当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Erbil vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 4/2: Khách rơi tự do 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà
Mỗi lần lên xuống xe, phụ nữ trong mọi lứa tuổi, có thai kỳ hay không thai kỳ đều có chung động tác giơ chân phải (chân trái lên) qua yên xe để ngồi lên. Nếu mặc quần hai ống thì còn đỡ khổ, nếu như mặc áo dài hoặc váy thì cũng gây khó chịu cho khổ chủ.
Không biết cái “phương thức” ngồi xe hai bên này “tiến hành” vào thời gian nào nhưng tôi nghĩ chắc là khoảng thời gian sau những năm 1980. Trước 1975, phụ nữ ngồi phía sau xe hai bánh (kể cả xe đạp) phải ngồi một bên. Tôi nhớ hình ảnh những nữ sinh Trường Gia Long (nay là Minh Khai), Trưng Vương… trước khi leo lên baga đều vén tà áo dài, nhẹ nhàng ngồi lên xe do người nhà (hoặc người tình) chở. Một hình ảnh thướt tha đầy mê mị của chiếc áo dài thời ấy khi những đứa con trai mặt đầy mụn nhìn thấy một cô gái nhẹ nhàng phất tay vén tà áo để lộ những bí mật dưới tà áo đó… Vui nhất là có một thời kỳ, khoảng đâu năm 1970, Trang Sĩ Tấn - Giám đốc Nha Cảnh sát đô thành (tương đương Công an TP bây giờ) ra lệnh đàn ông cũng phải ngồi một bên xe máy sau một cuộc tấn công của “đặc công Việt cộng” ngồi trên xe máy. Đến 1975, đàn ông Sài Gòn vẫn có dáng ngồi của phụ nữ phía sau xe.
Cuối năm 1975, tôi ra Hà Nội. Điều ngộ nghĩnh đầu tiên tôi nhận xét sau khi ngồi trong cửa hàng ăn tô phở mậu dịch không người lái là con gái Hà Nội đẩy xe đạp chạy cho có trớn rồi nhảy lên yên sau. Té ra không chỉ Sài Gòn mà con gái Hà Nội thời ấy cũng ngồi một bên xe đạp. Ít thấy cảnh áo dài tha thướt như ở Sài Gòn mà chỉ thấy những cô gái trong những chiếc áo sơmi vải phin hay chiếc áo bông mùa lạnh màu xanh nước biển nhạt hoặc màu áo bộ đội lót tót đẩy chiếc xe đạp, khi vòng xe đã lăn bánh mới nhảy phóc lên. May mắn thay cho những chiếc xe đạp Phượng Hoàng hay Thống Nhất “đèo” một cô gái mảnh mai vì những cú nhảy lên yên xe sau thì nhẹ như ru… Còn nếu như ai yêu phải một cô có tấm thân “bồ tượng”, mỗi lần cô gái nhảy lên thì chiếc xe cứ thế mà rung rinh lắc lư, theo thân người rung rinh mỡ.
Khi những người con gái Hà Nội vào Sài Gòn tham quan hay công tác đều có thói quen đẩy xe đạp rồi mới nhảy lên yên sau. Tôi nhớ có lần tôi được chở chị Trà Giang đi thăm thú Sài Gòn bằng xe đạp (lúc chị còn ở Hà Nội, vào đây đóng phim), chị cũng đẩy xe cho thằng em có trớn rồi mới nhảy lên. May là chị Trà Giang nhẹ nhàng nên yên sau chiếc xe đạp của tôi chịu đựng được. Lúc ấy nghĩ thương bà chị vô cùng… Tất nhiên là phụ nữ Hà Nội chỉ đẩy xe đạp mà thôi. Đến thời kỳ Honda, Mins-kơ, Babettta… thì các cô cũng ngồi lên một bên yên sau vì có ai mà đẩy xe máy có mà khùng. Té ra các cô nữ đẩy xe cho người “đèo”, “lai” mình là do tình thương cả. Vì vậy, có thể tuyên bố một cách chuẩn không cần chỉnh rằng: Thời trước 1975, con gái Hà Nội, Sài Gòn đều ngồi một bên yên xe sau. Đó là dáng ngồi thống nhất cho phụ nữ Việt Nam dù chưa hiệp thương bầu Quốc hội.
Không biết đến năm nào, cả nam và nữ đều trở lại tư thế ngồi hai bên phía sau yên xe máy. Phụ nữ ngồi chàng hảng phía sau xe có phải để xác định quyền bình đẳng giới? Hay cho có vẻ hiện đại hoặc nhanh nhẹn, hoạt bát? Tôi không trả lời được câu hỏi này nhưng với sự cảm thụ chủ quan bằng con mắt có phần cổ lỗ thì cách ngồi này phụ nữ có vẻ “mạnh” quá, mất đi yếu tính dịu dàng của cơ thể mà trời sinh bắt phải “như mây”. Nhất là cái động tác giơ chân choàng qua hay ngồi (xin lỗi) chàng hảng chê hê trên yên xe thì không được phần đẹp mắt. Chưa nói bây giờ yên xe các loại tay ga hơi rộng bề ngang, các nường hay mặc quần “tiều” không để ý nên thường ngồi banh càng khoe những cái đùi đầy mỡ khiến người ta liên tưởng đến những khúc thịt da bao thì thật là… ngán ngẩm!
Người già thường kể chuyện hồi đó. Nhắc chuyện xưa, chỉ nói lên cái ý thích của mình và theo thiển nghĩ chủ quan của người già chỉ mang yếu tố đẹp chứ chẳng liên quan đến khía cạnh đạo đức, xấu tốt, lại càng không liên quan đến “chính chị, chính em”. Biết đâu mỗi thời kỳ phụ nữ có một dáng ngồi đặc biệt để phân định từng giai đoạn lịch sử cho các nhà làm phim, viết sách. Bởi vậy, các bạn đạo diễn của tôi ơi, nếu có làm phim về Sài Gòn trước 1975 thì nhớ hãy để cho phụ nữ ngồi một bên yên sau xe nhé… Bây giờ đến chết chắc tôi không còn thấy cảnh này được rồi nhưng xem phim thì cũng khơi gợi cho tôi ít nhiều cái dáng ngồi ngày xa xưa ấy….
Theo PL TP.HCM
Ford Focus hot nhất thế giới nhưng ế nhất Việt Nam" alt="Nhớ sao cái dáng ngồi xe…"/>Ngay sau Online Friday 2019, người tiêu dùng Việt lại đón sự kiện mua sắm lớn của Shopee
Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
Quét mã QR săn quà giảm giá trong ngày mua sắm trực tuyến
Nhằm phổ cập và gia tăng trải nghiệm tương tác của người dùng, Ban tổ chức Online Friday và Đài truyền hình Việt nam VTV phối hợp tổ chức thực hiện chương trình Scan mã QR nhận quà may mắn với nhiều phần quà có giá trị cao từ NTT Napas, VinFast với tổng giá trị giải thưởng lên tới 200 triệu đồng.
Theo công bố, tham gia chương trình, khách hàng có cơ hội nhận được 1 trong các phần quà gồm 3 điện thoại iPhone 11, 3 tai nghe Airpod2, 1 xe máy điện VinFast Klara; 5 sạc sự phòng Anker, 500 thùng bia Tết Habeco và nhiều phần quà có giá trị khác.
Người chơi theo dõi và tham gia scan mã săn quà trên kênh VTV1 Bản tin Tiêu dùng 24h lúc 10:00 - 10:30 sáng từ ngày 2/12 đến ngày 6/12. Trò chơi quét mã cũng được triển khai đồng thời trên trang onlinefriday.vn và Fanpage của Online Friday.
Online Friday 2019 quy tụ nhiều sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Sendo, Voso, Sanhangre..., các doanh nghiệp sản xuất như Oppo, Habeco… cùng các nhà phân phối hàng chính hãng. Hàng hóa được tung ra dịp này bao gồm các ngành hàng nhu yếu phẩm phục vụ Tết, đồ gia dụng, công nghệ, mỹ phẩm, thời trang chính hãng, vé máy bay, sách và văn phòng phẩm…
" alt="Quét mã QR săn quà trên Truyền hình VTV cùng Online Friday trúng xe VinFast Klara, iPhone 11"/>Quét mã QR săn quà trên Truyền hình VTV cùng Online Friday trúng xe VinFast Klara, iPhone 11
Trái ngược với thành công của hãng Nintendo, Sony lại buộc phải giảm giá PlayStation Classic từ 100 xuống 60 USD (gần 1.2 triệu đồng) sau một tháng xuất hiện.
Giá trị của PS Classic đã giảm xuống 40% và nó được áp dụng trên những cửa hàng bán lẻ nổi tiếng trên Internet như Amazon và Target từ hôm kia (26/12).
Có rất nhiều lời giải thích được đưa ra cho quyết định này của Sony. Nhưng lý do lớn nhất để biện minh là có vẻ game thủ không nhớ nhung chiếc máy PS đời đầu như NES hay SNES…
Hoặc cũng có thể, tương tự như PS Vita, PS Classic là một sản phẩm thất bại nữa của Sony khiến họ buộc phải giảm giá thành sản phẩm để cứu vớt tương lai?!
Tất cả những gì có trong hộp đựng PS Classic
Trước khi giảm giá, PS Classic có giá niêm yết là 100 USD (hơn 2.3 triệu đồng). Để tiện so sánh, SNES Classic có giá 80 USD (hơn 1.8 triệu đồng) và NES Classic được định giá 60 USD (gần 1.4 triệu đồng).
Sony có truyền thống bán giá cao “cắt cổ” với nhiều sản phẩm – minh chứng cụ thể là thẻ nhớ (Memory Card) của PS Vita, và chính điều này đã khiến cho chiếc máy chơi game này luôn được coi là một “vết đen” trong lịch sử hình thành và phát triển của hãng.
Danh sách các tựa game được cài đặt sẵn trong PS Classic cũng rất khó hiểu. Dù biết là việc Sony không có cách nào để làm hài lòng tất cả người chơi chỉ với danh sách 20 tựa game ít ỏi, nhưng có vẻ như nó không khiến ai cảm thấy hứng thú cả.
Những fan hâm mộ PS sẽ không được trải nghiệm các “bom tấn” như Tomb Raidervà Crash Bandicoot,...?!
Thư viện 20 games có sẵn trong PS Classic
Sony chưa từng nói về lý do tại sao họ chỉ gói gọn 20 tựa game cài đặt sẵn trong PS Classic. Nhưng có lẽ họ muốn sao chép lại chiến lược kinh doanh mà Nintedo đã làm với SNES Classic. Nhưng sự khác biệt lớn nhất ở đây là SNES Classic có mọi thứ mà game thủ muốn được trải nghiệm.
Với 100 USD, bạn sẽ sở hữu toàn những tựa game lạ hoắc mà không có cách nào để thay đổi hoặc bổ sung trò chơi mới. Thật khó để nói rằng đây là một cách làm khôn ngoan của Sony.
Tiếp theo, nhiều người chơi PS Classic phàn nàn rằng chất lượng của những chiếc máy này gặp vấn đề nghiêm trọng. Họ nói rằng, hệ thống của PS Classic đã chạy một vài tựa game trên hệ PAL theo chuẩn châu Âu khiến cho tốc độ khung hình không được đảm bảo và thậm chí hình ảnh hiển thị còn bị khựng lại.
PS Classic (trái) đặt cạnh chiếc máy PS1 (phải)
Cuối cùng, PS Classic chỉ hỗ trợ tay cầm PlayStation đời đầu mà không tiếp nhận bất cứ phiên bản DualShock nào khác. Có nghĩa là chúng ta sẽ không được chơi game bằng joystick (cần gạt) khiến cho trải nghiệm không trọn vẹn.
Tin tốt lành duy nhất ở đây là PS Classic rất dễ bị hack. Và nếu bạn là một người am tường công nghệ, thì hoàn toàn có thể mua về mà “voọc vạch”.
Chịu (Theo Kotaku)
" alt="PlayStation Classic giảm giá 40% sau màn ra mắt thảm họa"/>