Thủy Tiên mới cập nhật tình hình quỹ từ thiện và chia sẻ thêm: “Dư tiền sẽ giúp bà con nông dân nghèo ruộng lúa mất trắng mùa này, chứ không phải ai xin cũng cho, cho phải đúng nơi dù mình sẽ phải còn đi rất cực”.
Ngày 15/4, nữ ca sĩ có cập nhật về việc tiền từ thiện đã được 8 tỷ đồng song song đó là cô chia sẻ một đoạn clip về hành trình cùng các nhân viên kỹ thuật xuống địa phương để xem xét tình hình về việc lắp đặt máy lọc nước ngọt. Thủy Tiên cùng các nhân viên kỹ thuật khảo sát mức độ nhiễm mặn cụ thể và kết hợp với chính quyền địa phương tìm địa điểm hợp lý để người dân có thể lấy nước thuận tiện nhất.
Bà xã Công Vinh cho biết cụ thể cô sẽ lắp 5 máy nước lọc nước biển công suất lớn cho 20.000-30.000 dân ở điểm khảo sát đầu tiên. Trong đoạn clip cô đăng tải, những người nông dân tại địa phương chia sẻ những khó khăn trong việc thiếu nước và bày tỏ việc vui mừng khi có nước ngọt dùng và cảm ơn cô.
Hai vợ chồng trong hành trình khảo sát các điểm lắp máy lọc nước. |
Chưa dừng lại ở đó, ngày 17/3, bà xã Công Vinh tiếp tục cập nhập số tiền từ thiện đã lên tới 9,5 tỷ đồng đồng thời chồng cô vì thương vợ vất vả cũng đã đi cùng trong chuyến khảo sát Tiền Giang. Thủy Tiên có chia sẻ nhưng vất vả vì thời tiết khắc nghiệt “nắng cháy sạm da”, vết sẹo mới mổ còn chưa lành và đi cả ngày đến 20h đêm mới hoàn thành công việc.
Song song với đó cô cũng chia sẻ những câu chuyện trong hành trình từ thiện của mình kèm những hình ảnh thực tế. Câu chuyện về một người nông dân phải dùng gói bột phèn sông Cửu Long để gạn lấy nước hôm sau nấu ăn mà chấp nhận nhưng nguy hiểm tiềm ẩn trong đó hay câu chuyện ấm lòng về một bà ngoại cao tuổi và người dân chờ đoàn từ thiện tới tối để cảm ơn và tặng món quà giản dị là trái mít chín cây.
![]() |
Thủy Tiên, Phan Hiển cùng các vũ công. |
Mới đây, kiện tướng dancesport Khánh Thi cũng bày tỏ tâm thư này gửi tới cộng đồng dancer trong nước và những người bạn thân khi bà con miền Tây lại phải đối phó với hạn mặn, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống của nông dân vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Đặc biệt, xâm nhập mặn khiến bà con thiếu nước ngọt để sinh hoạt hàng ngày.
Cô mong muốn mọi người chung tay quyên góp, dù ít, dù nhiều cũng giúp đỡ được mọi người. Thu nhập của những người trong cộng đồng dancer không cao như các lĩnh vực nghệ thuật khác, nhưng Thi nghĩ rằng, mỗi người đóng góp một phần nhỏ sẽ tạo thành cái lớn. Tiền quyên góp sẽ dùng để mua các nhu yếu phẩm, thiết bị y tế, hỗ trợ cho các bệnh viện đang điều trị người nhiễm Covid và ủng hộ cho bà con miền Tây đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì xâm nhập mặn. Gia đình Khánh Thi quyên góp số tiền là 10.000.000 VND
Minh Ngọc
- Ca sĩ Thủy Tiên bị kẻ xấu mạo danh để lừa tiền quyên góp cho đồng bào miền Tây Nam Bộ đang chịu hạn mặn.
" alt=""/>Thủy Tiên quyên được 9,5 tỷ chống hạn mặn, Khánh Thi tiếp tục kêu gọiTheo Khung kế hoạch thời gian năm học 2015 - 2016 ápdụng chung cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyêntrong toàn quốc do Bộ GD-ĐT ban hành, dù không quy định lịch nghỉ Tết Nguyênđán 2016 cụ thể, nhưng Bộ cũng yêu cầu các trường học trong cả nước thựchiện thời gian nghỉ Tết Nguyên đán ít nhất là 7 ngày.
Tại Nam Định, sở GD-ĐT tỉnh vừa công bố kế hoạch nghỉTết Nguyên đán 2016 ngành GD-ĐT của tỉnh.
Theo đó, học sinh các trường mầmnon, tiểu học, THCS, THPT và Trung tâm GDTX của Nam Định được nghỉ 10 ngày.Thời gian nghỉ từ ngày 5 đến hết ngày 14/2/2016, tức từ ngày 27 tháng Chạpnăm Ất Mùi đến hết ngày 7 tháng Giêng năm Bính Thân. Trường CĐSP, TCCN trựcthuộc Sở được nghỉ từ 1/2/2016 đến hết ngày 14/2/2016.
Tại Vĩnh Phúc, các trường học được nghỉ Tết Nguyên đán9 ngày liên tiếp, từ ngày 6/2/2016 đến hết ngày 14/2/2016 (tức từ ngày 28tháng Chạp năm Ất Mùi đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng năm Bính Thân). Cácđơn vị cần bố trí lịch dạy bù phù hợp với kế hoạch dạy học của đơn vị (khôngdạy bù vào Chủ nhật) để nghỉ hoán đổi các ngày 6, 12,13 /2/2016.
Tại TP.HCM, theo kế hoạch năm học 2015-2016 của SởGD-ĐT TP.HCM ban hành, học từ mầm non cho đến trung cấp chuyên nghiệp sẽnghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 14 ngày.
Theo đó, học sinh sẽ bắt đầu nghỉ từ ngày 1/2/2016 (tứcngày 23 tháng Chạp năm Ất Mùi) đến hết ngày 14/2/2016 (tức mùng 7 Tết BínhThân). Nếu tính cả hai ngày thứ bảy và chủ nhật (ngày 30 và 31.1.2016), thìhọc sinh TP.HCM, tùy theo các bậc học, sẽ được nghỉ 15-16 ngày trong dịp TếtBính Thân.
UBND tỉnh Sóc Trăngcũng vừa ban hành quy định côngchức, viên chức, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh được nghỉ liên tục từngày 6/2/2016 đến hế ngày 14/2/2016 (9 ngày).
Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch có 1 điểm trung tâm và 9 khu vực lẻ với 212 học sinh. Hai điểm trường bị xuống cấp ở bản 51 và Nồông cũ.
Lớp học ở bản 51 đã bị xuống cấp |
Cách đây gần 15 năm, thấy thầy trò ở bản 51 quá cực nên Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Bình đã tặng cho bản một phòng nhỏ khoảng gần 30m2 lợp mái tôn, tường là những thanh gỗ ghép lại với nhau.
Phòng chia đôi, một nửa thầy ở, một nửa dạy trò. Hiện nay, lớp nhỏ đã bị xuống cấp nghiêm trọng, những thanh gỗ bị mối mọt ăn gần hết, nền đất lồi lõm, mùa nắng còn đỡ, đến mùa đông từng cơn gió thổi thông thốc, rét buốt.
Ngồi học trong gió rét |
Phải mất gần cả tiếng đi bộ mới vào được hai bản Nồông |
“Nếu có mưa kèm gió mạnh, cả thầy và trò không ai dám đến lớp vì sợ…bị sập” - thầy Đỗ Hồng Thái, một trong hai thầy giáo cắm bản cho biết.
Bản 51 có 17 hộ với 64 khẩu. Năm học này ở đây có tất cả 12 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 4. Trước giờ, năm nay có nhiều học sinh nhất.
“Mọi năm thì các thầy cắm bản phải ngăn lớp học ra để làm chỗ ở, năm nay mượn được một nhà dân nên các thầy đã có “nhà riêng”, buổi sáng thấy Thái dạy lớp ghép 3+4, buổi chiều tôi dạy lớp 1+2”, thầy Hồ Văn Minh cho hay.
“Mặc dù còn rất nhiều thiếu thốn nhưng các em ở đây học hành chăm chỉ, chữ đẹp và rất chăm học” - thầy Thái nói thêm.
Thầy Nguyễn Văn Thăng đang hướng dẫn học sinh ở bản Nồông mới |
Từ bản 51, mất gần 1 tiếng đi bộ men theo bờ suối chúng tôi mới đến được hai bản Nồông mới và Nồông cũ.
Hai bản Nồông có 3 lớp ghép tiểu học và 4 thầy giáo, trong đó một thầy phụ trách dạy những môn chuyên biệt. Bản này cách bản kia chừng 200 mét, nhưng ngày nào thầy Nguyễn Trọng Diềm (giáo viên dạy chuyên biệt) cũng phải đi bộ từ bản này sang bản khác để dạy cho các học sinh.
“Vì đường đến hai bản này phải men theo suối, đá lởm chởm lên các thầy phải gửi xe máy ở bản 51 rồi đi bộ lên. Đường đi trời khô ráo đã khó khăn như thế, chỉ cần một trận mưa lớn nữa là không thể đi được, khổ nhất là khi đau ốm”, thầy Nguyễn Văn Thăng, giáo viên dạy ở bản Nồông mới tâm sự.
Từ Nồông mới, phải trèo qua một con dốc dựng đứng mới đến bản Nồông cũ Bản này chỉ có 10 hộ dân và 30 khẩu. Cả bản có 7 em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5.
Ngôi nhà bỏ không được người dân cho mượn rộng hơn 25 m2 vừa làm lớp học vừa là nơi làm chỗ ở cho thầy.
“Vừa ngăn tấm bảng ra làm đôi, thầy Nguyễn Văn Lai vừa trò chuyện: “Mỗi buổi học tôi phải dạy từ lớp 2 cho đến lớp 5. Một bên bảng là 4 em từ lớp 2 đến 4, một bên là dạy cho 3 em lớp 5. Dạy một lúc nhiều trình độ nên rất khó, việc tiếp thu của các em vì thế cũng hạn chế hơn những nơi khác”.
Lớp học nho nhỏ nằm bên triền dốc, mỗi khi mưa xuống, mái tôn cũ kĩ không đủ che mưa. Sách vở bỏ trên bàn đều bị ướt, nắng thì nóng như thiêu như đốt.
Ngôi nhà ở bản Nồông cũ được ngăn đôi, một bên là lớp học, một bên làm chỗ ở cho thầy |
Thầy Lai cho biết: “Các em học sinh ở đây chăm học, sáng sáng thầy đánh kẻng là cắp sách đến lớp. Chỉ khổ là vào những mùa nương rẫy, một số em phải ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm hoặc có em phải lên rẫy nên sự học có gián đoạn”.
“Do đặc thù về địa bàn nên trường có tất cả 21 lớp thì đã có 20 lớp ghép. Trong đó có 1 lớp ghép 4 trình độ, 6 lớp ghép 3 trình độ. Là xã đặc biệt khó khăn, chưa có điện thắp sáng, có những bản không có cả sóng điện thoại. mùa hè thiếu nước trầm trọng, cơ sở vật chất cũng vô cùng thiếu thốn nên đời sống của thầy và trò vẫn còn rất nhiều khó khăn”, thầy Võ Anh Tuân, hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch nói.
>> Xót lòng trẻ em Thượng Trạch môi tím bầm trong rét