Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
本文地址:http://game.tour-time.com/news/83c396691.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Saint
Phản ứng của người phụ nữ khi suýt đụng trúng ô tô quá hài hước
Nghị định 91 sẽ giúp người dân thoát khỏi vấn nạn "cuộc gọi rác"
Vấn nạn tin nhắn rác được Bộ TT&TT và các nhà mạng ra tay chặn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện, làm giảm đáng kể số lượng tin gửi đến cho khách hàng. Nếu như trước đây, mỗi ngày có thuê bao nhận được hàng chục tin rác thì giờ đây mỗi tuần chỉ nhận một vài tin nhắn mời chào sử dụng các loại dịch vụ. Thế nhưng, sau tin nhắn rác là vấn nạn cuộc gọi rác "telesale" tấn công khách hàng của các công ty bảo hiểm nhân thọ, cho vay tiền, bất động sản, học tiếng Anh… Nhiều thuê bao di động cho biết, cứ tầm 9 - 10h sáng và 2h chiều trong những ngày làm việc họ bị đội quân "telesale" mời mọc mua dịch vụ gây ức chế tâm lí. Vì vậy, Nghị định 91 được người dùng di động ví như như một giải pháp quan trọng cho sự an bình của người dân.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho hay, nhiều khách hàng phản ánh cuộc gọi quảng cáo, cuộc gọi rác xuất hiện ngày càng nhiều gây bức xúc cho người dùng, trong đó có cả những cuộc gọi lừa đảo, trừ cước. Nhưng trước đây chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định với đối tượng này. Vì vậy, trong Nghị định mới, Bộ TT&TT đã tham mưu cho Chính phủ lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về cuộc gọi rác. Nghị định đã quy định khái niệm cuộc gọi quảng cáo, cuộc gọi rác và biện pháp quản lý với đối tượng mới này, qua đó lấp được lỗ hổng thiếu quy định về ngăn chặn cuộc gọi rác.
“Nghị định 91 định nghĩa rõ cuộc gọi rác là cuộc gọi quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm quy định về gọi điện thoại quảng cáo với các nội dung bị cấm. Mọi cuộc gọi điện thoại quảng cáo phải có đầy đủ thông tin về người thực hiện cuộc gọi (gồm tên, địa chỉ) và được giới thiệu đầu tiên trước khi cung cấp nội dung quảng cáo. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước. Trường hợp người sử dụng từ chối nhận cuộc gọi điện thoại quảng cáo, người quảng cáo phải chấm dứt ngay. Quy định này không chỉ bảo vệ người dùng trước cuộc gọi rác mà còn tạo cơ sở cho doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các cuộc gọi quảng cáo đúng pháp luật và thúc đẩy kinh tế, giúp cho người quảng cáo gặp được đúng nhu cầu cần tiếp nhận quảng cáo của khách hàng. Nghị định sẽ được áp dụng từ ngày 1/10/2020”.
Nhà quảng cáo, bất động sản, nội dung số nói gì?
Bình luận về Nghị định 91, ông Duy Tuấn - Chủ tịch Câu lạc bộ Nội dung số viễn thông cho biết, trước đây các doanh nghiệp nội dung số tự nhắn tin mời khách hàng sử dụng dịch vụ. Thế nhưng, 2-3 năm nay đa phần các doanh nghiệp nội dung số sử dụng kênh truyền thông phải qua SMS của nhà mạng. Nhà mạng chỉ nhắn tin đến những khách hàng đồng ý cho gửi tin nhắn quảng cáo. Vì vậy, những doanh nghiệp này ít bị tác động sau khi nghị định chặn tin nhắn rác và cuộc gọi rác có hiệu lực.
Ông Duy Tuấn cho rằng nếu Nghị định 91 được thực thi nghiêm túc thì những doanh nghiệp làm ở lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, fintech… sẽ chịu tác động lớn nhất. Nếu siết chặt biện pháp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm có thể phát sinh ra một mô hình kinh doanh mới, đó là tổ chức những hình thức như chương trình khuyến mãi, ưu đãi... để thu gom khách hàng chịu đăng ký nhận tin ưu đãi của các nhóm ngành hàng. Tuy nhiên, việc này không đơn giản bởi trước đó các nhà mạng cũng tung ra chương trình tặng data, tặng tiền, tặng cước... cho thuê bao nhận tin nhắn quảng cáo song chỉ có khoảng 30% khách hàng chịu đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo.
Bình luận về nghị định chống tin nhắn rác và cuộc gọi rác, đại diện một công ty telesale chuyên cung cấp nền tảng bán hàng qua điện thoại cho rằng cũng bị tác động bởi chính sách trên. Song trước đó công ty đã tiên lượng được tình huống này bởi một số nước như Mỹ đã đưa ra chính sách như vậy. Lãnh đạo công ty thừa nhận tình trạng SIM rác tràn lan đã bị lợi dụng để các cuộc gọi rác và tin nhắn rác dội bom khách hàng.
Đại diện truyền thông một chuỗi trung tâm dạy tiếng Anh chia sẻ với ICTnews rằng họ có thể bị tác động bởi chính sách chặn tin nhắn rác và cuộc gọi rác mà Chính phủ mới ban hành. "Chúng tôi cũng mua và sắp xếp dữ liệu khách hàng để tránh trường hợp khách hàng bị gọi quá nhiều, trùng lặp. Thế nhưng, vì áp lực thu hút khách hàng mới nên có nhân viên kinh doanh tự ý mua dữ liệu ở ngoài và thực hiện cuộc gọi đến khách hàng, thậm chí cả những khách hàng có con đang học ở trung tâm", vị đại diện nói.
Được cho là lĩnh vực bị tác động lớn nhất sau khi Nghị định 91 có hiệu lực, đại diện một công ty bất động sản ở Vân Đồn, Quảng Ninh cho hay, họ vẫn chưa tính toán hết đến yếu tố tác động từ nghị định này. Hiện kênh nhắn tin không còn hiệu quả vì khách hàng không quan tâm đến tin nhắn quảng cáo nữa. Tuy nhiên, công ty vẫn bán bất động sản qua các sàn giao dịch chứ không bán trực tiếp. Các sàn giao dịch sẽ liên hệ với khách hàng qua điện thoại, vì vậy Nghị định 91 sẽ tác động đến bộ phận này, buộc công ty phải tìm phương thức bán hàng khác.
Tương tự như ý kiến trên, đại diện doanh nghiệp bất động sản đang triển khai dự án lớn ở Hạ Long thừa nhận Nghị định 91 sẽ tác động đến các sàn giao dịch hơn là chủ đầu tư bởi sàn giao dịch là người chào bán qua điện thoại. Nhưng doanh nghiệp này phỏng đoán việc ảnh hưởng không nhiều vì khách hàng hiện nay của họ chủ yếu là khách hàng cũ đã có mối quan hệ với công ty.
Những doanh nghiệp kể trên đang quan sát xem việc thực thi nghị định mới của Chính phủ về chống thư rác, tin nhắn rác và cuộc gọi rác có nghiêm túc hay không. Đây cũng là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn nạn tin nhắn rác và cuộc gọi rác đang gây bức xúc cho người dùng di động.
Thái Khang
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã đưa ra định nghĩa mới và biện pháp mới để quyết tâm xử lý dứt điểm vấn nạn này.
">Doanh nghiệp bất động sản, bảo hiểm… 'đứng tim' trước nghị định chặn cuộc gọi rác
Truyện Đại Lý Hoàng Đế Luyến Ái Ký
Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Radnicki 1923 Kragujevac, 22h00 ngày 21/2: Khó tin tân binh
Các khoản đầu tư tích cực của TSMC là phản ứng đối với sự phát triển nhanh chóng của thị trường đúc sau khi ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu phân chia thành lĩnh vực thiết kế bán dẫn (fabless) và đúc. Công ty sản xuất bán dẫn AMD của Mỹ đã tách ngành kinh doanh đúc của mình vào năm 2008 để thành lập công ty đúc bán dẫn GlobalFoundries.
Công ty nghiên cứu thị trường Omdia dự báo rằng, thị trường đúc toàn cầu sẽ vượt 81 tỷ USD trong năm tới từ 60,9 tỷ USD vào năm 2017. Trong khi đó, Công ty nghiên cứu thị trường TrendForce nhận định, thị trường đúc trong quý 3 năm 2020 dự kiến sẽ tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái để đạt 20,2 tỷ USD. Thị trường đúc dự kiến sẽ đạt 80 tỷ USD vào năm 2020.
Trước tình hình đó, TSMC đang tìm cách củng cố vị trí dẫn đầu về công nghệ của mình bằng cách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Đầu tư vào cơ sở vật chất của công ty đã tăng từ 10,5 tỷ USD năm 2018 lên 14,9 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt 17 tỷ USD vào năm 2020. TSMC đã xóa sổ thiết bị khắc bằng tia siêu cực tím (EUV) mà Công ty chế tạo thiết bị sản xuất chất bán dẫn ASML của Hà Lan xuất xưởng vào năm 2019.
Khoản đầu tư của TSMC được thúc đẩy bởi lời đe dọa từ Samsung. Với việc Samsung sản xuất hàng loạt chất bán dẫn tiến trình 7 nm dựa trên quy trình EUV lần đầu tiên trong ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2019. Vào thời điểm đó, TSMC đã đáp lại bằng cách sản xuất hàng loạt các sản phẩm bán dẫn tiến trình 7 nm sử dụng thiết bị phơi sáng ArF và công nghệ đa mẫu. Nhưng vị thế nhà sản xuất chip hàng đầu của họ đã bị lung lay vì khả năng hiển thị mạch in của các sản phẩm của họ thấp hơn so với các sản phẩm của Samsung.
Xu hướng tăng thị phần của Samsung cũng thúc đẩy TSMC theo đuổi chiến lược gia tăng khoảng cách. Số liệu của Omdia cho thấy, năm 2017, thị phần của TSMC chiếm 50,4%, trong khi của Samsung chỉ chiếm 6,7%. Tuy nhiên, bộ phận kinh doanh xưởng đúc của Samsung đã tăng thị phần đáng kể trong ba năm qua.
Hiện Samsung đang bám đuổi TSMC, tiến nhanh đến các quy trình chế tạo vi mô. Mặc dù Samsung đã đi trước TSMC trong việc sản xuất hàng loạt chất bán dẫn tiến trình 7 nm dựa trên công nghệ EUV, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách lớn giữa hai công ty này trong các lĩnh vực khác.
Thị phần đúc của Samsung đã giảm 1,4 điểm phần trăm xuống còn 17,4% trong quý 3 năm 2020, trong khi của TSMC tăng 2,4 điểm phần trăm lên 53,9%, TrendForce cho biết. Trong khi TSMC đảm bảo các nhóm khách hàng đa dạng như Apple, AMD và NVIDIA thì bộ phận đúc của Samsung có tỷ trọng doanh thu cao chủ yếu phụ thuộc vào Công ty thiết kế bộ xử lý ứng dụng di động (AP) Exynos - System LSI Division.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn chỉ ra rằng, mật độ bóng bán dẫn của chất bán dẫn TSMC cao hơn 10% so với các sản phẩm bán dẫn của Samsung.
Samsung đang có kế hoạch sản xuất hàng loạt chất bán dẫn tiến trình 5 nm vào nửa cuối năm 2020. Gần đây công ty đã bắt đầu phát triển tiến trình 4 nm để thu hẹp khoảng cách với TSMC. Samsung cũng đang lên kế hoạch để dành lợi thế hơn TSMC bằng cách áp dụng quy trình FET đa kênh (MBC), đây là công nghệ độc quyền của Samsung, bắt đầu từ tiến trình 3 nm. Cả Samsung và TSMC đều thông báo rằng họ sẽ sản xuất hàng loạt các sản phẩm bán dẫn tiến trình 3 nm vào năm 2022.
Đặc biệt, Samsung dự kiến sẽ tập trung phần lớn đầu tư vào cơ sở vật chất bán dẫn vào xưởng đúc vào năm 2020. Chỉ trong nửa đầu năm 2020, Samsung đã đầu tư 14,7 nghìn tỷ won (12,4 tỷ USD) vào cơ sở bán dẫn và dự kiến sẽ đầu tư khoảng 30 nghìn tỷ won (25,3 tỷ USD) trong năm 2020.
Theo số liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường bán dẫn IC Insights của Mỹ thì đầu tư cơ sở vật chất của Samsung vào lĩnh vực DRAM ước tính đạt 4,9 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi đầu tư vào đèn flash NAND và công ty System LSI Division dự kiến khoảng 10 nghìn tỷ won (8,5 tỷ USD). Dựa trên phân tích này, nếu Samsung đầu tư khoảng 20 nghìn tỷ won (17 tỷ USD) vào cơ sở vật chất cho riêng lĩnh vực đúc trong năm 2020 thì Samsung sẽ có khoản đầu tư bằng với khoản đầu tư của TSMC (17 tỷ USD). Điều này có thể sẽ giúp cho Samsung thu hẹp khoảng cách thị phần với TSMC.
Phan Văn Hòa (theo Businesskorea)
Nhà sản xuất chất bán dẫn Samsung của Hàn Quốc đang có những nỗ lực vươn lên vị trí dẫn đầu trong thị trường đúc bán dẫn thế giới nhưng so với TSMC của Đài Loan thì vẫn còn một khoảng cách.
">TSMC tăng cường đầu tư để gia tăng khoảng cách với Samsung trong lĩnh vực bán dẫn
Những order lạ...
Kế thừa nét đẹp lâu năm của những quán cóc vỉa hè pha thêm chút hiện đại thời hội nhập,
những quán nước tại Việt Nam cứ thế ra đời muôn màu muôn vẻ. Mỗi quán đều xây dựng cho mình nét đặc trưng riêng cùng một menu phong phú nhằm thỏa mãn đa dạng yêu cầu từ khách hàng như: check-in, sống ảo, thưởng thức, chill,....
Điều đặc biệt, thức uống không có trong menu nhưng luôn thuộc “top order” mọi quán nước lại là Wi-Fi. Bây giờ, thay vì gọi cafe, nước ép, đầu tiên chúng ta gọi Wi-Fi : “Anh ơi, Wi-Fi của quán là gì ạ?”, “Cho chị pass Wi-Fi”,...Người chủ và nhân viên cũng dần quen với những order lạ ấy và hình ảnh tay cầm cốc nước – mắt nhìn smartphone trở nên thật bình thường tại Việt Nam.
Nếu quán nước “Không Wi-Fi ”
Đây là một hướng đi mới mẻ, có sức lan tỏa tại Việt Nam nhưng lại không phục vụ được đa dạng đối tượng khách hàng bởi Wi-Fi hiện tại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và cũng là tiêu chí đánh giá với rất nhiều người.
Trên thế giới, tại các nước châu Âu, có rất ít quán cà phê có Wi-Fi, nếu có thì cũng giới hạn người dùng và yêu cầu trả phí. Nga, Nhật, Hàn thì lại càng ít hơn bởi họ phần đa sử dụng Wi-Fi cá nhân.
Nhìn chung, ngoại trừ Đông Nam Á và Trung Quốc, mọi người không hề phàn nàn về những quán nước không có Wi-Fi.
Tuy nhiên, “nhập gia tùy tục”, các nhãn hiệu lớn khi có mặt tại Việt Nam cũng đều phải trang bị Wi-Fi mạnh, Starbucks là một ví dụ cụ thể. Có thể nói, Wi-Fi gần như trở nên bắt buộc với những ai đã và đang có ý định kinh doanh tại Việt Nam. Ta có thể đơn giản hóa vấn đề qua một câu hỏi nhỏ: Còn gì chán nản hơn khi ly đồ uống xinh, background đẹp đã tốn công chụp choẹt, căn chỉnh mà không thể ngay lập tức cập nhật lên mạng xã hội?
![]() |
Xóa tan nỗi lo “Không Wi-Fi”
Nếu bạn thuộc tuýp người ngại những “order lạ” hay đơn giản là phát ngán với tốc độ kết nối
chậm chạp “xài chùa” ở quán nước thì với gói cước C120 của MobiFone, chỉ mất 120.000 đồng/ tháng là bạn đã sở hữu mỗi ngày 2Gb, thoải mái xem phim, lướt web mọi lúc mọi nơi. Thêm vào đó là 20 phút nội mạng và 50 phút ngoại mạng, thả ga trò chuyện cùng gia đình, bạn bè. Có thể nói, C120 MobiFone hiện tại chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho nỗi lo Wi-Fi.Để đăng kí gói C120, vui lòng soạn tin nhắn theo cú pháp DK_C120 gửi 999.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 9090.
Phương Dung
">'Cho em pass Wi
Hai mẫu ô tô ‘hot’ này đang giảm giá trăm triệu đầu tháng 6 tại Việt Nam
Bí quyết hạ nhiệt nhanh cho ô tô khi đỗ dưới trời nắng nóng
友情链接