Hội nghị đồng thuận tại Mỹ,ệtvikhuẩnHpyloriphòngsớmbệnhdạdàlich thi đấu bóng đá hom nay châu Âu và gần đây nhất ở châu Á Thái Bình Dương (11/2015) đều thống nhất cần phải triệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) để dự phòng các nguy cơ bệnh lý ở dạ dày, đặc biệt với ung thư dạ dày.
Nhiễm H. pylori có thực sự nguy hiểm?
Năm 1983, hai nhà khoa học: Marshall và Warren đã phát hiện ra một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người có tên là H. pylori. Khám phá vĩ đại này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại và giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về vai trò của H. pylori đối với các bệnh lý dạ dày tá tràng như viêm dạ dày mạn, loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày.
Ngày nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp H. pylori nằm trong nhóm 1 gây ung thư dạ dày. Hội nghị đồng thuận (consensus) tại Mỹ, châu Âu và gần đây nhất ở châu Á Thái Bình Dương (11/2015) đều thống nhất cần phải triệt trừ (eradication) vi khuẩn H. pylori để dự phòng các nguy cơ bệnh lý ở dạ dày, đặc biệt với ung thư dạ dày (gastric cancer).
Chính vì vậy, nhiều quốc gia rất quan tâm về H. pylori và đã có các chương trình tầm soát cấp quốc gia, đặc biệt ở Nhật Bản và Mỹ. Ở Việt Nam, đã có nhiều Hội thảo chuyên đề và có nhiều phương tiện thông tin đại chúng nói về H. pylori.
Tuy nhiên, một câu hỏi mà được nhiều người quan tâm đã đặt ra rằng: Nhiễm H. pylori có thực sự nguy hiểm không, có thể gây ung thư dạ dày không và có cần phải tiêu diệt vi khuẩn này không? Các phần thông tin dưới đây sẽ giải đáp một phần nào về các câu hỏi trên.
50% dân số thế giới nhiễm H. pylori
Thống kê của WHO đã cho biết có khoảng 50% dân số toàn cầu nhiễm H. pylori. Vi khuẩn này có thể tồn tại cùng với con người và có một tỷ lệ nhỏ sẽ gây viêm dạ dày mạn, loét dạ dày tá tràng và có thể gây ung thư dạ dày. Các nghiên cứu trong nước (thông qua xét nghiệm tìm H.pylori) đã cho biết tỷ lệ H. pylori dương tính (+) trong viêm dạ dày mạn (60-80%), loét tá tràng (80-95%), loét dạ dày (75-85%) và ung thư dạ dày (62-98%).
Do vậy, các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng cần phải diệt trừ H.pylori để dự phòng các biến chứng do loét dạ dày (chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày). Hội nghị đồng thuận điều trị diệt trừ H. pylori (Mastricht IV, năm 2012) đã thống nhất cần phải diệt H.pylori cho các đối tượng sau:
+ Viêm dạ dày mạn do nhiễm H.pylori
+ Loét dạ dày, loét tá tràng do nhiễm H.pylori
+ Ung thư dạ dày (đã được phẫu thuật) do nhiễm H. pylori
+ Người bị thiếu máu, thiếu sắt có nhiễm H. pylori
+ Chứng khó tiêu có nhiễm H.pylori kèm theo
+ Xuất huyết giảm tiểu cầu có nhiễm H.pylori kèm theo
+ Bệnh nhân sử dụng thuốc Aspirin, NSAID kéo dài, mà có nhiễm H.pylori
Các chỉ định điều trị dự phòng khi:
+ Gia đình có người bị ung thư dạ dày do nhiễm H.pylori
+ Người khỏe mạnh nhiễm H.pylori, quá lo lắng, cần được điêu trị diệt H.pylori
Phác đồ điều trị và sự kháng thuốc của H.pylori.
Các phác đồ chuẩn điều trị viêm dạ dày mạn, loét dạ dày tá tràng bao gồm: thuốc ức chế bơm Proton (PPI) và 2 loại kháng sinh.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng kháng thuốc của H.pylori ngày càng cao, đặc biệt với Metronidazole (Hà nội: 70,3%, TP.HCM: 69,3%) và gây khó khăn cho điều trị, tỷ lệ tái phát bệnh ngày càng nhiều.
Do vậy, cần phải có chiến lược điều trị phối hợp thật tốt, để giảm các biến chứng do H. pylori gây nên.
Tỷ lệ vi khuẩn H.pylori kháng thuốc ở Hà Nội và Tp. HCM (2013) (Tạp chí: J. Clin Gastroenterology 2013; 47(3): 233-238) |
Từ năm 2002, Viện Nghiên Cứu Miễn dịch Gifu (Nhật Bản) đã nghiên cứu một chế phẩm tách chiết từ lòng đỏ trứng gà để tạo thành một sản phẩm có chứa kháng thể (OvalgenHP), góp phần để diệt trừ H.pylori.
Các nghiên cứu tại Nhật Bản đã cho biết sử dụng OvalgenHP giúp làm giảm nồng độ của H. pylori (thông qua xét nghiệm test thở - UBT để tìm H. pylori) sau 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng (xem hình minh họa).
Lượng vi khuẩn H. pylori giảm xuống (1, 2, 3 tháng) sau sử dụng OvalgenHP |
Điều đáng chú ý nữa là sản phẩm này được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, thành phần trong chế độ ăn hàng ngày của người, nên có thể sử dụng cho các đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai bị nhiễm H. pylori.
Tại Nhật Bản, sản phẩm này đã đóng gói trong thành phần sữa chua, thực phẩm chức năng dạng bột, dạng viên nén, vì vậy có thể uống hàng ngày và có hiệu quả điều trị dự phòng diệt trừ H. pylori rất tốt, đặc biệt ở trẻ em - nhóm dễ nhiễm H. pylori.
Năm 2014, GastimunHP đã được Bộ Y tế cho phép vào Việt Nam và đang được áp dụng vào thực tế lâm sàng. Hy vọng rằng, GastimunHP sẽ là sản phẩm bổ trợ tốt trong điều trị H. pylori tại Việt Nam.
PGS.TS Vũ Văn Khiên
(Bộ môn tiêu hóa - BV TW Quân đội 108)