Đông Hùng dừng bước trước “quái vật”
本文地址:http://game.tour-time.com/news/91d399348.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Pharco vs Al Ahly, 21h00 ngày 22/1: Xây chắc ngôi đầu
Siêu xe Lamborghini Huracan độ dưới hầm để xe ở Sài Gòn
Các tổ chức trên toàn cầu sẽ đầu tư khoảng 30 tỷ USD trong 5 năm tới để lắp đặt hơn 300 triệu công tơ điện thông minh. Nhiều nước dân số đông sẽ triển khai 100% công tơ thông minh nhưng phần còn lại có tỉ lệ tiếp cận tương đối thấp.
Báo cáo của Wood Mackenzie Power and Renewables chỉ ra ngân sách cho cơ sở hạ tầng công tơ thông minh (AMI) sẽ tăng lên 127,6 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 97,4 tỷ USD năm 2020. Trong 5 năm, tổng số công tơ AMI được triển khai tăng từ khoảng 1 tỷ lên gần 1,3 tỷ.
Công tơ thông minh là công cụ quan trọng để các tổ chức hiểu rõ và kiểm soát được mạng lưới phân phối điện, thay thế công tơ cơ khí bằng thiết bị có khả năng giao tiếp hai chiều, tự động đo lường và chia sẻ dữ liệu sử dụng điện theo quãng giờ hay phút.
Dữ liệu này điều kiện tiên quyết để áp dụng cách tính giá điện theo thời điểm sử dụng trong ngày. Đây cũng là “mỏ vàng” tiềm năng để tổ chức phân tích mẫu sử dụng năng lượng của khách hàng và quản lý lượng khách hàng trong bối cảnh họ trang bị nhiều công nghệ hơn như tấm năng lượng mặt trời, xe điện…
Theo nghiên cứu, châu Á thống trị thị trường công tơ thông minh với gần 40% công tơ mới được triển khai trong năm 2025, tương đương hơn 136 triệu chiếc, phần lớn nhờ các đợt triển khai trên cả nước tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như tăng trưởng tại Ấn Độ. Năm 2025, dự kiến 850 triệu công tơ thông minh được lắp đặt tại châu Á, trong đó có 640 triệu tại Trung Quốc, 82 triệu tại Nhật Bản và 22,5 triệu tại Hàn Quốc. Trung Quốc gần như hoàn thành đợt triển khai công tơ AMI thế hệ đầu tiên vào năm 2019.
Ấn Độ có thể là thị trường lớn thứ hai sau Trung Quốc nhưng không đáp ứng mục tiêu triển khai công tơ AMI. Năm 2019, mới có khoảng 7,7 triệu công tơ AMI được lắp đặt tại đây. Chính phủ đã đưa ra nhiều sáng kiến để thúc đẩy số lượng lên 40 triệu vào năm 2025. Không như thị trường Trung Quốc do các nhà sản xuất nội địa nắm giữ, Ấn Độ lại mở cửa cho các nhà sản xuất toàn cầu.
Trong khi đó, châu Âu sẽ chi khoảng 17 tỷ USD, hay 2,9 tỷ USD/năm, và lắp thêm 110 triệu công tơ thông minh đến năm 2025 khi các nước như Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh… tiến đến triển khai 100%. Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan dự kiến đạt mục tiêu 80% khách hàng được lắp công tơ thông minh của châu Âu vào cuối năm 2020 và Anh có thể đạt mốc này vào năm 2024. Italy và Thụy Điển dự kiến thay thế mạng lưới AMI hiện tại bằng công nghệ mới và giàu tính năng hơn.
Mỹ sẽ chi khoảng 3 tỷ USD để lắp thêm 24 triệu công tơ thông minh và có tổng cộng khoảng 104 triệu công tơ được lắp đến hết năm nay. Năm 2025, hơn 4/5 khách hàng sẽ được trang bị công tơ thông minh, tăng từ 2/3 năm 2020. Tuy nhiên, tốc độ có thể bị chậm lại nếu chính quyền địa phương trì hoãn nhiều dự án công cộng vì lý do chi phí lẫn thiếu số liệu rõ ràng chứng minh lợi ích của công tơ thông minh.
Mỹ Latinh và châu Phi được dự đoán có tốc độ tăng trưởng kém trong 5 năm tới. Chưa tới 1/5 khách hàng được trang bị công tơ thông minh vào năm 2025 bất chấp các đợt triển khai lớn tại Mexico và Brazil. Phần lớn châu Phi vẫn chưa có công tơ thông minh dù chính phủ Ai Cập lên kế hoạch lắp khoảng 30 triệu thiết bị trong 10 năm tới.
Du Lam (Theo greentechmedia)
Nằm trong nỗ lực giúp các hộ gia đình sử dụng điện hiệu quả hơn, Singapore đã đưa ra hàng loạt sáng kiến, bao gồm lắp công tơ điện tân tiến (AMI) để đọc chỉ số từ xa.
">Thế giới đầu tư 30 tỷ USD cho công tơ thông minh trong 5 năm tới
Xe Trung Quốc và tham vọng vươn sang phương Tây
Nhận định, soi kèo Boavista vs Casa Pia, 3h15 ngày 21/1: Nối mạch bất bại
Theo báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu và phân tích chiến lược toàn cầu Omdia, để phản ứng với đại dịch Covid-19, người tiêu dùng, nhân viên và công dân các nước trên thế giới đang nắm lấy một loạt các hoạt động và công nghệ kỹ thuật số. Thay đổi cơ bản này thúc đẩy nhiều ngành công nghệ chuyển hướng đầu tư.
Clint Wheelock, Giám đốc nghiên cứu tại Omdia cho biết: “Quan niệm cho rằng người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ thúc đẩy cuộc sống và kinh doanh trực tuyến không có gì mới. Ở cấp độ vĩ mô, điều này đã xảy ra trong gần 40 năm qua. Tuy nhiên, quy mô và phạm vi của đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi quá trình đó. Với nhiều người, phải dựa vào công nghệ để làm việc, mua sắm và giao tiếp xã hội là điều cần thiết hơn bao giờ, động thái áp dụng các công nghệ thế hệ tiếp theo, dịch vụ và chiến lược đang tăng tốc chưa từng thấy”.
Báo cáo của Omdia đưa ra một số đánh giá đáng chú ý sau:
Covid-19 đã làm suy yếu một số liên kết chính trong chuỗi cung ứng nhưng sẽ củng cố các liên kết khác. Thị trường thiết bị thông minh bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhưng đại dịch có tác động đa dạng hơn đến chuỗi cung ứng công nghệ tổng thể, nhờ nhu cầu dịch vụ kỹ thuật số tăng nhanh.
Khi mô hình chi phí đầu tư thay đổi, việc biết nơi nào có cơ hội thị trường mới là rất quan trọng. Covid-19 sẽ mang đến những cơ hội mới trong bối cảnh thị trường chung ảm đạm trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng viễn thông, giám sát từ xa và chăm sóc sức khỏe.
Đại dịch sẽ kích hoạt việc đánh giá lại về công nghệ như là cơ sở hạ tầng quan trọng. Chính phủ và cơ quan quản lý thực hiện các bước để củng cố cơ sở hạ tầng trong nước, mở đường cho quá trình mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng hiện có và cơ sở hạ tầng mới.
Video sẽ ở khắp mọi nơi và cho tất cả mọi người. Những hạn chế do dịch bệnh đang khiến nhiều người xem video trực tuyến và thực hiện các cuộc gọi video hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, video cũng cho phép một loạt các ứng dụng sáng tạo khác cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và khu vực công.
Khai thác công nghệ để bảo đảm cả thế giới vật lý và kỹ thuật số sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc thực hiện phong tỏa xã hội và đóng cửa kinh doanh nhằm hạn chế tiếp xúc giữa người với người có ý nghĩa quan trọng đối với cách thức và lý do tại sao các công ty sử dụng biện pháp bảo mật.
Các điểm dữ liệu chính trong báo cáo bao gồm:
Doanh thu từ máy thở trong năm 2020 dự báo tăng 71,4% và đạt 4,6 tỷ USD, trong khi doanh thu từ việc theo dõi bệnh nhân dự kiến sẽ tăng 27,4% và đạt 3,8 tỷ USD.
Chính phủ toàn cầu đã công bố 186 chính sách mới liên quan đến Covid-19.
Lưu lượng video trên Internet có thể tăng tới 12% trong năm nay trong điều kiện việc phong tỏa mở rộng.
Đăng ký thuê bao video toàn cầu sẽ vượt qua 1 tỷ trong năm 2020.
Các lô hàng máy chủ sẽ tăng 8% trong năm 2020 khi các trung tâm dữ liệu chuẩn bị hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật số.
Nhu cầu về một loạt dịch vụ kỹ thuật số từ người tiêu dùng và nhân viên trong thời gian phong tỏa sẽ thúc đẩy đầu tư vào công nghệ để hỗ trợ các dịch vụ này, cả trong và sau đại dịch.
Nhu cầu ngày càng tăng đối với các máy chủ trung tâm dữ liệu đã mang lại doanh thu quý đầu tiên cho thị trường. Omdia dự đoán hiện tượng này tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2020 tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, nhưng nửa năm sau sẽ tăng trưởng yếu hơn do chi tiêu cho CNTT của doanh nghiệp giảm đi. Trong cả năm 2020, Omdia dự đoán thị trường máy chủ sẽ tăng 8% tức là tăng 5% so với dự báo tăng trưởng trước đó của Omdia.
5 lĩnh vực sẽ bị tác động lớn nhất bởi Covid-19 |
Nhu cầu ngày càng tăng đối với những dịch vụ kỹ thuật số sẽ được phản ánh trong các phần khác của chuỗi cung ứng công nghệ. Omdia dự báo doanh thu bán dẫn sẽ vượt qua 120 tỷ USD trong quý IV năm 2020, tăng 9,7% so với năm trước. Mức tồn kho của chip bộ nhớ đã giảm trong năm nay, do nhu cầu từ các trung tâm dữ liệu cũng như doanh số PC tăng mạnh nhờ được thúc đẩy bởi các nhiệm vụ giáo dục trực tuyến.
Việc cung cấp silicon, hóa chất và hàng tiêu dùng sản xuất có liên quan cũng bị ảnh hưởng tối thiểu bởi Covid-19. Các nhà cung cấp hóa chất và vật liệu dự kiến chỉ có một sự suy giảm nhỏ về nhu cầu trong nửa đầu năm 2020. Một sự phục hồi khiêm tốn được dự báo trong suốt nửa cuối năm 2020 và các năm sau khi các công ty sản xuất tăng cường cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu phục hồi trong nửa cuối năm 2020. Triển vọng trong dài hạn vẫn duy trì sự phát triển mạnh mẽ khi công nghệ 5G, các máy chủ trung tâm dữ liệu và các công nghệ thế hệ tiếp theo thúc đẩy nhu cầu gia tăng đối với những vật liệu được sử dụng trong sản xuất chip.
Phan Văn Hòa (Theo Lightreading)
Khi mà lệnh phong tỏa được áp dụng, Covid-19 vẫn lây lan với tốc độ nhanh chóng và chưa có vắc-xin phòng chống, việc hẹn hò có thể là điều cuối cùng con người nghĩ đến. Nhưng các ứng dụng hẹn hò lại bất ngờ có tăng trưởng vượt bậc.
">Đại dịch Covid
Honeycomb Glacier là một chiếc laptop chơi game có hai màn hình và thiết kế bản lề vô cùng độc đáo, mà chúng ta chưa từng được thấy trước đây. Chiếc laptop vẫn đang được phát triển trong phòng thí nghiệm tại trụ sở Santa Clara của Intel. Và phóng viên của The Verge đã may mắn được vào bên trong phòng thí nghiệm này và thấy được tham vọng thực sự của Intel.
Sự thật là các nhà sản xuất chip như Intel không chỉ tập trung vào bộ vi xử lý, mà họ còn bỏ ra số tiền rất lớn để tạo ra thị trường mới cho những con chip đó. Họ tạo ra xu hướng cho những thế hệ máy tính tiếp theo và hợp tác với các nhà sản xuất máy tính để biến nó thành hiện thực. Đôi khi họ tự thiết kế và xây dựng một chiếc máy tính để tạo ra xu hướng.
Trong năm 2019, Intel muốn tạo ra một xu hướng mới thay thế cho những chiếc notebook siêu mỏng nhẹ. Honeycomb Glacier là một nỗ lực nhằm thay đổi hoàn toàn dòng laptop chơi game, mang đến thiết kế hai màn hình độc đáo và những trải nghiệm hoàn toàn mới lạ.
Chiếc laptop này sở hữu một màn hình chính 15,6 inch 1080p, và một màn hình phụ 12,3 inch 720p. Với cơ chế bản lề độc đáo chưa từng có trên một chiếc laptop nào, Honeycomb Glacier có thể nâng cả hai màn hình lên, nhờ đó mà màn hình phụ cũng sẽ có góc nhìn thoải mái và trở nên hữu ích hơn.
Intel rất tự hào với cơ chế bản lề này, mặc dù không tiết lộ chi tiết cơ chế bên trong, nhưng Intel cũng cho biết cơ chế này hoạt động dựa trên một bộ ly hợp con lăn, cho phép điều chỉnh góc nâng ở bất kỳ vị trí nào mà người dùng muốn.
Cơ chế nâng đặc biệt này cũng sẽ giúp cho chiếc laptop có khả năng làm mát tốt hơn. Intel tiết lộ nguyên mẫu Honeycomb Glacier được trang bị bộ vi xử lý 8 nhân và chip đồ họa GeForce 1060, mặc dù không phải mạnh nhất hiện nay nhưng vẫn đủ đáp ứng rất nhiều nhu cầu chơi game cấu hình cao.
Sử dụng hai màn hình cùng lúc, đặc biệt khi chơi game, là nhu cầu rất phổ biến hiện nay. Bạn sẽ muốn vừa chơi game vừa có thể theo dõi Facebook, trò chuyện với bạn bè trên Discord hay theo dõi phần mềm live stream và đọc các đoạn chat của người xem.
Tuy nhiên nhu cầu này khó có thể đáp ứng được trên những chiếc laptop chơi game, do đó laptop sở hữu hai màn hình có thể sẽ là xu hướng tiếp theo của ngành công nghiệp máy tính. Intel hứa hẹn sẽ dẫn đầu xu hướng này, nhưng chưa rõ bao giờ thì nguyên mẫu Honeycomb Glacier sẽ được đưa vào sản xuất.
Theo GenK
">Cận cảnh nguyên mẫu laptop chơi game 2 màn hình Honeycomb Glacier của Intel
Ô tô chuyển làn không xi
Những chiếc ô tô cũ hạng sang ‘giá rẻ như bèo’
友情链接