Nhận định, soi kèo Liepaja vs Jelgava, 22h00 ngày 14/4: Cửa trên ‘ghi điểm’


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Toulouse vs Lille, 0h00 ngày 13/4: Thoải mái tinh thần -
Chuyển mã vùng để sẵn sàng cho sự bùng nổ của xu hướng Internet vạn vật (IoT)Trao đổi với báo chí bên lề buổi họp công bố Kế hoạch chuyển đối mã vùng được Bộ TT&TT tổ chức vào chiều ngày 22/11/2016, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, năm 2014 Bộ TT&TT đã ban hành Quy hoạch kho số viễn thông mới và Kế hoạch chuyển đổi mã vùng lần này là một trong những nội dung để triển khai Quy hoạch kho số viễn thông.
Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh, việc chuyển đổi mã vùng lần này nhằm đạt được một số mục tiêu đã được đặt ra khi Bộ TT&TT thực hiện quy hoạch lại kho số viễn thông. Trong đó, một trong những mục tiêu cơ bản đối với Kế hoạch chuyển đổi mã vùng là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thông tin di động tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn tới. Thời gian qua, xu hướng Internet vạn vật (Internet of Things, IoT - PV) đã được nói đến rất nhiều và dự báo đến năm 2050 có khoảng 50 tỷ kết nối di động. Chính vì vậy, việc triển khai Quy hoạch kho số viễn thông trong đó có nội dung chuyển đổi mã vùng là để đáp ứng nhu cầu phát triển rất bức thiết này.
Về vấn đề này, trước đó, trong thông tin cung cấp cho báo chí, Cục Viễn thông - Bộ TT&TT đã cho biết: toàn bộ đầu mã 1x sẽ được dùng cho thuê bao di động với phương thức giao tiếp giữa thiết bị với thiết bị, có được hàng tỷ số phục vụ cho phát triển Internet vạn vật lâu dài.
Mục tiêu thứ hai đặt ra khi triển khai Kế hoạch chuyển đổi mã vùng, theo Thứ trưởng Phan Tâm, đó là sau khi chuyển đổi sẽ có được một bảng mã vùng mới dễ nhớ và công bằng hơn với người sử dụng. “Đối với Quy hoạch kho số viễn thông được ban hành năm 2006, do thực tiễn của việc chia tách và sáp nhập tỉnh/thành phố trong những năm qua, hiện nay mã vùng của Việt Nam có độ dài không đồng nhất: có tỉnh có độ dài mã vùng là 1, có tỉnh có độ dài mã vùng là 2 và thậm chí là 3. Sau khi thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mã vùng mới được Bộ TT&TT ban hành, trừ Hà Nội và TP.HCM có độ dài mã vùng gồm 2 chữ số, các tỉnh, thành phố còn lại sẽ có độ dài mã vùng đồng nhất gồm 3 chữ số”, Thứ trưởng Phan Tâm phân tích.
Một mục tiêu nữa mà Bộ TT&TT hướng tới khi thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mã vùng, đó là tạo điều kiện để chuyển các mã mạng di động cho các thuê bao di động 11 số hiện nay. Cụ thể, sau khi chuyển đổi mã vùng, sẽ dành ra được một số mã vùng để sử dụng làm mã mạng di động và các thuê bao di động 11 số sẽ được chuyển sang mã mạng di động mới. “Như vậy, sắp tới tất cả thuê bao di động của Việt Nam sẽ có độ dài đồng nhất là 10 chữ số. Tôi nghĩ điều này người dân sẽ rất ủng hộ”, Thứ trưởng nhận định.
Bên cạnh đó, mục tiêu và cũng là một lợi ích mà người dân và xã hội sẽ được hưởng từ việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mã vùng lần này, theo chia sẻ của Thứ trưởng Phan Tâm, đó là khi chuyển đổi mã vùng, các tỉnh, thành phố liền kề được gom chung vào một nhóm mã vùng, mở ra cơ hội sau này khi có điều kiện có thể dễ dàng thực hiện giảm các vùng cước từ 63 vùng cước như hiện nay xuống còn khoảng 10 vùng cước. Khi đó, người dân được hưởng lợi vì các cuộc gọi trong cùng nhóm mã vùng sẽ chỉ phải trả cước nội hạt thay vì trả cước liên tỉnh như hiện nay.
Trả lời câu hỏi về những ảnh hưởng của việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mã vùng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, chắc chắn một số người dân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng khi chuyển đổi mã vùng, cụ thể một số ảnh hưởng bất lợi đến người dân có thể xảy ra như: có thể bị gián đoạn liên lạc khi người dân thực hiện các cuộc gọi liên tỉnh; người nước ngoài gọi về mạng cố định ở Việt Nam hoặc khi người dân thực hiện các cuộc gọi từ mạng di động sang mạng cố định.
Ngoài ra, một số cá nhân, tổ chức trong hoạt động hoặc trong các sản phẩm của mình có sử dụng mã vùng, do đó khi khi mã vùng thay đổi sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như danh bạ điện thoại, danh thiếp, biển quảng cáo… của cá nhân, doanh nghiệp có thể phài làm lại; người dùng di động có thể phải sửa lại mã vùng cho các số cố định đã lưu trong điện thoại…
Tuy nhiên, Thứ trưởng khẳng định: “Khi xây dựng Kế hoạch chuyển đổi mã vùng lần này, mối quan tâm hàng đầu của Bộ TT&TT là làm sao để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không có lợi (nếu có) đối với người dân, xã hội”.
"> -
Bộ sưu tập xe Honda Cub biển VIP siêu độc của 9x Hà NộiAnh Tú cùng BST xe Cub biển đẹp của mình. Chia sẻ với PV, anh Tú cho biết, anh bắt đầu sưu tầm xe từ năm 2017, chiếc xe biển số đẹp đầu tiên anh sở hữu được là chiếc xe Honda Wave Alpha đăng kí năm 2008- BKS: 29-X8-5555. Từ đó đến nay anh đã sưu tập sở hữu thêm rất nhiều biển số xe đẹp khác gồm nhiều dòng xe thuộc các thương hiệu khác nhau như Honda, Yamaha, Sym. Dù vậy, Honda Super Cub là dòng xe máy số anh đặc biệt yếu thích nhất.
Theo anh Tú, sưu tập những chiếc Cub cổ, nguyên bản vốn rất khó, cộng thêm việc phải chọn được xe mang biển số đẹp lại càng hiếm và khó hơn rất nhiều so với các dòng xe khác.
“Có những chiếc xe tôi đã phải mất rất nhiều công sức từ việc dò la thông tin chủ xe, nài nỉ họ chuyển nhượng lại, suốt nhiều tháng thập chí nhiều năm mà chủ xe vẫn chưa đồng ý. Và nếu có nhượng lại những chiếc đó, chủ xe cũng chỉ bán với mức giá rất cao, gấp nhiều lần giá trị xe hiện tại”, anh Tú nói.
“Tôi đã từng sở hữu rất nhiều chiếc xe Super Cub mang biển số sảnh tiến, tam hoa, tứ quý, lộc phát – phát lộc (dãy số chỉ có 6,8) thuộc nhiều tỉnh ở miền bắc cho đến những tỉnh miền nam, miền trung. Nhiều anh em trong giới biết được cũng gạ mua lại, tôi cũng sẵn sàng chia sẻ đam mê của mình cho mọi người”, anh Tú chia sẻ thêm.
Hiện nay, trong bộ sưu tập xe Cub biển đẹp của anh, ngoài những chiếc xe biển tứ quý 7, 8,9, lộc phát, thì anh tâm đắc nhất là 4 chiếc xe Cub 81 mang biển số trùng nhau cùng thuộc biển kiểm soát Hà Nội rất hiếm như 29-999PL; 29-999PV; 29-999XE; 29-999TL.
Hiện anh sở hữu 4 chiếc xe Cub 81 mang biển số trùng nhau cùng thuộc biển kiểm soát Hà Nội rất hiếm như 29-999PL; 29-999PV; 29-999XE; 29-999TL. Theo anh Tú, Super cub 81 mang biển kiểm soát 3 số đúng đời đều là 999 là rất độc và ít người có được. Dãy số tam hoa mang ý nghĩa trường cửu thể hiện đẳng cấp và quyền lực tối cao trong các con số. Bên cạnh đó, việc kết hợp với đầu biển Hà Nội là 29 vô tình lại tạo thành dãy số 29999 có thể gọi là tứ quý (ghép theo cách của người chơi số. Tứ quý 9999 thì thể hiện sự may mắn, vĩnh cửu, tứ cửu,cứu tử rất được nhiều người chơi biển số đẹp ở việt nam ưu thích sưu tầm.
Khi được hỏi về giá trị bộ sưu tập xe hiện tại của mình, anh Tú tiết lộ, riêng bộ xe Cub rơi vào khoảng trên dưới 400 triệu đồng.
“Đam mê sưu tầm, chơi là chính nên tôi cũng không định giá rõ ràng cho từng con xe, từng tấm biển. Một khi đã thích thì có người trả giá cao cũng chưa chắc đã muốn bán”, anh Tú chia sẻ.
Ngoài Honda Cub, anh Tú còn sưu tầm các dòng xe khác như Honda SH, Honda Wave, Vespa... Y Nhụy
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
"> -
Chính thức đổi mã vùng điện thoại cố định từ ngày 11/2/2017Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) vừa công bố lộ trình đổi mã vùng điện thoại cố định ở 63 tỉnh thành. Đây là động thái thực hiện quy hoạch về kho số viễn thông có hiệu lực từ 1/3/2015. Trong quy hoạch này có quy hoạch về chuyển thuê bao di động từ 11 số xuống thành thuê bao 10 số và chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định.
Cục Viễn thông cho biết, việc đổi mã vùng điện thoại cố định được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ chuyển đổi mã vùng của 13 tỉnh, thành phố là: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng ở những tỉnh này vào 00 giờ 00 phút ngày 11 tháng 2 năm 2017. Thời gian bắt đầu quay số song song vào 00 giờ 00 phút ngày 11 tháng 2 năm 2017 và kết thúc quay số song song vào 23 giờ 59 phút ngày 12 tháng 3 năm 2017. Thời gian bắt đầu duy trì âm báo vào 00 giờ 00 phút ngày 13 tháng 3 năm 2017 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 14 tháng 4 năm 2017.
Giai đoạn 2 sẽ chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng. Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng vào 00 giờ 00 phút ngày 15 tháng 4 năm 2017. Thời gian bắt đầu quay số song song vào 00 giờ 00 phút ngày 15 tháng 4 năm 2017 và kết thúc quay số song song vào 23 giờ 59 phút ngày 14 tháng 5 năm 2017. Thời gian bắt đầu duy trì âm báo vào 00 giờ 00 phút ngày 15 tháng 5 năm 2017 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 16 tháng 6 năm 2017.
Giai đoạn 3 sẽ chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh, Đồng Tháp. Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng vào 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 6 năm 2017. Thời gian bắt đầu quay số song song vào 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 6 năm 2017 và kết thúc quay số song song vào 23 giờ 59 phút ngày 16 tháng 7 năm 2017. Thời gian bắt đầu duy trì âm báo vào 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 7 năm 2017 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 31 tháng 8 năm 2017.
Cục Viễn thông cho biết, mã vùng của 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Giang giữ nguyên. Kế hoạch chuyển đổi mã vùng kết thúc vào ngày 31/8/2017.
">