Sơn Tùng M-TP mang tới sự bất ngờ khi mời Mai Davika đóng chính trong MV sắp ra mắt của mình. Cô là minh tinh xinh đẹp nổi tiếng bậc nhất Thái Lan.
ắcsaonữquaycảnhtìnhcảmvớiSơnTùlich thi dau u23 chau aSơn Tùng mời diễn viên 'Tình người duyên ma' đóng MV 'Chạy ngay đi'Mai Davika: Nhan sắc sao nữ quay cảnh tình cảm với Sơn Tùng
Sơn Tùng M-TP mang tới sự bất ngờ khi mời Mai Davika đóng chính trong MV sắp ra mắt của mình. Cô là lich thi dau u23 chau alich thi dau u23 chau a、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Soi kèo góc Ipswich vs Tottenham, 22h00 ngày 22/2
2025-02-24 20:06
-
Bắt quả tang 37 nam, nữ ‘phê’ ma túy tại khách sạn và quán karaoke
2025-02-24 19:33
-
Mổ 3 lần chỉ trong 2 tháng
Nhìn túi dịch chảy ra từ vết mổ của con, anh Trương Văn Lợi không khỏi lo lắng. Những lần mổ trước, lần nào nhiều nhất cũng chỉ chảy 1kg dịch/ngày. Vậy mà mấy ngày nay, ngày nào cũng gần 3kg dịch. Cậu con trai cứ liên tục kêu đau bụng.
Cậu bé Trương Nhật Hào (13 tuổi, ở ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), con anh Lợi hiện đang nằm viện điều trị dính tắc ruột sau mổ.
Sau 3 lần mổ bé Hào bị tắc ruột nhiều lần Người nhà cho biết, vào ngày mồng 9 Tết, bé Trương Nhật Hào kêu đau bụng, gia đình đưa đến bác sĩ tư mua thuốc về uống. Đêm mồng 9 rạng sáng ngày mồng 10, bé ôm bụng gào khóc vì các cơn đau quằn quại. Hai cha con vội vàng đến bệnh viện tỉnh Tây Ninh.
Tại đây, bác sĩ chẩn đoán Nhật Hào bị viêm ruột thừa đã vỡ mủ phải phẫu thuật gấp. Mổ được 8 ngày thì bé Hào bị dính ruột, tắc ruột bụng đau dữ dội, ăn vào bao nhiêu ói hết. Bé được bác sĩ chỉ định phẫu thuật và đặt hậu môn tạm bên trái cơ thể.
Sau đó ít ngày, bé Hào được xuất viện về nhà nhưng chỉ ở nhà được đúng một đêm, bé lại đau bụng và ói liên tục. Anh Lợi đưa thẳng con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM. Các bác sĩ chẩn đoán do bị xoắn tắc ruột, cuộc phẫu thuật được tiến hành và đặt hậu môn tạm qua bên phải.
Hiện tại, trình trạng của bé vẫn còn khá nặng, quai ruột dính thành một khối, viêm dính lan tỏa khắp nơi trong bụng, dính đoạn cuối hồi trang sau hậu môn tạm. Chỉ trong một thời gian ngắn, phải trải qua nhiều cuộc mổ khiến cơ thể của cậu bé trở nên yếu ớt, da dẻ xanh xao.
Cha bán bò vay nợ vẫn không đủ
Được biết, vợ chồng anh Trương Văn Lợi đã ly dị từ khi con mới được 1 tuổi 4 ngày. Anh nuôi con một mình và cũng chưa nghĩ tới chuyện lập gia đình vì cuộc sống còn khó khăn.
12 năm nay, anh đi làm đủ mọi việc, từ làm hồ, làm cỏ cho đến bất cứ công việc gì có thể kiếm ra tiền để cha con sinh sống. Vậy nhưng, cuộc sống của cha con anh Lợi vẫn chưa dư giả, chỉ dành dụm được vài triệu phòng khi ốm đau.
Bé Hào đang rất cần được sự trợ giúp của bạn đọc. Một cặp bò gọi là có giá trị trong nhà, anh Lợi đã bán một con được 16 triệu để lấy tiền chữa bệnh cho con. Con bê còn lại quá nhỏ, rao bán chưa có người mua, nếu bán được cũng chỉ khoảng 6-7 triệu đồng.
Lần bé Hào nằm bệnh viện tỉnh Tây Ninh, anh Lợi đã phải vay mượn thêm 28 triệu đồng. Sau khi con được xuất viện về nhà, còn lại 2 triệu anh đem trả bớt, số còn lại đi làm kiếm tiền trả dần.
Vậy nhưng ngày hôm sau con tái bệnh, anh lại phải vay thêm 2 lần nữa, tổng cộng 22 triệu đồng đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Đến nay số tiền này không còn mà bé vẫn đang bị nợ viện phí. Do Nhật Hào không có bảo hiểm y tế nên gia đình phải chi trả toàn bộ.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Trương Văn Lợi buồn rầu nói: “Hai cha con còn khó khăn lắm, tôi làm hồ mà ngày có việc ngày không. Ngoài ra cũng làm thêm đủ thứ việc nhưng cũng không có đều nên chẳng mấy khi có dư giả chỉ để được mấy triệu phòng khi ốm đau.
Cháu bị bệnh mổ đi mổ lại, bết bát quá thiếu nợ tùm lum. Mẹ cháu lâu rồi cũng không liên lạc mà giờ tôi cũng không biết là ở đâu. Tôi cố gắng tìm đủ mọi cách vay mượn cho con nhưng mà ngặt quá. Giờ vừa nợ bên ngoài vừa nợ tiền viện phí, tôi ở viện chăm con mấy tháng nay lấy đâu ra tiền?”.
Chi phí điều trị cho bé Hào dự đoán khoảng trên 30 triệu đồng, số tiền này có lẽ không lớn với nhiều người, nhưng đối với cha con anh Lợi lại rất khó khăn. Có lẽ khó khăn đối với họ chỉ là tạm thời, hy vọng sẽ có nhiều tấm lòng cùng chung tay chia sẻ với bé Hào.
Đức Toàn
Mọi thông tin xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: anh Trương Văn Lợi, ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.069 (bé Trương Nhật Hào)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Xót xa người phụ nữ nghèo loay hoay tìm cách cứu con
8 năm ròng, chị Điểm đưa con đi khắp các bệnh viện để điều trị suy tim. Ở nhà, chồng chị bị xơ gan cũng đang không có tiền chạy chữa.
" width="175" height="115" alt="Con 2 tháng mổ 3 lần, cha bán bò cũng không lo đủ" />Con 2 tháng mổ 3 lần, cha bán bò cũng không lo đủ
2025-02-24 19:21
-
Kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động
2025-02-24 18:36



Kể từ khi chính thức vận hành vào tháng 11/2014 cho tới thời điểm tháng 1/2020, hệ thống Cơ chế Một cửa Quốc gia đã số hoá được 198 thủ tục hành chính của 13 bộ ngành, xử lý được 3 triệu hồ sơ của 39.000 doanh nghiệp. Nhờ hệ thống này, thời gian thực hiện thủ tục thông quan đã giảm từ 7 – 8 ngày, doanh nghiệp tiết kiệm được 2.000 USD tiền lưu kho cho mỗi lô hàng hoá theo ngày. Tổng số tiền tiết kiệm được ước tính khoảng 4,55 tỷ USD, tương ứng 106,9 nghìn tỷ đồng.
Theo Báo cáo “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đa số các chức năng cơ bản trên Cổng thông tin MCQG hiện hoạt động tốt.
Cuộc khảo sát này được tiến hành với 12 thủ tục hành chính có tần suất thực hiện nhiều nhất trên Cổng MCQG thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế.
![]() |
Kết quả khảo sát của VCCI về một số tính năng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia dưới góc nhìn của các doanh nghiệp. |
Theo đó, những nhóm tính năng cơ bản như “tạo tài khoản và đăng nhập”, “xem và in hồ sơ”, “quản lý hồ sơ”, và “xem và in giấy phép/chứng nhận” khá dễ thực hiện với đại đa số doanh nghiệp đã trải nghiệm (hơn 90%).
8 thủ tục hành chính ghi nhận chi phí giảm đi trên một nửa so với trước kia. Cao nhất là thủ tục “cấp giấy xác nhận khai báo hóa chất” (giảm 93% chi phí), “đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu” (giảm 82%) hay “cấp giấy phép xuất/nhập khẩu tiền chất công nghiệp” (giảm 73%). Trong khi đó, “cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế” của Bộ Y tế là thủ tục hành chính duy nhất đi ngược lại xu hướng chung khi chi phí trung bình lại tăng 19% so với chi phí tiến hành theo phương thức truyền thống.
![]() |
Sự vận hành của Cổng thông tin một cửa quốc gia giúp cải thiện đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. |
![]() |
Ngoại trừ hai thủ tục hành chính của Bộ Y tế, Cơ chế một cửa quốc gia cũng giúp giảm đáng kể số ngày làm việc so với phương thức truyền thống. |
Nhận xét về lợi ích của cơ chế MCQG, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, các doanh nghiệp đã tiết giảm được đáng kể thời gian và chi phí trong quá trình xử lý thủ tục hành chính qua Cổng thông tin MCQG. Đây là những lợi ích rất quan trọng mà cơ chế này đã mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp.
Gặp khó với thủ tục của Bộ Y tế, Bộ GTVT và Bộ KHCN
Trong số các thủ tục được khảo sát, thủ tục thuộc Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được đánh giá là dễ thực hiện hơn so với các thủ tục thuộc 3 Bộ còn lại (Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Khoa học và Công nghệ).
Hai thủ tục phổ biến nhất với doanh nghiệp là “cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi C/O” và “cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa”. Đây cũng là 2 thủ tục dễ tiến hành nhất với chỉ khoảng 15% doanh nghiệp cho biết gặp phải khó khăn.
Tỷ lệ này thấp đi đáng kể khi đánh giá thủ tục “cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế” (34%). Đây cũng là thủ tục duy nhất có chi phí không giảm đi khi được đưa lên hệ thống Một cửa quốc gia.
![]() |
Ngoại trừ thủ tục cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, các thủ tục hành chính còn lại đều có chi phí doanh nghiệp bỏ ra giảm đi rõ rệt. |
Nếu lấy ngưỡng 25% doanh nghiệp gặp khó khăn làm giá trị tham chiếu, 2 thủ tục thuộc Bộ Giao thông Vận tải gồm “cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” và “cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng” hiện cũng có vấn đề với 28% doanh nghiệp gặp khó. Tương tự, 26% doanh nghiệp gặp trở ngại với thủ tục “kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu” của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nguyên nhân của những vướng mắc chủ yếu đến từ ba lý do. Thứ nhất, hệ thống xử lý thủ tục của Bộ quản lý chuyên ngành chưa “điện tử” hoàn toàn. Điều này xảy ra khi tồn tại song song việc doanh nghiệp vửa làm thủ tục trên Cổng MCQG, vừa phải nộp hồ sơ giấy tại Bộ ngành quản lý.
![]() |
Buổi chia sẻ Báo cáo “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia”. Ảnh: Trọng Đạt |
Thứ hai, tình trạng xử lý hồ sơ không được thông báo rõ ràng. Ví dụ điển hình là việc doanh nghiệp bị trả hồ sơ lại mà không có những giải thích rõ ràng và không được tổng hợp một lần tất cả những lỗi trong hồ sơ cùng một lần. Hệ quả là doanh nghiệp phải rút và chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần mới được chấp thuận.
Cuối cùng, quá trình xử lý hồ sơ ở các Bộ ngành bị chậm trễ, nhiều lúc không xuất phát từ những lý do hợp lý khiến doanh nghiệp chịu tổn thất về thời gian và chi phí.
Điều này dẫn tới một kết luận đáng buồn rằng việc triển khai Cơ chế MCQG đem lại những thay đổi tích cực về thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tuy nhiên sự thay đổi này không đồng đều giữa các thủ tục và các Bộ ngành.
Một cửa quốc gia và cơ hội với các FTA
Về những đề xuất để cải thiện, các chuyên gia cho rằng, cổng thông tin MCQG cần tích hợp chức năng thanh toán điện tử, hoàn thiện chức năng hỏi đáp vướng mắc cũng như xử lý các vấn đề có liên quan. Điều quan trọng nhất là phải bổ sung các dịch vụ giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, đóng góp của cơ chế MCQG về mặt thủ tục hành chính là rất đáng ghi nhận. Tuy vậy, Cổng thông tin MCQG cần đồng bộ hóa các phần mềm và trang thiết bị giữa các bộ, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tập trung thay vì phân tán như hiện tại thì mới có thể giúp sức được cho doanh nghiệp.
Chuyên gia này cho rằng cần phải đặt việc thực hiện kết nối một cửa là điểm mấu chốt trong mối quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế, trong cuộc đua cạnh tranh toàn cầu. Ông Doanh khẳng định các doanh nghiệp trong nước dù có cơ hội với CPTPP, EVFTA, nhưng tình hình sẽ không quá lạc quan vì phải chịu sức ép rất lớn về giảm thiểu chi phí, đẩy nhanh tốc độ để có thể cạnh tranh được với thế giới.
Trọng Đạt
" alt="Ba bộ bị nêu tên vì gây khó khi “điện tử hóa” thủ tục hành chính" width="90" height="59"/>Ba bộ bị nêu tên vì gây khó khi “điện tử hóa” thủ tục hành chính

“Một bác sĩ đang có hai tay, sẽ có thêm cánh tay thứ ba là Telehealth. Nó không thể thay thế tuyệt đối, nhưng sẽ hỗ trợ cho hệ thống y tế” - PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - chia sẻ trong một bài phỏng vấn tại buổi hội chẩn trực tuyến đầu tiên tại đây.
Hơn một tháng kể từ khai trương Telehealth do Tập đoàn Viettel phát triển tại Bệnh viên Đại học Y Hà Nội, ngày 29/5, hệ thống này tiếp tục được ra mắt tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Sự tiến bộ của công nghệ đã giúp tạo nên ê-kíp phẫu thuật tim đặc biệt cho bệnh nhi 23 ngày tuổi với một bác sĩ ở Hà Nội và một người ở Quảng Ninh. Hay bác sĩ ở Hà Nội thăm khám cho một bệnh nhân tại Hà Tĩnh, trở về từ Nhật, nghi ngờ mắc Covid-19.
Telehealth - ước mơ sau hàng chục năm đã trở thành hiện thực
GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết từ thực tế công việc, các bác sĩ đều nhận thấy rằng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Ở những nơi này, việc vận chuyển được bệnh nhân đến tuyến trung ương hết sức khó khăn.
Nhiều trường hợp bệnh nhân trở nặng trong quá trình di chuyển, thậm chí tử vong trên đường chuyển tuyến. Nắm bắt được tình hình này, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã triển khai các chuyến công tác đến khám chữa bệnh cho người dân vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, hạn chế về khoảng cách địa lý khiến bác sĩ không thể đi thường xuyên.
Vì vậy, vào những năm 2000, khi phương tiện thông tin liên lạc còn hết sức thô sơ đơn giản, các bác sĩ tại đây đã nghĩ đến việc xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa. Ngày đó, khám chữa bệnh từ xa chỉ là những cuộc điện thoại. Sau đó, khi mạng di động và smartphone ra đời, các bác sĩ có thể chia sẻ hình ảnh, thông tin cho nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, điều bất cập là họ chỉ có thể trao đổi gián tiếp và chỉ với một người ở một nơi.
Sự ra đời của Telehealth do Tập đoàn Viettel phát triển - đã giúp các bác sĩ hiện thực hóa những mong muốn của mình: Tư vấn, khám bệnh từ xa (nghe tim phổi, siêu âm, khám lâm sàng), thậm chí can thiệp vào các cuộc mổ.
Không những thế, bác sĩ tuyến trung ương có thể hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa cho nhiều đơn vị trong cùng một thời điểm. Trong buổi hội chẩn trực tuyến đầu tiên tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác cùng lúc kết nối với 3 bệnh viện tuyến tỉnh và 1 bệnh viện tuyến huyện. Nơi xa nhất là Bệnh viện Đa khoa huyện Sốp Cộp (Sơn La) - địa phương giáp ranh biên giới với Lào.
Trước kia, Bệnh viện Nhi Trung ương từng triển khai hệ thống ban đầu nhưng đường truyền ngày đó quá đắt, không có chi phí để duy trì. “Thời điểm đó, chúng tôi chỉ có tính chất làm chơi. Mỗi lần hội chẩn trực tuyến như thế này thời đó chi phí rất cao. Với hỗ trợ của Viettel, đường truyền, âm thanh, hình ảnh đều tốt lên. Từ tháng 1/2020 đến nay, bệnh viện đã tiến hành hơn 20 cuộc hội chẩn từ xa, khoảng 20 lớp đào tạo”, bác sĩ Lê Thanh Hải cho biết.
Ở Việt Nam, Telehealth đã xuất hiện trên dưới 10 năm, chủ yếu là từ các dự án mua sắm trang thiết bị, phần mềm để xây dựng trung tâm nhưng chưa đủ hành lang pháp lý và cơ chế vận hành các dịch vụ này.
![]() |
GS.TS Lê Thanh Hải: “Hy vọng, trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế sẽ đưa khám chữa bệnh từ xa trở thành hoạt động thường quy và có chi phí. Như thế, các bệnh viện sẽ đầu tư để phát triển hệ thống rất có ý nghĩa này”. |
Tại thời điểm này, Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ Telehealth. Về điều cơ sở hạ tầng, viễn thông ở Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước tốt nhất Đông Nam Á. Thông tư số 49/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định về hoạt động y tế từ xa, cho phép hoạt động một số dịch vụ Khám chữa bệnh từ xa. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương đã thử nghiệm dịch vụ Telehealth và khẳng định sự hiệu quả.
Khám bệnh từ xa có được bảo hiểm chi trả?
Tại Việt Nam, dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống khám chữa bệnh từ xa, nhưng để dịch vụ này phát triển trên diện rộng tại các bệnh viện thì vẫn cần thêm nhiều điều kiện.
Về giải pháp công nghệ, Tập đoàn Viettel đã nghiên cứu và chuẩn bị trong vài năm gần đây, để xây dựng được một nền tảng Telehealth phục vụ tốt cho các yêu cầu chuyên môn của bệnh viện. Tuy nhiên, đây chỉ là một yếu tố để đưa Telehealth vào thực tế. Bên cạnh giải pháp công nghệ của Viettel còn cần đến việc đầu tư hạ tầng, trang thiết bị ở các bệnh viện và điều này khi thực hiện trên quy mô lớn sẽ không đơn giản.
Về pháp lý, Bộ Y tế đã có thông tư số 49/2017/TT-BYT quy định về hoạt động y tế. Tuy nhiên, thông tư này còn rất sơ khởi và chỉ cho 6 nhóm dịch vụ có thể triển khai Telehealth. Như vậy, khi tiến hành thử nghiệm khám chữa bệnh từ xa đối với các dịch vụ chưa có trong thông tư sẽ cần thêm hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc có các quy định mở, giúp các bệnh viên yên tâm thực hiện. “Chế độ chính sách liên quan đến việc khám chữa bệnh từ xa phải được văn bản hóa”, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhận xét.
Đối với cơ chế tài chính vận hành, GS.TS Lê Thanh Hải băn khoăn: Chi phí phát sinh khi thực hiện khám chữa bệnh từ xa sẽ được tính toán thế nào, có được bảo hiểm chi trả?
Hiện tại, Điều 12 của thông tư 49/2017/TT-BYT về Chi phí hoạt động y tế từ xa cũng chỉ nêu: “Chi phí vận hành hệ thống công nghệ thông tin và các chi phí gia tăng để thực hiện hoạt động y tế từ xa được chi trả theo quy định của pháp luật”. Nhưng quy định ra sao thì vẫn chưa có.
Bên cạnh đó, với người bệnh, việc thực hiện chi trả cho y tế từ xa với Bảo hiểm y tế (nguồn từ Bảo hiểm Xã hội) sẽ là một nhân tố quan trọng giúp dịch vụ này phổ biến. Thế nhưng, y tế từ xa hiện chưa có trong danh mục được chi trả của bảo hiểm y tế và bệnh nhân sẽ phải tự chi trả 100% nếu bệnh viện thu.
Hiện tại, dù đã khai trương tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương, nhưng các trường hợp áp dụng y tế từ xa mới chỉ dừng ở mức hỗ trợ miễn phí cho bệnh nhân hoặc tuyến dưới, hoàn toàn không thu phí (vì không có cơ chế). Với việc chỉ có thể làm dịch vụ miễn phí, y tế từ xa sẽ khó có thể phát triển.
“Hy vọng, trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế sẽ đưa khám chữa bệnh từ xa trở thành hoạt động thường quy và có chi phí. Như thế, các bệnh viện sẽ đầu tư để phát triển hệ thống rất có ý nghĩa này”, GS.TS Lê Thanh Hải chia sẻ.
Ông cũng nhận định các bệnh viện tuyến dưới gặp khó khăn về mặt tài chính. Vì vậy, việc đầu tư hệ thống thiết bị phục vụ khám chữa bệnh từ xa tại trung tâm y tế, bệnh viện ở vùng sâu vùng xa, cần có chế độ chính sách tác động để hỗ trợ.
Yếu tố cuối cùng cần tháo gỡ để hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) phát triển đó là thay đổi thói quen của người bệnh. Theo nhiều chuyên gia, đây là bài toán quan trọng và khó khăn nhất. Thói quen của người Việt Nam trong việc khám chữa bệnh vẫn là “chọn mặt gửi vàng”. Bởi vậy, các bệnh viện tuyến trung ương luôn trong tình trạng quá tải, phải nằm ghép, trong khi bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện thì không có bệnh nhân để điều trị.
Bởi vậy, việc tuyên truyền để người dân hiểu và tin tưởng sử dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nguồn lực. Thông qua các hoạt động đào tạo từ chuyên gia đầu ngành của trung ương thông qua các buổi hội chẩn trực tuyến, bệnh viện, bác sĩ tại địa phương phải chủ động nâng cao tay nghề, đầu tư thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng phục vụ. Đó là yếu tố quan trọng để giữ chân người bệnh ở lại tuyến dưới. Làm được điều này, việc khám chữa bệnh từ xa mới có thể phát huy hiệu quả.
TH

Thủ tướng: Khám chữa bệnh từ xa là khởi đầu cho câu chuyện lớn hơn
Thủ tướng đánh giá, thực hiện khám chữa bệnh trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa sẽ là dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn nhiều, hướng tới chuyển đổi số trong ngành y tế, hướng tới quốc gia số, quốc gia thông minh.
" alt="Bao giờ Telehealth trở thành ‘cánh tay thứ 3’ của bác sĩ?" width="90" height="59"/>
- Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs San Diego, 07h00 ngày 24/2: Ra ngõ gặp núi
- Kết nối mạng AI
- Cáp treo độc lạ vượt sông vào nhà trong nháy mắt ở miền Tây
- Tạm giữ hình sự 26 đối tượng hẹn nhau hỗn chiến trong đêm ở Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Spartak Varna, 22h45 ngày 21/2: Tôn trọng đối thủ
- Tài xế ‘dính’ nồng độ cồn không chịu ký biên bản sẽ xử lý thế nào ?
- Khách hàng thất vọng vì xe SUV gãy hệ thống treo sau 1 tuần mua mới
- Phản xạ cực nhanh, tài xế cứu mạng em bé trong gang tấc
- Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
