tục ly hôn. Giá như hành động của Vy được biên kịch xây dựng đời hơn sẽ thuyết phục người xem.
![]() | ![]() |
Tình cảm của Quân đã rõ nhưng Hạnh lại chưa rõ ràng.
Đừng làm mẹ cáu chỉ còn 3 tập nữa là khép lại nhưng mối quan hệ của Quân - Hạnh và Trung vẫn lập lờ khó hiểu. Quân đã thể hiện rõ có tình cảm với Hạnh nhưng phía Hạnh lại chưa rõ ràng nên càng khiến khán giả hoang mang. Hy vọng biên kịch và đạo diễn sẽ không chọn cách giải quyết vấn đề bằng những tình huống vội vã chỉ để có một kết phim viên mãn nhưng thiếu thuyết phục.
Tôi rất sợ Đừng làm mẹ cáurơi vào cảnh "đầu voi đuôi chuột" như nhiều bộ phim giờ vàng khác gần đây khiến khán giả hụt hẫng với cái kết nhạt và thiếu hợp lý. Mong bộ phim sẽ có một "happy ending" đúng nghĩa.
Độc giả Linh Chi
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Tụt cảm xúc vì nữ chính mất điểm trong 'Đừng làm mẹ cáu'
Khánh Vy sinh năm 1998, được biết đến rộng rãi với biệt danh "Hotgirl 7 thứ tiếng" sau clip bắt chước 7 ngôn ngữ Việt, Anh, Hàn, Trung, Nhật, Thái, Italy.
Sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt nên ngay từ khi còn là sinh viên, Khánh Vy đã có cơ hội cộng tác trong các chương trình dạy Tiếng Anh của VTV7 như IELTS On The Go, Follow Usvà Crack’em up.
Ngoài công việc cộng tác với VTV, Khánh Vy còn sở hữu kênh YouTube với hơn 1 triệu lượt đăng ký. Các video của nữ MC thường chia sẻ những bí quyết học Tiếng Anh hiệu quả cũng như đời sống thường ngày đáng ngưỡng mộ của cô bạn.
Ngay từ bé, Khánh Vy đã biết kiếm tiền từ công việc MC: "Tôi bắt đầu làm thêm từ năm lớp 3 cho đến lớp 9. Công việc của tôi là làm MC cho chương trình về thiếu nhi. Tôi nhớ khi đó mình chỉ được khoảng 50 nghìn đồng một số nhưng điều tôi nhận được là những kinh nghiệm chớm nở về ngành truyền hình, tôi biết mình thích gì và muốn làm gì. Khi vào Đại học, tôi đi làm thêm từ năm thứ nhất đến năm thứ tư và nghiêm túc kiếm tiền từ năm thứ hai", cô kể.
Khánh Vy chia sẻ thêm về công việc: "Tôi làm MC cho bản tin Thời sự quốc tế của VTC1 từ học kỳ hai năm nhất Đại học. Tuy nhiên vì quãng đường đi đến VTC cách 20 km, mỗi ngày tôi phải dành thời gian 2-3 tiếng ở ngoài đường và thường học buổi sáng rồi chiều đi dẫn luôn mà không kịp ăn. Vì vậy tôi đã quyết định nghỉ sau 2-3 tháng thử việc không lương. Tôi nghĩ đấy là quyết định sáng suốt để mình làm được nhiều công việc sau này",
Trong video chia sẻ gần đây, cô bạn đã thẳng thắn tiết lộ mức chi tiêu của mình: "Tôi cảm thấy may mắn vì ở cùng gia đình nên không mất chi phí thuê nhà. Sinh hoạt hàng tháng của tôi khoảng 2-2,5 triệu một tháng, ăn uống tầm 5-6 triệu. Tôi thích uống cà phê nên thường chi tiền vào đó, còn lại rất ít khi tôi đi ăn ở ngoài.
Ngoài ra, tôi dành khoảng 30 triệu hàng tháng để trả lương cho nhóm của mình. Tính trung bình, một tháng tôi chi khoảng 50-60 triệu để phục vụ công việc và bản thân. Tôi thấy mức tiền này khá phù hợp với mục đích và nhu cầu sống của mình chứ không có gì phung phí cả".
Trước đó, trong một video với tựa đề 50 điều mình làm được 10 năm qua, Khánh Vy khiến nhiều người phải trầm trồ khi đã tự mua xe ô tô cho mình và mua một mảnh đất tặng bố mẹ khi chỉ mới 19 tuổi.
![]() |
Khánh Vy: 'Tính trung bình, một tháng tôi chi khoảng 50-60 triệu để phục vụ công việc và bản thân'. |
Khánh Vy quan niệm, muốn có mức thu nhập ổn định thì nên có nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Lấy ví dụ từ bản thân, Khánh Vy cho biết hiện nay ngoài công việc cộng tác tại VTV, cô còn nhận được chi phí quảng cáo từ kênh YouTube và mức thu nhập từ việc làm MC ở các sự kiện song ngữ.
Đáp lại những lời nhận xét cho rằng cô bạn rất giàu có, Khánh Vy hài hước nói: "Tôi giàu tình cảm chứ đâu có tiền (cười). Đùa một chút thôi, tôi nghĩ giàu với mỗi người là một định nghĩa khác nhau. Có thể so với nhiều người, tôi có nhà, có xe là đã có điều kiện. Nhưng ca sĩ Hà Anh Tuấn đã nói, muốn biết ai giàu hãy nhìn xem họ đã đã giúp được bao nhiêu người. Việc đó tôi thấy mình chưa làm được nhiều nên tôi vẫn chưa phải người giàu có.
Tôi luôn đặt ra một kim chỉ nam, đó là luôn trả tiền cho chính mình trước. Mỗi khi có lương, tôi sẽ trích ra một khoản để tiết kiệm, số tiền còn lại sẽ dùng để chi tiêu cho bản thân. Tôi tự thấy mình không giỏi tiết kiệm nhưng cũng không tiêu tiền quá phung phí", Khánh Vy bật mí về cách chi tiêu của mình.
Khánh Vy ghi lại một ngày đi làm tại VTV
Phương Linh
Ảnh: FBNV
Trái ngược với vẻ chỉn chu, nghiêm túc trên sóng truyền hình, BTV Tuấn Dương lại ưa chuộng phong cách năng động và trẻ trung ngoài đời thường.
">MC Khánh Vy của VTV tiết lộ thu nhập đáng nể
Công văn số 58/BVHTTDL-VHCS ngày 7/1/2022 về tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và Công điện số 351/CĐ-BVHTTDL ngày 28/1/2022 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
![]() |
Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh tại địa phương, thực hiện công tác chỉ đạo và tổ chức lễ hội phù hợp theo Hướng dẫn tạm thời số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ VHTTDL về thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả dịch Covid-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch”; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội.
Công văn cũng đề nghị các Sở tập trung tổ chức các phương án về trật tự an toàn giao thông, an toàn sông nước, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân dân và du khách; tổ chức các giải pháp về thực hiện nếp sống văn minh tại các hoạt động lễ hội.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tự giác, chấp hành pháp luật của người dân nhằm thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế; thường xuyên cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh; giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống. Vận động nhân dân hạn chế đốt đồ mã, vàng mã, bảo đảm an toàn, tiết kiệm không phô trương, hình thức, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc; phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử di tích, lễ hội; không để các đối tượng lợi dụng, lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh.
Tình Lê
Ngày 12/2, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc chương trình Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc.
">Người dân không lơ là phòng, chống dịch bệnh khi tham gia lễ hội
Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do
"Tôi đã được gặp, được quan sát cuộc sống của những người lính ở Trường Sa và giữ trong mình nhiều kỷ niệm đẹp. Còn nhớ giây phút chuẩn bị rời đảo, một bạn lính trẻ cứ níu chân tôi và xin đoàn thêm 5 phút để hát tặng lại một bài hát. Khi những lời ca của bài hát Xuân này con vắng nhàđược vang lên, như gói tất cả những cảm xúc của người lính xa nhà nên lúc đó tôi không kìm được nước mắt.
Sau đó khi lên tàu, tôi vẫn thấy bạn lính nhìn mình từ phía xa xa với ánh mắt rất thương. Kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi và tôi cứ trăn trở vào một dịp nào đó sẽ dành tặng món quà âm nhạc cho họ. Và thật tình cờ khi được nghe sáng tác Xuân Trường Sacủa nhạc sĩ An Hiếu với giai điệu và ca từ cuốn hút nên tôi quyết định thực hiện sản phẩm âm nhạc này", Hồng Hạnh trải lòng.
Cũng theo nữ ca sĩ, do phải hoàn thành khoá huấn luyện tập huấn tân binh tại Sơn Tây nên gần đây cô và ê-kíp mới bắt tay thực hiện MV. "Sau khóa huấn luyện tôi bị ốm nặng nên phải chờ sức khỏe ổn định mới thu âm. Tôi phải thu âm đến lần thứ 3 mới ưng ý. Hy vọng MV Xuân Trường Sasẽ là món quà tinh thần để tôi và nhạc sĩ An Hiếu gửi tới những chiến sĩ canh giữ biển đảo quê hương trong dịp Tết này", nữ ca sĩ chia sẻ.
Là tác giả của ca khúc Xuân Trường Sa, nhạc sĩ An Hiếu cho biết tháng 4/2023 anh có một chuyến thăm quần đảo Trường Sa với tư cách là thành viên đến từ Hội nhạc sĩ Việt Nam. Đây là chuyến đi thứ 3 anh đến đây sau năm 2002 và 2017.
Nhạc sĩ An Hiếu bộc bạch với VietNamNet: "Tôi tự hứa sau mỗi chuyến đi đặc biệt tôi sẽ viết một bài hát dành cho những người lính ở nơi đầu sóng ngọn gió. Thú thực khi đặt ra bài toán cho mình là tôi tự đối diện với nhiều thách thức khi đã có nhiều tác giả khai thác thành công đề tài này. Nhiều ca khúc kể rất sinh động về cuộc sống, con người trên quần đảo thân yêu này thực sự đã đi vào đời sống của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Do vậy ở chuyến đi lần 3 ở Trường Sa tôi dành rất nhiều thời gian hỏi chuyện, tâm sự với những người lính có thâm niên sống trên đảo.
Thật tuyệt vời khi có nhiều câu chuyện hay, cảm động đã tác động rất mạnh mẽ đến tôi. Đặc biệt là cảm xúc của người lính xa quê mỗi khi độ Tết đến, Xuân sang. Họ có chút lắng đọng, suy tư nhưng rất kiên cường, cứng rắn trong nhiệm vụ trực Tết của mình. Tôi đã viết rất nhanh bài hát Xuân Trường Saở trên boong tàu. Nguyên bản là một bản Pop Ballad nhẹ nhàng, sâu lắng và phù hợp với một giọng ca nam chất nhạc nhẹ thể hiện.
Tuy nhiên, sau khi Đoàn Hồng Hạnh nghe bài hát đã xin phép để trình bày. Hạnh muốn có điều mới lạ hơn trong bản phối, cách xử lý bài hát. Và thế là một bản phối kiểu nhạc Swing được tôi thực hiện đã ra đời. Tôi hoàn toàn ưng ý và bị chinh phục bởi tinh thần làm việc nghiêm túc, cầu thị và hết sức sáng tạo của Đoàn Hồng Hạnh".
Bước ra từ cuộc thi Sao Mai Quảng Ninh năm 2022 với giải Nhất phong cách Nhạc nhẹ, Đoàn Hồng Hạnh được đặc cách tham gia Sao Mai 2022 Khu vực miền Bắc theo quy chế của Giải Sao Mai 2022 và giành giải Nhì phong cách Nhạc nhẹ Sao Mai 2022 chung cuộc. Năm 2023 cô đoạt Huy chương vàng Hội diễn chuyên nghiệp toàn quân với vai trò là diễn viên Đoàn văn công Quân chủng Hải quân.
Lê Đỗ
"Là một sĩ quan trong quân đội nên tôi rất yêu màu áo lính. Bằng những trải nghiệm, tôi thấy mình có quá nhiều chất liệu để sáng tác", nhạc sĩ An Hiếu nói về lý do cho ra đời hàng loạt ca khúc về người lính.
">Ca sĩ Hồng Hạnh rơi nước mắt khi nghe người lính hát 'Xuân này con vắng nhà'
Trước đây, tôi thi thoảng vẫn cho mượn xe, nhưng đa phần chỉ cho họ hàng là chính và họ cũng không đi quá xa. Tôi nghĩ, từ Hà Nội đi Đà Nẵng là chặng đường khá dài, đòi hỏi người lái phải quen với chiếc xe mình chạy. Sự quen thuộc này không chỉ là tạo cảm giác an toàn mà còn để hiểu chiếc xe cần phải sử dụng, bảo dưỡng, kiểm tra ra làm sao.
Cả hai chiếc ô tô đều là phương tiện vợ chồng tôi lái hàng ngày, nên tôi rất chú trọng tới việc kiểm tra và cho khám định kỳ. Trong khi đó, cậu bạn đồng nghiệp cùng cơ quan theo tôi được biết thì mới lấy bằng hồi đầu năm, nhà chưa mua ô tô. Do đó tôi rất sợ cậu ấy thiếu kinh nghiệm. Xe hỏng có thể sửa nhưng nhỡ đâu có vấn đề gì liên quan đến giao thông với bên thứ ba, lúc ấy sẽ thực sự phiền phức.
Nghĩ và đắn đo đến vậy nhưng tôi không biết nên từ chối sao cho cậu ấy hiểu, bởi hàng ngày vẫn chạm mặt nhau ở chỗ làm, sau này thành điều tiếng thì thật buồn. Tôi rất mong có được tư vấn và lời khuyên từ các bạn có nhiều trải nghiệm giống câu chuyện của tôi để có thể tham khảo. Xin cảm ơn!
Độc giả Trần Anh Đức (Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
">Nhà có 2 ô tô, tôi có nên cho bạn mượn 1 chiếc đi chơi lễ
Hồi tháng 12 năm ngoái, Yun - một cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc bị bán ra nước ngoài. Trước đó vài ngày, một người đàn ông đã liên hệ với Yun qua một ứng dụng video và đưa ra lời mời làm việc hấp dẫn. Yun - một đứa trẻ mới bỏ học, bị gia đình ghẻ lạnh và hay nhảy việc từ nhà máy này sang nhà máy khác - nhận thấy mức lương được hứa hẹn quá hấp dẫn.
Một vài đứa trẻ khác đã đi theo Yun. Đến khi chúng biết mình bị lừa thì đã quá muộn. Những người đàn ông lạ mặt đưa bọn trẻ vượt biên bằng cả xe hơi, đi bộ xuyên núi, thậm chí là ẩn náu bên trong một chiếc thuyền. Rồi đột nhiên, các bảng hiệu có chữ nước ngoài hiện lên trước mặt chúng.
Tại điểm đến, 6 đứa trẻ - tất cả đều chưa đủ tuổi - bị bán vào một khu phức hợp ở thành phố Sihanoukville của Campuchia. Ở đó, chúng bị giam giữ và buộc phải tham gia vào công việc lừa đảo những người khác qua mạng.
Yun nói: “Chúng cháu kết bạn với họ trên WeChat” - ứng dụng nhắn tin - “và tiếp tục trò chuyện với họ để tạo mối quan hệ tốt đẹp”. Sau đó, bọn trẻ sẽ thuyết phục nạn nhân của mình tham gia một kế hoạch đầu tư lừa đảo.
Việc mà Yun và đám bạn phải làm là một kịch bản phổ biến. Sihanoukville, một thành phố ven biển mới nổi bởi các khoản đầu tư của Trung Quốc, đã trở thành một trong những điểm nóng lớn nhất trên toàn cầu về các hoạt động lừa đảo trực tuyến. Các băng đảng chiêu dụ người tìm việc làm bằng những lời hứa hão huyền, sau đó giam cầm họ. Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức, nhưng những thanh thiếu niên non nớt thường rơi vào bẫy của chúng.
Trong nhiều năm, cứu cánh cho những nạn nhân như Yun là một nhóm doanh nhân - những người tình nguyện dành thời gian, nguồn lực và mối quan hệ của họ để giành lại quyền tự do cho những người đồng hương bị lừa đảo.
‘Mổ lợn’
Khu nhà nơi Yun và những người bạn của cậu bị giam giữ trông giống như một văn phòng - có rất nhiều máy tính và điện thoại. Đám quản lý thường hô to các khẩu hiệu truyền cảm hứng và đào tạo những người mới đến.
Để tránh sự theo dõi của các nhà chức trách Trung Quốc, những kẻ cầm đầu liên lạc với người của mình thông qua ứng dụng nhắn tin được mã hóa Telegram.
Ming, một cô bé 15 tuổi bị bán cùng với Yun, chia sẻ với tờ Sixth Tone rằng những kẻ bắt giữ đe dọa chúng bằng cách gửi những đoạn video đẫm máu đến các nhóm làm việc trên Telegram để nạn nhân thấy hậu quả của việc không phối hợp. “Thật là đáng sợ” - Ming nói.
Những kẻ lừa đảo lạ mặt khiến Yun lo lắng. Cậu không hoàn toàn hiểu những gì mình đang làm và không sẵn sàng tham gia, nhưng cậu cũng không dám phản đối vì sợ bị trừng phạt.
Mới 14 tuổi, Yun là người nhỏ tuổi nhất trong số các nạn nhân, nhưng cậu đã bị đánh 2 lần vì không “câu” được ai.
Vào ban đêm, bên trong căn phòng ngủ chung mà Yun đã được chỉ định, cậu vừa khóc vừa trốn dưới lớp chăn. “Nếu bị những người đó nhìn thấy, chắc chắn cháu sẽ bị nghi ngờ là muốn bỏ trốn” - Yun nói.
Lừa đảo qua mạng là kiểu lừa đảo mà nhiều thanh thiếu niên bị mắc bẫy và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Sihanoukville, các băng nhóm người Trung Quốc chiếm ưu thế, nhưng các hoạt động nhằm vào các công dân nước khác đang gia tăng.
Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành trấn áp các vụ lừa đảo công dân từ Campuchia. Cụ thể, vào năm 2019, họ đã thiết lập một văn phòng thực thi chung với các cơ quan chức năng Campuchia tại thủ đô Phnom Penh. Năm ngoái, hơn 610 công dân Trung Quốc được cho là bị lừa đảo qua mạng đã được hồi hương. Tuy nhiên, các mạng lưới này vẫn phát triển mạnh mẽ và đang mở rộng hoạt động của chúng sang Myanmar, Dubai...
Một trò lừa đảo phổ biến khác còn được gọi là “kế hoạch mổ lợn”. Kẻ lừa đảo đóng giả là một người hấp dẫn và thành công để phát triển một mối quan hệ yêu đương qua mạng trước khi "giết thịt" nạn nhân. Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ dụ dỗ nạn nhân trả tiền cho các âm mưu liên quan đến tiền điện tử, cổ phiếu và các loại tài sản khác.
Theo Tổ chức Chống Lừa đảo Toàn cầu (GASO), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 6/2021 bởi một phụ nữ Singapore sau khi cô trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo này, những trò lừa đảo như vậy thường nhắm vào người thất tình và đang trở thành hiện tượng phổ biến trên khắp thế giới.
Ủy ban Thương mại Liên bang (Mỹ) cho biết, kể từ khi đại dịch bắt đầu, lừa đảo trực tuyến đã bùng nổ. Năm 2021, báo cáo từ các nạn nhân cho thấy số tiền bị lừa lên đến 547 triệu USD, tăng gần 80% so với năm 2020.
Ở Sihanoukville, đám trẻ nhanh chóng biết rằng rằng chúng phải chạy trốn. Với hy vọng thoát nạn, chúng đã liên lạc với gia đình. Ming đã chuyển đổi giữa hai tài khoản WeChat để có thể che giấu việc này với những kẻ bắt giữ mình. Tuy nhiên, không một người thân nào của đám trẻ có động thái gì về việc đưa con mình thoát ra khỏi nơi đó.
Sau khoảng 1 tuần, cuối cùng Ming cũng tìm được người giúp đỡ. Theo gợi ý của một người bạn cũng bị giam giữ, cô đã liên hệ với Chen Baorong, một doanh nhân ở Phnom Penh và là người tổ chức Đội Từ thiện Trung Quốc - Campuchia - nhóm tình nguyện viên giải cứu nạn nhân buôn người.
Chen - người sáng lập Đội Từ thiện đã trấn an đám trẻ và nói với chúng rằng hãy đề nghị cha mẹ báo cáo tình hình của chúng cho cảnh sát địa phương. Thông qua các mối quan hệ của mình, Chen đã liên lạc được với kẻ bắt giữ. Ban đầu hắn ta yêu cầu trả tiền chuộc, nhưng sau đó đồng ý thả bọn trẻ với điều kiện chúng phải xóa mọi thứ liên quan đến công ty khỏi điện thoại của mình.
Chúng được gửi đến khách sạn Changcheng ở Phnom Penh, một ngôi nhà an toàn cho các nạn nhân bị buôn bán do Li Jie, một thành viên của Đội Từ thiện làm chủ. Một phần do hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch, phải mất vài tháng sau đám trẻ mới có thể về nhà. Chen đã giúp chúng xin được giấy phép chính thức tại Đại sứ quán Trung Quốc trong trường hợp chúng không có hộ chiếu và thị thực. Và đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã giúp thu xếp hành trình trở về của các em. (Trung Quốc và Campuchia không có chung đường biên giới.)
Yun và các bạn là những người may mắn. Một nạn nhân khác, 17 tuổi, từng là thợ xăm ở Trung Quốc trước khi bị dụ vào một khu nhà ở Sihanoukville.
Bọn lừa đảo đã gọi video cho mẹ cậu và quay cảnh đánh đập cậu để đòi khoản tiền chuộc hơn 500.000 nhân dân tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng) nếu muốn đưa cậu và bạn gái ra ngoài. Mặc dù gia đình đã trả tiền, nhưng cuối cùng cậu lại bị bán cho một công ty khác, trước khi được Chen giải cứu.
Theo Sixth Tone
(Còn tiếp)
Phần 2: Mối nguy đe doạ những người giải cứu
">Bên trong 'sào huyệt' của những kẻ buôn người ở Campuchia
友情链接