您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Nhận định, soi kèo Oud Heverlee Leuven vs Genk, 23h15 ngày 3/8: Khó cho khách
Ngoại Hạng Anh6158人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 03/08/2024 00:51 Nhận định bóng ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs Daejeon Hana Citizen, 17h30 ngày 1/4: Không hề ngon ăn
Ngoại Hạng AnhHồng Quân - 31/03/2025 17:11 Hàn Quốc ...
阅读更多Chiêm ngưỡng những tác phẩm xuất sắc của Học viện mỹ thuật hàng đầu Trung Quốc
Ngoại Hạng AnhHọc viện Nghệ thuật Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Trong lịch sử phát triển, học viện đã trải qua nhiều thăng trầm. Năm 2016, học viện được đồng quản lý bởi chính quyền tỉnh Chiết Giang, Bộ Giáo dục và Bộ Văn hóa. Hiện tại, trường CAA được coi là một trong những trường nghệ thuật hàng đầu của Trung Quốc, với các chương trình đào tạo đa dạng và đội ngũ giảng viên, cựu sinh viên nổi tiếng.
Học viện là "cái lò" đào tạo nhiều nghệ nhân nổi tiếng và được coi là một trong những học viện nghệ thuật uy tín bậc nhất tại Trung Quốc và châu Á. Các tác phẩm nghệ thuật của giảng viên, sinh viên học viện luôn mang cái "thần" khác biệt thể hiện qua các bức tranh.
Hãy cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm nổi bật:
Ảnh: Fanpage China Academy of Art
Đây là tác phẩm của nghiên cứu sinh Lu Hongbin Trường Hội họa và Thư pháp Trung Quốc thuộc CAA. Lu được các giảng viên nhận xét có tài năng và kỹ năng hội họa xuất sắc. Anh đã giành nhiều giải thưởng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Phong cảnh trong tranh của Lu toát lên vẻ tráng lệ và độ sâu rộng trải dài trong các tác phẩm.
Ảnh: Fanpage China Academy of Art
Đây là các sản phẩm tại khóa học phác thảo trong Phòng Triển lãm Pergamon ở Khuôn viên Tương Sơn của học viện. Khóa học mang đến cho sinh viên cơ hội cảm nhận sự quyến rũ của nghệ thuật tạo hình cổ điển phương Tây và cải thiện khả năng tạo hình thông qua việc phác thảo và nghiên cứu các tác phẩm thời Phục hưng.
Ảnh: Fanpage China Academy of Art Đây là những tác phẩm trong triển lãm cá nhân “Từng bước tiến bộ” của Zhao Tuo, sinh viên tốt nghiệp của CAA, hiện là giảng viên của Trường Cao đẳng Quốc tế thuộc CAA.
Trong những năm gần đây, Zhao được đánh giá là một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực vẽ tranh phong cảnh Trung Quốc. Zhao cho biết bản thân được đào tạo nền tảng vững chắc về hội họa tại CAA và luôn học hỏi điểm mạnh của người khác, điều mang đến cho anh cảm hứng sáng tác.
Ảnh: Fanpage China Academy of Art Đây là những tác phẩm trong triển lãm "Sử thi ánh dương" tại Bảo tàng Nghệ thuật Chiết Giang. Tác giả Liang Pingbon - cựu sinh viên CAA năm 1970. Phong cách nghệ thuật của Liang dựa trên tả thực và thường kết hợp các yếu tố nghệ thuật phương Tây với hội họa truyền thống Trung Quốc.
Ảnh: Fanpage China Academy of Art
Loạt tranh này mang tên “Bên ngoài cửa sổ” do Wang Yizhi, sinh viên tốt nghiệp khoa Hội họa sáng tác. Đây là 1 trong 30 tác phẩm tốt nghiệp xuất sắc nhất giành giải vàng của CAA năm 2022.
Wang đã khám phá ra sự cân bằng, kết hợp giữa lý tính, sự hỗn loạn và nét rõ ràng, hợp nhất và tái tạo nhiều đối tượng. Dấu ấn độc đáo của tác phẩm là sự phân lớp rõ ràng, độ thẩm thấu và nét căng tràn độc đáo.
Tử Huy
Một thoáng du ngoạn sắc thu tại Đại học số 1 Trung Quốc
Tiết thu đã hạ cố tại Bắc Kinh, hãy cùng dạo quanh và ngắm nhìn khung cảnh ngôi trường "học bá" Thanh Hoa của Trung Quốc.">...
阅读更多Các gã khổng lồ công nghệ không còn chuộng bằng đại học
Ngoại Hạng Anh14% nhân viên Google chưa học đại học
Google, nổi tiếng với các công nghệ đổi mới và đột phá, từ lâu đã đi đầu trong việc áp dụng chiến lược tuyển dụng toàn diện hơn.
Số lượng nhân viên không có bằng cấp tại Google đang có xu hướng tăng lên. Năm 2013, trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách hoạt động nhân sự của Google lúc bấy giờ, Laszlo Bock, tiết lộ rằng số lượng nhân viên không có bằng cấp có xu hướng tăng lên khi công ty ngừng yêu cầu bảng điểm đối với hầu hết tất cả mọi người.
"14% nhân viên của chúng tôi chưa bao giờ học đại học", ông Bock nói. Sự thẳng thắn của giám đốc nhân sự Google về giáo dục đại học đã "vạch trần" việc sử dụng điểm trung bình- GPA như một thước đo tuyển dụng. Ông nói rằng môi trường học thuật là một nơi "nhân tạo"- nơi mọi người được đào tạo chuyên sâu để chỉ thành công trong một môi trường cụ thể.
Trên thực tế, trong những năm đầu thành lập, Google xem xét kỹ lưỡng nơi các ứng viên theo học, "lôi kéo" những tài năng hàng đầu từ các trường đại học danh tiếng thông qua điểm số học tập. Tuy vậy, điều mà Bock và nhóm của ông phát hiện ra là không có mối quan hệ nào giữa việc nhân viên học ở đâu và những người đó thực sự đảm đương công việc của họ như thế nào.
Điểm số cũng không phải là tất cả tại Google. “Điểm B hoặc điểm C trong khoa học máy tính hoặc vật lý hoặc giải tích hoặc bất cứ thứ gì sẽ có trọng lượng hơn với nhà tuyển dụng so với điểm A ở môn lịch sử”.
Những phần thể hiện ở trường đại học "hoàn toàn không liên quan" đến công việc thực tế tại Google, bởi vì các kỹ năng được học rất khác, ông Bock cũng chia sẻ. “Một trong những nỗi thất vọng của tôi khi còn học đại học và cao học là bạn biết rằng giáo sư đang tìm kiếm một câu trả lời cụ thể. Bạn có thể tìm ra điều đó, nhưng sẽ thú vị hơn nhiều khi giải quyết các vấn đề không có câu trả lời rõ ràng".
Cách nhìn nhận của vị giám đốc cấp cao từ một thập kỷ trước đã thể hiện bước đột phá trong tư duy tuyển dụng của Google. Công ty tập trung hơn vào việc đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, phân tích dữ liệu, cách tư duy sáng tạo, khả năng không ngừng học hỏi và thích nghi với thách thức mới của ứng viên.
Bằng cách áp dụng phương pháp này, Google đã có thể khai thác được nguồn tài năng đa dạng hơn và mang đến những quan điểm mới cho nhân viên của mình.
Tư duy tuyển dụng "lạ" của Facebook
YouTube, một công ty con của Google, cũng "thách thức" những yêu cầu thông thường về bằng đại học. Hệ sinh thái đa dạng của YouTube, bao gồm những người sáng tạo nội dung và nhà phát triển, thừa nhận rằng sự đổi mới và sáng tạo thường nảy sinh từ những con đường độc đáo.
YouTube không ưu tiên giáo dục chính quy hay bằng cấp. Công ty mẹ của nền tảng này, Google, đã tác động đến các hoạt động tuyển dụng của YouTube, khuyến khích sự tập trung vào các kỹ năng thực tế, niềm đam mê và kiến thức chuyên môn được chứng minh.
YouTube thừa nhận rằng sự đổi mới và sáng tạo thường nảy sinh từ những con đường độc đáo, không phải từ bằng cấp đại học. Facebook, được thành lập bởi Mark Zuckerberg trong những năm đại học, ban đầu ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có bằng cấp từ các trường đại học danh tiếng. Tuy nhiên, công ty đã sớm nhận ra những hạn chế của phương pháp này.
Khi nhu cầu về nhân tài kỹ thuật tiếp tục vượt xa nguồn cung, Facebook đã áp dụng triết lý "Hacker Way", nhấn mạnh giá trị của trải nghiệm thực tế và học hỏi không ngừng, theo CBS News.
"Hacker Way" (Con đường của tin tặc) là triết lý cốt lõi thúc đẩy văn hóa và sự đổi mới của Facebook. Theo Mark Zuckerberg, thuật ngữ “hacker” thường hàm ý tiêu cực, mô tả “hacker” như những người phá phách, xâm nhập máy tính. Trên thực tế, "hack" cũng có nghĩakiến tạo hoặc thách thức các rào cản. "Hacker Way" nhấn mạnh việc học hỏi liên tục, lặp lại nhanh chóng và chấp nhận rủi ro táo bạo để tạo ra những kết quả có sức ảnh hưởng.
Mark Zuckerberg đã thấm nhuần tư duy này, khuyến khích nhân viên suy nghĩ cởi mở và minh bạch, đồng thời tập trung vào các mục tiêu dài hạn trong khi tiến nhanh. Nguyên tắc này đã định hình thành công của Facebook với tư cách là gã khổng lồ công nghệ hàng đầu.
Sự thay đổi này cho phép Facebook xác định và thu hút những cá nhân tài năng không được đào tạo bài bản nhưng thể hiện những kỹ năng và thành tích đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ.
Trong khi những gã khổng lồ công nghệ đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc loại bỏ rào cản bằng cấp, thì một số vai trò chuyên môn nhất định, chẳng hạn như khoa học dữ liệu, vẫn có xu hướng coi trọng giáo dục chính quy. Khoa học dữ liệu đòi hỏi một nền tảng vững chắc về toán học, thống kê và khoa học máy tính.
Tuy nhiên, ngay cả trong khoa học dữ liệu, các công ty vẫn nhấn mạnh đến kinh nghiệm thực tế, chứng chỉ chuyên ngành chỉ được coi là tiêu chuẩn tuyển dụng.
Lối đi khác
Để đáp ứng với bối cảnh tuyển dụng phát triển như ngày nay, các chứng chỉ kỹ năng thay thế đã bắt đầu trở nên nổi bật. Các chương trình này cho phép ứng viên phát triển các kỹ năng chuyên môn và đạt được kiến thức thực tế mà không cần đăng ký các chương trình cấp bằng bốn năm truyền thống.
Nhiều công ty công nghệ xem xét những bằng cấp, chứng chỉ kỹ năng này như một điểm cộng khi đánh giá ứng viên. Các nền tảng như Coursera, Udacity và LinkedIn Learning cung cấp các khóa học giúp ứng viên được đào tạo và cấp chứng chỉ theo ngành cụ thể. Nhiều công ty công nghệ xem xét những bằng cấp này như một điểm cộng khi tuyển dụng.
Ngoài ra, đối với sinh viên, thực tập tạo cơ hội để thể hiện kỹ năng và tiến tới cơ hội được tuyển dụng toàn thời gian sau khi tốt nghiệp.
Đối với những cá nhân muốn chuyển sang ngành công nghệ mà không cần bằng cấp, học nghề cung cấp một lộ trình có cấu trúc để có được các kỹ năng cần thiết và xây dựng mạng lưới trong ngành.
Có thể thấy, trọng tâm tuyển dụng của các tập đoàn công nghệ lớn đã dần chuyển từ yêu cầu nghiêm ngặt về bằng cấp đại học sang cách tiếp cận toàn diện hơn, xem xét các kỹ năng thực tế, kinh nghiệm. Sự chuyển đổi này đã cho phép các công ty này tiếp cận với nguồn nhân tài đa dạng hơn, thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và tạo luồng gió mới mẻ trong đội ngũ nhân viên.
Khi công nghệ tiếp tục định hình lại thế giới, việc áp dụng một chiến lược tuyển dụng toàn diện hơn không chỉ là nhu cầu kinh doanh. Đó là một bước hướng tới xây dựng một tương lai linh hoạt hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người.
Tử Huy
Google, Apple và loạt công ty lớn không 'đòi' nhân viên có bằng đại học
Một cựu lãnh đạo cấp cao của Google từng nhận xét rằng: “Khi bạn nhìn thấy những người không đến trường và tự đi con đường của mình trên thế giới này, đó mới là những con người đặc biệt. Chúng tôi làm mọi thứ có thể để tìm ra những con người đó”.">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Kingston City vs Manningham United Blues, 15h30 ngày 31/3: Thế trận hấp dẫn
- Điểm chuẩn trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch 2023
- Long An: Khánh thành trường THPT Nguyễn Trung Trực
- Điểm chuẩn trường Đại học Ngoại thương năm 2023
- Nhận định, soi kèo Nữ Tigres UANL vs Nữ FC Juarez, 08h06 ngày 31/3: Hang hùm đi dễ khó về
- Doanh số bán lẻ 85.000 tỷ/năm, Trung Quốc cân nhắc tái sử dụng sách giáo khoa
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Leon vs Pumas UNAM, 08h05 ngày 31/3: Đòi lại ngôi nhì
-
Học sinh Hà Nội bước vào năm học mới. Ảnh minh họa: Thúy Nga Để giải quyết vấn đề quá tải trường lớp trong nội thành, hầu hết ý kiến đều đề xuất các thành phố lớn cần đẩy nhanh tiến độ chuyển trường đại học ra ngoại thành và các tỉnh lân cận, di dời nhà máy, chung cư bỏ hoang… để nhường chỗ cho các cấp học phổ thông.
Độc giả Thái Bình viết: “Nói Hà Nội thiếu đất là không đúng. Thực tế, quỹ đất đáng ra có thể xây trường học, Hà Nội lại cho xây chung cư, trung tâm thương mại hoặc bỏ hoang nhiều năm. Tốt hơn hết, cần có sự quy hoạch rõ ràng, di chuyển nhà máy, cơ quan, xưởng sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô để nhường chỗ xây trường công lập từ mẫu giáo đến hết THPT”.
Một độc giả khác cũng đề xuất cần nhanh chóng thực hiện chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng, trụ sở các ban ngành và bệnh viện tuyến đầu ra khỏi nội đô. Điều này sẽ góp phần làm giảm ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Quỹ đất của các cơ sở này sẽ được sửa sang, tái sử dụng thành các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và các cơ sở hạ tầng xã hội khác.
“Việc di dời các trường đại học ra ngoài nội đô hoặc sang các tỉnh khác cần phải thực hiện khẩn trương, dù kinh phí có lớn tới đâu cũng phải làm.
Thực tế, học sinh từ mầm non đến THPT vẫn cần có sự giám sát của bố mẹ, do đó phải được học tập trong nội thành. Còn với sinh viên phần nhiều đến từ các tỉnh thành khác, vốn không nhất thiết phải ở trong nội đô, hoàn toàn có thể học tập ở bất cứ đâu. Việc giãn dân cho các thành phố lớn sẽ tránh tạo áp lực lên giao thông, gây tổn hại đến kinh tế, sức khỏe và chất lượng sống”, độc giả này viết.
“Di dời các trường đại học, cơ quan nhà nước, bệnh viên ra khỏi nội đô là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này” cũng là giải pháp được độc giả Mạnh Hùng đề xuất để giải quyết bài toán quá tải tại các thành phố lớn.
“Khi nhiều người dân các tỉnh cùng ùa về Hà Nội, TP.HCM để học tập, làm việc, khám chữa bệnh sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn… Do đó, cần thiết phải di dời những đơn vị này (chứ không phải chỉ xây thêm cơ sở ở xa) để giảm mật độ dân số.
Quỹ đất sau khi di dời phải được thu hồi để xây trường mầm non, trường phổ thông, các công trình phúc lợi, công viên cây xanh… thay vì xây chung cư hay các mục đích khác”, độc giả Mạnh Hùng đề xuất.
Hà Nội xin được nâng tầng, xây hầm trường học ở nội thànhThông tin được lãnh đạo UBND TP Hà Nội chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 do Bộ GD-ĐT tổ chức, chiều 18/8. Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính." alt="'Thay vì nâng tầng, xây hầm trường học nên di dời chung cư, ĐH khỏi đất vàng'">
'Thay vì nâng tầng, xây hầm trường học nên di dời chung cư, ĐH khỏi đất vàng'
-
Kỳ thi vào lớp 10 công lập ở Hà Nội được nhiều người ví von "còn căng thẳng hơn cả thi đại học". Ảnh: Thanh Hùng. Báo cáo cũng cho biết, giai đoạn 2021-2025, HĐND TP, UBND TP đã phê duyệt 7 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân sau khi hoàn thành chương trình THCS gồm: Trường THPT Minh Hà (huyện Thạch Thất); Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); Trường THPT tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); Trường THPT Việt Hưng (quận Long Biên); Trường THPT Uy Nỗ, Trường THPT Nguyên Khê và Trường THPT Việt Hùng (tại huyện Đông Anh).
Trong giai đoạn 2022-2025, TP Hà Nội quyết tâm tập trung nguồn lực đầu tư cho một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực GD-ĐT để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII (phấn đấu đến hết năm 2025, số trường công lập đạt chuẩn quốc gia trên toàn thành phố đạt tỷ lệ 80-85%),
Cụ thể, UBND TP đã có Kế hoạch 139/KH-UBND ngày 6/5/2022 về đầu tư xây dựng, cải tạo các trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.
Theo đó, đối với các trường thuộc trách nhiệm quản lý, đầu tư cấp thành phố có 139 dự án với tổng mức đầu tư 8.873 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT, 123 dự án đầu tư cho các trường hiện có.
Với 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT gồm có THPT Minh Hà (huyện Thạch Thất); THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); THPT tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); THPT Uy Nỗ, THPT Nguyên Khê và THPT Việt Hùng (huyện Đông Anh); Trường Phổ thông chuyên biệt cho trẻ khuyết tật thành phố; xây dựng 7 trường phổ thông có nhiều cấp học có diện tích tối thiểu 5ha (tại các quận, huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Đan Phượng, Thạch Thất, Hà Đông); dự án trường THPT tại ô đất B2.5-THPT01 Khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê; trường THPT Trung tâm đô thị vệ tinh huyện Sóc Sơn.
“Với sự quan tâm của Thành ủy, HĐND và UBND TP Hà Nội, đến năm 2025 cơ bản sẽ giải quyết được tình trạng thiếu cơ sở vật chất của các trường THPT công lập trên địa bàn”, báo cáo của Sở GD-ĐT nêu.
Đề nghị cơ chế đặc thù trong tuyển sinh lớp 10
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, hằng năm, do sự tăng dân số cơ học nên số học sinh dự tuyển vào lớp 10 trên địa bàn tăng nhanh, trong khi đó số trường, lớp bổ sung, xây mới chưa đáp ứng kịp thời.
Tuy nhiên với sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND, HĐND TP, Sở GD-ĐT đã nỗ lực để đảm bảo tỷ lệ số học sinh vào học tại các trường THPT công lập khoảng 60%, đảm bảo đúng quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP và Quyết định số 522/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phụ huynh xếp hàng xuyên đêm, chen lấn nộp hồ sơ vào lớp 10 một trường THPT tư thục ở Hà Nội sau khi không thể vào được trường công lập.
Để công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPTtrên địa bàn trong thời gian tới được công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tạo thuận lợi cho người dân và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, Sở GD-ĐT đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành từ năm học 2023-2024.
Cụ thể, cho phép tăng 10% số lớp/trường (từ 45 lớp/trường thành 50 lớp/trường, vượt 5 lớp/trường);
Cho phép tăng 10% số học sinh/lớp (từ 45 học sinh/lớp thành 50 học sinh/lớp, vượt 5 học sinh/lớp);
Cho phép áp dụng thay diện tích đất/học sinh bằng diện tích sử dụng/học sinh.
Cùng đó, kiến nghị Bộ GD-ĐT xây dựng các chương trình, kế hoạch đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng hàng năm, trung hạn làm căn cứ để các địa phương thực hiện.
Sở GD-ĐT cũng kiến nghị UBND TP và các quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm GDNN-GDTX công lập.
Đề xuất cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ của trung tâm GDNN-GDTX trong tình hình mới, đó là cho phép thí điểm liên kết đào tạo với trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân; định hướng phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp giống như hệ thống giáo dục của một số nước, có thể liên thông lên đại học.
Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc tuyển sinh lớp 10 công lập của Hà Nội
Sau phản ánh của VietNamNet, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát báo cáo đầy đủ, chính xác về công tác tuyển sinh vào lớp 10 hệ công lập năm học 2023 - 2024 của Hà Nội." alt="Thủ tướng yêu cầu, Hà Nội báo cáo gì về tuyển sinh lớp 10?">Thủ tướng yêu cầu, Hà Nội báo cáo gì về tuyển sinh lớp 10?
-
Các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành Trường Tiểu học-THCS-THPT Khải Hoàn - Nam Sài Gòn (Victoria School) Trường Khải Hoàn - Nam Sài Gòn (Victoria School) kết hợp tinh hoa của nền giáo dục Việt Nam và Anh Quốc,xây dựng một môi trường học tập tích cực và các phương pháp giáo dục hiện đại lấy học sinh làm trung tâm.
Là trường liên cấp cho trẻ em từ tiểu học đến hết trung học phổ thông, Victoria School hướng đến một môi trường học tập lý tưởng và toàn diện theo mô hình trường học hạnh phúc - Happy School của UNESCO với không gian kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên, đáp ứng các tiêu chí môi trường xanh và tích hợp hệ thống cơ sở vật chất hiện đại; đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ; đội ngũ lãnh đạo và giáo viên hàng đầu trong ngành…
Chia sẻ tại buổi lễ, bà Lê Thuỵ Mỵ Châu - Phó Giám đốc Sở Giáo & Đào tạo TP. HCM cho biết, trường được thành lập sẽ giúp ngành Giáo dục & Đào tạo TP.HCM có thêm môi trường học tập mới cho con em.
Ths. Lê Nguyễn Trung Nguyên - Hiệu trưởng trường Khải Hoàn - Nam Sài Gòn (Victoria School) chia sẻ:“Chúng tôi kỳ vọng trẻ có thể tiếp cận một môi trường giáo dục Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế, phát triển toàn diện về kiến thức, nhân cách và kỹ năng sống, song song với tạo dựng niềm vui trong học tập. Chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cho các con một môi trường học tập xanh, chương trình giáo dục Việt Nam tiên tiến nhất kết hợp cùng chương trình phổ thông quốc tế Cambridge và vận hành trường lấy cảm hứng từ mô hình Trường học hạnh phúc của UNESCO. Tất cả được vận hành bởi đội ngũ lãnh đạo trong nước và quốc tế giàu kinh nghiệm, cam kết mang đến cho trẻ và phụ huynh một chương trình giáo dục chất lượng với mức học phí hợp lý”.
Ông Melvyn Lim - Đại diện Hội đồng khảo thí và xuất bản đại học Cambridge cho biết: “Tôi tin rằng, sự kết hợp giữa chương trình quốc gia và chương trình quốc tế Cambridge của trường Khải Hoàn - Nam Sài Gòn (Victoria School) không những giúp học sinh phát triển về năng lực học thuật mà còn giúp các em hình thành tính kiên cường, bền bỉ, trách nhiệm, tự tin và quan trọng nhất là hạnh phúc.”
Toàn thể học sinh và giáo viên thực hiện nghi thức Thượng cờ trong ngày khánh thành trường Với đội ngũ ban quản trị là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam và quốc tế, trường Khải Hoàn - Nam Sài Gòn (Victoria School) tin rằng cách tiếp cận giáo dục của nhà trường sẽ luôn được đổi mới để phù hợp với định hướng sau khi ra trường của học sinh. Bên cạnh đó, học sinh theo học tại trường sẽ có cơ hội trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, có cơ hội áp dụng những gì đã học vào môi trường chuyên nghiệp đồng thời chuẩn bị những hành trang cần thiết cho tương lai.
Thầy cô trường Victoria School chào đón phụ huynh và học sinh tham dự lễ khánh thành Em Yoon Ánh Thư bày tỏ: “Là những học sinh đầu tiên của trường Khải Hoàn - Nam Sài Gòn, chúng em rất háo hức chờ đón hành trình học tập mới ở ngôi trường xinh đẹp này để đạt được những mục tiêu cá nhân, trở thành những học sinh ưu tú của ngôi trường hạnh phúc và là công dân toàn cầu trong tương lai”
Toàn cảnh Victoria School Trường Khải Hoàn - Nam Sài Gòn (Victoria School) chính thức đi vào hoạt động, mở đầu cho hành trình hiện thực hóa cam kết của trường về việc cung cấp môi trường học tập tốt nhất và góp phần xây dựng môi trường giáo dục Việt Nam với bản sắc văn hoá phương Đông ngày càng hội nhập và phát triển.
Được xây dựng trên khuôn viên rộng 15.000m2, Trường Khải Hoàn - Nam Sài Gòn (Victoria School) được trang bị đầy đủ hệ thống các lớp học và phòng học chức năng, phòng khoa học, STEAM, nhà hát, sân vận động, hồ bơi và nhà thi đấu đa năng, đảm bảo chất lượng giáo dục cho học sinh các cấp.
Website: vsss.edu.vn
Email: admissions@vsss.edu.vn
Số điện thoại: 0852 600 800
Địa chỉ: 803A Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè, TP.HCM
Doãn Phong
" alt="Khánh thành 'trường học hạnh phúc' Khải Hoàn">Khánh thành 'trường học hạnh phúc' Khải Hoàn
-
Nhận định, soi kèo Kingston City vs Manningham United Blues, 15h30 ngày 31/3: Thế trận hấp dẫn
-
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Siêu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) - một trong những trường đạt tiêu chí “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”. Trong đó, có 50 trường khối mầm non, 20 trường khối tiểu học, 14 trường khối THCS và 9 trường khối liên cấp.
Cụ thể, danh sách các trường đạt tiêu chí trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích như sau:
Quận Cầu Giấy cũng đề nghị các trường mầm non, tiểu học và THCS có nhiệm vụ đảm bảo và duy trì “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Quận Ba Đình yêu cầu các trường kiện toàn Ban Chăm sóc sức khỏe học sinh
Phòng GD-ĐT quận Ba Đình vừa có công văn gửi hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS và chủ lớp mầm non độc lập trên địa bàn về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục." alt="93 trường ở quận Cầu Giấy đạt tiêu chí an toàn, phòng chống tai nạn thương tích">93 trường ở quận Cầu Giấy đạt tiêu chí an toàn, phòng chống tai nạn thương tích