Bốn người bị tòa sơ thẩm phạt chung thân đều kháng cáo, trong đó Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, kêu oan. Ba người còn lại xin giảm hình phạt là bà Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Y tế và Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Mức án sơ thẩm của các bị cáo
Trong 14 người còn lại, ông Trần Văn Tân, cựu phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cùng 12 người xin giảm hình phạt. Ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hòa, án sơ thẩm 18 năm tù, kháng cáo kêu oan.
Mỗi năm nước ta có trên 180.000 ca mắc ung thư mới, trên 120.000 người tử vong. Nếu tính cả số đã mắc hiện còn sống, nước ta có hơn 354.000 người sống chung với bệnh ung thư.
Liệu pháp miễn dịch đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị ung thư (Ảnh minh họa: EurekAlert).
Theo ông, về chẩn đoán, Việt Nam có hầu hết tất cả các phương tiện chẩn đoán hiện đại. Dấu ấn lớn nhất là kỹ thuật sinh học phân tử, nhờ đó các bác sĩ xác định được nhiều đột biến gen giúp cá thể hóa quá trình chẩn đoán, điều trị, từ đó mở ra con đường mới trong điều trị ung thư.
Về điều trị, các phương pháp điều trị của nước ta cũng tiệm cận với thế giới, trong đó có điều trị đích, điều trị miễn dịch.
Điều trị đích thực chất là tác động trực tiếp vào tế bào ung thư, tiêu diệt trực tiếp tế bào ung thư bằng kháng thể đơn dòng, phân tử nhỏ. Trong khi đó, cơ chế của điều trị miễn dịch ung thư liên quan chặt chẽ đến việc ức chế các điểm kiểm soát miễn dịch.
Hai phương pháp này đều đã được chứng minh tính hiệu quả tuy nhiên điểm hạn chế là không phải trường hợp nào cũng áp dụng được. Và một điều tất yếu không thể tránh khỏi là hiện tượng kháng thuốc điều trị sau một thời gian.
Các phương pháp mới trong điều trị ung thư
GS.TS Phạm Văn Thức, Chủ tịch Hội miễn dịch trị liệu ung thư Việt Nam (Ảnh: B.V).
GS.TS Phạm Văn Thức - Chủ tịch Hội miễn dịch trị liệu ung thư Việt Nam - cho biết thêm, những năm gần đây, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh ung thư trên thế giới và Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng do nhiều yếu tố khách quan như già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm, tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ…
Việt Nam đã cập nhật và ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại, khả năng chẩn đoán sớm và điều trị ung thư như PET-CT, đột biến di truyền, đột biến gen... ngang tầm với nhiều nước trong khu vực
Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, y học hạt nhân. Gần đây có một phương pháp mới là miễn dịch trị liệu ung thư, sử dụng kháng thể đơn dòng, các tế bào miễn dịch, các thuốc tăng cường miễn dịch ung thư… Trong đó, nổi bật là phương pháp điều trị đích, điều trị miễn dịch.
"Phương pháp miễn dịch trị liệu ung thư đã được áp dụng rộng rãi, thành công ở nhiều nước trên thế giới. Sự ra đời của các phương pháp này thực sự là cuộc cách mạng trong điều trị ung thư, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống và đẩy lùi bệnh ung thư trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam", GS Thức nhấn mạnh.
Vì thế, ông hy vọng hội nghị này sẽ thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, tạo cơ hội cho các nhà khoa học, bác sĩ trong và ngoài nước gặp gỡ chia sẻ kiến thức từ đó nâng cao năng lực chuyên môn và vận dụng trong điều trị thực tiễn, mang tới cơ hội sống khỏe cho các bệnh nhân ung thư.
PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, cho biết, hội nghị này là cơ hội để các y bác sĩ cập nhật các tiến bộ y tế mới nhất trên thế giới, ứng dụng trong thăm khám và điều trị chuyên sâu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông (Ảnh: B.V).
Đây cũng là diễn đàn quan trọng để các chuyên gia miễn dịch trị liệu ung thư cùng nhau trao đổi cách chăm sóc toàn diện cho người bệnh trong bối cảnh ung thư ngày càng trẻ hóa. Thông qua hội nghị, các phương pháp trong điều trị đích và miễn dịch trị liệu ung thư được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới đã và đang và sẽ triển khai nhiều ở Việt Nam.
Mục đích giúp cho bệnh nhân ung thư sống lâu hơn, sống dài hơn và nếu phát hiện sớm có thể khỏi bệnh ví dụ như bệnh nhân ung thư vú.
Hội nghị có sự tham gia của hơn 1.000 chuyên gia, cán bộ y tế trong và ngoài nước với 40 báo cáo khoa học. Trong đó có các nội dung về ứng dụng liệu pháp miễn dịch như các kỹ thuật sinh học phân tử - miễn dịch, kỹ thuật nuôi cấy tế bào trị liệu miễn dịch, ứng dụng liệu pháp miễn dịch, các thuốc điều trị đích, điều trị miễn dịch và một số phương pháp điều trị khác...
" alt=""/>Hơn nửa số bệnh nhân ung thư tại Việt Nam tử vong sau một năm phát hiệnCá nhân tôi cho rằng, đúng là thế hệ trước chịu nhiều thiệt thòi khi sinh ra trong thời kỳ công nghệ lạc hậu, thiếu vốn làm ăn... Nhưng cùng thời đại đó, họ cũng chỉ phải cạnh tranh với những người khác cùng hoàn cảnh thiếu công nghệ, thiếu tiềm lực tài chính như mình mà thôi.
Trong khi đó, Gen Z thời nay tiếp cận vốn, công nghệ tốt hơn, nhưng bù lại, họ cũng phải cạnh tranh khốc liệt hơn với những người tương tự mình về mặt công nghệ, vốn liếng. Thế nên, rất khó để khẳng định thời nay hay thời xưa khó làm giàu hơn?
Tuy nhiên, có ba thứ mà tôi chắc chắn thế hệ trước thuận lợi hơn Gen Z ngày nay rất nhiều:
Thứ nhất, mấy chục năm trước, Việt Nam chưa mở cửa hoặc mở rất hạn chế, thế nên người của thế hệ trước chỉ phải cạnh tranh với người trong nước là chính. Thậm chí, do giao thông, liên lạc chưa thuận lợi, nên họ chỉ phải cạnh tranh cùng lúc với tương đối ít người cho cùng một "miếng bánh" tài nguyên. Trong khi đó, giới trẻ ngày nay vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ mọi người trên toàn quốc và thậm chí cả người nước ngoài cho "miếng bánh" đó.
>> Gen Z bất lợi khi sinh ra trong điều kiện đủ đầy
Thứ hai, về mặt dân số, số lượng việc làm. Có một logic rất đơn giản, đó là người thế hệ trước sinh ra khi đất nước ta mới chỉ có 50 triệu dân. Khi đó, mức độ cạnh tranh việc làm, cơ hội làm giàu chắc chắn không bao giờ bằng người thế hệ ngày nay. Gen Z được sinh ra khi đất nước đã đạt tới con số 100 triệu dân, nên rõ ràng, tỷ lệ chọi đã cao gấp đôi so với các thế hệ trước.
Thứ ba, hoàn cảnh sống của người thế hệ trước tương đối bình đẳng, mức sống tương đồng nên cạnh tranh công bằng hơn. Trong khi đó, thế hệ sau này sinh ra khi xã hội có sự phân hoá, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn của thế hệ này so với thế hệ trước.
Tóm lại, ở đây, tôi không muốn khẳng định rằng Gen Z khổ hơn các thế hệ trước mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng các bạn trẻ bây giờ cũng có những khó khăn riêng của thế hệ mình. Do đó, những người đi trước cũng nên có cái nhìn bao dung hơn, cảm thông hơn với các bạn trẻ, hiểu rằng Gen Z cũng phải nỗ lực rất nhiều để làm giàu chứ không phải thế hệ sinh ra đã chỉ biết hưởng thụ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Gen Z khó làm giàu hơn các thế hệ trước'