Nhận định

Lần đầu người ảo làm đại sứ sản phẩm tại Việt Nam

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-01 20:56:30 我要评论(0)

Vivo Việt Nam vừa công bố đại sứ thương hiệu mới cho dòng điện thoại V25 của hãng. Theầnđầungườiảolàliịch 2024liịch 2024、、

Vivo Việt Nam vừa công bố đại sứ thương hiệu mới cho dòng điện thoại V25 của hãng. TheầnđầungườiảolàmđạisứsảnphẩmtạiViệliịch 2024o đó, imma – cô người mẫu ảo đầu tiên của Nhật Bản – sẽ đảm đương vị trí quan trọng này.

Trên website, hãng đã công bố hình ảnh cô gái tóc đỏ đang cầm chiếc điện thoại thuộc dòng V chiến lược của họ trong năm nay.

Trừ gương mặt có vẻ lai giữa robot và người, những phần cơ thể còn lại của imma không khác gì người thật.

{ keywords}
Hình ảnh của imma trên website của Vivo. (Ảnh: Vivo)

Năm ngoái, diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc làm đại diện cho dòng V23. Các lần trước đó, Vivo hợp tác với Trấn Thành, Minh Hằng, tuyển thủ Việt Nam Quang Hải.

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam một thương hiệu điện thoại hợp tác với một nhân vật ảo. Có lẽ cũng chưa có nhãn hàng nào khác trong nước từng sử dụng một người mẫu được tạo ra từ máy tính để làm đại sứ sản phẩm.

Theo Vivo, hãng kết hợp với imma nhằm “hòa với nhịp thở về trí tuệ nhân tạo đang tạo được sự quan tâm trên toàn cầu”. Theo đó, cô đại sứ thương hiệu sẽ bước vào hành trình ghi lại những khoảnh khắc lộng lẫy nhất tại các thành phố trong khu vực châu Á, và sẽ “ghé thăm” Việt Nam.

Trong thông tin do Vivo gửi báo chí, imma “phát biểu”: “Tôi luôn hứng thú với những cuộc phiêu lưu sáng tạo để khám phá những điều hoàn toàn mới, và với dòng V25, tôi có thể ghi lại và lưu giữ tất cả những kỷ niệm sống động mà tôi đã có với những người bạn và những cuộc gặp gỡ mới của mình”. 

Thông cáo báo chí viết thêm: “Là một người mẫu mang tinh thần năng động, hướng đến sự thời thượng, imma là điển hình của thế hệ trẻ luôn cố gắng bứt phá ra khỏi khuôn khổ”.

Việc xem một nhân vật ảo như một người thật một cách chính thống tại Việt Nam có vẻ khá lạ lẫm. Mặc dù đã nghe đâu đó về việc có những người được tạo ra bởi máy tính, trở thành người có ảnh hưởng (KOL, influencer), song người viết bài này vẫn cảm thấy một cảm giác khó diễn tả khi xem người ảo được đối xử như người thật.

Trên mạng, nhiều người khi đặt câu hỏi về imma đã gọi cô là “what” (cái gì), bên cạnh nhiều người khác gọi cô này là “who” (ai). Điều này cho thấy một nhân vật được tạo ra bởi máy tính vẫn khó được định danh rõ ràng.

Dù rất mới mẻ tại Việt Nam song imma đã là một người nổi tiếng trên mạng xã hội. Cô có 406 ngàn người theo dõi trên Instagram, có những clip triệu view trên TikTok. Đồng thời, nhiều nhãn hàng như Amazon, IKEA, SK II,… đều đã từng hợp tác với imma.

Không chỉ vậy, theo thông tin do Vivo cung cấp, trong năm 2020, imma được vinh danh là “Phụ nữ của năm” vì những hoạt động xã hội do tạp chí Forbes Women bình chọn. Năm tiếp theo, imma tiếp tục được vinh danh Cool Japan Award do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản trao tặng vì những hoạt động nêu cao nhận thức về các vấn đề xã hội tại Campuchia. Cô từng chiến thắng hạng mục "Quảng cáo, Truyền thông & Thực tế Tăng cường PR năm 2021" của Giải thưởng Webby và cũng giành được Bút chì gỗ tại Giải thưởng D&AD năm 2021 và xuất hiện tại lễ bế mạc Thế vận hội Paralympic Tokyo 2020.

Imma được công ty ModelingCafe Inc. (Nhật Bản) tạo ra từ năm 2018. Những nhà thiết kế đã tốn thời gian tạo ra từng chi tiết nhỏ nhất ở cô, từ tóc, biểu cảm khuôn mặt, làn da,… để trông cô chân thật nhất. Cô hoạt động sôi nổi trên Instagram, đồng thời cập nhật khá nhanh các xu hướng trên TikTok hiện tại.

Là một người ảo hoàn toàn, imma có thể tạo ra những hiệu ứng, tạo dáng, thực hiện những hành động mà người thực không thể nào bắt chước. Bên cạnh đó, những người đứng sau cô người mẫu này dường như vẫn muốn định hình cô như một người ảo, có những nét robot như một cách tạo sự khác biệt, chứ không cố gắng biến imma thành người thật. Có lẽ đây chính là điểm đặc biệt ở cô, mà hãng Vivo gọi là “siêu thực”.

Trên toàn cầu, xu hướng sử dụng nhân vật ảo như một người có ảnh hưởng đang dần manh nha. Những người ủng hộ trào lưu này cho rằng nhân vật được tạo ra bởi máy tính sẽ không mệt mỏi, không già đi, không mắc bệnh “sao”,… như con người thật.

Hải Đăng

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Các đế sạc nhanh không dây hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của sạc không dây

Đa số các thiết bị điện tử phổ biến nhất hiện nay — từ những chiếc điện thoại di động cao cấp đến tai nghe không dây — đều được trang bị tính năng sạc không dây. Apple, Samsung và LG đã triển khai tính năng này trên một loạt các dòng sản phẩm của họ.

Sạc không dây cho phép mọi người đặt thiết bị của họ trên một tấm đế được kết nối với nguồn điện nhà để sạc — hoàn toàn không cần đến cáp.

Các đế sạc nhanh không dây hoạt động như thế nào?

Hầu hết các bộ sạc không dây hiện đại đều sử dụng một nguyên lý có tên gọi là cảm ứng từ. Đây là quá trình biến đổi năng lượng từ trường của đế sạc thành năng lượng điện thông qua một cuộn dây bên trong thiết bị. Năng lượng này sau đó được sử dụng để sạc pin. Đây cũng là lý do tại sao ngày càng có nhiều thiết bị được trang bị vỏ ngoài làm bằng kính thay vì kim loại – bởi kính là vật liệu hỗ trợ cảm ứng từ tốt hơn.

Sạc không dây là một trong những hình thức sạc được chuẩn hoá toàn diện nhất. Không giống như những củ sạc có dây vốn thường có nhiều tiêu chuẩn cáp và đầu nối khác nhau cho các thiết bị của các hãng khác nhau, hầu hết các thiết bị sạc không dây đều sử dụng chuẩn Qi do Hiệp hội Năng lượng Không dây (WPC) thiết lập. Điều này có nghĩa là một đế sạc không dây tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ cả hộp đựng tai nghe Apple AirPods lẫn điện thoại Samsung Galaxy Note cùng lúc.

Tăng tốc độ sạc không dây

Các đế sạc nhanh không dây hoạt động như thế nào?

Sạc nhanh hoạt động bằng cách tăng số watt (công suất) của nguồn điện được cấp cho pin điện thoại trong quá trình sạc. Tuy nhiên, điều này sẽ được thực hiện thông qua hai hướng. Các nhà sản xuất phải thiết kế các thiết bị của họ để chúng có thể nhận và xử lý dòng sạc nhanh. Ngoài ra, các nhà sản xuất phụ kiện cũng phải tăng cường công suất đầu ra của các sản phẩm sạc không dây của họ để có thể cải thiện tốc độ sạc.

Trước đây, sạc không dây thường có tốc độ chậm, cồng kềnh và ít linh hoạt về vị trí. Các phiên bản sạc không dây đầu tiên chỉ có thể sạc với công suất thấp hơn 5 watt, ít hơn đáng kể so với sạc có dây.

Giờ đây, các bộ sạc không dây thông thường sử dụng chuẩn Qi có thể sạc với công suất tới 15 watt đối với các thiết bị tương thích. Tốc độ sạc nhanh hơn này được gọi là Cấu hình nguồn mở rộng (EPP).

Sạc không dây sử dụng một phương pháp tương tự như sạc có dây để cung cấp năng lượng cho pin thiết bị. Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu của quá trình sạc, bộ sạc sẽ cấp nguồn cho thiết bị ở tốc độ tối đa, sau đó giảm dần cho đến khi kết thúc chu kỳ sạc.

Quy trình hoạt động của sạc nhanh không dây như sau:

- Phát hiện:

Bộ sạc không dây sẽ kiểm tra và phát hiện xem có thiết bị nào tương thích với chuẩn Qi đang được đặt vào hay không.

- Cấp nguồn với công suất cao nhất: 

Nếu thiết bị nhận được trang bị phiên bản Qi mới nhất, thiết bị sẽ nhận được dòng điện sạc với công suất tối đa 15 watt từ bộ sạc không dây tương thích.

- Phát hiện quá nhiệt: 

Cục sạc không dây sẽ thực hiện kiểm tra nhiệt độ liên tục để phát hiện xem thiết bị nhận có đang bị nóng lên hay không. Nếu có, cục sạc sẽ giảm công suất dòng điện sạc.

- Hoàn thành: 

Khi pin trong thiết bị nhận đã đầy, đế sạc Qi sẽ ngừng sạc thiết bị.

Quá trình này đảm bảo an toàn cho các thiết bị của bạn và ngăn chúng bị quá nhiệt hoặc hỏng pin. Điều này cũng đảm bảo pin của thiết bị sẽ không bị sạc quá mức cần thiết, vì vậy bạn có thể an tâm để điện thoại của mình trên đế sạc qua đêm.

Các tiêu chuẩn sạc không dây tùy biến

Tiêu chuẩn Qi cơ bản được cập nhật lần cuối vào năm 2015, bổ sung công nghệ EPP và cải thiện độ nhạy với nhiệt. Kể từ đó, tiêu chuẩn công nghệ EPP Power Class 0 được phát hành, cho phép các bộ sạc không dây cung cấp công suất sạc lên đến 30 watt, tùy thuộc vào mức độ tương thích của thiết bị được sạc.

Mặc dù tốc độ sạc này chưa được chuẩn hóa trên toàn thế giới, nhưng nhiều nhà sản xuất đã triển khai các phiên bản sửa đổi của tiêu chuẩn Qi EPP, cho phép mang lại tốc độ cao hơn. Chẳng hạn, một trong số những công ty như vậy là OnePlus – công ty này đã phát hành bộ sạc không dây với công suất 30 watt tương thích với dòng điện thoại flagship OnePlus 8 Pro. Công ty tuyên bố đế sạc này có thể hỗ trợ sạc 50% pin thiết bị chỉ trong 29 phút.

Đế sạc cũng được tích hợp quạt tản nhiệt, cho phép tăng tốc độ sạc cao hơn mà vẫn bảo vệ chống quá áp và quá dòng. Tuy nhiên, đế sạc này chỉ tương thích với một số thiết bị OnePlus cụ thể. Các công ty khác, như Xiaomi, cũng đã ra mắt các bộ sạc không dây Qi công suất 30 watt.

Tương lai của sạc không dây

Sạc không dây sẽ tiếp tục được cải thiện về tốc độ. WPC đã tiết lộ kế hoạch tiếp theo về tiêu chuẩn sạc không dây công suất lên đến 60 watt. Tốc độ này có thể tương đương, hoặc thậm chí cao hơn tốc độ của các bộ sạc có dây của nhiều nhà sản xuất hiện nay.

Bên cạnh việc các bộ sạc không dây tiếp tục được gia tăng về công suất dòng sạc, trong tương lai, nhiều khả năng chúng cũng sẽ được cải thiện về độ tương thích, cho phép sạc nhiều loại thiết bị hơn. Bên cạnh việc tăng tốc độ sạc điện thoại di động, điều này có nghĩa các thiết bị điện tử có pin dung lượng lớn hơn nhiều, chẳng hạn như máy tính xách tay, có thể cũng sẽ tương thích với Qi trong tương lai.

(Theo VnReview, Howtogeek)

Công nghệ sạc siêu tốc: Không nhanh và tốt như bạn nghĩ

Công nghệ sạc siêu tốc: Không nhanh và tốt như bạn nghĩ

Sạc siêu tốc hay sạc nhanh không gây hại đến điện thoại, nhưng nó không hoàn toàn tốt như bạn nghĩ.

" alt="Các đế sạc nhanh không dây hoạt động như thế nào?" width="90" height="59"/>

Các đế sạc nhanh không dây hoạt động như thế nào?

Mua nhà là chuyện cả đời, vì thế mà không ai mong muốn mình rơi vào cảnh phải mua phải những căn hộ cơi nới, chuyển đổi công năng trái phép của chủ đầu tư.

{keywords}

Mua nhà ở những dự án xây vượt tầng, người mua nhà sẽ khó được cấp sổ đỏ. Ảnh: Dũng Minh

Thế nhưng, làm cách nào để nhận diện được những căn hộ cơi nới, chuyển đổi công năng trái phép lại không phải là điều dễ dàng.

Hầu hết người đi mua căn hộ, bao gồm mua để đầu tư hay mua để ở đều có sự thận trọng, kiểm tra, nghiên cứu rất kỹ căn hộ mình định mua, nhất là trong bối cảnh “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người mua phải căn hộ chung cư sai phép, bởi họ không được tư vấn kỹ về pháp lý của dự án, còn chủ đầu tư, phần lớn là không chủ động công bố hồ sơ pháp lý, mà thường chỉ đưa ra các tiện ích, dịch vụ của dự án để hút người mua.

Thời gian qua, các vụ khiếu kiện, tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư liên quan đến việc chủ đầu tư xây dựng sai phép liên tục diễn ra tại các chung cư trên địa bàn Hà Nội như Capital Garden, Golden West…

Trao đổi với phóng viên, một luật sư từng tư vấn cho nhiều khách hàng tại TP.HCM kiện chủ đầu tư đòi quyền lợi cho biết, căn hộ cơi nới là cách nói chung, chỉ những sản phẩm, dự án xây dựng sai phép, nhưng cũng có nhiều dạng với những rủi ro, hậu quả khác nhau.

Những căn hộ thuộc diện cơi nới, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của chủ đầu tư sẽ quyết định sự tồn tại hoặc phá dỡ toàn bộ vi phạm. Trong đó, với trường hợp xây thêm tầng, hiện chính quyền các địa phương đang có xu hướng xử lý triệt để, bằng việc buộc chủ đầu tư tháo dỡ phần sai phạm, không chấp nhận cho chủ đầu tư nộp tiền để tồn tại. Nếu mua phải những căn hộ này, nhiều khả năng khách hàng sẽ không nhận được nhà.

Còn theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBLaw, việc nhận diện căn hộ cơi nới là vấn đề quan trọng đối với người mua, nhưng có sự khác nhau giữa mua để đầu tư và mua để ở.

Với nhà đầu tư lướt sóng, dù cũng đề phòng rủi ro, nhưng với đặc điểm là mua nhanh, bán nhanh trong thời gian ngắn để kiếm lời, nên thường dễ chấp nhận rủi ro hơn là người mua nhà để ở và khi có rủi ro, cách xử lý của họ là đẩy hàng ra nhanh để tránh rủi ro.

Còn với người mua nhà để ở, thường là người gắn bó lâu dài với dự án, nên cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng nền tảng để phòng tránh rủi ro khi mua nhà chung cư.

Theo ông Hà, có 2 dạng căn hộ cơi nới là xây vượt tầng, hoặc nới theo chiều ngang và chuyển đổi công năng các tầng thương mại, kỹ thuật, diện tích chung… thành căn hộ để bán.

Với dạng thứ nhất, để phát hiện các trường hợp nới tầng, khách không nên chủ quan là chỉ có những người mua các tầng phía trên cùng mới gặp phải trường hợp cơi nới, bởi cũng có trường hợp chủ đầu tư nới tầng ở phần khối đế công trình. Trường hợp này, người mua cần chú ý đến số tầng của công trình và so sánh với văn bản phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch và hồ sơ thiết kế.

Đối với kiểu nới mặt bằng tầng thường ít xảy ra hơn do các chủ đầu tư đã tận dụng tối đa không gian để thiết kế cho nhiều sản phẩm căn hộ. Vi phạm này thường rơi vào việc cơi nới về diện tích sân vườn đối với các căn hộ penthouse tại tầng áp mái.

Với dạng thứ hai, khả năng công nhận quyền sở hữu nhà cho người mua còn khó hơn dạng thứ nhất. Đây cũng là trường hợp mà nhiều khách hàng gặp phải hiện nay và gây nên nhiều tranh chấp, khiếu kiện giữa chủ đầu tư và khách hàng.

Trường hợp này, để phát hiện, người mua cũng cần kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án, nhưng cũng có thể phát hiện qua những thay đổi quảng cáo, giới thiệu trước đây về dự án của chủ đầu tư. Các dự án này, do việc yếu kém trong việc nghiên cứu thị trường, định vị sản phẩm hoặc xu hướng của thị trường, nên chủ đầu tư phải thay đổi dạng sản phẩm nhằm mục đích bán hết được sản phẩm của mình khi chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi, hoặc chưa được cơ quan nhà nước chấp thuận phê duyệt.

Hiện nay, với quy định bảo lãnh ngân hàng với các dự án hình thành trong tương lai cũng giúp khách hàng bớt nhiều rủi ro do ngân hàng cần phải thẩm định kỹ dự án trước khi cấp bảo lãnh cho người mua, mặt khác cho dù lọt lưới nhưng vẫn mua phải căn hộ cơi nới thì người mua vẫn dễ dàng đòi lại được tiền hơn khi phát hiện trước khi nhận bàn giao.

Theo Tin Nhanh Chứng Khoán

Hàng loạt công trình sai phép: Phạt xong rồi... để đó

Hàng loạt công trình sai phép: Phạt xong rồi... để đó

Gần đây, liên tiếp các công trình sai phạm về xây dựng bị cơ quan chức năng xử phạt và đình chỉ thi công.

" alt="Cách nhận biết căn hộ sai phép khi mua nhà" width="90" height="59"/>

Cách nhận biết căn hộ sai phép khi mua nhà