Ông bà Phan Thanh, Lê Thị Xuyến. Ảnh tư liệu. |
Ông Phan Thanh học trường Quốc học Huế, nhưng do nhà nghèo, nên phải tranh thủ đi dạy thêm vào dịp hè. Trong những buổi dạy học dạy các con chú bác bà Xuyến, ông đã để ý cô nữ sinh Đồng Khánh nhỏ nhắn, dịu dàng. Ra trường, ông đi dạy học ở miền thượng du Thanh Hóa. Ông nhờ gia đình đến dạm hỏi bà Xuyến. Gia đình bà Xuyến khá giả, biết gia đình ông Thanh nghèo nhưng vẫn nhận lời.
Sau một năm dạy học, ông Thanh bị nhà cầm quyền Pháp cách chức theo lệnh của khâm sứ Trung kỳ. Mấy anh em của ông đều đi hoạt động cách mạng. Các anh ông là Phan Nhụy, Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam), Phan Tháo bị bắt, bị tù nhiều lần. Nghe tin này, gia đình bà Xuyến muốn hủy bỏ cuộc hôn nhân để tìm người khác.
Bà Xuyến không nghe theo gia đình, bỏ ăn, không chịu từ hôn. Ông Phan Khôi, anh em con chú, con bác ruột với Phan Thanh biết chuyện, đến đặt vấn đề trực tiếp với bà Xuyến và thuyết phục thím bà Xuyến. Cuối cùng, gia đình bà đồng ý. Lễ thành hôn được tổ chức năm 1928. Năm 1932, bà Xuyến sinh con trai lớn, Phan Vịnh tại Huế.
Trong thời gian hai vợ chồng ở Hà Nội, ông Thanh dạy học ở trường Thăng Long, còn bà Xuyến dạy trường Hoài Đức. Hai người sống hạnh phúc ở số nhà 165A đường Henri d’ Orléans (nay là đường Phùng Hưng). Đây cũng là trụ sở hoạt động cách mạng. Con trai út của ông bà là Phan Diễn, ra đời ở ngôi nhà này. Những năm 1936, 1939, bà Xuyến đã giúp đỡ ông Thanh nhiều trong phong trào Mặt trận bình dân. Thời gian này, cùng với các đồng chí Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp vận động thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ.
Cũng trong thời gian này, ông Lê Văn Hiến và vợ là bà Thái Thị Bôi, hoạt động bí mật ở Quảng Nam Đà Nẵng. Phan Thanh, Lê Thị Xuyến và Lê Văn Hiến, Thái Thị Bôi có mối quan hệ tình cảm quê hương, tình đồng chí. Ông Hiến, bà Bôi thường xuyên cung cấp tin tức những phong trào đấu tranh của quần chúng cho ông Thanh.
Ngày 1/5/1939, ông Phan Thanh mất ở tuổi 31 sau mấy ngày ốm nặng. Đám tang ông trở thành cuộc biểu dương lực lượng quần chúng đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ. Bà Xuyến lúc này mới 30 tuổi, một mình nuôi hai con trai nhỏ. Bà bắt đầu trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng.
|
Ông bà Lê Văn Hiến, Lê Thị Xuyến. Ảnh tư liệu. |
Sau ngày Nhật đảo chính năm 1945, trường Thăng Long tạm đóng cửa. Bà đưa hai con về quê ở Quảng Nam, đồng thời, nhận tài liệu Việt Minh đem về Trung Kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Cách mạng thành công, bà được mời ra Huế làm ủy viên cứu tế xã hội của Uỷ ban hành chính Trung Bộ.
Hai gia đình làm một
10 năm sau ngày ông Phan Thanh mất, bà Lê Thị Xuyến kết hôn lần thứ hai với ông Lê Văn Hiến, người có mối quan hệ đồng hương, đồng chí với gia đình bà từ trước. Đây có thể xem là sự bù đắp cho cả hai, bởi vào cuối những năm 30, bà Thái Thị Bôi vợ ông Hiến hy sinh.
Tác giả Nguyệt Tú cho biết, sau Cách mạng tháng Tám, ông Hiến làm Bộ trưởng Bộ Tài chính trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bà Xuyến trúng cử Quốc Hội khóa I, ra Hà Nội làm việc. Lúc này, người ta vẫn gọi bà là bà Phan Thanh. Các con bà thường xuyên đến nhà ông Hiến chơi.
Một ngày đầu tháng 3/1946, sau chuyến đi công tác ở Nam Bộ về đến Hà Nội, ông Lê Văn Hiến bị một cơn sốt rét, nằm li bì trong căn phòng vắng. Trong ba ngày ông ốm, bà Xuyến đã tận tình chăm sóc ông. Kể từ đấy, ông đã nặng tình với bà.
Ngày 26/7/1947, Hội đồng chính phủ họp ở đình Hồng Thái. Lúc chưa họp, Hồ Chủ tịch gọi ông Hiến ra. Bác hỏi về vấn đề vợ con và định giới thiệu cho ông một người. Ông Hiến ngơ ngẩn không biết trả lời ra sao. Bác vô tình đẩy ông vào tình huống khó xử. Ông đành xin Bác cho anh vài giờ để suy nghĩ. Gần tối, sau hai cuộc họp Hội đồng. Ông phải nói thật với Bác là đã hứa hẹn với bà Lê Thị Xuyến rồi...
|
Ông bà Lê Văn Hiến, Lê Thị Xuyến cùng các con cháu. Ảnh tư liệu. |
Phải hơn một năm sau, nguyện vọng của hai người được chấp thuận. Ông viết thư về Quảng Nam báo cho gia đình biết việc riêng của ông và bà Xuyến. Còn bà Xuyến, nhân dịp đi công tác Thanh Hóa đã ghé qua nhà ông Vũ Ngọc Phan và bà Hằng Phương. Bà có gửi hai con trai ở đấy trong thời gian kháng chiến. Bà trao đổi với con trai lớn về dự định kết hôn của mình. Phan Vịnh đồng ý ngay. Phan Vịnh báo cho em Phan Diễn biết tin. Các con bà đã từ lâu coi bác Hiến như người trong gia đình. Thời gian hai con bà sống ở Thanh Hóa, ông Hiến thường xuyên viết thư, gửi quà và lo lắng mọi mặt.
Ngày 30/6/1949, lễ cưới của ông Hiến và bà Xuyến được tổ chức ở xã Tân Trào. Sau ngày cưới, bà Xuyến được ở cơ quan ông Hiến ba hôm lo việc soạn sửa gia đình và thư từ cho bạn bè. Sau đó, hai người lại chia tay nhau đi công tác. Bà Xuyến lên đường về cơ quan trung ương Hội Phụ nữ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông và bà đều bận công việc, thỉnh thoảng mới được gặp nhau. Trong nhật ký, ông Hiến so sánh hình bóng bà như con chim chợt đến, chợt đi.
Đến khi về Hà Nội, ông bà mới được sống gần nhau. Cả hai lần yêu, cả hai lần lấy chồng bà Xuyến đều gặp khó khăn lúc ban đầu. Không biết có phải vì thế không mà bà rất thông cảm với các con khi bọn trẻ bước vào tuổi yêu. Bà Xuyến đã dành cho Ái tình cảm của người mẹ, thay cho bà Thái Thị Bôi. Năm 1960, Ái đang học ở Liên Xô và yêu một thanh niên Nga. Lúc đó, quan niệm về vấn đề lấy chồng ngoại quốc ở nước ta còn rất ngặt nghèo. Bà Xuyến thông cảm và ủng hộ tình cảm của đôi trẻ. Các con trai của bà cũng tìm thấy ở mẹ mình một người bạn tâm tình khi gặp trắc trở trong tình yêu.
Gia đình bà Xuyến và ông Hiến với các con cháu đã sống vui vẻ, ấm cúng suốt gần 50 năm. Hiện nay, trên bàn thờ nhà các con Phan Vịnh, Lê Ngọc Ái, Phan Diễn đều treo ảnh bốn người: Ông Phan Thanh, ông Lê Văn Hiến, bà Lê Thị Xuyến, bà Thái Thị Bôi.
Cách đánh ghen của hoàng hậu Nam Phương khiến vũ nữ phải nhớ suốt đời
Đọc những dòng chữ của hoàng hậu Nam Phương viết cho nhân tình của chồng, mặt Bảo Đại cứ tái dần đi. 50 năm sau, lá thư mới được công bố.
" alt=""/>Chuyện hai nhà làm một của Chủ tịch đầu tiên Hội Liên hiệp phụ nữ VN
Những ngày cuối năm, trong căn nhà trên phố Hàng Bông, ông Dương Tự Minh (SN 1935) khẽ khàng thắp nén nhang lên bàn thờ người cha đã khuất. Sự ra đi của cha ông - Giáo sư Dương Quảng Hàm là nỗi mất mát lớn của gia đình hơn 70 năm nay. |
Giáo sư Dương Quảng Hàm. |
Lời hẹn cuối
Giáo sư Dương Quảng Hàm (1898 - 1946) đỗ thủ khoa khóa đầu tiên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cụ được bổ nhiệm làm Thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng Trường Bưởi.
Cuối năm 1946, trước tình hình Toàn quốc kháng chiến sắp sửa nổ ra, theo chủ trương của chính phủ, người Hà Nội tản cư về các vùng quê. Căn nhà của Giáo sư Hàm được đục tường, thông với các nhà bên cạnh thành một lối đi cho dân quân, tự vệ luồn qua đánh du kích.
Vợ chồng Giáo sư Hàm đã đưa ba người con nhỏ: Cương, Duyên, Minh về quê Hưng Yên trước. 5 người con lớn ở lại, tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ Thủ đô.
Khi Toàn quốc kháng chiến nổ ra, vợ chồng Giáo sư Hàm được dân quân tự vệ dẫn đường, luồn qua các con phố đến đền Hàng Bạc rồi di chuyển ra vùng tự do bằng cách đi qua bãi đất dưới chân cầu Long Biên.
‘Hôm đó, cha mẹ tôi gặp chị Thoa (Giáo sư Lê Thi - con gái thứ 2 của vợ chồng Giáo sư Hàm) đang tham gia đội tự vệ, mang cơm nắm tiếp tế cho người dân.
Cuộc gặp chớp choáng giữa nơi mưa bom, bão đạn, chị chỉ kịp đưa cho cha mẹ hai nắm cơm rồi dặn: ‘Cậu, mợ (cha mẹ - nv) ở lại đây, sẽ có tự vệ đưa ra khỏi thành phố’, ông Dương Tự Minh xúc động chia sẻ.
Đội dân quân tự vệ có chủ trương: Đàn bà đi trước, đàn ông đi sau. Giáo sư Hàm động viên vợ: ‘Mình yên tâm, ta gặp nhau ở quê’. Nào ngờ, đó là giây phút cuối cụ bà nghe tiếng nói của chồng.
Cụ bà Trần Thị Vân vượt qua con đường nguy hiểm, luồn dưới gầm cầu Long Biên đến khu vực an toàn rồi đi đò qua bên kia sông Hồng, thẳng hướng quê nhà Phú Thị (Hưng Yên).
|
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, cụ bà Vân vẫn ngóng ngày chồng trở về. |
Ròng rã mấy ngày, cụ bà Vân cũng về đến quê. Thấy bóng dáng cụ từ xa, ba người con nhỏ chạy ra, ôm chầm lấy mẹ. Ông Dương Tự Minh hỏi: ‘Cậu đâu? Sao cậu không đi cùng mợ’? Nghe con hỏi, cụ bà Vân sững sờ.
'Mãi sau này chúng tôi mới biết, trên đường đi, cụ Hàm bị phục kích rồi ngã xuống làn đạn của giặc', ông Tự Minh kể tiếp.
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, gia đình luôn mong chờ tin tức của Giáo sư Hàm. Bao đêm ròng, cụ bà Vân thức trắng, nước mắt ướt đầm tay áo. Đến vùng nào tản cư, gặp học trò, người quen của chồng, cụ bà đều dò la tin chồng nhưng thông tin về Giáo sư Hàm vẫn bặt vô âm tín.
Giải phóng Thủ đô, cụ bà Trần Thị Vân mới thực sự tin rằng, chồng mình đã qua đời. Cụ bà lấy ngày 19/12/1946 (27/11 năm Bính Tuất - ngày toàn quốc kháng chiến) làm ngày giỗ chồng. Trong nghĩa trang họ Dương ở Hưng Yên có thêm ngôi mộ mới của Giáo sư Dương Quảng Hàm nhưng chỉ là mộ gió.
Cuộc khai quật hài cốt dưới tòa nhà
‘Hàng chục năm trôi qua, cái chết của cha tôi luôn là một ẩn số. Đến năm 1999, nhờ một số người tham gia dân quân tự vệ thời kỳ ấy xác nhận, chúng tôi mới biết, cha mất cuối tháng 12 năm 1946 nhưng sau đó thi thể cha bị đưa đi đâu không rõ. Năm 2000, cha tôi được nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sĩ', ông Minh nói.
|
Lễ phong tặng danh hiệu liệt sĩ cho Giáo sư Dương Quảng Hàm. |
Thực hiện di nguyện của mẹ, các con Giáo sư Hàm nhiều lần tìm kiếm mộ cha.
‘Gần 20 năm trước, chúng tôi bắt đầu hành trình tìm kiếm. Có người mách cha tôi bị giặc bắn vào đầu, chúng hất thi thể cụ xuống hồ trước cửa nhà thờ Liễu Giai. Dân quân tự vệ vớt lên, đưa về nghĩa trang Nhổn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chôn cất.
Cả nhà đến nghĩa trang Nhổn, thấy mộ liệt sĩ vô danh nhưng đề hi sinh năm 1948 - 1949. Trong khi đó, những người biết vụ việc cha tôi qua đời, xác nhận cụ mất năm 1946.
Vài tháng sau, người ta lại báo ngôi mộ nằm phía sau ngôi mộ kia mới là của cụ Hàm.Tôi lên kiểm tra, đó cũng là mộ vô danh, không có gì hơn’, ông Minh cho biết thêm.
|
Ông Dương Tự Minh. |
Sau đó, chị gái ông Minh nghe người ta nói, Giáo sư Hàm được chôn cất gần Bệnh viện Việt Đức. Sau này người ta xây nhà, chuyển mộ lên nghĩa trang Bất Bạt (Ba Vì, Hà Nội).
Lần theo chỉ dẫn lên Bất Bạt, con cháu Giáo sư Hàm tìm thấy một ngôi mộ vô danh khác. Lúc đó, kỹ thuật xác định bằng ADN chưa có, thủ tục xin khai quật mộ rất phức tạp nên các con Giáo sư Hàm đã tổ chức thăm viếng cả ba ngôi mộ, hương khói đầy đủ.
Cách đây khoảng 8 năm, tại một tòa nhà ở đường Trần Phú (Hà Nội), người ta sửa chữa tầng hầm, đào lên có nhiều bộ hài cốt dưới đó.
Một số thông tin cho rằng, trong các bộ hài cốt đó, có hài cốt Giáo sư Hàm. Để chắc chắn, con cháu Giáo sư Hàm đề nghị lấy ADN xét nghiệm. Kết quả giám định khiến gia đình một lần nữa thất vọng. Tất cả các mẫu ADN lấy từ các hài cốt dưới biệt thự không có mẫu nào trùng khớp.
'Đến giờ, các anh chị em tôi, người đã mất, người đã già yếu. Mọi tia hi vọng tìm hài cốt cha đã không còn. Dẫu vậy, năm nào chúng tôi cũng về nghĩa trang họ Dương (Hưng Yên) thắp hương cho cha mẹ.
Tôi tự an ủi mình rằng, dù không tìm được hài cốt cha nhưng danh tiếng của ông sẽ sống mãi trong lòng con cháu và mọi người’, ông Tự Minh ngậm ngùi nói.
Cuộc hôn nhân của bà chủ buôn vải và hiệu trưởng trường Bưởi
Đến với nhau nhờ mai mối nhưng vợ chồng giáo sư Dương Quảng Hàm đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc.
" alt=""/>Cái chết bí ẩn, 70 năm chưa tìm được hài cốt của hiệu trưởng trường Bưởi