Ngoài ra, việc cá nhân tham gia đấu giá đất và ký gửi lại cho doanh nghiệp bất động sản phân phối cũng không có gì trái với các quy định của pháp luật. Các hồ sơ đấu giá đều được làm công khai, hơn nữa tại phiên đấu giá, cũng đã có sự có mặt của hơn 1.500 hồ sơ đấu giá chứng tỏ sức hấp dẫn của dự án này rất lớn, và tiềm năng của dự án sớm đã được nhìn nhận và đoán định.
Về phía công ty ĐXBMT đã cam kết phát triển dự án với những hạng mục như công viên, cây xanh hay khuyến khích các khách hàng sử dụng thiết bị thông minh trong ngôi nhà của họ ngay sau khi việc hoàn thành bàn giao mặt bằng của chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất (Sở TN-MT) được tiến hành. Được biết những khách hàng mua sản phẩm tại công ty này đều được tặng bản vẽ thiết kế nhà khi khách hàng có nhu cầu.
Giá các dự án lên là nhờ quy hoạch
Ông Neil MacGregor, Savills Vietnam, khẳng định nguồn cung đất ven sông, ven biển mang tính chất nghỉ dưỡng còn lại ở Việt Nam đang rất hiếm, đặc biệt là các tỉnh thành có bờ biển và hệ thống sông ngòi dày đặc như các tỉnh miền Trung. Và đây là một lý do khiến người giàu ở Việt Nam rất muốn mua sớm các dự án cao cấp.
Cùng quan điểm, CBRE cho biết giá bất động sản hạng sang tại khu vực miền Trung đã tăng 17 - 35% trong năm 2018. Tuy nhiên, tốc độ tăng còn chưa đồng đều giữa các tỉnh thành, nơi có tốc độ tăng nhanh nhất lại thuộc về các tỉnh mới phát triển như Quảng Bình, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định… Dự báo giá cả các khu vực này sẽ còn tăng hơn 25% vào 6 tháng đầu năm 2019 do sức hút số lượng lớn các dự án đầu tư vào tỉnh. Theo báo cáo riêng của Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình, chỉ 3 tháng đầu năm 2019, tỉnh đã thu hút được 4 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 4.565 tỷ đồng, nâng tổng số dự án đầu tư vào các Khu kinh tế và Khu công nghiệp lên 122 dự án, đạt gần 50 ngàn tỷ đồng.
Theo nội dung Quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018, công suất thiết kế hành khách dự kiến của Cảng hàng không Đồng Hới đến năm 2020 là 2 triệu hành khách/năm và đến năm 2030 là 3 triệu hành khách /năm. Bộ GTVT cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết mở rộng Cảng hàng không Đồng Hới giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1491/QĐ-BGTVT ký ngày 11/7/2018 với dự kiến vốn đầu tư lên đến hơn 3.300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngày 16/01/2009 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 86/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên bờ sông Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình với 4 khu vực tổng cộng: Diện tích khu vực lập Quy hoạch chi tiết xây dựng lên đến: 150,57 ha với: Khu công viên thiên nhiên, Khu công viên lịch sử, Thành Phố nước, Khu công viên cát biển Bảo Ninh. Điều này khiến cho các quỹ đất ven sông càng trở nên đắt giá. Các dự án hạ tầng giao thông tại Quảng Bình cũng được chú trọng. Dự án đường giao thông từ cầu Nhật Lệ 2 đến đường Hồ Chí Minh qua nhánh đông đang tiến hành triển khai đấu nối…
Theo khảo sát mới đây, khu vực quanh trung tâm TP Đồng Hới, giá đất đã vượt ngưỡng 30 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Cách trung tâm thành phố 2 km về phía khu du lịch ven biển Nhật Lệ và biển Bảo Ninh, giá đất tăng từ 15 - 20 triệu đồng/m2 năm 2018 lên tới 35 - 45 triệu đồng/m2.
Nếu so sánh có thể nhận thấy, biên độ tăng giá của bất động sản Quảng Bình hiện tương đồng với Đà Nẵng 4 - 5 năm trước. Khi đó, một lô đất để xây dựng khách sạn tại bãi biển Mỹ Khê chỉ có giá 37 triệu đồng/m2, nhưng đến nay đã tăng gấp gần 7 lần. Cũng cách đây vài năm, giá đất ngay tại Đồng Hới chỉ từ vài triệu đồng/m2 thì sau khi có sự nhập cuộc của nhiều dự án lớn, giá đất đã tăng đến 40 triệu đồng/m2 tại những vị trí đẹp. Không chỉ vậy, địa phận vùng ven kết nối giao thông thuận lợi với thành phố cũng đón nhận chu kỳ tăng giá ấn tượng. Đơn cử như quanh khu vực Tây Bắc Lê Lợi, Đông Nam Lê Lợi, dự án F325, 533, các khu vực xã Hải Ninh, những lô đất gần các dự án có hạ tầng hoàn thiện, chủ đầu tư uy tín luôn lọt tầm ngắm của khách hàng.
Đáng chú ý kể từ khi Tập đoàn FLC triển khai xây dựng dự án FLC Quảng Bình và tuyến đường nối từ quốc lộ 1A đến biển Hải Ninh, sân bay Đồng Hới được Tập đoàn này đầu tư, giá các dự án đã tăng khoảng gấp 5 lần: từ 2 – 4 triệu đồng/m2 đầu năm 2018 lên 10 - 15 triệu đồng/m2 đầu năm 2019 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cách đó 4 - 5 km, giá đất thổ cư và đất quy hoạch thuộc khu vực xã Hải Ninh, Hải Thiệp tăng từ 200 – 500 nghìn đồng/m2 lên 2,5 – 7 triệu đồng/m2.
Các dự án bất động sản khu vực Bắc Miền Trung như Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định… liên tục tăng giá thời gian qua, tuy nhiên, nếu so với các thành phố lớn, giá các dự án ở đây vẫn rất “hấp dẫn”. Hơn thế nữa, việc thị trường bất động sản phát triển nở rộ là kết quả của nền kinh tế, chính trị, du lịch và văn hóa phát triển, cũng như việc định hướng quy hoạch tốt. Và một khi kinh tế xã hội phát triển, thì chính người dân nơi đó sẽ được hưởng lợi, các dự án nhiều, công ăn việc làm phong phú hơn, ngân sách nhà nước cũng có được nguồn thu phong phú.
Với những ưu thế từ quy hoạch và vị trí, việc tăng giá các dự án bất động sản là điều đương nhiên. Hơn thế nữa, việc tăng giá này sẽ không dừng lại, mà nó sẽ tiếp tục tăng theo đà của thị trường. Biết nhìn nhận và nắm bắt thị trường chính là cốt lõi của các nhà đầu tư thành công.
Phỏng vấn khách hàng anh H. Long từ Hà Nội cho biết: “Chúng tôi vẫn biết là giá dự án Diamond Riverside đã tăng rất nhiều so với thời điểm đấu giá đất, nhưng tôi tin là dự án này sẽ tiếp tục tăng giá trong vài năm tới, khi Quảng Bình phát triển mạnh mẽ như vậy. Và những nhà đầu tư như chúng tôi sẽ hưởng lợi rất lớn, kiểu như Đà Nẵng trước đây khi tôi đầu tư vậy”.
Anh Long cũng cho biết thêm, kinh nghiệm đầu tư bất động sản 10 năm của anh cho hay, thị trường đang tăng trưởng, không nên chú ý đến biên độ tăng giá hiện tại, mà biết chọn thời cơ và dự tính được mức độ tăng trưởng tương lai của dự án mới chính là mấu chốt của một nhà đầu tư thành công.
PV
" alt=""/>Đập tan những hoài nghi về “tính chân thực” hay pháp lý ở dự án Diamond Riverside Quảng Bình![]() |
Khung cảnh một triển lãm du học. Ảnh minh hoạ |
Những thiếu niên bị cha mẹ đối xử như trẻ lên 6
Tôi đã thực sự bất ngờ sau khi tự thống kê lại. Tuy nhiên, khi tôi trực tiếp hỏi học sinh cùng câu hỏi đó, thì cũng có tới khoảng 70% cũng chưa xác định được định hướng học. Khoảng 20% xác định được lĩnh vực các em thích, nhưng có vẻ nghiêng theo ngành nghề do bố mẹ định hướng, lựa chọn sẵn hoặc theo sự tư vấn bên ngoài xem “học ngành nào để dễ định cư”.
Chỉ có 10% trong số học sinh tôi gặp là biết rõ/ xác định rõ không chỉ lĩnh vực, định hướng nghề nghiệp, thậm chí cả kế hoạch đường dài trong tương lai nữa.
Vậy có thực sự học sinh ở cái lứa tuổi 17, 18, hoặc thậm chí 19, 20 “đã biết gì đâu” theo như quan điểm của một số bậc phụ huynh không?
Theo cá nhân tôi, thì không phải hoàn toàn như thế. Nhiều khi gặp học sinh, tôi thấy thực sự thương, vì tại thời điểm rất quan trọng của cuộc đời, các em không được trao quyền quyết định cho tương lai của chính mình.
Tôi đã từng bị ám ảnh bởi một trường hợp: Một nam sinh cao to, khoảng 1.75m, cùng mẹ tới gặp tôi để xin tư vấn. Khi em ngồi xuống, tôi bắt đầu với một vài câu hỏi sơ qua về kết quả học tập và trình độ tiếng Anh.
Khi vừa dứt câu hỏi, em chưa kịp trả lời thì người mẹ đã quay sang lườm. Em trả lời xong thì người mẹ nhắc “Nói to lên”. Nói chung, từng lời nói và cử chỉ của em đều bị mẹ nhắc tại chỗ.
Trong cả buổi nói chuyện, mặt em cúi gằm, không dám nhìn thẳng vào mắt tôi.
Khi tôi hỏi “Em thích học ngành gì?” thì người mẹ nói thay luôn: “Nó chưa biết gì đâu, em tư vấn cho chị nên học ngành gì sau này dễ định cư lại. Chị quyết định cho nó”.
Tôi đã nghe câu nói này nhiều rồi, nhưng lần này cảm giác của tôi khác. Tôi thực sự thấy thương em, vì trước mắt tôi là hình ảnh một cậu bé trong thể xác to lớn, nhưng đang rụt rè cúi gằm mặt, và bị mẹ đối xử như một đứa trẻ 6 tuổi, và tôi thấy sau đó là một loạt những ức chế về mặt tinh thần và những hậu quả về sau…
Tôi đồng ý rằng, những sở thích, hoặc những định hướng ban đầu của học sinh ở lứa tuổi đó có thể không chính xác, và sau này, các em có thể phải thay đổi ngành học, hoặc nghề nghiệp. Đó chính là điều mà các bậc cha mẹ, những người có kinh nghiệm đi trước lo ngại. Nhưng, xin hãy cùng con ngồi lại, để trao đổi, thảo luận một cách có khoa học, bình đẳng và từ sớm, và để đưa ra quyết định của mình.
Ở đây có 2 vấn đề tôi muốn bàn sâu là thế nào là sự “khoa học, bình đẳng” và khi nào là “sớm”.
Cần xác định được rõ “sở thích”, “khả năng’’ và “nhu cầu thị trường”
Bàn luận một cách khoa học mà tôi đề cập ở đây, là có sự nghiên cứu hoặc được tư vấn một cách khoa học và chuyên nghiệp về việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Cần xác định được rõ giữa các vấn đề “sở thích”, “khả năng’’ và “nhu cầu thị trường”.
Vài tháng trước, tôi từng gặp một em học sinh học rất giỏi, điểm tổng kết lớp 11 là 9,0, điểm IELTS 7.5, học một trường danh tiếng. Em biết rõ rằng mình thích học ngành Kinh tế, nhưng lựa chọn đi du học lại là ngành Khoa học Máy tính. Tôi hỏi tại sao, em đã nghĩ kỹ chưa. Em nói rằng vì bố mẹ định hướng cho như thế, em nghĩ như vậy sẽ an toàn hơn, sợ đi theo ngành mình thích sau này “đầu ra” sẽ khó.
Trong ánh mắt em lúc đó tôi thấy ánh lên sự lo sợ phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình, và đặc biệt, tôi cảm thấy một sự chán nản khi em phải nói về chuyện công việc sau này.
Thay vì việc chia sẻ hoặc chịu trách nghiệm thay cho con, tôi nghĩ cha mẹ nên thử để con tập dần việc tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Người thành công sẽ là người chăm chỉ, kiên định, kiên trì, và bền bỉ. Còn nếu như con trẻ đi theo sự lựa chọn của cha mẹ, nếu một lúc nào đó, trên chặng đường đi của mình, khi gặp khó khăn, con trẻ cũng sẽ tìm ra được lý do để “đổ trách nghiệm” cho một người/ một yếu tố khách quan khác.
Có nhiều bậc phụ huynh nói rằng: “Thôi, đây là một bước ngoặt lớn của cuộc đời con, mình đã nhỡ quyết định thay con suốt rồi, giờ “thêm nốt lần nữa” cho... yên tâm”.
Quyết định của mỗi phụ huynh không có đúng và sai, chỉ có điều, mỗi quyết định sẽ dẫn con em chúng ta đi theo các hướng khác nhau. Nếu may mắn, con trẻ đi đúng, thành công thì tốt. Nhưng nhỡ rủi thì cũng thật đáng tiếc.
![]() |
Thay vì việc chia sẻ hoặc chịu trách nghiệm thay cho con, tôi nghĩ cha mẹ nên thử để con tập dần việc tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Ảnh minh hoạ |
Sớm là từ khi nào?
Vấn đề tiếp theo, nếu như vẫn còn có thời gian, phụ huynh nên nói chuyện về định hướng sự nghiệp với con từ “sớm” là từ khi nào? Từ lớp mấy?
Tôi đã từng được tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn về định hướng nghề nghiệp cho học sinh, khóa học dựa trên những phương pháp và nghiên cứu của Mỹ, Nhật, kết hợp với những trải nghiệm của cá nhân trong cuộc sống và công việc. Tôi xin phép tổng hợp lại các bước nên tiến hành như sau:
Định hướng sự nghiệp: Định hướng sở thích, đam mê, những công việc làm mình cảm thấy hạnh phúc. Việc định hướng này, có thể bắt đầu từ lúc trẻ 4,5 tuổi hoặc khi vào lớp 1. Đơn giản là vu vơ hỏi con, sau này con thích làm nghề gì? Con mê trò chơi Lego thế, sau này con có thích chế tạo ô tô không? ….. Sau này con có ước mơ làm gì? Thành người như thế nào?...
Mỗi ước mơ ở từng giai đoạn của con người, nó có thể viển vông, phi thực tế với những người xung quanh. Nhưng đối với bản thân, ước mơ giúp cho họ có một thái độ sống lành mạnh và tốt, giúp họ đi đúng đường đúng hướng. Đến khi nhận thấy ước mơ đó đúng là “viển vông” hoặc không thể thành sự thật, họ lại tìm tới một ước mơ khác. Và càng nhiều lần thay đổi như thế, họ sẽ đến gần với ước mơ sát thực nhất, giúp họ có thể thành công và hạnh phúc.
Trải nghiệm với những nhóm nghề nghiệp đã chọn: Những định hướng ban đầu, có thể đúng hoặc sai. Chỉ có khi bạn bắt tay làm công việc đó thực sự, bạn mới có câu trả lời rõ là bạn có thích hợp hay không.
Vậy cha mẹ có thể giúp con cái như thế nào trong việc này? Tôi đã tham khảo ý kiến của một chuyên gia giáo dục Nhật Bản và được tư vấn rằng: “Nếu con còn nhỏ, hãy dành thời gian bên cạnh con và cùng con trải nghiệm. Không cần phải là mang con tới các lớp học đắt tiền về nghề nghiệp, hoặc phải đưa con tới công sở, mà chính là từ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, đi chơi trong công viên, dã ngoại..”.
Quyết định lựa chọn: Có thể công việc của bạn đang là xu thế của thị trường lao động, nơi bạn muốn sinh sống sau này; nhưng cũng có thể là không. Quyết định chọn ngành nghề khi đi du học càng khó hơn.
Lời khuyên của tôi là: Hãy xác định rõ “mục tiêu đi du học” của bạn là gì và sau đó lên kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Là định cư ở nước ngoài và làm nghề gì cũng được? Hay mục tiêu là được học tập ở nước ngoài và trở thành một người giỏi trong lĩnh vực của bạn, và bạn sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể, nơi làm việc của bạn là Việt Nam hay đất nước nào không quan trọng?
Vâng, “lên kế hoạch, nghiêm túc và kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra” là điều cuối cùng và quan trọng nhất tôi muốn gửi gắm tới các bậc phụ huynh và học sinh.
Nên, nếu có thể, xin các bậc phụ huynh, hãy trao cho con được quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm bằng cách: Nghiêm túc trao đổi với con về định hướng tương lai, để con tự xác định rõ mục tiêu đi du học, tự lên kế hoạch và nghiêm túc kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Nguyễn Anh Thư (Cựu sinh viên Trường ĐH La Trobe, Úc)
Ngày mới sang Úc học, khi đi chợ hoặc mua sắm tôi thường có thói quen quy đổi từ tiền đô la sang tiền Việt Nam. Ví như: “Mớ rau 3$, trời ơi, tận gần 60 ngàn đồng cơ á?”.
" alt=""/>Học sinh không biết mình thích gì khi chọn ngành