Google vừa tôn vinh 9 nhà sáng tạo game độc lập tiêu biểu đến từ nhiều quốc gia trong khu vực: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Philippines và Việt Nam tại triển lãm G-Star Busan 2018.Lần đầu tiên trong lịch sử, WolfFun, một công ty phát triển games độc lập, quy mô nhỏ của Việt Nam được Google mời và vinh danh bên cạnh các nhà phát triển game lừng lẫy tại sự kiện này.
|
CEO Nguyễn Đình Khánh, đồng sáng lập Wolfun trước gian hàng đầu tiên của mình tại hội chợ triển lãm Gstar Busan |
Đây là cơ hội WolfFun nói riêng và các công ty phát triển game độc lập của Việt Nam nói chung đẩy mạnh hơn nữa việc thâm nhập các thị trường quốc tế tiềm năng cũng như tạo được sự chú ý với cộng đồng game quốc tế về các sản phẩm game sáng tạo, độc đáo và đa dạng của Việt Nam.
Cùng với tám nhà phát triển game độc lập của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines, WolfFun đươc Google hỗ trợ tạo gian hàng triển lãm riêng cho sản phẩm game đặc sắc của mình tại sự kiện.
|
Các đại diện nhà phát triển từ các nước bao gồm đại diện Việt Nam, ông Nguyễn Đình Khánh WolfFun với game Tank Raid (thứ ba từ trái sang - hàng đứng) cùng những quản lý cấp cao của Google trong khu vực 2 |
Sản phẩm game tham gia triển lãm của WolfFun lần này tại G-Star Busan là Tank Raid, một trong số ít các sản phẩm game Việt Nam được giải "Google Editor's Choice".
"Sứ mệnh của chúng tôi là giúp các nhà phát triển game tại Đông Nam Á phát triển vươn tầm quốc tế và chúng tôi đồng hành cùng các nhà phát triển game trên mọi chặng đường phát triển đặc biệt là các nhà phát triển game độc lập. Tôi hi vọng những cái tên quen thuộc mà thế giới biết đến về các nhà phát triển game Việt Nam không chỉ dừng lại ở dotGears với FlappyBird hay Wolffun với Tank Raid mà sẽ là một danh sách liên tục được nối dài.", ông Vineet Tanwar, Quản lý phát triển kinh doanh cho Google Play tại Việt Nam và Thái Lan cho biết.
|
Bà Purnima Kochikar - Tổng Giám đốc toàn cầu của Google phụ trách phát triển kinh doanh cho các Ứng dụng và Games- trình bày những giải pháp thiết thực của Google Play giúp hỗ trợ các nhà phát triển game độc lập. |
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của G-Star 2018, năm nay là năm đầu tiên Google mời các nhà phát triển game độc lập (Indie Games developers) của khu vực Châu Á Thái Bình Dương đến ra mắt với các cơ quan thông tấn hàng đầu khu vực tại sự kiện cũng như các đối tác, công ty game tầm cỡ quốc tế.
Có 689 doanh nghiệp với 2.966 gian hàng đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương góp mặt tại G-Star Busan 2018.
Triển lãm G-Star Busan là một trong những sự kiện quốc tế về game thường niên lớn nhất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. G-Star được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005, đến nay sự kiện đã thu hút rất nhiều nhà phát triển game và các công ty phát hành game tham dự. Số lượng các gian hàng triển lãm và giới thiệu game đăng ký tại G-Star 2018 tính đến tháng 9/2018 đã vượt hơn số gian hàng triển lãm game năm 2017 (2.874 năm 2018 so với 2.857 năm 2017). Ngoài các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, G-Star còn đón tiếp đại diện các công ty phát triển game, các khách tham dự tư nhiều nước khác nhau trên thế giới như Anh, Ba Lan, Thụy Điển... |
H.N.
Thiếu niên 17 tuổi kiếm hơn 10 tỷ đồng chỉ bằng cách... chơi game
Với nhiều người, trò chơi điện tử chỉ đơn thuần là một hình thức giải trí. Tuy nhiên một thiếu niên 17 tuổi người Mỹ đã kiếm được 500.000USD trong một năm chỉ bằng cách chơi game.
" alt="Google vinh danh WolfFun, công ty phát triển games độc lập của VN"/>
Google vinh danh WolfFun, công ty phát triển games độc lập của VN
|
Buổi tọa đàm về việc Nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại theo Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Trọng Đạt |
Đầu tháng 5/2018, chỉ vài ngày sau khi 2 lỗ hổng nguy hiểm có mã lỗi quốc tế là CVE-2018-10561 và CVE-2018-10562 nằm trong thiết bị định tuyến (home router) được công bố, kẻ xấu đã lợi dụng chúng để khai thác, kiểm soát các thiết bị bởi ít nhất 5 mạng Botnet gồm Mettle, Muhstik, Mirai, Hajime và Satori. Trong đó, mạng botnet Mettle được cho ra đang sử dụng công cụ kiểm soát, điều khiển mã độc và rà quét mạng Internet lưu trữ trên máy chủ có địa chỉ IP tại Việt Nam.
Trước thực tiễn về các nguy cơ mất an toàn thông tin từ mã độc, ngày 25/5/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại.
Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Cục trưởng Cục ATTT: “Thực trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện đang rất báo động, các cơ quan chức năng ghi nhận nhiều trường hợp tấn công mã độc mà giải pháp đã có nhưng không phản ứng kịp thời trong việc phát hiện cũng như phân tích, gỡ bỏ".
|
Ông Nguyễn Thanh Hải - Cục trưởng Cục ATTT chia sẻ về thực trạng tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Người đứng đầu Cục ATTT cho rằng, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Đó là tỷ lệ sử dụng phần mềm bản quyền nói chung và phần mềm diệt virus bản quyền nói riêng còn thấp. Một số trường hợp mua phần mềm diệt virus không đúng loại, mua nhầm bản Antivirus thay vì bản Internet Security.
“Theo thiết kế của nhà sản xuất, phiên bản Antivirus không có tính năng tường lửa, không chống virus lây nhiễm qua mạng và chỉ dành cho máy không nối mạng. Việc sử dụng nhầm phần mềm diệt virus khiến máy tính nối mạng không được bảo vệ hiệu quả và gây lãng phí”, ông Nguyễn Thanh Hải cho biết.
Mua máy tính mới tại Việt Nam, chỉ 4 phút sau là nhiễm mã độc
Theo chuyên gia bảo mật Trần Quang Hưng (Cục ATTT), ngành công nghiệp mã độc phát triển tới mức có cả những công ty lớn như những tập đoàn công nghệ. Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về phần mềm độc hại, trong đó virus chỉ là một phần nhỏ.
Việt Nam luôn được xếp vào top những nước bị lây nhiễm mã độc hàng đầu trên thế giới. Nước ta cũng nằm trong số các thị trường tiềm năng nhất thế giới về kinh doanh mã độc, vị chuyên gia bảo mật chia sẻ.
Theo ông Hưng, việc phòng chống mã độc không phải là công việc riêng của Cục ATTT hay các doanh nghiệp sản xuất phần mềm diệt virus mà là công việc của tất cả mọi người.
|
Theo chuyên gia bảo mật Trần Quang Hưng (Cục ATTT), nhận thức về các nguy cơ mất ATTT đối với phần đông người Việt Nam còn chưa cao. Tỷ lệ sử dụng phần mềm bản quyền nói chung và phần mềm diệt virus, malware có bản quyền nói riêng còn thấp. Ảnh: Trọng Đạt |
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng phòng chống mã độc của Bkav cho biết, mã độc ở Việt Nam có rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất là mã độc liên quan đến USB, mã độc đào tiền ảo, các phần mềm gián điệp và virus mã hoá dữ liệu.
Đối với virus qua USB, mỗi năm trung bình có 80% USB tại Việt Nam nhiễm virus ít nhất 1 lần trong năm. Điều này khiến cho 1,2 triệu máy tính nhiễm virus USB.
Nguyên nhân của thực trạng này bởi người dùng luôn tin tưởng dữ liệu trên USB là của mình chứ không phải download từ nơi khác. Tâm lý đề phòng của người dùng ở mức thấp, do đó USB là con đường lây nhiễm virus nhiều nhất, ông Vũ Ngọc Sơn chia sẻ.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, có tới 735.000 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus đào tiền ảo. Các virus này không xoá dữ liệu nhưng chiếm quyền điều khiển và biến máy tính thành máy đào. Điều này là do lỗ hổng SMB, loại lỗ hổng được mã độc WannaCry sử dụng.
|
Bà Trần Kim Phượng, đại diện Hiệp hội ATTT Việt Nam chia sẻ các giải pháp của Hiệp hội để tăng cường ATTT trước các nguy cơ đến từ mã độc. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, khi Bkav mua một chiếc máy tính mới và tiến hành thử nghiệm, chỉ sau 4 phút chiếc máy tính này đã bị nhiễm virus. Điều này cho thấy khả năng nhiễm virus tại Việt Nam là rất cao.
Với phần mềm gián điệp, khi máy tính bị lây nhiễm, nó sẽ ăn cắp dữ liệu cá nhân, cookie, tài khoản mail, tài khoản ngân hàng. Nguyên nhân vì chúng ta cài các phần mềm không rõ nguồn gốc. Chúng sẽ cài thêm các phần mềm khác và khiến máy tính của chúng ta bị lây nhiễm. Các dữ liệu này được sử dụng hoặc bán cho các công ty quảng cáo.
Không kém phần nguy hiểm là mã độc tấn công APT. Đây là hình thức tấn công bằng email chứa file văn bản. Kẻ xấu giả làm người quen và gửi email kèm file văn bản. Khi người dùng mở file đính kèm, máy tính sẽ vô tình bị nhiễm mã độc. Điều này là được thực hiện nhờ một lỗ hổng có trên công cụ Office.
Theo vị Phó chủ tịch Bkav, nguyên nhân của tình trạng này bởi nhận thức về an ninh mạng, virus máy tính tại Việt Nam tuy đã nâng cao nhưng chưa biến thành hành động cụ thể. Tỷ lệ máy tính sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền còn thấp. Do đó, máy tính của người dùng không được bảo vệ tự động khi có virus xâm nhập qua đường USB, truy cập web, mở file từ email.
Vị chuyên gia bảo mật này cho rằng, để giải quyết tình trạng trên, người dùng cần sử dụng phần mềm diệt virus, liên tục cập nhật các bản vá và tạo môi trường cách ly an toàn khi tải file mở từ Internet.
Trọng Đạt - Đỗ Hồng Khanh - Ngọc Ánh
" alt="Tại sao mua máy tính tại Việt Nam dễ nhiễm mã độc?"/>
Tại sao mua máy tính tại Việt Nam dễ nhiễm mã độc?