您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Bình chọn cho Siêu Sao Đại Chiến Liên Minh Huyền Thoại: Hexakill
Kinh doanh96281人已围观
简介ìnhchọnchoSiêuSaoĐạiChiếnLiênMinhHuyềnThoạlịch cúp c1...

Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Denguele vs Olympique Sport, 22h30 ngày 20/2: Khó cho chủ nhà
Kinh doanhHư Vân - 20/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Bản quyền King’s Cup được trực tiếp ở kênh nào?
Kinh doanhĐại chiến giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan được trực tiếp trên VTC Chiều 24/5, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã chính thức là đài truyền hình được lựa chọn để phát sóng các trận đấu tại King's Cup 2019 tại Việt Nam. Như vậy, không phải VTV, mà VTC mới chính là đơn vị sẽ phát trực tiếp các trận đấu tại King's Cup, trong đó có trận rất đáng chờ đợi giữa tuyển Việt Nam vs Thái Lan.
Để chuẩn bị cho King's Cup, HLV Park Hang Seo dự kiến công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam vào ngày 27/5, sau khi vòng 11 V-League kết thúc. Thầy Park chỉ mang 23 cầu thủ sang Thái Lan vào ngày 1/6 và sẽ có 3 buổi tập trước trận mở màn gặp Thái Lan, vào ngày 5/6.
Đ.Nam
">...
阅读更多Sinh viên chế tạo máy lấy tơ từ sen đầu tiên tại Việt Nam
Kinh doanhĐây là cuộc thi do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức thường niên từ năm 2017 với sự tham gia của sinh viên nhiều trường ĐH nhằm khuyến khích tính sáng tạo của sinh viên, rèn luyện khả năng tạo ra các sản phẩm thiết thực hướng tới khởi nghiệp. "Máy lấy tơ sen" thay cho sức lao động thủ công của nhóm sinh viên Ngô Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quốc Đạt, Cao Anh Tú (cùng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Lương Đức Trung (Trường ĐH Ngoại thương) đã giành giải Nhất chung cuộc về tính mới, sáng tạo và khoa học.
Sinh viên chế tạo máy lấy tơ từ sen đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng Chia sẻ về ý tưởng của nhóm, em Ngô Trần Minh Đức cho hay nhóm nhận thấy hiện nay trên cả nước có khoảng 3.000 hecta trồng sen nhưng thân sen đang bị bỏ đi một cách lãng phí, thậm chí để ngập úng gây ô nhiễm môi trường. Trong khi trên thị trường tơ lụa, xuất hiện loại lụa làm từ tơ sen. Tơ sen mềm mịn không thua kém tơ tằm, thậm chí mang lại giá trị độc đáo khác.
“Nhưng để làm ra một sản phẩm cần mất từ 1 đến 2 tháng do lao động bằng tay thủ công mà trên thị trường không có máy móc nào tự động hóa quá trình lấy tơ. Do làm bằng thủ công nên trên thị trường giá bán của một sẳn phẩm từ tơ sen dao động từ bán ra rất cao, lên đến khoảng 4-5 triệu đồng. Tuy nhiên, việc sản xuất tơ sen vẫn chỉ dừng lại ở mức thủ công, quy mô nhỏ và chưa được tự động hóa.
Như Nghệ nhân làm lụa từ tơ sen đầu tiên tại Việt Nam - Phan Thị Thuận chia sẻ, thì để làm ra một chiếc khăn dài 1m7, rộng 25cm thì cần đến 4.800 cuống sen. Trong khi một người thợ lành nghề chỉ làm được từ 200-250 cuống mỗi ngày. Như vậy để sản xuất ra một lượng tơ đủ để dệt chiếc khăn phải mất đến hơn 1 tháng. Do đó giá thành sản phẩm cuối cùng rất cao. Thế nên thường chỉ khách du lịch hoặc khách hàng thu nhập cao tiếp cận”, thành viên Trần Quốc Đạt tiếp lời.
Vì vậy nhóm bạn trẻ quyết định nghiên cứu làm máy lấy tơ sen với hy vọng giảm giá thành, tăng năng suất, đặc biệt mang sản phẩm từ sen đến gần hơn với người tiêu dùng.
Em Cao Anh Tú cho rằng dự án rất tiềm năng và khả năng cạnh tranh cao khi đây là chiếc máy đầu tiên trên cả nước lấy tơ sen.
“Máy có tính tự động hóa cao khi tính toán cho phép tích hợp rất nhiều các mô đun tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng”, Tú nói.
Về nguyên lý hoạt động, máy lấy tơ sen có 3 cụm chính. Cụm thứ nhất giúp kẹp thân sen và quay, đồng thời lưỡi dao đi vào tạo vết cắt trên thân sen. Cụm thứ hai tay kẹp sẽ kẹp một đầu của thân sen để kéo xoắn nhằm lấy những sợi tơ ban đầu. Và cụm thứ ba sẽ làm công việc miết để nối các sợi tơ với nhau thành một sợi tơ hoàn chỉnh.
Nguyên lý của máy mô phỏng lại quá trình thực hiện lấy tơ từ sen bằng tay “Các nguyên lý miết tơ được chúng em mô phỏng lại quá trình thực hiện của các nghệ nhân. Gồm có bàn miết dưới và miết trên, mô phỏng cho bàn miết tay người. Vật liệu được dán trên bề mặt bàn miết để tăng ma sát cũng được mô phỏng vân tay người và vẫn đảm bảo độ mềm mại”, Tú chia sẻ.
“Hiện tại, chúng em đã miết thành công sợi tơ sen. Tuy nhiên, do nguyên liệu đầu vào chưa đúng như thiết kế máy với thân sen mẫu nên tỷ lệ miết chưa cao. Song trong tương lai có thể điều chỉnh để đạt được tỷ lệ cao hơn”.
Do đó, nhóm cũng hướng đến việc tiếp tục nghiên cứu để cải thiện máy có thể nhận chất liệu đầu vào là những thân sen có những kích thước, độ ma sát, độ ẩm khác nhau nhằm tăng tỷ lệ thành công trong việc cắt thân, lấy tơ.
Song thành viên Nguyễn Văn Thắng tự tin: “Theo các thông số mà chúng em đã tính toán với tốc độ chạy của máy thì hiệu suất có thể gấp 5-7 lần làm thủ công, do đó có thể rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm lụa chỉ còn mất khoảng hơn 1 tuần”.
Nhóm sinh viên Ngô Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quốc Đạt, Cao Anh Tú (cùng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Lương Đức Trung (Trường ĐH Ngoại thương) đã giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo Bách khoa 2019. Ảnh: Thanh Hùng Để đến được ngày hôm nay, nhóm bạn cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng khó khăn nhất cũng vì máy hoàn toàn mới, chưa có sản phẩm nào có chức năng tương tự trên thị trường nên việc tối ưu hóa các cơ cấu để dựng nên máy vô cùng khó và mất thời gian. Đặc biệt là ở giai đoạn đầu.
“Chúng em đã phải tối ưu hóa các cơ cấu, tự dựng nên máy dựa trên cơ sở mô phỏng lại các cơ cấu thực hiện của tay người và quá trình làm ra tơ sen. Chúng em cũng phải thực nghiệm tất cả các thông số động học để tìm hướng tối ưu nhất. Chất lượng có thể tương đương làm thủ công giá thành rất đắt nên chúng em rất tự tin với hướng đi này”, Thắng nói.
Ngoài ra, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên nhóm chưa hoàn thiện được tối đa chất lượng sản phẩm.
Để làm được máy mất tổng chi phí 40 triệu đồng, một nửa do ban tổ chức cuộc thi tài trợ, số còn lại các thành viên trong nhóm phải tự bỏ tiền túi.
“Là sinh viên của Trường ĐH Bách khoa nên chúng em cũng có cái máu muốn làm về những cái mới, thử thách bản thân. Và hơn hết, chúng em nghĩ lăn vào thực tế nhiều thì sau này khi tốt nghiệp ra trường sẽ tiếp cận với các môi trường làm việc được tốt hơn”, Thắng chia sẻ.
Đại diện Ban tổ chức cuộc thi trao giải Nhất cho nhóm sinh viên. Các bạn trẻ cho hay đây mới chỉ là những kết quả của bước khởi đầu nhưng động lực cho nhóm là tính khả thi và nhu cầu thực của thị trường.
Hướng phát triển của nhóm là thời gian tới sẽ tiếp tục tính tới làm thêm hệ thống cấp phôi tự động, tức là chỉ cần đặt một bó sen với đủ kích cỡ các loại thân sen thì máy có thể tiếp nhận được hết. Cùng đó sẽ hoàn thiện bộ phận xoắn và miết tơ. “Chúng em sẽ thử nghiệm và tính toán thêm xem tốc độ máy chạy như thế nào thì cho tơ sen ra nhiều nhất và không còn bị đứt”.
Thanh Hùng
Gặp “cha đẻ” của giống gạo Việt ngon nhất thế giới
- Đang sống trong những ngày lâng lâng niềm vui, ông Hồ Quang Cua chia sẻ không thể ngờ được sự chú ý của người dân với sản phẩm này trong những ngày qua lại lớn đến vậy.
">...
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2
- Golf Long Thành thưởng 5 tỷ đồng cho các VĐV xuất sắc tại SEA Games 31
- Huyện Xuyên Mộc: 10 năm đào tào nghề cho gần 1.800 lao động nông thôn
- MU nhận cái tát đau khi dụ Pochettino rời PSG
- Nhận định, soi kèo U20 Syria vs U20 Thái Lan, 14h00 ngày 20/2: Nỗ lực hết mình
- Không có tiền phẫu thuật, bé trai nguy cơ mù vĩnh viễn
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2
-
- Trao đổi với chúng tôi anh Nguyễn Văn Huy vui mừng cho biết, sức khỏe hiện tại của anh đã tốt lên rất nhiều. Ban đêm anh ngủ không còn bị những cơn mệt thở không ra hơi như trước nữa. Anh ăn đã thấy ngon miệng hơn và đi lại thấy nhẹ nhõm…Mẹ bệnh, hai con gái năn nỉ được đến trường" alt="Anh Nguyễn Văn Huy đã phẫu thuật tim và được xuất viện">
Anh Nguyễn Văn Huy đã phẫu thuật tim và được xuất viện
-
Hơn 6 tháng nay, lớp học xóa mù chữ ở trường Tiểu học và THCS Hướng Linh thuộc bản Mới, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là điểm đến học tập của phụ nữ đồng bào Vân Kiều. Trước khi vào lớp, các mẹ cùng nhau ôn lại con chữ Lớp học nơi đây vô cùng đặc biệt, bởi chỉ toàn là phụ nữ với độ tuổi từ 40 đến 60. Các chị, các mẹ đến với lớp học này đều là trụ cột chính của gia đình nên luôn bận bịu với con cái, việc nhà, việc nương rẫy,..
Ban ngày, các chị, các mẹ lên làm nương, trồng rừng hoặc bẻ bắp, đi thả trâu, bò,.. Sau khi thu xếp được công việc nương rẫy và lo cho con cái, các mẹ mới có thể đến với lớp học.
Có em bé được theo mẹ đến lớp Quanh năm vốn làm bạn với cuốc, rựa, gùi, nên bàn tay các mẹ chai sần, thô ráp … nay những bàn tay thô cứng ấy cố gắng uốn nắn theo từng nét chữ khó nhọc vô cùng. Bởi vậy, không phải ai cũng đủ kiên trì cho đến khi biết đọc thành thạo và viết được tên.
Ban đầu, có khoảng 50 người đến lớp, sau vài buổi, thấy con chữ khó tiếp thu, không ít đã bỏ cuộc giữa chừng. Hiện, lớp học xóa mù chữ ổn định với 36 thành viên.
Lớp học nơi bản Mới được bắt đầu vào lúc 16h30 từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần, đến 19h thì kết thúc.
Các thầy, cô chỉ bảo từng học học viên một, đối với mỗi người lại có các phương pháp khác nhau Dù lịch học đưa ra như vậy nhưng chỉ mang tính tương đối. Những giáo viên đứng lớp hiểu rằng ở nơi rẻo cao, việc đi lại khó khăn, công việc nặng nhọc, vả lại quỹ thời gian của từng gia đình khác nhau nên các thầy cô rất linh hoạt trong việc tạo điều kiện để các mẹ có thể đến lớp sớm hơn hoặc muộn hơn đối với từng cá nhân học viên.
Miễn sao các mẹ, các chị sắp xếp thời gian tới lớp đều đặn và có sự tiến bộ. Nghĩ vậy, nên các mẹ luôn nhận được sự thông cảm và sẻ chia từ các giáo viên ở lớp.
Mẹ đã viết được tên mình
16h chiều, chị Hồ Thị Hồng (35 tuổi, trú tại xã Hướng Linh, Hướng Hoá) tất tả thu dọn gùi, dao, rựa để về nhà để tham gia lớp học xoá mù chữ ở trường Tiểu học và THCS Hướng Linh.
Các mẹ chăm chú nghe giảng Trước đây, khoảng 19h người mẹ của 4 đứa con này mới thu xếp xong công việc ở nương rẫy để về đến nhà, sau đó lại tất bật tắm rửa, nấu cơm cho các con. Thế nhưng, hơn 5 tháng nay, chị Hồng đều thu dọn đồ đạc về sớm đi học và dường như đã thành thói quen.
Chị Hồng chia sẻ: "Làm ruộng, làm rẫy, trồng sắn quanh năm nay rồi, nay có các cán bộ tạo điều kiện nên mình muốn đi học để biết thêm con chữ. Mình nghĩ vậy, nên mình chưa vắng buổi nào cả".
Dù bận rộn nhưng các mẹ đều cố gắng tham gia lớp học xóa mù chữ Thời điểm này, đang vào cao điểm thu hoạch sắn nên ai ai cũng bận rộn hơn. Dẫu có về muộn, thì chị Hồng đến lớp muộn hơn một chút. Chị Hồng kể, ngày trước gia đình vất vả, nghèo khó, phải ở nhà chăm em nên không được đi học. Thiếu con chữ là thiệt thòi nên bữa nay chị phải quyết tâm học chữ.
Chị Hồ Thị Phong (45 tuổi, thôn Hoon, trú tại xã Hướng Linh, Hướng Hóa) tâm sự gia đình chị cách lớp học hơn 3km, phải đi bộ tới lớp nhưng chị luôn đi học đúng giờ. Về nhà, nếu có gì thắc mắc chị hỏi thêm mấy đứa con của chị.
Từ nhỏ chị đã bỏ lỡ cơ hội học hành nên suốt ngày chị quanh quẩn gắn bó với núi rừng.
Công việc chủ yếu là làm rẫy, trồng lúa, ngô, khoai, sắn. Chồng chị mất hơn 5 năm nay, một mình chị nuôi 6 người con. Hoàn cảnh sống vất vả nên chị chưa nghĩ đến ở tuổi này mà có ngày chị biết mặt con chữ, ê a đánh vần rồi làm toán được, vì vậy, chị hết sức vui mừng.
Giáo viên đứng lớp tận tình cầm tay từng mẹ, nắn nót viết từng nét chữ Chị Phong cho biết, học ở lớp này đã hơn 5 tháng, giờ đã biết đọc, biết viết. Về nhà mình cùng ngồi học, cũng chăm chỉ như làm bạn với con cái. Giờ đi về xuôi hay ra chợ đã biết tên đường và phân biệt được đâu là quán cơm nên không sợ bị nhầm lẫn nữa...
Bà Hồ Thị Hoa (60 tuổi, học viên lớn tuổi nhất của lớp học xóa mù chữ) chia sẻ, trước đây, vì không viết được tên nên mẹ phải điểm chỉ bằng tay. Nay không những viết được tên mà còn có thể đọc chữ. Càng biết chữ mẹ càng muốn học để việc đọc, viết thành thục hơn. Có được kết quả như vậy là nhờ vào công lao của các thầy, cô ở trường’.
Được biết, lớp học xoá mù chữ tại bản Mới được trường Tiểu học và THCS Hướng Linh khai giảng vào tháng 7/2019, theo kế hoạch xoá mù chữ của huyện Hướng Hoá. Ngoài bản Mới, còn có 2 lớp xoá mù chữ mở tại 2 thôn Cu Vơ và Coóc.Thầy Trương Quang Tiến (giáo viên đứng lớp xoá mù chữ ở điểm trường thôn Cu Vơ) cho hay, để vận động các học viên đến lớp, các giáo viên phải đến từng nhà, lên tận rẫy để mời người dân về lớp học.
Các học viên đều khá lớn tuổi nên giáo viên phải đổi mới và linh hoạt trong cách truyền đạt. Thầy Tiến cho biết thêm, đến nay, đa số học viên đọc được viết được, so với ngày đầu là mù chữ hoàn toàn.
Hương Lài
Lốp xe "độ xích", vượt đầm lầy đến lớp học giữa núi rừng
- Con đường lầy lội không khác gì đầm lầy, những chiếc xe máy phải quấn nhiều vòng xích vào lốp để tăng độ bền và bám đường. Các thầy cô vẫn ngày ngày vượt những trở ngại như thế để tới lớp với các em nhỏ giữa đại ngàn
" alt="Lớp học xoá mù vô cùng lạ ở rẻo cao">Lớp học xoá mù vô cùng lạ ở rẻo cao
-
Lịch Thi Đấu Wake up 247 V-League 2019 Ngày Giờ Đội Tỉ số Đội Vòng Kênh 30/05 30/05 17:00 SHB Đà Nẵng FC 2:0 TP Hồ Chí Minh FC Vòng 12 BĐTV, FPT TH 30/05 17:00 Thanh Hóa 3:2 Nam Định FC Vòng 12 VTV6, Thethao TV 30/05 19:00 Viettel 3:3 Than Quảng Ninh FC Vòng 12 BĐTV, FPT TH 31/05 31/05 17:00 Bình Dương FC 1:0 Sanna Khánh Hoà Vòng 12 BĐTV, FPT TH, BTV2 31/05 17:00 Hoàng Anh Gia Lai 0:0 Hà Nội FC Vòng 12 VTV6, FPT Play, Thethao TV 31/05 17:00 Hải Phòng FC 0:3 Quảng Nam Vòng 12 TTTT HD " alt="Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 31">31/05 19:00 Sài Gòn FC 2:2 Sông Lam Nghệ An Vòng 12 BĐTV Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 31
-
Nhận định, soi kèo Plzen vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 21/2: Ngược dòng đi tiếp
-
Dự tính của thầy Park... Theo như những thông tin gần đây, ngoài những Quang Hải, Đình Trọng, Quế Ngọc Hải... tuyển Việt Nam tham dự King’s Cup vào tháng 6 tới tại Thái Lan sẽ có thêm nhiều cái tên cũ mà mới.
Cụ thể hơn, Văn Thanh và Tuấn Anh sẽ trở lại tuyển Việt Nam sau một thời gian dài chữa trị chấn thương, cùng lúc một vài cựu binh như Mạc Hồng Quân, Vũ Minh Tuấn cũng sẽ được góp mặt.
Dù chưa công bố, nhưng gần như chắc chắn HLV Park Hang Seo đã có danh sách tuyển Việt Nam dự King's Cup Thậm chí, với phong độ rất cao trong màu áo CLB tại V-League những cựu binh đã giã từ màu áo tuyển Việt Nam trước đây như Thành Lương, Tấn Tài cũng được chiến lược gia người Hàn Quốc đang thuyết phục quay trở lại
Ngoài ra thủ thành Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Văn Toản cũng sẽ góp mặt ở tuyển Việt Nam thay vì là U23 như dự kiến ban đầu bên cạnh đàn anh Đặng Văn Lâm. Bên cạnh đó cũng có Công Phượng, Xuân Trường... như là sự đương nhiên vốn phải thế mà thầy Park dành cho quân bầu Đức
nhưng là khó đấy, thưa ông Park
Nhìn vào dự tính của HLV Park Hang Seo có thể hiểu rằng chiến lược gia người Hàn Quốc mong muốn xây dựng một đội tuyển không có nhiều sự thay đổi, nói một cách khác tận dụng những gì mà ông đã xây suốt thời gian qua rồi phát triển lên thêm một bước.
Chính bởi thế, những cầu thủ đang không có phong độ cao ở CLB như Công Phượng, Xuân Trường và đặc biệt là thủ thành Bùi Tiến Dũng vẫn được triệu tập cũng không có gì quá khó hiểu.
Tuy nhiên, đây sẽ là vấn đề lớn mà chiến lược gia người Hàn Quốc nên chuẩn bị phải đối mặt với dư luận nếu như bản danh sách đồn đoán chính xác. Bởi rõ ràng đội tuyển trong mắt giới chuyên môn bắt buộc phải có phong độ cao mới xứng đáng được gọi.
và nếu đúng với những gì đã đồn đoán, việc nhiều cầu thủ được gọi nhưng không có phong độ cao, hay chỉ ngồi dự bị như Bùi Tiến Dũng, Công Phượng sẽ khiến ông Park phải đau đầu Càng bất cập hơn, bởi sau những thành công mà thầy trò HLV Park Hang Seo có được suốt thời gian qua, các cầu thủ đang chơi ở V-League rõ ràng đã khát khao việc được khoác áo đội tuyển hơn rất nhiều so với trước đây.
Và phần lớn các cầu thủ đang chơi tốt ở V-League vốn không phải nhiều người có thể quen tên như Tô Văn Vũ, Trùm Tỉnh, Nguyên Mạnh... đang nỗ lực rất lớn để có thể trở thành một phần của “gia đình thầy Park”, cũng đến từ suy nghĩ chiến lược gia người Hàn Quốc luôn công tâm trong việc sử dụng con người ở đội bóng của mình.
Nhưng nếu như ông Park bỏ qua điều này và chỉ gọi những người quen cũ vốn không có phong độ cao như Công Phượng, Xuân Trường thậm chí chưa ra sân phút nào tại V-League như thủ môn Bùi Tiến Dũng rất có thể sẽ sinh ra một làn sóng bất mãn cho những người khác.
Càng nguy hiểm hơn cả chuyện bất mãn là việc HLV Park Hang Seo đã và đang xây dựng một đội bóng đủ mạnh, dày để chinh phục sân chơi World Cup nhưng lại thiếu khát khao thì việc thất bại cũng là sớm hay muộn mà thôi.
HLV Park Hang Seo luôn được coi như một người biết dung hoà mọi thứ để đưa tuyển Việt Nam đi đến thành công. Nhưng lúc này thực sự là không dễ, khi rất đông các học trò cũ từng là người hùng như Công Phượng, Bùi Tiến Dũng lại đang có vấn đề về phong độ.
Để xem lần này, ông Park làm thế nào cho tuyển Việt Nam đủ mạnh, đủ ổn ít nhất là ở King’s Cup tới đây...
Xuân Mơ
" alt="Tuyển Việt Nam: Thầy Park tính sao Công Phượng, Bùi Tiến Dũng?">Tuyển Việt Nam: Thầy Park tính sao Công Phượng, Bùi Tiến Dũng?