Sửa luật Giáo dục Đại học: Nâng cao tính tự chủ cho toàn hệ thống
- Hôm nay,ửaluậtGiáodụcĐạihọcNângcaotínhtựchủchotoànhệthốnhiệt độ ngày mai 11/12, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Trao đổi với báo chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết luật mới này góp phần nâng cao tính tự chủ của toàn bộ hệ thống.
Tại sao không quy định trần học phí, tuổi hiệu trưởng?
Không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức
Thưa bà, bộ luật vừa thông qua có những thay đổi gì so với Luật GD ĐH hiện hành?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Luật về giáo dục đại học vừa được Quốc hội thông qua có 4 nhóm chính sách mới.
Chính sách lớn nhất, bao trùm lên toàn bộ các vấn đề được sửa đổi bổ sung là mở rộng tự chủ và nâng cao tự chủ của toàn hệ thống.
Cùng với nâng cao tự chủ là những chính sách đi kèm theo là đổi mới quản trị ĐH, kiện toàn hội đồng trường (HĐT).
![]() |
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng trao đổi bên lề một hội thảo góp ý sửa đổi Luật Giáo dục Đại học. Ảnh: HA |
Trong đó HĐT phải là cơ quan quyền lực cao nhất của trường ĐH, có toàn quyền quyết định về nhân sự chủ chốt (hiệu trưởng), chiến lược phát triển của nhà trường cũng như các chủ trương đầu tư lớn. Là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu (các ĐH công lập), tiếp nhận quyền tự chủ từ nhà nước để triển khai tự chủ ở các cơ sở GD ĐH.
Đồng thời, trên cơ sở đó, các trường cũng phải ban hành các quy định, quy chế nội bộ của mình để thực hiện công khai minh bạch trong toàn trường cũng như để xã hội giám sát.
Luật lần này cũng chú trọng phát triển hệ thống, đặc biệt là khuyến khích các trường lớn có tiềm lực sát nhập thành những đại học lớn, hoặc 1 số trường trong cùng 1 nhóm ngành, địa phương kết với nhau thành những đại học lớn đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Với cơ chế đó, các trường cũng có thể hỗ trợ cộng lực nhau trong phát triển nâng cao tính cạnh tranh của ĐH Việt Nam với thế giới.
Luật cũng chú trọng phát triển hệ thống đại học tư thục và các ĐH tư thục được phát triển bình đẳng gần như là toàn bộ với các trường công lập. Đặc biệt là các hoạt động về chuyên môn.
Lộ trình tự chủ vẫn chậm so với kỳ vọng, lộ trình này sẽ mở và được đẩy nhanh ra sao với việc Luật GD ĐH có hiệu lực chính thức từ 1/7/2019?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Với chính sách bao trùm là tự chủ, thì cơ chế tự chủ cao từ gói gọn trong 5 ĐH và 23 trường thí điểm sẽ mở rộng cho toàn hệ thống.
Nhìn chung, chúng tôi thấy các trường rất trông đợi Luật được thông qua.
Khi Luật chính thức có hiệu lực, các trường sẽ có điều kiện phát huy sự năng động sáng tạo của mình trong tất cả các phương diện hoạt động: học thuật, tài chính, nhân sự làm sao cho hiệu quả nhất để phục vụ cho chính sách chất lượng phát triển của nhà trường để cạnh tranh trong toàn hệ thống và với quốc tế.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An tại buổi công bố Luật sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục Đại học sáng 11/12. |
Với các điều khoản mới trong Luật lần này, sẽ giảm đáng kể thời gian về thủ tục hành chính.
Trước đây là phải báo cáo, đăng ký, đợi sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được mở ngành đào tạo, tuyển dụng bổ nhiệm nhân sự cấp cao.
Nay trường sẽ được quyết ngay sau khi mình có đủ điều kiện. Đó là những cơ chế thúc đẩy cho hệ thống phát triển.
Quy định chặt chẽ hơn tiêu chuẩn mở ngành
Luật GD ĐH mới sẽ cho phép các trường ĐH được mở ngành ở tất cả các trình độ trên cơ sở các điều kiện. Vậy, chúng ta sẽ kiểm soát việc này như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Nói là các trường được tự chủ mở ngành, có nghĩa là các trường được tự quyết định việc mở ngành mà không phải xin phép hay đăng ký cơ quan quản lý về chuyên môn như trước đây.
Còn các điều kiện mở ngành, tiêu chuẩn chất lượng để mở ngành thì Luật vẫn phải giữ. Thậm chí còn phải quy định chặt chẽ hơn.
Những tiêu chuẩn mở ngành như căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường, nội lực của nhà trường (hệ thống giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo) cho ngành đó như thế nào.
Rồi căn cứ vào sự chấp nhận của xã hội cho ngành đó đối với sản phẩm của nhà trường. Tức là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường đó trong những năm trước ra sao thì mới có thể được mở ngành mới, v.v...
Như vậy, tiêu chuẩn chất lượng vẫn giữ nguyên. Nếu trường đủ điều kiện mở ngành về chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thì sẽ được mở.
Nhưng điều kiện để trường tự quyết định cũng được nâng cao hơn.
Trước đây, cũng cơ quan thẩm quyền kiểm duyệt, nay cơ quan thẩm quyền không cấp phép nữa, nhưng các trường phải chứng minh nội lực của mình.
Ví dụ, trường phải được kiểm định rồi, thì mới được mở các ngành của trình độ ĐH.
Ngành đào tạo của trình độ ĐH phải được kiểm định rồi thì mới được mở các ngành đào tạo thạc sĩ tương ứng.
Ngành đào tạo thạc sĩ được kiểm định rồi mới được mở ngành tiến sĩ phù hợp.
Đó là những cơ chế để kiểm định chất lượng.
Ngoài ra, việc mở ngành còn phải do Hội đồng trường quyết định. Mà HĐT trường theo quy định mới, không chỉ những người trong trường mà còn cả những người ngoài trường với tỷ tệ tối thiểu là 30% là các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, các cơ quan của tổ chức khác.
Những người này sẽ xem xét việc xã hội có cần ngành học đó hay không, điều kiện đảm bảo chất lượng của trường có đủ đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành học đó hay không.
Điều đó có nghĩa rằng, nhà trường phải cân nhắc tới năng lực của mình có đáp ứng được yêu cầu đào tạo.
Sẽ có 2 Nghị định hướng dẫn trực tiếp |
Để hướng dẫn luật sửa đổi bổ sung một số luật, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng hai Nghị định hướng dẫn trực tiếp. Đó là Nghị định hướng dẫn hướng dẫn chung Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GD ĐH và Nghị định riêng hướng dẫn về tự chủ Đại học. Hiện nay, cả 2 nghị định đều có dự thảo. Bộ GD-ĐT cũng rà soát lại tất cả các quy chế đào tạo như đào tạo trình độ Cao đẳng Sư phạm, trình độ thạc sĩ, văn bằng 2.. Ban soạn thảo đã tổ chức 5 hội thảo lớn tại 5 vùng với thành phần tham gia là các trường ĐH trên cả nước, ngoài ra còn các hội thảo chuyên đề. |
Song Nguyên (Thực hiện)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Torino vs Udinese, 17h30 ngày 21/4
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Athletic Bilbao, 02h00 ngày 21/4: Trên đà hưng phấn
- Nữ sinh duy nhất đạt điểm 10 môn Lịch sử ở Quảng Nam
- Bố bỏ rơi, mẹ sức yếu, nam sinh cô độc chống chọi bệnh ung thư
- Bao nhiêu đội bóng V
- Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
- Đau đầu chuyện đồng nghiệp điện thoại gạ gẫm, ghép ảnh vu khống
- Dự đoán tỷ số World Cup 2022 Nhật Bản vs Tây Ban Nha
- Ngày cưới anh
- Nhận định, soi kèo Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4: Tiến gần hơn đến ngôi vương
- Sao Ngoại hạng Anh bị bắt, thêm nạn nhân thứ 2 cáo buộc hiếp dâm
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo Sloga Meridian vs Zrinjski, 21h00 ngày 23/4: Niềm vui ngắn ngủi
- Thiếu nữ 16 tuổi đau đớn trong hình hài đứa trẻ lên 5
- Làm người yêu 17 tuổi mang thai, có bị pháp luật xử lí?
- Xe máy kéo bò ngang nhiên diễu phố
- Nhận định, soi kèo Dibba Al
- Sống với một người nhưng con lại của người khác
- Chàng trai tha thiết xin cưới cô gái “phản bội”
- Thái Lan chơi khó, HLV Park Hang Seo chuẩn bị kế sách
- Nhận định, soi kèo Nantes vs PSG, 1h45 ngày 23/4: Hoàn thành thủ tục
- Cha tai nạn liệt giường, 5 con thơ nheo nhóc
- Siêu máy tính dự đoán Cagliari vs Fiorentina, 20h00 ngày 21/4
- Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs Nottingham, 2h00 ngày 22/4
- Nhận định, soi kèo Saint
- Nhận định, soi kèo Saint
- Soi kèo góc Parma vs Juventus, 1h45 ngày 22/4
- Nhận định, soi kèo Internacional vs Nacional Football, 07h30 ngày 23/4: Đạp đáy giữ đỉnh
- Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Adelaide United, 16h00 ngày 22/4: Tưng bừng bàn thắng
- Nhận định, soi kèo Slaven Belupo vs Varazdin, 22h00 ngày 22/4: Nối dài ngày vui
- Nhận định, soi kèo Djurgardens IF vs GAIS, 19h00 ngày 21/4: Không dễ dàng
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Kayserispor, 22h59 ngày 20/4: Lời đáp trả