Chị kể, mọi năm vào ngày này, chồng chị luôn là người sắp cỗ, dọn ban thờ và thắp hương, vợ và con chỉ phụ những việc lặt vặt.
![]() |
Chị Phương dậy sớm, chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo khi chồng vắng nhà. |
Gia đình có 4 người, nhưng chồng chị là anh Nguyễn Hữu Long (công tác tại Lữ đoàn tên lửa 490, Binh chủng pháo binh) đã tham gia vào lực lượng phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Hải Dương từ ngày 27/1.
![]() |
Con trai lớn phụ chị Phương làm lễ cúng ông Công ông Táo. |
Là hậu phương vững chắc cho chồng, chị Phương đảm nhiệm luôn những việc nặng nhọc trong nhà. Những lúc mệt mỏi chị chỉ cười và nói "may sao vẫn có hai con phụ giúp".
![]() |
Mâm cơm tươm tất cũng là lúc con trai út trong gia đình gọi điện thông báo với bố. |
Mọi năm, khi hai vợ chồng được nghỉ, cả gia đình đều về quê ở Hà Nội để đón Tết cùng ông bà. Năm nay do phong toả nên họ ở lại TP Chí Linh, tiện thể trải nghiệm một không khí năm mới khác với mọi năm.
"Tôi cũng cảm thấy buồn một chút vì nhà cửa trống trải, nhưng tôi chấp nhận vì anh đang làm nhiệm vụ. Hết dịch cả gia đình sẽ được đoàn tụ thôi", chị Phương nói.
![]() |
Đại đa số người dân ở TP Chí Linh không đi mua cá chép sống mà dùng cá giấy |
Thấy được sự vất vả của mẹ, cháu Nguyễn Hữu Quang (học sinh lớp 11) luôn ở gần để mẹ sai việc vặt, hoặc đỡ đần những việc nặng mà mẹ không làm được.
![]() |
Người dân trong khu phong toả đi mua đồ cúng ông Công, ông Táo. |
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo đã tươm tất, con trai út Nguyễn Hữu Phong nhanh tay dùng điện thoại gọi cho bố, khoe ở nhà mọi việc vẫn ổn để bố an tâm công tác.
![]() |
Người dân xếp hàng mua đồ Tết tại cửa hàng Tạp hoá trên phố Hữu Nghị, TP Chí Linh. |
Hiện tại, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, người dân TP Chí Linh được khuyến cáo hạn chế ra ngoài. Các chợ không hoạt động, đại đa số gia đình ở đây không mua cá chép sống mà dùng cá chép giấy để cúng, tiễn ông Công ông Táo.
Xem thêm video: Người đàn ông mang đào cổ thụ vào TP.HCM phục vụ khách chơi Tết
Sáng 23 tháng Chạp, phố cá lóc nướng ở Sài Gòn nhộn nhịp người bán kẻ mua.
" alt=""/>Gia đình trong khu phong toả vẫn tươm tất cúng ông Công ông TáoChỉ sau một chuyến tham quan, doanh nhân Yoshihisa Midorikawa (Nhật Bản) đã quyết định mua một hòn đảo không có người ở ngoài khơi Ise-Shima. "Tôi muốn có "xứ sở" của riêng mình - nơi tôi không phải lo lắng về việc bị nhiễm Corona", doanh nhân này bày tỏ.
![]() |
Hình ảnh chụp một hòn đảo ở Okinawa đang được rao bán. Giữa mùa dịch đã có những khách hàng chịu chi để mua hòn đảo không có người ở. |
Hòn đảo không có người ở mà ông Yoshihisa Midorikawa quyết định mua nằm cách thủ đô Tokyo 300km về phía Tây Nam. Toàn bộ đảo có diện tích 500m2 trông như một dốc đứng giữa biển khơi. Tuy nhiên, khu vực trung tâm của đảo là vùng đất bằng phẳng rộng khoảng 300m2.
"Tôi bị choáng ngợp bởi quang cảnh, có cả đại dương tuyệt đẹp nữa", nam doanh nhân nhận xét về đảo sau khi tham quan hồi tháng 10/2020.
Tuy nhiên, không chỉ có ông Yoshihisa Midorikawa là người duy nhất mua đảo giữa mùa dịch. Theo công ty môi giới bất động sản Blue Ocean Point (Tokyo, Nhật Bản), khách đặt câu hỏi về việc mua các hòn đảo hoang đang tăng lên.
Ông Masanobu Sato (người điều hành của Blue Ocean Point) cho hay, tính đến thời điểm này đã có 4 đảo đã được bán giữa mùa dịch, trong đó có 3 đảo được các khách hàng cá nhân mua.
![]() |
Nhật Bản là đất nước không thiếu những vùng núi. Bất động sản ở các khu vực này đang thu hút người mua giữa đại dịch. |
Thế nhưng, những bất động sản nằm biệt lập như vậy thường có giá đắt đỏ hàng triệu USD khiến cho chúng nằm ngoài "tầm với" của nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, ở Nhật Bản có nhiều bất động sản khác để khách lựa chọn như đất rừng ở sườn núi với giá hàng chục ngàn USD.
Theo Masaki Tatsumi, đại diện một công ty môi giới ở tỉnh Wakayama, chỉ tính riêng trong tháng 9/2020, có 960 câu hỏi về mua đất rừng ven sườn núi.
Anh Koji Kiyokawa, làm việc ở Tokyo và cũng là người mua loại bất động sản này. Hồi tháng 7, Koji Kiyokawa chi tiền mua 100.000m2 đất rừng ở tỉnh Ibaraki, đông bắc Tokyo sau khi tìm hiểu trên Internet.
Trước đây, người đàn ông này vốn dĩ thích sống gần gũi hơn với thiên nhiên, song đại dịch đã khiến anh quyết định mua khu đất. Sau khi mua, Koji Kiyokawa cho biết, anh dự định sẽ lập nên một khu cắm trại cho bản thân, không gian được mô tả như là "căn cứ riêng".
Thế nhưng, dù có tiền để mua bất động sản đi chăng nữa thì việc xây dựng, bảo vệ các bất động sản này cũng khó khăn.
Các quy định về môi trường khiến việc xây dựng nhà cửa không phải dễ dàng, thêm vào đó thiếu cơ sở hạ tầng, điện, nước cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Trong khi đó, người mua đất ở các sườn núi đối mặt với sạt lở khi có mưa lớn, đây là kiểu thiên tai liên tiếp xảy ra ở Nhật Bản trong những năm gần đây.
Trung Quốc đang xây dựng một thành phố thông minh "ngăn được Covid-19", sau khi đại dịch toàn cầu do virus corona gây ra đã cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người.
" alt=""/>Đại gia chi tiền mua đảo hoang, vào rừng 'trú ẩn' để chống dịch Covid