Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức vận động phụ huynh tài trợ để xây dựng, sửa sang nhà trường hơn 1 triệu đồng/học sinh. Ảnh: Quốc HuyAnh H.Q.K trăn trở: “Không hiểu với những khoản thu cao ngất ngưởng như thế này, mọi người có thấu hiểu cho những gia đình khó khăn? Rất mong Sở GD&ĐT Nghệ An có cái nhìn thực tế hơn về vấn đề này”.
Ông Cao Thanh Bảo - Hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Tập cho biết, tổng nguồn vốn còn thiếu cần huy động tài trợ là hơn 13 tỷ đồng và để đủ số tiền này, trường phải vận động học sinh đóng góp trong nhiều năm tới.
Năm 2022-2023, nhà trường dự kiến huy động tài trợ 2,5 tỉ đồng, dùng để đầu tư cơ sở vật chất. Trong đó, chi 200 triệu trả nợ dự án cải tạo, nâng cấp nhà học 3 tầng; 1,5 tỉ đồng trả nợ dự án cải tạo, nâng cấp hàng rào, sân thể dục và 800 triệu đồng triển khai dự án xây mới nhà học 3 tầng và các hạng mục phụ trợ…
Nói về nguyên tắc vận động, thầy Cao Thanh Bảo nhấn mạnh, việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc; không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu; không vận động đối với gia đình hộ nghèo, gia đình chính sách.
Một học sinh 3 năm không phải đóng đồng nào
Trao đổi với VietNamNet, ông Phan Xuân Phàn - Hiệu trưởng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thông tin, vừa qua trong buổi họp phụ huynh đầu học kỳ II, nhà trường mới chỉ thông qua chủ trương thu vận động tài trợ với phụ huynh. Thu bao nhiêu và triển khai thu nhu thế nào, trường chưa thực hiện.
Việc vận động tài trợ năm nay được nhà trường dùng để sửa chữa khu nhà D (gồm 4 tầng với 20 phòng học) được đưa vào sử dụng hơn 20 năm nay với nhiều hạng mục hư hỏng. Phần mái nhà đã xuống cấp, gây thấm dột cho các phòng học.
Toàn bộ hành lang gạch bị bong tróc, sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng nhất; hệ thống điện tại một số phòng có hiện tượng bị chập, gây hư hỏng trang thiết bị sử dụng điện; thiết bị vệ sinh rò rỉ nước…
Bên cạnh đó, hệ thống tường rào phía Đông, Tây và phía Nam được xây dựng hơn 40 năm, nhiều đoạn không đảm bảo an toàn.
“Thực hiện vận động tài trợ xây phải trải qua nhiều bước, từ việc việc rà soát cơ sở vật chất, mời đại diện phòng Quản lý đô thị, Tổ chức hành chính TP Vinh về thẩm tra, lập dự toán và trình phương án thu xã hội hoá lên Sở GD&ĐT. Toàn bộ số tiền thu xã hội hoá sẽ nộp về kho bạc và thực hiện thu, chi theo đúng quy định”, thầy Phàn chia sẻ.
Theo Hiệu trưởng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, phương án thu xã hội hoá năm học này chưa được Sở GD&ĐT phê duyệt nên trường chưa thực hiện thu.
Với hơn 2.300 học sinh, thầy Phàn khẳng định sẽ không cào bằng mức thu và có chính sách hỗ trợ cho gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách. “Có nhiều học sinh 3 năm học không phải đóng bất cứ đồng nào”, thầy hiệu trưởng nói thêm.
Trước các khoản thu xã hội hoá ở từng trường hàng năm nêu ở trên, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết, Sở luôn chỉ đạo nghiêm theo quy định.
“Chúng tôi đã ban hành 2 văn bản quy định thu, chi các khoản của từng cấp rõ ràng xuống các trường, trong đó có khoản thu xã hội hoá. Trong văn bản đã quy định rõ các bước để từng trường triển khai thực hiện” - đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An thông tin.
Theo tài liệu, các trường THPT đều dẫn lý do: Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học của trường. Nhằm khắc phục khó khăn, trường đề xuất giải pháp vận động đóng góp xây dựng từ cha mẹ các học sinh.
Mục đích vận động góp tiền để trả nợ, cải tạo, nâng cấp và xây mới phòng học, bờ rào nhà trường.
Kế hoạch của các khoản thu này sẽ thông qua Ban giám hiệu nhà trường; Hội đồng trường và ý kiến đại diện hội cha mẹ học sinh. Sau đó trường sẽ lập tờ trình lên Phòng Kế hoạch Tài chính (Sở GD-ĐT Nghệ An) để phê duyệt các hạng mục xây dựng, sửa chữa từ số tiền vận động, tài trợ của các phụ huynh học sinh.
" alt="Hiệu trưởng lý giải mỗi học sinh đóng hơn 1 triệu đồng phí xây dựng" />Hiệu trưởng lý giải mỗi học sinh đóng hơn 1 triệu đồng phí xây dựng