Phương án được Cốc Cốc lựa chọn là đi vào "thị thường ngách" nơi chưa bị các công ty lớn của nước ngoài "chiếm đóng". Theo hướng này, Cốc Cốc đã tập trung xây dựng dữ liệu về POIs (point of interest - điểm dịch vụ) tại các thành phố, trung tâm tỉnh, huyện lị trên khắp Việt Nam.
POIs có nghĩa một địa điểm có dịch vụ hoặc một địa danh có ý nghĩa tìm kiếm với người dùng trên bản đồ chứ không phải một địa điểm bất kì nào đó. POIs có thể là quán cafe, quán phở, quán bún chả, cây xăng, hiệu thuốc, điểm đặt máy ATM....
"Khi tìm kiếm các dịch vụ trên Cốc Cốc Map người dùng sẽ thấy kết quả trả về là các địa điểm có địa chỉ cụ thể, kèm theo ảnh chụp thực tế. Các địa điểm đều có thông tin chi tiết cho dù đó là chỉ một điểm dịch vụ rất nhỏ như quán trà đá hay một tiệm bơm xe vỉa hè mà nhiều người không biết đến....", đại diện Cốc Cốc cho hay.
Mong muốn của Cốc Cốc là Cốc Cốc Map sẽ trở thành công cụ hữu ích "không thể thiếu được" của người dùng ở chính các tỉnh, thành chứ không chỉ riêng khách du lịch. Năm 2013, sau một khoảng thời gian triển khai, Cốc Cốc Map đã hoàn thành mục tiêu ban đầu là có được thông tin về 500.000 điểm dịch vụ. Tuy nhiên sau đó, nhóm phát triển Cốc Cốc Map phát hiện ra rằng cơ sở dữ liệu được thu thập đã có sự thay đổi đáng kể chỉ trong vài tháng. Nguyên nhân của sự thay đổi này có liên quan trực tiếp đến tốc độ biến động của các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Theo ghi nhận của Cốc Cốc, có khá nhiều quán xá, cửa hàng chỉ sau vài tháng hoạt động đã sang tên, đổi chủ và thay đổi luôn cả dịch vụ cung cấp.
Khảo sát của Cốc Cốc cho thấy trung bình có tới 40 - 50% doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ sau khoảng 2 năm hoạt động không còn trụ lại trên thị trường. Có địa điểm từng là quán cafe nhưng chỉ 3,4 tháng sau thành quán phở và cũng có thể trở thành một siêu thị mini chỉ một thời gian ngắn sau đó. Dữ liệu bản đồ Cốc Cốc Map cho thấy trên một đoạn phố ở Hà Nội trong khoảng từ 2013 - 2015 một cửa tiệm áo dài đã biến thành hiệu cầm đồ, trụ sở một công ty quảng cáo nay đã thành một shop quần áo...Điều này có nghĩa là có đến 40% số POIs đã thay đổi. Tương tự, giai đoạn này ở Tp.HCM có tuyến phố tỷ lệ này còn lên tới 70%...
Sau giai đoạn đầu thu thập dữ liệu POIs bằng phương pháp chụp thủ công từng địa điểm, Cốc Cốc đã chuyển sang áp dụng phương thức ghi hình tự động qua camera chuyên dụng gắn trên xe máy. Cùng với đó là việc phát triển công cụ đồng bộ, trích xuất hình ảnh từ camera tương ứng các địa điểm cụ thể. Phương pháp này đã mang lại hiệu quả khá cao. Tốc độ thu thập trung bình của mỗi nhân viên tăng từ 50 POIs/giờ lên tới 500 POIs/giờ (gấp 10 lần). Số lượng địa điểm được thu thập cũng lên tới 11.000 POIs/ngày. Trung bình một nhân viên xử lý dữ liệu phải hoàn thiện khoảng 400 POIs/ngày trên hệ thống bản đồ.
Cách thức thu thập dữ liệu này đã giúp việc xử lý, cập nhật hiệu quả, tốc độ hơn đồng thời đảm bảo hạn chế sai sót đến mức tối thiểu. Bên cạnh đó, Cốc Cốc cũng khai thác, cập nhật thông tin về POIs qua các nguồn khác trên internet. Do vậy, gần như không có tình trạng bỏ lọt, trùng lặp hay nhầm lẫn mà cách thu thập thủ công trước đó từng gặp phải.
Cốc Cốc hiện cũng đang triển khai tính năng xếp hạng, đánh giá của người dùng về chất lượng của các điểm dịch vụ. Điều này có nghĩa là sắp tới nếu một điểm dịch vụ nào, ví dụ một cây xăng có hành vi gian lận, hay một cửa hàng bán sản phẩm chất lượng không đảm bảo, bị khách hàng cho điểm kém thì họ sẽ gặp nhiều bất lợi. Ngược lại các điểm dịch vụ có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, được tín nhiệm sẽ có cơ hội thu hút khách hàng nhiều hơn.
Bản đồ số Cốc Cốc đã có mặt trên nền tảng web cũng như mobile, các bạn có thể dùng thử tại đây.
Theo GenK
" alt=""/>Cốc Cốc ra mắt bản đồ cạnh tranh Google Maps: Chi tiết đến từng quán trà đá, tiệm bơm xeVinaPhone và Zalo đã công bố việc hợp tác chiến lược giữa hai bên
VinaPhone là nhà mạng viễn thông đang có những thay đổi mang tính đột phá trong chiến lược tiếp cận khách hàng với sự đầu tư chất lượng hạ tầng mạng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cùng với hệ sinh thái ưu liên kết hàng nghìn doanh nghiệp mang đến ưu đãi cũng như trải nghiệm tối ưu cho người dùng.
Zalo là đơn vị đang sở hữu hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, có thể phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng Internet như dịch vụ công, nghe nhạc, xem phim, mua sắm, tài chính cá nhân, giao nhận hàng hóa, thức ăn… Sự kết hợp của hai bên hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích lớn hơn cho khách hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực Internet di động tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Tổng Giám đốc VinaPhone cho biết: “Việc hợp tác giữa VinaPhone và Zalo sẽ phát huy lợi thế của hai bên về số lượng khách hàng lớn cũng như hạ tầng công nghệ. Chúng tôi cùng đặt mục tiêu hợp tác là đem đến sản phẩm nhiều ưu đãi nhất, với nhiều tiện ích mới cùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Tôi tin rằng đây sẽ là những bước đi khởi đầu, mở đầu cho hợp tác chiến lược toàn diện lâu dài và sâu rộng của VinaPhone và Zalo trong tương lai”.
Trong khi đó, Zalo chia sẻ đơn vị này rất ấn tượng với sự đổi mới, tư duy cấp tiến cùng chiến lược thông minh của VinaPhone trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đơn vị này tin tưởng hợp tác giữa VinaPhone- Zalo sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của 2 bên cũng như ngành Internet trên di động của Việt Nam.
" alt=""/>VinaPhone và Zalo hợp tác chiến lược ra mắt loạt sản phẩm đồng thương hiệu