Đây là lần đầu tiên TopCV Việt Nam tham gia nhưng vinh dự nhận tới 2 giải thưởng dành cho 2 sản phẩm thuộc Hệ sinh thái HR Tech: Top 10 “Hạng mục sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số” (dành cho Nền tảng việc làm chất lượng cao TopCV.vn) và Top 10 “Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số” (dành cho Nền tảng công nghệ tuyển dụng cho doanh nghiệp TopCV for Business).
“Giải thưởng là tuyên ngôn mạnh mẽ cho việc TopCV Việt Nam đã lựa chọn đúng hướng đi, khi trở thành nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu cho thị trường nhân sự Việt Nam, hướng tới nâng cao chất lượng tiêu chuẩn nhân sự, góp phần thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”, đại diện TopCV Việt Nam bày tỏ.
Xuất phát điểm từ công cụ tạo CV online, cho đến hiện tại, sau hơn 8 năm phát triển không ngừng, TopCV Việt Nam hiện là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ nhân sự, sở hữu Hệ sinh thái HR Tech toàn diện và đồng bộ. TopCV Việt Nam có 190.000 đối tác và khách hàng lớn trên toàn quốc, kết nối trung bình hơn 500.000 người lao động với các doanh nghiệp mỗi tháng.
Ông Trần Trung Hiếu - Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc TopCV Việt Nam bày tỏ sự tự hào về các sản phẩm trong Hệ sinh thái HR Tech của công ty: “Được phát triển bởi 100% kỹ sư người Việt, do công ty Việt Nam 100% làm chủ”. Các sản phẩm đã và đang được hàng triệu người Việt tin dùng, giữ vững tinh thần “Make in Viet Nam”.
“Chúng tôi tin rằng, việc lựa chọn hướng đi phát triển trong ngành công nghệ nhân sự là điều hoàn toàn đúng đắn. Hàng loạt những giải thưởng ấn tượng trong những năm gần đây như Sao Khuê 2020 - 2021 - 2022, Top 100 Thương hiệu uy tín 2020, Top 10 Doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng, Top 10 Doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi (giải thưởng được tổ chức bởi Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam - VINASA)... chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó”, ông Trần Trung Hiếu chia sẻ.
Những năm tới đây, TopCV Việt Nam định hướng tập trung vào phát triển Hệ sinh thái giải pháp công nghệ HR Tech; đồng hành với doanh nghiệp Việt giải quyết, tối ưu hơn nữa những bài toán thu hút và giữ chân nhân tài thông qua trải nghiệm số, hướng đến nền kinh tế phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng cao, với mong muốn kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Doãn Phong
" alt=""/>TopCV Việt Nam nhận bộ đôi giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet NamTheo đó, Quảng Bình sẽ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) trong sản xuất và thị trường nông sản tỉnh Quảng Bình trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm hệ thống hóa và cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về thông tin ngành nông nghiệp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng khả năng tiếp cận thông tin của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã; góp phần tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cho nông sản trên địa bàn tỉnh.
Quảng Bình đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ hình thành CSDL phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản kết nối với trung tâm dữ liệu tập trung. Các thông tin, dữ liệu về tình hình thị trường nông sản trong tỉnh, trong nước, thế giới được thu thập thường xuyên phục vụ phân tích, dự báo, đảm bảo tính thống nhất, chính xác và kịp thời cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Hình thành CSDL các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn và bộ công cụ, phần mềm phục vụ thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản.
Quảng Bình đặt mục tiêu thiết lập được hệ thống mạng lưới cung cấp thông tin cung cầu nông sản của tỉnh, kết nối với trung tâm dữ liệu tập trung của ngành; 100% cán bộ thuộc hệ thống mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường nông sản được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của kế hoạch này.
UBND tỉnh Quảng Bình đã đưa ra định hướng đến năm 2030 ứng dụng hiệu quả các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật… trong thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản trong và ngoài nước. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có thể tìm kiếm, khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản trên môi trường mạng Internet hoặc Cổng cung cấp dữ liệu mở của quốc gia, của các bộ, ngành và của tỉnh.
Bên cạnh đó, sẽ hoàn thiện hệ thống mạng lưới cung cấp thông tin cung cầu nông sản; thu hút được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống thu thập thông tin, phân tích, dự báo thị trường nông sản và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác ứng dụng CNTT, công nghệ số trong hoạt động thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường nông sản.
Để thực hiện được những mục tiêu này, UBND tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu phải rà soát, hoàn thiện hạ tầng CNTT các cơ quan liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, rà soát, chuẩn hoá kiến trúc dữ liệu, quy trình quản lý, thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin về nông sản tại các văn bản của tỉnh đảm bảo thống nhất, đồng bộ và khả thi cho việc triển khai.
UBND tỉnh Quảng Bình cũng chỉ đạo tổ chức rà soát, bổ sung, nâng cấp, thay thế trang thiết bị CNTT cho các cơ quan, đơn vị liên quan đến hệ thống thông tin thị trường nông sản để nhập liệu, khai thác, chia sẻ. Ưu tiên lồng ghép, kế thừa, khai thác hiệu quả tài nguyên, hạ tầng sẵn có và hạ tầng được đầu tư theo các chương trình, đề án, dự án liên quan về CNTT, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu tích hợp, kết nối, chia sẻ phục vụ việc thu thập và lưu trữ thông tin, dữ liệu về phân tích và dự báo thị trường nông sản.
Quảng Bình sẽ nâng cấp và xây dựng hạ tầng cơ sở phần cứng: Bổ sung một số trang thiết bị, hệ thống máy tính cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp vận hành hệ thống thông tin thị trường nông sản để nhập liệu, khai thác và vận hành Kế hoạch. Nâng cấp đường truyền, mua mới máy tính, máy in, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị; đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức trong ngành được trang bị máy vi tính với cấu hình phù hợp có kết nối đường truyền Internet tốc độ cao, ứng dụng CNTT tiếp cận thông tin thị trường nông sản.
UBND tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu phải xây dựng phần mềm hệ thống thông tin thị trường nông sản: Nâng cấp website đăng tải thông tin chính thức thông tin thị trường nông sản tỉnh; trở thành nơi tương tác giữa 3 nhà (Nhà nước - Nhà sản xuất - nông dân và Doanh nghiệp); là trung tâm chia sẻ thông tin và dữ liệu ngành nông nghiệp dựa trên trung tâm tích hợp dữ liệu, dữ liệu GIS, dữ liệu GPS… giúp doanh nghiệp, người dân và các cơ quan nhà nước có thể dễ dàng tiếp cận thông tin cập nhật dữ liệu và kết nối thị trường nông sản.
Việc xây dựng CSDL quản lý ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng tổng thể, bước đầu xây dựng phân hệ CSDL lưu trữ thông tin thị trường nông sản và thông tin các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị hàng nông sản, gồm: Sản xuất - tiêu thụ - thị trường.
Hiện tại, tỉnh Quảng Bình có sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh (quangbinhtrade) với hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia, đa dạng nhiều sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng, có tiềm năng trên thị trường nông sản trong nước. Nhiều thương hiệu đã trở nên quen thuộc với người dân và du khách, như: Nấm sạch Tuấn Linh, tỏi đen, đũa gỗ Quảng Thuỷ, thịt thỏ Ruby, cá mờm trắng và tôm khô Vương Đoàn, khoai deo Như Mận, nước mắm Xuân Hồng, cao cà gai leo..., góp phần đưa thương hiệu nông sản Quảng Bình tới nhiều thị trường lớn, tiềm năng như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh...
Đặc biệt, các sở, ngành còn hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn như Postmart.vn, Voso.vn... để thúc đẩy phát triển kỹ thuật số nông thôn, giúp hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ mở rộng thị trường trong, ngoài nước; tiêu thụ nông sản trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số. Đồng thời tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, xây dựng website bán hàng trực tuyến phù hợp với mô hình, sản phẩm, dịch vụ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch nhằm trao đổi, quảng bá thương hiệu, sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng marketing trực tuyến, xây dựng thương hiệu trên môi trường internet phù hợp với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ.
" alt=""/>Quảng Bình ứng dụng công nghệ dự báo tình hình thị trường nông sảnTổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong cuộc họp.
Từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp tập trung kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý 247 tổ chức đảng, 441 đảng viên, chuyển cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền 26 vụ việc.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; nâng tổng số cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật từ đầu năm đến nay là 52 cán bộ; trong đó, có 48 cán bộ bị kỷ luật do liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 734 vụ/1.681 bị can, truy tố 591 vụ/1.479 bị can, xét xử sơ thẩm 1.002 vụ/2.703 bị can về các tội tham nhũng kinh tế, chức vụ. Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã kết luận điều tra 4 vụ án/58 bị can; kết luận điều tra bổ sung 1 vụ án/9 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 4 vụ án/52 bị can; xét xử sơ thẩm 3 vụ án/290 bị cáo; xét xử phúc thẩm 3 vụ án/12 bị cáo; khởi tố mới 1 vụ án/5 bị can, khởi tố thêm 22 bị can trong một số vụ án.
Trong đó có 3 bị can là cán bộ cấp cao thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; hoàn thành xét xử sơ thẩm 2 vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, đó là Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền; Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Ngân hàng SCB, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty, đơn vị có liên quan (giai đoạn II); Vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm nhập trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; Che giấu tội phạm; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định, trong bối cảnh chung đó thì công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện theo chiều sâu và ngày càng trưởng thành, bám sát được tế thực tế cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực để chúng ta tiếp tục trả lời câu hỏi là công tác này là không ngừng nghỉ bất kể lĩnh vực nào, không phải vì điều chỉnh thế này thế kia mà công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng không đạt được những kết quả tích cực.
"Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng, bài bản giữa các cơ quan trong các khâu kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng tiêu cực ngày càng nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, đáp ứng yêu cầu thể hiện các công việc giải quyết rất nhanh, kết quả rất tốt đó là do ở khâu phối hợp này. Nếu không phối hợp tốt thì rất trì trệ, không đảm bảo được các yêu cầu. Qua đó đã góp phần xử lý các vụ án, vụ việc theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của nước", Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải coi phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ ngang hàng với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Bên cạnh đó, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở đã khởi tố mới 656 vụ án/1.367 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ, trong đó có 169 vụ án/347 bị can về các tội tham nhũng, nâng tổng số vụ án tham nhũng khởi tố mới ở các địa phương từ đầu năm 2024 đến nay là 613 vụ án/1.350 bị can (tăng hơn 70 vụ so với cùng kỳ năm trước).
Các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tính từ đầu năm đến nay, đã xử lý hình sự hơn 160 cán bộ trong các cơ quan này về các tội tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thời gian tới các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng vừa phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vừa phải tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí; phải gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phòng, chống lãng phí; xác định phòng, chống lãng phí có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong hội nghị Trung ương 10 đã xác định hai nhiệm vụ trọng tâm của đất nước thời gian tới là tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu nghị quyết Đại hội XIII đề ra và chuẩn bị thật tốt, tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng, thì Ban chỉ đạo cũng phải thực hiện tốt 2 nhiệm vụ trọng tâm đất nước trong thời gian tới.
Đồng thời, Bộ Chính trị cũng bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí, vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong thời gian tới phải bám sát và phục vụ hai nhiệm vụ chính trị quan trọng này của đất nước.
"Nghiên cứu, chỉ đạo quyết liệt để triển khai ngay công tác trọng tâm đột phá về phòng, chống lãng phí, tạo khí thế mới chuyển biến mạnh mẽ trong công tác này. Phải coi phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ ngang hàng với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Không phải chỉ là hệ lụy của phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đây là vấn đề rất lớn, phạm vi rất rộng, thiệt hại còn lớn hơn nhiều. Về tổng thể, chúng ta vẫn phải kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp từ thấp lên cao để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như xây dựng văn hóa, chống lãng phí trong toàn xã hội, chống lãng phí trở thành các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội", Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại cuộc họp.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng yêu cầu, xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm; phấn đấu từ nay đến hết năm 2024, kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án, 2 vụ việc.
Trong đó phấn đấu đưa ra xét xử sơ thẩm 2 vụ án trọng điểm theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo, đó là Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và các đơn vị liên quan; Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 và các quy định của pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực nhà nước.
"Tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dư luận về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, giải quyết kịp thời các vụ việc dư luận quan tâm, Nhân dân bức xúc nhưng hạn chế tối đa làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, doanh nghiệp.
Tếp tục thực hiện có hiệu quả kết luận của Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong dự án đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra bản án, triển khai hiệu quả các luật sửa đổi để tháo gỡ điểm nghẽn và các nghị quyết thí điểm cơ chế xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sau khi được Quốc hội thông qua, góp phần khơi thông các nguồn lực đưa các tài sản lưu thông, tránh thất thoát lãng phí, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án vụ việc, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phục vụ thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ 14 của Đảng", Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu.
Tại cuộc họp, thường trực Ban Chỉ đạo cũng thống nhất thời gian tới tập trung rà soát, xử lý các dự án dang dở, kéo dài, gây lãng phí nguồn lực Nhà nước, xã hội. Trước hết là các Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức; Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM; các Dự án điện năng lượng tái tạo đã xây dựng nhưng chưa được kết nối, vận hành.
Văn Hiếu(VOV)Link: https://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-phai-coi-phong-chong-lang-phi-la-nhiem-vu-ngang-hang-voi-phong-chong-tham-nhung-post1132030.vov
" alt=""/>Tổng Bí thư: Phải coi phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ ngang hàng với phòng, chống tham nhũng