Kinh doanh

Xe ôm công nghệ ở Hà Nội mòn mỏi chờ được chạy lại

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-04-01 15:06:01 我要评论(0)

"Không hiểu sao ở TP.HCM dịch bệnh căng thẳng hơn nhiều so với Hà Nội nhưng lại cho phép xe ôm công mu arsmu ars、、

"Không hiểu sao ở TP.HCM dịch bệnh căng thẳng hơn nhiều so với Hà Nội nhưng lại cho phép xe ôm công nghệ hoạt động trở lại rồi. Hiện tôi vẫn tranh thủ kiếm khách dọc đường để chạy chứ mỗi giao hàng thì không đủ tiền trang trải cuộc sống",ômcôngnghệởHàNộimònmỏichờđượcchạylạmu ars anh Nguyễn Văn Hùng - tài xế GrabBike tại Hà Nội thắc mắc.

Cũng giống anh Hùng, nhiều tài xế xe ôm công nghệ vẫn đang nhận chở khách dù các ứng dụng gọi xe ở Hà Nội chưa được phép cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng môtô.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã cho phép xe bus, taxi, xe taxi công nghệ dưới 9 chỗ hoạt động trở lại từ 6h ngày 14/10. Tuy nhiên xe ôm, xe ôm công nghệ vẫn chưa được hoạt động vì nguy cơ lây lan ở mức cao.

xe om cong nghe Ha Noi anh 1

Xe ôm công nghệ là một trong những hình thức di chuyển chiếm số đông ở Hà Nội. Ảnh: Duy Hiệu.

Khách hàng, tài xế "ngóng" thông tin

Xe máy cá nhân bị hỏng mấy ngày nay, chị Ngọc Trâm (quận Đống Đa) phải chật vật tìm cách đi làm. "Có ngày tôi nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệp chở, nhưng có ngày phải đi dọc đường mấy km để tìm xe ôm. Tôi không quen đi xe công cộng nên xe ôm công nghệ chưa được hoạt động lại khiến người như tôi gặp rất nhiều bất tiện trong việc di chuyển", chị nói.

Cũng giống chị Trâm, nhiều khách hàng là nữ cũng gặp không ít khó khăn khi xe ôm công nghệ ở Hà Nội chưa được hoạt động trở lại, một số bị chặt chém giá cao. "Mình đi một đoạn đường 4 km nhưng phải trả tới 50.000 đồng, trong khi bình thường đặt trên ứng dụng chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng", chị Quỳnh (quận Ba Đình) nói.

Theo nhiều hành khách, dịch vụ xe ôm công nghệ có những ưu điểm riêng như giá rẻ, tiện lợi và di chuyển dễ dàng vào những ngõ hẻm. Nhiều người thậm chí lựa chọn xe ôm công nghệ là phương tiện di chuyển chính, đặc biệt là nhóm khách nữ giới không giỏi hoặc không biết lái xe gắn máy.

Nhận thấy nhu cầu người dân đi lại bằng xe ôm công nghệ cao, anh Hải Thịnh (Thanh Xuân, Hà Nội) đăng bài tìm khách chở với giá 6.000 đồng/km. "Chờ mãi vẫn chưa thấy tin tức cho phép xe ôm công nghệ được hoạt động nên tôi đành phải tìm cách kiếm khách trên mạng hoặc dọc đường, bến xe...", anh nói.

xe om cong nghe Ha Noi anh 2

Nhiều tài xế xe ôm công nghệ ở Hà Nội mong chờ ngày được chở khách trở lại sau nhiều tháng ngưng hoạt động. Ảnh: Lê Quân.

Theo anh Thịnh, hiện nay nhu cầu giao hàng không còn nhiều trong khi các tài xế đều chỉ được hoạt động giao hàng, thực phẩm khiến đơn hàng "nổ" mỗi ngày rất ít.

Các tài xế xe ôm công nghệ cũng chia sẻ nhiều thắc mắc về việc tại TP.HCM đã cho phép xe ôm công nghệ hoạt động trở lại mặc dù xét về mức độ dịch, TP.HCM vẫn là địa phương có diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp với trên 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.

Quan điểm trái chiều

Trao đổi với Zing, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội - cho biết hiện nay tình hình dịch trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới trong cộng đồng ngày một tăng cao.

"Xe ôm công nghệ không đảm bảo giãn cách 5K và các biện pháp phòng, chống dịch khi tiếp xúc. Do đó để hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, xe ôm công nghệ vẫn chưa nên hoạt động trở lại", lãnh đạo Sở này nhìn nhận.

Ở góc độ dịch tễ, TS.BS Phạm Quang Thái - Phó trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - cho rằng Hà Nội nên cho phép dịch vụ xe ôm công nghệ hoạt động trở lại có điều kiện.

Tương tự, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội - cũng đồng tình ý kiến trên và cho rằng Hà Nội còn chậm trễ trong việc mở lại thêm dịch vụ này. Bởi xe ôm công nghệ không có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 bất thường khi tài xế và khách hàng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và đảm bảo đeo khẩu trang, khử khuẩn, khai báo y tế, lộ trình điểm đi điểm đến...

"Việc chưa cho phép xe ôm công nghệ hoạt động trở lại sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như việc di chuyển của người dân", vị chuyên gia trong ngành dịch tễ nói. Do đó, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cũng cho rằng nên cân nhắc cho phép loại hình dịch vụ này hoạt động lại có điều kiện kèm theo.

Hiện, các ứng dụng cũng cho biết đang chờ hướng dẫn để triển khai lại dịch vụ xe ôm công nghệ trên địa bàn Hà Nội.

Trước đó, dịch vụ xe ôm nói chung và xe ôm công nghệ nói riêng đã được yêu cầu ngừng khai thác từ cuối tháng 7 tại Hà Nội nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19. Từ 14/10, taxi công nghệ tại Hà Nội đã được hoạt động trở lại.

Tại TP.HCM, ngày 17/11, Sở GTVT thành phố ban hành hướng dẫn hoạt động vận tải, cho phép ứng dụng gọi xe 2 bánh trên thiết bị di động có thể hoạt động trở lại với số lượng không quá 50%. Tài xế phải tuân thủ nguyên tắc 5K và đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine sau 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh Covid-19.

(Theo Zingnews)

Xe ôm công nghệ chính thức hoạt động trở lại tại TP.HCM

Xe ôm công nghệ chính thức hoạt động trở lại tại TP.HCM

Các hãng đều thông báo mở lại dịch vụ xe ôm công nghệ tại TP.HCM, ngay sau khi Sở GTVT có văn bản hướng dẫn và cho phép dịch vụ này hoạt động trong điều kiện dịch ở cấp độ 2, không quá 50% số xe.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) vừa chuyển giao robot “BK-AntiCovid” cho Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng để đưa vào sử dụng tại khu cách ly người nghi nhiễm Covid-19 của bệnh viện.

Đây là sản phẩm được nhóm giảng viên Khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa chế tạo theo đơn đặt hàng của bệnh viện.

Robot chở được 100kg

PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, cho biết từ khi nhận yêu cầu đặt hàng cho đến khi ra sản phẩm, nhóm nghiên cứu có khoảng 5 ngày để hoàn thành. Trong đó bao gồm các công việc thiết kế, chế tạo, lập trình, gia công linh kiện, chế tạo mạch đấu nối dây và khung...

Robot được nhóm chế tạo có khả năng di chuyển tốt trong phòng, hành lang, khe cửa hẹp ở khu vực cách ly của bệnh viện, với nhiệm vụ là vận chuyển thức ăn, đồ dùng, thuốc men thay nhân viên y tế, tải trọng lên đến 100kg.

“Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm các tính năng cho robot, trong đó có việc lắp đặt thiết bị đo thân nhiệt từ xa…”, ông Vinh thông tin.

{keywords}
Robot với nhiệm vụ vận chuyển thức ăn, đồ dùng, thuốc men thay nhân viên y tế

TS Võ Như Thành, Trưởng bộ môn cơ điện tử, Khoa Cơ khí (Trường ĐH Bách khoa, thành viên nhóm nghiên cứu) thì cho biết, cấu tạo của robot là dùng thép không gỉ (inox) 3 ly, khung đúc liền với nhau để đảm bảo không thấm nước.

Trong quá trình vận hành, có thể xịt, phun thuốc khử trùng, hóa chất lên robot theo yêu cầu mà vẫn đảm bảo các mạch, linh kiện hoạt động ổn định.

Robot có tốc độ di chuyển chậm, điều khiển bằng chế độ cầm tay, kết nối qua màn hình điện thoại. Trên robot có một nút điều khiển đi đa hướng, người điều khiển quay hướng nào thì robot sẽ đi theo hướng đó. Việc này sẽ giúp các nhân viên y tế dễ dàng điều khiển trong khu vực cách ly.

{keywords}
Trên robot có một nút điều khiển đi đa hướng

Thiết bị này được lắp đặt camera nên có thể kết nối với 10 máy điện thoại, để theo dõi toàn bộ quá trình vận hành. Ngoài ra, có tính năng ra lệnh bằng giọng nói giúp trao đổi giữa bác sĩ và người trong khu vưc cách ly khi cần.

“Việc chế tạo robot sử dụng toàn bộ linh kiện mới, trong đó chip phải đặt hàng và gửi hỏa tốc, gia công phần cơ khí trong điều kiện gấp rút nên giá thành vào khoảng 50 triệu đồng. Nếu làm khoảng 10 con thì chi phí sẽ giảm xuống rất nhiều.”, ông Thành chia sẻ.

Robot giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch

Bác sĩ Trần Đình Vinh, Giám đốc BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, cho biết hiện nay có 20 người nghi nhiễm Covid-19 được cách ly tại bệnh viện, trong đó có phụ nữ mang thai và trẻ em.

Việc đưa robot vào sử dụng sẽ giúp giảm thiểu tiếp xúc giữa nhân viên y tế và người cách ly, hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch.

{keywords}
Thiết bị này được lắp đặt camera tích hợp giọng nói, giúp bệnh nhân và bác sĩ có thể trao đổi

“Bình thường, mỗi nhân viên y tế ra vào phải thay đồ bảo hộ một lần. Việc đưa robot vào khu vực cách ly không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, mà còn giảm thời gian tiếp xúc giữa người nghi nhiễm, hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch”, bác sĩ Vinh chia sẻ.

Hồ Giáp

Cựu Thứ trưởng Giáo dục chế tạo máy đo thân nhiệt từ xa

Cựu Thứ trưởng Giáo dục chế tạo máy đo thân nhiệt từ xa

"Khi thấy rằng lúc đo thân nhiệt, cán bộ y tế và người được đo phải đứng sát nhau dễ gây ra lây nhiễm chéo, nên tôi lên ý tưởng về máy đo thân nhiệt từ xa và thực hiện trong 3 ngày" – GS Bùi Văn Ga chia sẻ.

" alt="ĐH Đà Nẵng chế tạo robot phục vụ bệnh nhân cách ly Covid" width="90" height="59"/>

ĐH Đà Nẵng chế tạo robot phục vụ bệnh nhân cách ly Covid

{keywords}Cô giáo Đặng Thị Châu Hiền – tác giả bài thơ “Gửi trò yêu”

Việc học hành của học sinh khi nghỉ ở nhà phòng dịch được cô căn dặn kỹ càng, từ việc tự học, học trực tuyến để nâng cao kiến thức, đến “Chọn môn bổ ích/ Rèn luyện thêm vào/ Hiểu biết nâng cao/ Như là nhạc - họa”.

Cũng là một người mẹ, nên bên cạnh những việc mà một học sinh cần làm, cô Châu Hiền hiểu rõ những điều mà một người mẹ mong muốn – cũng là điều các con nên làm khi nghỉ ở nhà: “Dọn dẹp đồ đạc/ Giúp mẹ một tay/ Nhà ngăn nắp ngay… Mỗi ngày thức dậy/ Một tiếng đồng hồ/ Ra trước sân nhà/ Vươn vai hít thở”.

Tất cả những hoạt động này cũng để góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Để rồi “Bao giờ hết dịch/ Cô đón tận nhà/ Hạnh phúc vỡ òa/ Cô và em nhé…!”.

Bài thơ được cô giáo chia sẻ lên nhóm Facebook “Giáo dục Tiểu học Hà Tĩnh” và chỉ mấy tiếng đồng hồ sau đã nhận được hàng trăm lượt thích và bình luận. Tất cả bình luận đều nhận xét bài thơ mộc mạc, chân thành, đầy trách nhiệm và không quên cảm ơn cô giáo đã nói hộ lòng mình.

Điều đặc biệt là nhiều giáo viên đã tải bài thơ về và gửi cho học sinh để rèn luyện chữ viết. 

{keywords}
Bài luyện viết của học sinh Trường Tiểu học Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hải – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) chia sẻ: “Bài thơ rất hay và ý nghĩa, là sự lo lắng, nhớ mong và nhắc nhở khéo của giáo viên với các học trò yêu của mình trong những ngày các em xa vòng tay thầy cô, bè bạn vì đại dịch Covid-19. Với ý nghĩa đó nên chúng tôi đã cho học sinh chép lại bài thơ để rèn luyện chữ viết, đồng thời để nhắc nhở các em cố gắng thực hiện”.

{keywords}
Bài luyện viết của học sinh Trường Tiểu học Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Có thể về ngôn từ và nghệ thuật sẽ có người cho rằng bài thơ chưa được trau chuốt, chưa hay nhưng hơn tất cả đó là tấm lòng của thầy cô giáo dành cho học trò yêu của mình. Và những bài thơ, những dòng tình cảm đó đã tạo cảm xúc và là sự khích lệ, giúp các em vượt qua tình trạng buồn chán trong những ngày tạm nghỉ đến trường do dịch Covid-19.

Dưới đây là toàn bộ bài thơ "Gửi trò yêu" của cô giáo Đặng Thị Châu Hiền:

Em làm gì đó
Ở nhà hay không?
Đừng chạy long nhong
Ra ngoài đường nhé.

Ở nhà nghe mẹ
Phải rửa chân tay
Uống nước đều ngay
Để phòng dịch bệnh.

Còn phải cẩn thận
Ăn uống nhiều vào
Sức khỏe nâng cao
Thế là rất tốt.

Tuổi còn bồng bột
Lại thích hiếu kỳ
Mỗi khi đi đâu
Khẩu trang đeo nhé!

Tối về nghe mẹ
Phải tự học bài
Trực tuyến online
Nâng cao kiến thức.

Chọn môn bổ ích
Rèn luyện thêm vào
Hiểu biết nâng cao
Như là nhạc - họa.

Dọn dẹp đồ đạc
Giúp mẹ một tay
Nhà ngăn nắp ngay
Đẩy lùi dịch bệnh.

Mỗi ngày thức dậy
Một tiếng đồng hồ
Ra trước sân nhà
Vươn vai hít thở.

Nhớ nhắc cha mẹ
Nếu đi vào vùng
Dễ nhiễm “Cô vi”
Báo cho Y tế.

Cô chỉ dặn thế
Đừng thấy quá nhiều
Cố gắng trò yêu
Tin con làm được.

Chứ đừng buồn bực
Mỗi khi ở nhà
Vì cô ở xa
Không gần em được.

Bao giờ hết dịch
Cô đón tận nhà
Hạnh phúc vỡ òa
Cô và em nhé…!

Phan Duy Nghĩa (Sở GD-ĐT Hà Tĩnh)

Phụ huynh Mỹ chật vật khi con học tại nhà

Phụ huynh Mỹ chật vật khi con học tại nhà

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát dữ dội khiến nhiều học sinh trên thế giới phải dừng việc tới trường. Đây cũng là lúc các bậc phụ huynh bất đắc dĩ trở thành gia sư cho con trong thời gian dài trường học đóng cửa.

" alt="Lời nhắn nhủ xúc động của cô giáo gửi học trò trong đại dịch Covid" width="90" height="59"/>

Lời nhắn nhủ xúc động của cô giáo gửi học trò trong đại dịch Covid