Căn hộ cao cấp và đất nền tăng giá gấp đôi sau 8 năm
Theo ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, từ năm 2015 đến năm 2023, giá bán căn hộ tại TPHCM tăng trung bình từ 10% - 15%/năm. Tất cả các phân khúc đều tăng giá, riêng căn hộ cao cấp tăng mạnh nhất khi từ mức 50 triệu đồng/m2 lên 70 – 100 triệu đồng/m2.
Tương tự, giá bán đất nền tại khu trung tâm cũng tăng “chóng mặt”. Nếu như năm 2015, giá bán đất nền dao động từ 50 – 150 triệu đồng/m2 thì đến năm 2023 đã lên 100 – 300 triệu đồng/m2. (Xem chi tiết)
Cưỡng chế loạt công trình xây 'chui' tại khu dân cư Senturia Vườn Lài
Tuần qua, cơ quan chức năng tại Q.12, TPHCM đã tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ các công trình tiện ích xây dựng sai quy hoạch, không có giấy phép tại Khu dân cư Senturia Vườn Lài (số 115 Vườn Lài, P.An Phú Đông, Q.12). Đây là dự án do Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước làm chủ đầu tư.
Những hạng mục xây dựng trái phép tại khu dân cư nói trên gồm: 337m2 khung sắt làm lam trang trí xung quanh sân; 294m2 hồ bơi; 126m2 nhà câu lạc bộ và 58,6m2 nhà vệ sinh. (Xem chi tiết)
Giao dịch bất động sản tại Khánh Hoà giảm nhẹ, chỉ một dự án đủ điều kiện bán
Quý 2/2024, tỉnh Khánh Hoà có gần 5.400 giao dịch bất động sản với tổng giá trị gần 9.000 tỷ đồng. So với quý trước, lượng giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh giảm gần 600 giao dịch, tuy nhiên tổng giá trị giao dịch lại tăng hơn 1.300 tỷ đồng.
Cả quý vừa qua, cả tỉnh Khánh Hoà chỉ có duy nhất một dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu. Đó là dự án Khu đô thị hành chính huyện Diên Khánh, quy mô 90ha, vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. (Xem chi tiết)
Khánh Hoà dự kiến phát triển hơn 9.000 căn nhà ở xã hội trong năm nay
Tại kế hoạch phát triển nhà ở năm 2024 điều chỉnh lần 2 vừa công bố, UBND tỉnh Khánh Hoà dự kiến sẽ phát triển hơn 4.700m2 sàn xây dựng nhà ở, tương ứng 52.731 căn, trong năm nay.
Gồm: 24.926 căn nhà ở thương mại; 9.012 căn nhà ở xã hội; 18.793 căn nhà ở do hộ gia đình, cá nhân tự xây. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ không tăng thêm nhà ở công vụ và nhà ở phục vụ tái định cư.
Lý do Lâm Đồng giảm tiền sử dụng đất dự án Đại Ninh từ 262 tỷ còn 3,2 tỷ đồng
Liên quan đến Khu đô thị Đại Ninh, huyện Đức Trọng, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ngành phối hợp, xem xét tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng 166,5ha đất tại dự án.
Sau khi được cho điều chỉnh hình thức sử dụng từ đất ở sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, chủ đầu tư Khu đô thị Đại Ninh chỉ nộp 3,2 tỷ đồng thay vì 262 tỷ đồng. (Xem chi tiết)
Buộc tháo dỡ công trình vi phạm tại khu vui chơi không phép
UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Lê Đức Hưng (ngụ TP Thủ Đức, TPHCM) về hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng 605,5m2 đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp.
Trên diện tích đất vi phạm là các công trình không phép, được quảng bá với tên gọi khu vui chơi giải trí Sun Valley Farm. Cơ quan chức năng buộc chủ đất phải tháo dỡ, di dời các công trình vi phạm ra ngoài khu đất. (Xem chi tiết)
Sân golf Đồi Cù Đà Lạt không còn đất rừng phòng hộ
Liên quan đến sân Golf Đồi Cù Đà Lạt của Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định thu hồi, huỷ bỏ văn bản đã ban hành vào tháng 7/2016 về việc chuyển 29,59ha đất trồng thông vào rừng phòng hộ nội ô Đà Lạt.
Quyết định trên được đưa ra theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng vào đầu tháng 7/2024. Như vậy, hiện nay, sân golf Đồi Cù Đà Lạt không còn đất rừng phòng hộ. (Xem chi tiết)
Thông tin về quyết định đưa 29,59ha rừng phòng hộ ra khỏi sân golf Đồi Cù Đà Lạt, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng việc thu hồi, huỷ bỏ văn bản đã ban hành trước đây là đảm bảo quy định, không hợp thức hoá sai phạm. (Xem chi tiết)
Giữa bối cảnh này, việc V-GREEN - đơn vị phát triển và vận hành trạm sạc cho xe điện VinFast - công bố triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam với những đặc quyền chưa từng có dành cho đối tác ngay lập tức trở thành chủ đề thảo luận “nóng” trên các diễn đàn đầu tư.
Là người đã có kinh nghiệm về kinh doanh nhượng quyền, sau khi nghiên cứu kỹ các chính sách và điều kiện, anh Quân khẳng định, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng, việc đầu tư trạm sạc nhượng quyền mở ra một hướng kinh doanh mới an toàn và chắc chắn có lời.
Đầu tiên, về nhu cầu thị trường, anh Quân phân tích, trong năm nay dự kiến hàng chục nghìn xe ô tô điện VF 3 sẽ tới tay khách hàng, song song với các mẫu xe điện cũng đang bán chạy như VF 5, VF 6… Ước tính, lượng xe điện VinFast sẽ đạt 300.000 xe ô tô điện và 1 triệu xe máy điện vào cuối năm 2025, cho thấy nhu cầu về trạm sạc xe của khách hàng sẽ ngày càng tăng cao.
Tiếp đến, về tiềm năng sinh lời, theo chính sách của V-GREEN, các chủ mặt bằng được cam kết mức doanh thu cố định 750 đồng cho mỗi kWh sạc trong tối thiểu 10 năm. Đây là cam kết đồng hành hiếm thấy so với bất kỳ mô hình nhượng quyền nào hiện tại.
“Nguồn thu nhập là tiềm năng vì nhu cầu sạc diễn ra liên tục, không phân biệt ngày đêm hay thời tiết. Lấy ví dụ, mỗi lần một chiếc xe VinFast VF 8 sạc đầy, chủ mặt bằng có thể kiếm được từ 60.000 - 65.000 đồng. Tính trung bình, nếu mỗi ngày có khoảng 5 lượt sạc/cổng, mỗi trụ 2 cổng đã giúp thu lời từ 18 - 20 triệu/tháng”, anh Quân tính toán.
Đặc biệt, chủ mặt bằng cũng không phải lo lắng về việc kiếm khách hàng - yếu tố cốt lõi đã khiến nhiều doanh nghiệp “đuối sức” và thất bại trong kinh doanh nhượng quyền. Bởi không chỉ được hòa vào mạng lưới trạm sạc với hàng vạn chủ xe điện, đối tác còn được được hỗ trợ khâu marketing, thu hút khách hàng, bên cạnh những hỗ trợ về công nghệ, quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng…
Bên cạnh đó, theo anh Quân, việc kinh doanh trạm sạc không ảnh hưởng tới nguồn doanh thu chính của anh, trái lại còn tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng là chủ xe điện tới sạc xe.
“Như vậy, thay vì phải tìm kiếm khách hàng, thì khách hàng sẽ tự tìm đến với tôi”, ông chủ chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nhận định và cho biết đã đăng ký làm đối tác của V-GREEN.
Cơ hội cho những DN tiên phong tham gia chuyển đổi xanh
Ngoài tiềm năng sinh lời, điều khiến nhiều doanh nghiệp tin tưởng ở mô hình của V-GREEN là cam kết đền bù nếu công ty dừng kinh doanh trước hạn 10 năm.
“Nếu là doanh nghiệp khác triển khai, tôi sẽ còn phải tính toán nhiều trước khi quyết định hợp tác. Nhưng uy tín của Vingroup làm tôi hoàn toàn yên tâm”, anh Kiêm Toàn, chủ một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô ở TP.HCM nói.
Đặc biệt hơn, theo anh Toàn, khi xu thế thương mại xanh là tất yếu, những doanh nghiệp chủ động triển khai chuyển đổi xanh như anh từ sớm sẽ có nhiều lợi thế lớn. Lựa chọn đúng hướng đi sẽ giúp tiết giảm được nhiều chi phí, tăng sức cạnh tranh và đặt nền móng bền vững cho tương lai.
Nhìn lại những hành động mạnh mẽ của VinFast cũng như Vingroup trong những năm qua, vị chủ doanh nghiệp bày tỏ niềm tin lớn nếu được đồng hành cùng những đầu tàu.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Vingroup và các công ty thành viên cho thấy quyết tâm mãnh liệt và trách nhiệm trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông tại Việt Nam. Từ tháng 6/2024, chương trình “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” đã được triển khai với những chính sách mạnh tay như: ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, miễn phí sạc điện 1-2 năm, cam kết cung cấp phụ tùng hậu mãi trong vòng 24 giờ… Những chính sách này đều được đánh giá là chưa từng có trên thị trường và đang tạo ra sức bật mạnh giúp xe điện ngày càng dễ tiếp cận với mỗi người dân.
Sự xuất hiện của mô hình trạm sạc nhượng quyền được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục tối ưu quyền lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng xe điện, đồng thời tạo cú hích mạnh mẽ chưa từng thấy để công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam có bước đại nhảy vọt.
Thế Định
" alt=""/>Trạm sạc nhượng quyền5 khu đất dự kiến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (chi tiết dưới hình)